5 câu hỏi giải đáp thắc mắc về bóng đè


4,226
1
1
Xu
53
Hiện tượng bóng đè là một hiện tượng lạ có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua những giải đáp dưới đây của các bác sĩ.

Bóng đè, chóng mặt, nhìn mọi vật đều thấy sợ, trong người rỗng tuếch không ý thức được gì là bị sao?


Câu hỏi bởi: Zen Do

Chào bác sĩ.

Con năm nay 18 tuổi, tối con thường rơi vào trạng thái khó ngủ, cảm thấy bồn chồn khó chịu, đôi khi hay bị bóng đè, tính dậy thấy người đổ rấy nhiều mồ hôi, chân và hông phải tê cứng. Ban ngày rất hay uể oải, muốn ngủ, ngủ được lúc cần dậy nhưng không tỉnh được, cảm giác như mình đang tự đáu tranh tư tưởng vậy. Về chiều, con hay chóng mặt, nhìn mọi vật đều thấy sợ, trong người rỗng tuếch không ý thức được gì… Xin hỏi bác sĩ con bị bệnh gì và cần phải chữa như thế nào ạ?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Các triệu chứng của bạn có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Đây là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất. Mệt mỏi do rối loạn thần kinh thực vật thì dường như không thấy lí do, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không thấy sức. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều… Ngoài ra, mất ngủ, đau đầu, nặng đầu, choáng váng, tính tình thay đổi, đau mỏi lưng, đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống, rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng: chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt, cảm giác đau nhức cơ, cảm giác khó chịu ngoài da như kiến bò, kim châm, nóng lạnh, tê, buồn, cứng tay, run tay … Bạn cần đi khám để các bác sĩ chữa trị cụ thể.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Làm sao để không bị bóng đè và cải thiện giấc ngủ?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em ngủ thường xuyên bị bóng đè. Năm nay em 25 tuổi, ngủ không sâu giấc hay mơ và thường hay mất ngủ, có hôm thức trắng đêm. Ngủ dậy cảm thấy rất mệt mỏi kể cả ngủ trưa lẫn đêm. Em là nữ không sử dụng các loại chất kích thích nào cả. Bác sĩ cho em hỏi có bị bệnh gì nguy hiểm không và để cải thiện tình trạng trên cần chữa trị ra sao?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Ngủ mơ là hiện tượng bình thường và hay gặp. Tuy nhiên ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây tác động rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần, công việc, học tập là điều đáng phải quan tâm.

Nguyên nhân gây hiện tượng ngủ mơ bao gồm:

Do tâm lý: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…

Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt…

Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt…

Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý?

Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.

Một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…

Để hạn chế ngủ mơ, người bệnh ngủ mơ cần:

Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.

Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.

Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, cà phê, thuốc ngủ.

Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.

Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu lên não.

Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày).

Chúc bạn có giấc ngủ ngon!

Bị bóng đè, nhức đầu, cảm giác buồn ngủ là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Sang

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 20 tuổi, là nam giới. Cháu thỉnh thoảng bị bóng đè, leo cầu thang hay nhức đầu, ăn no cũng bị nhức, kèm theo cảm giác buồn ngủ, không tập trung học được, xoay cổ trái phải hay là cuối gầm mặt xuống thấy hoa mắt đau đầu. Đi tiểu duỗi thẳng cổ thì có cảm giác tê chạy dọc lên não. Khi đi vệ sinh duỗi thẳng tay để rửa thì tê hết 5 đầu ngón tay. Cháu đã đi xét nghiệm động mạnh cảnh, xét nghiệm máu, cột sống nhưng vẫn không ra bệnh. Thỉnh thoảng cháu còn bị sợ ánh sáng, khi nhìn vào màn hình máy tính có độ sáng vừa phải. Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu đã đi khám và làm Doppler động mạch cảnh, xét nghiệm máu, chụp cột sống cổ đúng không? Cháu khám ở bệnh viện nào, những xét nghiệm nói trên kết luận ra sao?. Thiếu máu não do nhiều lí do:

Do xơ vữa động mạch máu: thường gặp ở người trung tuổi trở lên.

Do thoái hoá đốt sống cổ: gặp cả ở người trẻ và người có tuổi.

Do dị dạng bẩm sinh hay u sùi bóc tách thành mạch: gặp ở mọi lứa tuổi.

Do các cục máu đông hay do các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch: gặp ở mọi lứa tuổi, làm Doppler chủ yếu là xem người bệnh có bị xơ vữa động mạch hay không gây cản trở dòng chảy của máu cung cấp nuôi não, biểu hiện này chỉ gặp ở người cao tuổi, còn tuổi trẻ như cháu thường không có xơ vữa. Còn xét nghiệm máu thì không có triệu chứng gì bất thường cả.

Các triệu chứng của thiếu máu não:

Đau đầu hoặc nặng đầu.

Hoa mắt, chóng mặt.

Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Kém tập trung, suy giảm trí nhớ.

Tê bì chân tay.

Mệt mỏi, ù tai.

Như vậy bác thấy các biểu hiện triệu chứng ở cháu cũng có khá đầy đủ của biểu hiện thiếu máu não. Đó là cháu cũng bị nhức đầu, kém tập trung, hoa mắt, tê dọc theo cổ lên đầu và tê các đầu ngón tay, và tất nhiên là cháu mệt mỏi rồi, và đôi khi từ mệt mỏi sinh buồn ngủ. Bệnh thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não do chuyên khoa Thần kinh khám và chữa trị. Cháu hãy đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám để tìm lí do và chữa trị nhé.

Chúc cháu sớm tìm ra bệnh và chữa trị mau khỏi bệnh.

Tê cơ thể khi đang ngủ, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Hoàng Long

Thưa bác sĩ.

Con năm nay 15 tuổi, giới tính là nam, mỗi lần đi ngủ trưa khoảng 1 giấc sau đó giật mình thức dậy, còn buồn ngủ nên ngủ tiếp giấc thứ hai, khi vừa nhắm mắt ngủ thì cơ thể lại tê cứng không cử động được, không thể nói lên lời, có cảm giác như ai đang đè mình, trong đầu thì xuất hiện những hình ảnh kì lạ, bên tai thì nghe tiếng người nhà nói chuyện nhưng thực ra không ai ở đó và có tiếng ù ù trong tai, càng cố cử động càng cảm thấy nó nặng hơn, chỉ xuất hiện vào giấc ngủ trưa còn buổi tối ngủ thì bình thường, cho con hỏi đây là bệnh gì và cách xử lý là gì ạ?

Con cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Với các biểu hiện như bạn mô tả rất có thể bạn đang bị bóng đè là một hiện tượng mộng mị. Có những người bị rơi vào cảm giác như thấy mình bị rơi từ trên cao xuống vực, hoặc thấy bị ai đó bóp cổ, bị chó đuổi, rắn tấn công… muốn chạy mà không nhúc nhích nổi. Có người cảm thấy như nghe có sức mạnh đè lên nguời mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi bị ảo giác nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được âm thanh bí ẩn. Có người còn thấy hình như có ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị đẩy ngã ra khỏi giường…

Nguyên nhân gây ra bóng đè:

Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội. Thường “bóng” chỉ đè những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó còn một điểm yếu trong tinh thần. Đôi khi bóng đè là do mệt mỏi strees…. Khi bạn nằm chuẩn bị ngủ. Do mệt mỏi dây thần kinh của một số cơ quan trên cơ thể có thể nói là “ngủ” có nghĩa là sự kết nối với dây thần kinh trung ương không còn hoạt động nũa.

Để đề phòng bóng đè:

Bạn đừng đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái: Nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Thay đổi lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, đi dã ngoại, pic-nic,… Trước khi đi ngủ có thể tắm nước ấm giúp cho giấc ngủ sâu.

Chúc bạn sống khỏe!

Khó thở khi ngủ và ngồi phải chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: VViCup

Xin chào bác sĩ. Em 21 tuổi, là nữ. Em hay bị những cơn tim đập liên tiêp 2 đến 3 nhịp quá nhanh, gây ho. Em bình thường cũng không mấy vận động cộng thêm hô hấp kém, hơi ngắn, và khi tập thể dục (nhất là chạy) em bị đau tức vùng ngực. Nhưng mấy hôm rồi, cảm giác khó thở của em nặng hơn trước. Lúc đầu chỉ là em nằm ngủ bị bóng đè, rồi em phát hiện ra mình bị ngừng thở khi ngủ lịm đi nên liên tục giật mình tỉnh lại. Tiếp đó cảm giác đau tức ngực dày hơn, chỉ cần em nằm xuống là khó chịu dù có nằm nghiêng hay lấy gối kê. Đến hôm qua em thấy cả khi ngồi cũng khó chịu, cơn đau rạn lồng ngực, đôi lúc cảm thấy đau cả sau lưng, ra hai bên sườn. Em có cạo gió, day huyệt nhưng cũng chỉ đỡ trong mấy giây, không thấy kết quả. Nhưng vì một vài nguyên nhân nên đến thứ 7 tới này em mới đi khám bác sĩ được. Nên mong bác sĩ giúp em xem em bị bệnh gì, và nên làm gì để em có thể ngủ yên được. Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Những cơn tim đập liên tiếp 2 đến 3 nhịp mà em kể trong thư được gọi là nhịp ngoại tâm thu. Ở người bình thường đôi khi cũng có tình trạng này và thường là không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nhịp ngoại tâm thu xảy ra với mức độ dày và rất hay là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim do những lí do khác nhau gây ra, lâu ngày có thể dẫn tới suy tim. Những dấu hiệu như tức ngực khó thở khi chạy, khó thở khi nằm, hay bị bóng đè là những dấu hiệu của suy tim. Việc cạo gió, day huyệt hay dùng những thuốc thông thường không thể giải quyết được. Em rất cần đi khám chuyên khoa tim mạch sớm để được xác định chính xác lí do và chữa trị kịp thời.

Chúc em mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl