Sâu răng gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc phải, trong đó có hôi miệng. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh để khắc phục tình trạng này.
Cách chữa hôi miệng và sâu răng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Em bị sâu răng cách đây 3 năm và em bị hôi miệng. Em có thể trị được hôi miệng không? Và xin bác sĩ chỉ cho em cách trị sâu răng hiệu quả.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào em!
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều người mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Hôi miệng gây tác hại không nhỏ đến cuộc sống con người, gây bất lợi trong giao tiếp, trong nghề nghiệp, trong tình cảm. Có rất nhiều lý do gây hôi miệng: sâu răng, viêm lợi, cao răng, miệng khô, viêm niêm mạc miệng… Ngoài ra, các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm họng… cũng có thể là lý do gây hôi miệng.
Như em mô tả em bị sâu răng, đây là một trong những lý do gây hôi miệng. Vì vậy, em nên đi khám bác sĩ Răng – Hàm – Mặt để chữa trị kịp thời. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp. Để phòng sâu răng và hôi miệng, em không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường, tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam… Em cần vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn dùng chỉ tơ nha khoa. Chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Vệ sinh lưỡi hàng ngày bằng dụng cụ cạo lưỡi. Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước, kiêng rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng …
Chúc em vui, khỏe!
Bị sâu răng, trám răng, cạo vôi răng, đánh răng kỹ mà miệng vẫn có mùi hôi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thuy linh
Chào bác sĩ!
Năm nay con 26 tuổi, con đã đi khám răng miệng kết luận răng con bị sâu và trám răng và cạo vôi răng. Con đánh răng kĩ sau mỗi bữa ăn và cạo lưỡi sạch mà hơi thở vẫn hôi. Con xin bác sĩ cho con lời khuyên.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều ngưới mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Khác với những căn bệnh khác, hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao.
Có rất nhiều lí do gây hôi miệng như:
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Do mắc các bệnh về răng miệng (viêm lưỡi, viêm lợi, nhiệt miệng, viêm nha chu, sâu răng, hàm giả không vệ sinh sạch sẽ…)
Do ăn phải những thức ăn có mùi
Do bị khô miệng
Do mắc các bệnh toàn thân khác (tiểu đường, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, viêm nhiễm đường hô hấp, thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày,…
Việc chữa trị căn bệnh này tùy thuộc vào lí do gây bệnh. Để phòng bệnh cháu hãy vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, lấy thức ăn thừa ở kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy cao răng và chữa trị sớm các bệnh về răng miệng nếu có. Đồng thời cháu nên làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng, uống nhiều nước mỗi ngày, thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh và các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi.
Trường hợp của cháu hiện tại, cháu nên đến nha sĩ tái khám xem tình trạng viêm lợi do cao răng đã khỏi chưa? Nếu vấn đề răng miệng của cháu đã ổn thì cháu nên đi khám tổng thể để tìm lí do khác gây hôi miệng và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu vui khỏe!
Răng sâu có gây hôi miệng hay không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, là nam. Lúc nhỏ (khoảng 7,8 tuổi) em không có thói quen giữ gìn răng miệng nên một cái răng trong cùng bị sâu hơi nặng. Đến giờ thì thỉnh thoảng cái răng đó vẫn chảy máu và đụng vào thấy đau đau. Hiện nay, ngoài cái răng bị sâu đó ra thì không thấy cái răng nào bị sâu nữa, và em cũng tập được thói quen rất hay đánh răng nhiều lần trong ngày, cũng như kết hợp với súc miệng bằng nước muối.
Tuy nhiên, em cảm thấy răng của em bị ngả vàng và khoang miệng có mùi hôi mặc dù em không hút thuốc lá, không uống rượu bia hay trà, cà phê. Em muốn hỏi trình trạng răng miệng của em có phải do tác động của cái răng sâu đó không? Em có thể nhổ bỏ chiếc răng đó được không? Em rất mong được bác sĩ giải đáp sớm!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào em!
Sâu răng là một trong những lí do gây hôi miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều lí do khác gây hôi miệng như: cao răng, viêm lợi, viêm xoang, viêm amidan, hở van tâm vị dạ dày… Răng của em bị ngả màu vàng không phải do ảnh hưởng của răng sâu đó, một số lí do gây vàng răng như:
Vệ sinh răng miệng: Khi không chải răng sạch sẽ, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng và dần dần răng ngả sang màu vàng. Quá nhiều flour: flour rất cần thiết để ngăn chặn răng khỏi bị sâu bằng cách tăng cường quá trình bù khoáng tự nhiên khi acid ăn mòn men răng. Tuy nhiên, quá nhiều flour cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng. Tuổi: Khi tuổi ngày một tăng lên, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu. Lúc này, mỗi lần răng được tiếp với thức ăn, vết bẩn sẽ dễ dàng thấm sâu vào men răng. Thực tế, khó có thể tránh được vàng răng do tuổi tác.
Em hãy giữ gìn hàm răng bằng cách:
Giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để bảo vệ kẽ răng. Súc miệng sau khi uống trà, cà phê và các loại thực phẩm khác khiến răng dễ bị đổi màu, lấy cao răng định kỳ để giảm tình trạng răng bị ố vàng.
Răng của em bị sâu như vậy có thể răng đã bị viêm tủy, tốt nhất em không nên nhổ, vì nếu nhổ sau này các răng sẽ bị xô lệch, khó ăn nhai. Em nên điều trị tủy để giữ răng. Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, khoảng trống còn lại được làm sạch, trám bít chặt hệ thống ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại. Sau khi điều trị tủy răng không được nuôi dưỡng, dẫn đến giòn và dễ vỡ, nên có thể làm chụp răng để bảo vệ răng đã điều trị bằng chụp sứ hoặc chụp thép tùy điều kiện kinh tế.
Em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bác sĩ sẽ khám và điều trị sớm tránh răng tổn thương nặng hơn. Định kỳ kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.
Chúc em có hàm răng khỏe, đẹp!
Răng số 7 bị sâu gây hôi miệng và hay chảy máu có nên nhổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 17 tuổi, cháu bị sâu răng số 7 từ rất lâu. Cháu đã đi chữa trị tủy và hàn nhưng hiện nay đã bị hỏng trở lại. Có 1 phần răng bị lung lay nên cháu đã nhổ phần đó đi. Hiện tại răng sâu gây hôi miệng và hay chảy máu. Vậy thưa bác sĩ cháu có nên nhổ hết đi và trồng răng khác không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Ở lứa tuổi cháu (17 tuổi) răng hàm số 7 là răng vĩnh viễn, đã thay răng xong từ khoảng thời gian 11 – 13 tuổi. Răng của cháu bị sâu, đã chữa trị tủy, hàn răng, răng nay đã hỏng trở lại, có lẽ đã vỡ nên đã bị nhổ đi một phần, hiện tại sâu răng gây hôi miệng và hay chảy máu. Với tổn thương như vậy thì khó có chỉ định chữa trị bảo tồn. Vì vậy cháu cần nhổ răng sau đó phải trồng răng giả. Khuyên cháu khám nha sĩ nhé, nếu không còn chỉ định chữa trị bảo tồn thì phải nhổ răng thôi cháu ạ.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cách chữa hôi miệng và sâu răng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Em bị sâu răng cách đây 3 năm và em bị hôi miệng. Em có thể trị được hôi miệng không? Và xin bác sĩ chỉ cho em cách trị sâu răng hiệu quả.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào em!
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều người mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Hôi miệng gây tác hại không nhỏ đến cuộc sống con người, gây bất lợi trong giao tiếp, trong nghề nghiệp, trong tình cảm. Có rất nhiều lý do gây hôi miệng: sâu răng, viêm lợi, cao răng, miệng khô, viêm niêm mạc miệng… Ngoài ra, các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm họng… cũng có thể là lý do gây hôi miệng.
Như em mô tả em bị sâu răng, đây là một trong những lý do gây hôi miệng. Vì vậy, em nên đi khám bác sĩ Răng – Hàm – Mặt để chữa trị kịp thời. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp. Để phòng sâu răng và hôi miệng, em không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường, tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam… Em cần vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn dùng chỉ tơ nha khoa. Chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Vệ sinh lưỡi hàng ngày bằng dụng cụ cạo lưỡi. Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước, kiêng rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng …
Chúc em vui, khỏe!
Bị sâu răng, trám răng, cạo vôi răng, đánh răng kỹ mà miệng vẫn có mùi hôi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thuy linh
Chào bác sĩ!
Năm nay con 26 tuổi, con đã đi khám răng miệng kết luận răng con bị sâu và trám răng và cạo vôi răng. Con đánh răng kĩ sau mỗi bữa ăn và cạo lưỡi sạch mà hơi thở vẫn hôi. Con xin bác sĩ cho con lời khuyên.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều ngưới mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Khác với những căn bệnh khác, hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao.
Có rất nhiều lí do gây hôi miệng như:
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Do mắc các bệnh về răng miệng (viêm lưỡi, viêm lợi, nhiệt miệng, viêm nha chu, sâu răng, hàm giả không vệ sinh sạch sẽ…)
Do ăn phải những thức ăn có mùi
Do bị khô miệng
Do mắc các bệnh toàn thân khác (tiểu đường, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, viêm nhiễm đường hô hấp, thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày,…
Việc chữa trị căn bệnh này tùy thuộc vào lí do gây bệnh. Để phòng bệnh cháu hãy vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, lấy thức ăn thừa ở kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy cao răng và chữa trị sớm các bệnh về răng miệng nếu có. Đồng thời cháu nên làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng, uống nhiều nước mỗi ngày, thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh và các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi.
Trường hợp của cháu hiện tại, cháu nên đến nha sĩ tái khám xem tình trạng viêm lợi do cao răng đã khỏi chưa? Nếu vấn đề răng miệng của cháu đã ổn thì cháu nên đi khám tổng thể để tìm lí do khác gây hôi miệng và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu vui khỏe!
Răng sâu có gây hôi miệng hay không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, là nam. Lúc nhỏ (khoảng 7,8 tuổi) em không có thói quen giữ gìn răng miệng nên một cái răng trong cùng bị sâu hơi nặng. Đến giờ thì thỉnh thoảng cái răng đó vẫn chảy máu và đụng vào thấy đau đau. Hiện nay, ngoài cái răng bị sâu đó ra thì không thấy cái răng nào bị sâu nữa, và em cũng tập được thói quen rất hay đánh răng nhiều lần trong ngày, cũng như kết hợp với súc miệng bằng nước muối.
Tuy nhiên, em cảm thấy răng của em bị ngả vàng và khoang miệng có mùi hôi mặc dù em không hút thuốc lá, không uống rượu bia hay trà, cà phê. Em muốn hỏi trình trạng răng miệng của em có phải do tác động của cái răng sâu đó không? Em có thể nhổ bỏ chiếc răng đó được không? Em rất mong được bác sĩ giải đáp sớm!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào em!
Sâu răng là một trong những lí do gây hôi miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều lí do khác gây hôi miệng như: cao răng, viêm lợi, viêm xoang, viêm amidan, hở van tâm vị dạ dày… Răng của em bị ngả màu vàng không phải do ảnh hưởng của răng sâu đó, một số lí do gây vàng răng như:
Vệ sinh răng miệng: Khi không chải răng sạch sẽ, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng và dần dần răng ngả sang màu vàng. Quá nhiều flour: flour rất cần thiết để ngăn chặn răng khỏi bị sâu bằng cách tăng cường quá trình bù khoáng tự nhiên khi acid ăn mòn men răng. Tuy nhiên, quá nhiều flour cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng. Tuổi: Khi tuổi ngày một tăng lên, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu. Lúc này, mỗi lần răng được tiếp với thức ăn, vết bẩn sẽ dễ dàng thấm sâu vào men răng. Thực tế, khó có thể tránh được vàng răng do tuổi tác.
Em hãy giữ gìn hàm răng bằng cách:
Giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để bảo vệ kẽ răng. Súc miệng sau khi uống trà, cà phê và các loại thực phẩm khác khiến răng dễ bị đổi màu, lấy cao răng định kỳ để giảm tình trạng răng bị ố vàng.
Răng của em bị sâu như vậy có thể răng đã bị viêm tủy, tốt nhất em không nên nhổ, vì nếu nhổ sau này các răng sẽ bị xô lệch, khó ăn nhai. Em nên điều trị tủy để giữ răng. Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, khoảng trống còn lại được làm sạch, trám bít chặt hệ thống ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại. Sau khi điều trị tủy răng không được nuôi dưỡng, dẫn đến giòn và dễ vỡ, nên có thể làm chụp răng để bảo vệ răng đã điều trị bằng chụp sứ hoặc chụp thép tùy điều kiện kinh tế.
Em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bác sĩ sẽ khám và điều trị sớm tránh răng tổn thương nặng hơn. Định kỳ kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.
Chúc em có hàm răng khỏe, đẹp!
Răng số 7 bị sâu gây hôi miệng và hay chảy máu có nên nhổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 17 tuổi, cháu bị sâu răng số 7 từ rất lâu. Cháu đã đi chữa trị tủy và hàn nhưng hiện nay đã bị hỏng trở lại. Có 1 phần răng bị lung lay nên cháu đã nhổ phần đó đi. Hiện tại răng sâu gây hôi miệng và hay chảy máu. Vậy thưa bác sĩ cháu có nên nhổ hết đi và trồng răng khác không ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Ở lứa tuổi cháu (17 tuổi) răng hàm số 7 là răng vĩnh viễn, đã thay răng xong từ khoảng thời gian 11 – 13 tuổi. Răng của cháu bị sâu, đã chữa trị tủy, hàn răng, răng nay đã hỏng trở lại, có lẽ đã vỡ nên đã bị nhổ đi một phần, hiện tại sâu răng gây hôi miệng và hay chảy máu. Với tổn thương như vậy thì khó có chỉ định chữa trị bảo tồn. Vì vậy cháu cần nhổ răng sau đó phải trồng răng giả. Khuyên cháu khám nha sĩ nhé, nếu không còn chỉ định chữa trị bảo tồn thì phải nhổ răng thôi cháu ạ.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare