Tim đập nhanh có nguy hiểm không?


4,226
1
1
Xu
53
Khi tim bạn bỗng đập nhanh hơn mức bình thường đó là một điều đáng lo ngại. Vậy hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân nào và nó có nguy hiểm không? Tất cả đã được bác sỹ chuyên môn giải đáp.

Sự nguy hiểm bệnh tim đập nhanh


Câu hỏi bởi: nguyễn thị nhung

Thưa giáo sư em đi khám bác sĩ bảo em nhịp tim nhanh 95nhịp/phút ,em thấy lúc nào cũng mệt và khó thở nữa ạ ko biết đó có phải là những triệu chứng của tim đập nhanh ko ạ. bác sĩ cho em thuốc uống là ; bonatil-5mg;; đúng ko ạ. bác sĩ có thể nói cho em biết sự nguy hiểm của bệnh tim đập nhanh ạ . chân thành cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn

Nhịp tim của người bình thường thay đổi rất nhiều do khả năng lao động và luyện tập của mỗi người khác nhau, người thường xuyên luyện tập có nhịp tim thường chậm hơn (60-90 lần / phút) người hoạt động bình thường và người cao tuổi (70-80 tuổi) có nhịp tim khoảng 80 -100 lần/ phút. Đồng thời nhịp tim còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như vận động cần tăng nhịp tim, hồi hộp lo lắng nhịp tim cũng tăng …

Theo cơ quan y tế quốc gia Vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của từng lứa tuổi: Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp một phút; Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/phút ; Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 80-130 nhịp/phút; Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 75-120 nhịp/phút; Trẻ từ 7 – 12 tuổi: 75-110 nhịp/phút; Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60-100nhịp/phút; Vận động viên: 40-60 nhịp/phút.

Như vậy nhịp tim của bạn chưa thể kết luận là bị nhịp nhanh tim cần phải điều trị .

Thuốc bonatil-5mg (Betaprolol) có tác dụng phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim, Betaprolol làm giảm nhịp tim dược dùng điều trị loạn nhịp tim nhanh, làm giảm sức co của cơ tim và gây hạ huyết áp, do làm giảm nhịp tim và sức co dơ tim , các chất chẹn beta làm giảm nhu cầu ô xy cho tim , vì vậy có tác dụng điều trị đau thắt ngực.
Xem: http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-goc-49/bisoprolol-fumarat.aspx

Những biểu hiện mệt và khó thở chưa thể kết luận là do bệnh tim được, mà có thể là triệu chứng của một số bệnh khác. Vì vậy bạn cần khám bệnh ở cơ sở chuyên khoa tim mạch, làm các thăm dò chức năng tim, tìm hiểu xem thực sự bị loạn nhịp tim nhanh hoặc có tổn thương thực thể ở tại tim thì mới điều trị thuốc Botaprolol theo đúng toa của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu không phát hiện ra bệnh tim cụ thể thì bạn nên tìm hiểu các bài tập thể dục chữa bệnh nhằm tăng cường chức năng hô hấp và tim mạch, tự theo dõi nhịp tim theo các chế độ: khi nghỉ ngơi, khi làm việc, khi lao động nặng làm cơ sở để bác sĩ khám bệnh có thêm tư liệu để kê toa thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe

Tim đập nhanh và đau ngực trái, Huyết áp lên xuống bất chợt, có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con tên Nhật, năm nay 22 tuổi. Con thường cảm thấy hồi hộp tim đập nhanh và hay đau ở ngực trái. Con có đi khám bác sĩ chụp hình và đo điện tim bác sĩ nói tim con đập nhanh cho thuốc uống nhưng vẫn không bớt. Con có uống thuốc Meko coramin để giảm bớt tình trạng đó những vẫn không thuyên giảm. Huyết áp của con cũng thường lên xuống bất chợt. Xin hỏi bác sĩ bệnh con có nguy hiểm hay không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tim đập nhanh có thể được kích hoạt bởi căng thẳng, tập thể dục, vận động, dùng thuốc hay hiếm khi một vấn đề y tế. Mặc dù tim đập nhanh có thể đáng lo ngại, nhưng thường vô hại, vì tim vẫn bơm hiệu quả. Có thể ngăn ngừa tim đập nhanh bằng cách tránh các kích thích gây ra. Trong tình huống hiếm, tim đập nhanh có thể là biểu hiện của một bệnh tim nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), cần chữa trị. Trừ khi tim đập nhanh là một dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn, còn lại, tim đập nhanh có ít nguy cơ biến chứng. Các yếu tố nguy cơ làm cho tim đập nhanh:

Phản ứng tình cảm mạnh mẽ, chẳng hạn như căng thẳng hay lo âu.

Tập thể dục nặng.

Caffeine.

Nicotin.

Sốt.

Uống thuốc cảm và ho có chứa Pseudoephedrin – một chất kích thích.

Dùng một số thuốc hen có chứa chất kích thích.

Với tình trạng hiện tại bạn nên chú ý loại bỏ các yếu tố nguy cơ làm cho nhịp tim nhanh và kết hợp sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Nếu biểu hiện trên không đỡ bạn nên đi khám lại, có thể cần làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện bệnh lí tim mạch khác nếu có.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Tại sao khi căng thẳng tim đập nhanh?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi: tại sao khi căng thẳng thi tim đập nhanh và lượng đường Glucozo thay đổi như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em!

Căng thẳng (Stress) là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

Căng thẳng đòi hỏi lượng Hormon và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục. Tuy nhiên, cơ thể phản ứng trước sự căng thẳng về tinh thần hay thể chất là như nhau. Do đó, lượng Hormon và chất béo được huy động trong những căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết, dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch máu nuôi tim (mạch vành).

Căng thẳng không chỉ khiến tim đập nhanh, mà còn gây tăng đường huyết. Đường Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho não hoạt động, khi căng thẳng não tiêu thụ Glucose nhiều hơn so với bình thường, nhưng đây chỉ là độ cao tạm thời của Glucose trong máu, nó thường tự hết, cần phân biệt với các hình thức khác nhau của đái tháo đường.

Căng thẳng rất dễ mắc phải, nhưng cũng không quá khó để khắc phục nó. Hãy tạo cho mình một môi trường sống thoải mái nhằm ngăn ngừa căng thẳng, tránh những hậu quả không tốt xảy ra:

– Cười nhiều hơn mỗi ngày: nụ cười sẽ mang đến sức khỏe và sảng khoái, hãy cười thật nhiều, cười ngay cả trong những lúc cảm thấy khó khăn nhất. Điều đáng sợ nhất là cuộc sống thiếu đi những tiếng cười, stress sẽ lấy đi nụ cười vì thế hãy cười nhiều hơn mỗi ngày để tránh xa stress.

– Luyện tập thể thao đều đặn: việc chọn cho mình một môn thể thao để theo đuổi là một điều hết sức cấp bách và cần thiết. Bởi những giá trị đáng quý mà nó đem lại cho chúng ta. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể mạnh khỏe hơn mỗi ngày, tránh được những căng thẳng của cuộc sống.

– Có đồng hồ sinh học khoa học: hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Không ăn quá muộn hoặc ngủ quá muộn điều này sẽ làm tăng căng thẳng, thậm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

– Học cách chấp nhận: đứng trước mỗi khó khăn, thực tế những người bản lĩnh không phải là những người vội kêu than hay oán trách, mà là những người đủ bình tĩnh nhất để đối phó với những vấn đề khó khăn nhất. Chấp nhận thực tế và cố gắng cải thiện, làm những điều tốt nhất.

– Thư giãn: hãy tự thưởng cho mình sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng bằng việc đi xem phim, nghe nhạc, shopping, đi ăn uống, tụ tập bạn bè, đi du lịch…

Chúc em luôn vui vẻ!

Mắt mờ và tim đập nhanh do mất ngủ


Câu hỏi bởi: Nga kẹo

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 21 tuổi do tôi bị mất ngủ trong khoảng thời gian dài nên tôi lo lắng và sợ ngủ. Vì vậy tôi luôn bị mất ngủ, kèm theo đó là mắt mờ và tim đập nhanh, mạnh mỗi khi tỉnh dậy và lúc giật mình giữa đêm. Gần đây tôi ngủ cũng 6 – 7 tiếng 1 ngày nhưng tim vẫn luôn đập nhanh sau khi thức dậy. Như vậy tôi cần chữa trị như thế nào ạ?

Tôi cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn,

Bạn ngủ 6 – 7 giờ một ngày là bình thường. Hiện tượng tim đập dồn dập nhịp nhanh khi vừa thức dậy không phải là biểu hiện bệnh lý cần phải chữa trị. Khi thấy hiện tượng này bạn chỉ cần bình tĩnh hít thở thật sâu và thật chậm lại, hiện tượng tim nhịp nhanh sẽ tự ổn định dần.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Tim đập nhanh và mạnh có sao không?


Câu hỏi bởi: Hieu

Chào bác sĩ.

Vừa rồi tôi thấy tim mình đập nhanh và mạnh. Tim đập thình thịch. Đi khám đo điện tâm đồ nhịp tim là 50/1phút. Đo nghiệm pháp atropin. Bác sĩ nói là bình thường. Nút xoang bình thường. Không bị suy nút xoang. Bác sĩ cho hỏi liệu tôi có bị sao không và có phải điều trị gì không?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Cảm giác của bạn được gọi là tim nhanh – hồi hồi hộp trống ngực. Người ta cho rằng nguyên nhân phổ biến của tim đập nhanh bao gồm:

Phản ứng tình cảm mạnh mẽ, chẳng hạn như căng thẳng hay lo âu.

Tập thể dục nặng.

Caffeine.

Nicotin.

Sốt.

Liên quan đến thay đổi hormon khi thai kỳ, kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh.

Uống thuốc cảm và ho có chứa
Pseudoephedrin – một chất kích thích.

Dùng một số thuốc hen có chứa chất kích thích.

Tuy nhiên, đôi khi tim đập nhanh có thể là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như hoạt động quá mức tuyến giáp (cường giáp) hay nhịp điệu bất thường (loạn nhịp tim). Loạn nhịp tim có thể bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hoặc nhịp bất thường khác (rung nhĩ).

Nếu bạn đã đi khám và loại trừ được các nguyên nhân bệnh lý thì bạn không cần lo quá, lưu ý tập thể thao vừa sức, tránh căng thẳng và các chất kích thích nhé!

Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl