Hăm là tình trạng viêm da ở vùng tã lót thường gây khó chịu và ảnh hướng sức khỏe của trẻ. Để chữa hăm an toàn và hiệu quả cho bé, mẹ cần chủ động trang bị những kiến thức quan trongj nhất.
Chữa hăm ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bé nhà em được 3 tháng. Từ lúc sinh ra tới giờ, bé bị hăm rất nhiều. Nhất là ở cổ và 2 bên háng. Da bé rất khô. Đi khám, bác sĩ nói bị viêm da và cho bôi Gentrisone. Bôi thuốc lên thì lặn nhưng hết bôi thì hăm lại. Bé bị hăm lâu như vậy có bị làm sao không? Và cách chữa trị thì như thế nào? Xin bác sĩ giải đáp.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em.
Bé bị hăm kẽ. Hăm kẽ thường xảy ra ở bé bụ bẩm và cũng do vệ sinh không rất hay để vùng kẽ ẩm ướt để cho vi nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm. Bôi Gentrison nhanh khỏi vì diệt dược vi nấm, vi khuẩn nhưng không được dùng kéo dài vì trong thành phần có Corticoid làm giảm sức đề kháng và làm da suy yếu, bệnh sẽ nhanh tái phát. Muốn chữa trị tốt trước hết thường xuyên vệ sinh và giữ gìn khô ráo, dùng Ketoconazol bôi sáng và Panthenol bôi tối vài ngày bé sẽ đỡ.
Chúc em nuôi con khỏe mạnh!
Bé 4 tháng tuổi bị hăm da phải làm sao?
Câu hỏi bởi: caman
Chào bác sĩ.
Con trai tôi nay được 3 tháng tuổi cháu hay bị hăm da, vậy tôi nên uống thuốc nào để chữa bệnh cho cháu?
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Trẻ nhỏ thường hay bị hăm do da mỏng dễ bị kích ứng do ẩm ướt, bị chà xát với bỉm, da trẻ bị kích ứng bởi khăn ướt, phấn rôm, xà phòng… Để xử lý tình trạng này ở bé, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần thực hiện các cách như sau: Thay tã cho bé thường xuyên (4 giờ/lần). Cần rửa và lau sạch sẽ cho bé sau khi đi vệ sinh bằng khăn bông một cách nhẹ nhàng, tránh để nước tiểu hay các chất bẩn ngấm vào da bé.
Nên dùng loại tã và quần áo thông thoáng, tránh gây bí da của bé. Không quấn trẻ quá chặt (kể cả mùa đông) vì dễ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh. Không nên xoa phấn rôm cho bé vì dễ khiến da bé bị bít lại. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng với xà phòng và các chất tẩy rửa khi giặt tã thì nên ngâm tã thật kỹ bằng nước nóng, giặt và xả nước thật kỹ, nếu cần có thể thay loại bột giặt.
Để thoáng (không nên quấn tã) và làm sạch vùng da bị hăm, bị viêm nhiều lần (3 – 5 lần mỗi ngày) bằng nước ấm, sạch và dùng loại khăn lau chất liệu cotton mềm, mịn, dễ thấm. Chỉ quấn tã trở lại cho bé khi các vùng da bị hăm, bị viêm đã khỏi hẳn. Mặc loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước. Trong phương pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ, thuốc mỡ được cho là thích hợp và hiệu quả hơn các thuốc chống hăm dạng kem hay dạng nước. Tuy nhiên bạn nên áp dụng các phương pháp trên trước. Nếu bé có dấu hiệu bị hăm da nặng, bạn cần đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và giải đáp kỹ càng hơn.
Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Thâm da do hăm bẹn chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: thangloicon
Chào bác sĩ!
Cháu bị thâm da do hăm bẹn và đã chữa trị khỏi cách đây 4 năm, nhưng vết thâm do hăm da để lại vẫn còn làm cháu rất thiếu tự tin. Cháu không biết nên uống thuốc gì để giúp da sáng hơn. Cháu cũng đã dùng nhiều kem trắng da tuy nhiên không không có hiệu quả. Mong bác sĩ có thể giúp cháu ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Cháu bị tăng sắc tố sau viêm. Những vết thăm này có thể kéo dài nhiều năm nhưng cũng có thể vĩnh viễn nếu không chữa trị. Hiện tại cháu có thể dùng Azaretin Cream bôi ngày 1 lần vào buổi tối liên tục nhiều tháng sẽ giúp sắc tố có thể giảm.
Chào cháu!
Chữa hăm bẹn, bẹn nổi nốt li ti
Câu hỏi bởi: pnk193
Thưa bác sĩ!
Em là nam, mỗi lần mặc quần chip khi tập thể thao hay học nó hăm rất khó chịu. Hai bên bẹn em có nổi các hột nhỏ li ti nhưng không ngứa, lâu lâu nó mọc thì ngứa, màu đỏ. Ban đầu thì màu đỏ, khi hết thì nám lại, bây giờ càng ngày càng lan rộng. Em đã thử dùng các loại thuốc như Kentax, Dipolax trị nhưng vẫn vậy. Sau đó em thử dùng Skinbaby trị hăm nhưng vẫn không hết. Giờ em phải làm sao? Hồi trước em cũng bị, em từng sài gì đã hết nhưng em đã quên tên. Em rất khó chịu, giờ em phải làm sao?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp em bị nấm bẹn, em không nên bôi Kentax, Dipolax vì các thốc này bôi vào thì giảm nhưng sau đó tái phát ngay. Thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nó là mỏng, rạn da và yếu da vì trong thành phần nó có Corticoid. Em nên dùng Nizoral bôi và uống liên tục vài tuần bệnh mới khỏi.
Chúc em mạnh khỏe!
Bé bị hăm, nổi rôm sảy phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em mới sinh con gái được 10 ngày. Da bé bị hăm, nổi rôm sảy. Em nên làm cách nào cho bé?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào bạn.
Rôm sảy hay còn gọi là ban nhiệt. Hiện tượng này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do bé được cho mặc quần áo quá nóng. Bé bị sốt cao hay bé ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi. Mặc một số loại vải không làm mồ hôi bốc hơi được cũng có thể gây nên rôm sảy. Một số loại vi khuẩn thường trú ngoài da như Staphylococcus Epidermidis, có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. Sưởi quá nóng, ngủ trong chăn điện, nằm một chỗ lâu ngày… có thể bị rôm sảy.
Rôm sảy có thể tự khỏi không cần phải điều trị. Cần đưa bé đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, sang thương xấu đi hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: tổn thương da sưng phù, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn; có sốt. Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mát, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng. Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là: hồ nước, các loại thuốc bôi có chứa kháng sinh và Steroid dùng trong các trường hợp nặng.
Phòng ngừa: Mặc quần áo bằng loại vải cotton, nhẹ, có thể hút ẩm vào mùa hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật vào mùa đông. Tránh nắng khi thời tiết quá nóng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ. Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ và thông khí tốt. Tắm nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da (nên sử dụng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh). Với con gái bạn cần tránh để bé khỏi bị nóng để rôm sảy không có cơ hội phát triển. Sau khi tắm cho bé, bạn có thể dùng phấn rôm để xoa lên chỗ bị hăm, bị rôm sảy để làm dịu cơn ngứa của bé. Bạn cần cân nhắc lựa chọn những loại phấn rôm có thương hiệu, uy tín để tránh có thể gây dị ứng cho da bé.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Chữa hăm ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bé nhà em được 3 tháng. Từ lúc sinh ra tới giờ, bé bị hăm rất nhiều. Nhất là ở cổ và 2 bên háng. Da bé rất khô. Đi khám, bác sĩ nói bị viêm da và cho bôi Gentrisone. Bôi thuốc lên thì lặn nhưng hết bôi thì hăm lại. Bé bị hăm lâu như vậy có bị làm sao không? Và cách chữa trị thì như thế nào? Xin bác sĩ giải đáp.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em.
Bé bị hăm kẽ. Hăm kẽ thường xảy ra ở bé bụ bẩm và cũng do vệ sinh không rất hay để vùng kẽ ẩm ướt để cho vi nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm. Bôi Gentrison nhanh khỏi vì diệt dược vi nấm, vi khuẩn nhưng không được dùng kéo dài vì trong thành phần có Corticoid làm giảm sức đề kháng và làm da suy yếu, bệnh sẽ nhanh tái phát. Muốn chữa trị tốt trước hết thường xuyên vệ sinh và giữ gìn khô ráo, dùng Ketoconazol bôi sáng và Panthenol bôi tối vài ngày bé sẽ đỡ.
Chúc em nuôi con khỏe mạnh!
Bé 4 tháng tuổi bị hăm da phải làm sao?
Câu hỏi bởi: caman
Chào bác sĩ.
Con trai tôi nay được 3 tháng tuổi cháu hay bị hăm da, vậy tôi nên uống thuốc nào để chữa bệnh cho cháu?
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Trẻ nhỏ thường hay bị hăm do da mỏng dễ bị kích ứng do ẩm ướt, bị chà xát với bỉm, da trẻ bị kích ứng bởi khăn ướt, phấn rôm, xà phòng… Để xử lý tình trạng này ở bé, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần thực hiện các cách như sau: Thay tã cho bé thường xuyên (4 giờ/lần). Cần rửa và lau sạch sẽ cho bé sau khi đi vệ sinh bằng khăn bông một cách nhẹ nhàng, tránh để nước tiểu hay các chất bẩn ngấm vào da bé.
Nên dùng loại tã và quần áo thông thoáng, tránh gây bí da của bé. Không quấn trẻ quá chặt (kể cả mùa đông) vì dễ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh. Không nên xoa phấn rôm cho bé vì dễ khiến da bé bị bít lại. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng với xà phòng và các chất tẩy rửa khi giặt tã thì nên ngâm tã thật kỹ bằng nước nóng, giặt và xả nước thật kỹ, nếu cần có thể thay loại bột giặt.
Để thoáng (không nên quấn tã) và làm sạch vùng da bị hăm, bị viêm nhiều lần (3 – 5 lần mỗi ngày) bằng nước ấm, sạch và dùng loại khăn lau chất liệu cotton mềm, mịn, dễ thấm. Chỉ quấn tã trở lại cho bé khi các vùng da bị hăm, bị viêm đã khỏi hẳn. Mặc loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước. Trong phương pháp phòng ngừa hăm tã ở trẻ, thuốc mỡ được cho là thích hợp và hiệu quả hơn các thuốc chống hăm dạng kem hay dạng nước. Tuy nhiên bạn nên áp dụng các phương pháp trên trước. Nếu bé có dấu hiệu bị hăm da nặng, bạn cần đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và giải đáp kỹ càng hơn.
Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Thâm da do hăm bẹn chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: thangloicon
Chào bác sĩ!
Cháu bị thâm da do hăm bẹn và đã chữa trị khỏi cách đây 4 năm, nhưng vết thâm do hăm da để lại vẫn còn làm cháu rất thiếu tự tin. Cháu không biết nên uống thuốc gì để giúp da sáng hơn. Cháu cũng đã dùng nhiều kem trắng da tuy nhiên không không có hiệu quả. Mong bác sĩ có thể giúp cháu ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Cháu bị tăng sắc tố sau viêm. Những vết thăm này có thể kéo dài nhiều năm nhưng cũng có thể vĩnh viễn nếu không chữa trị. Hiện tại cháu có thể dùng Azaretin Cream bôi ngày 1 lần vào buổi tối liên tục nhiều tháng sẽ giúp sắc tố có thể giảm.
Chào cháu!
Chữa hăm bẹn, bẹn nổi nốt li ti
Câu hỏi bởi: pnk193
Thưa bác sĩ!
Em là nam, mỗi lần mặc quần chip khi tập thể thao hay học nó hăm rất khó chịu. Hai bên bẹn em có nổi các hột nhỏ li ti nhưng không ngứa, lâu lâu nó mọc thì ngứa, màu đỏ. Ban đầu thì màu đỏ, khi hết thì nám lại, bây giờ càng ngày càng lan rộng. Em đã thử dùng các loại thuốc như Kentax, Dipolax trị nhưng vẫn vậy. Sau đó em thử dùng Skinbaby trị hăm nhưng vẫn không hết. Giờ em phải làm sao? Hồi trước em cũng bị, em từng sài gì đã hết nhưng em đã quên tên. Em rất khó chịu, giờ em phải làm sao?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp em bị nấm bẹn, em không nên bôi Kentax, Dipolax vì các thốc này bôi vào thì giảm nhưng sau đó tái phát ngay. Thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nó là mỏng, rạn da và yếu da vì trong thành phần nó có Corticoid. Em nên dùng Nizoral bôi và uống liên tục vài tuần bệnh mới khỏi.
Chúc em mạnh khỏe!
Bé bị hăm, nổi rôm sảy phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em mới sinh con gái được 10 ngày. Da bé bị hăm, nổi rôm sảy. Em nên làm cách nào cho bé?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào bạn.
Rôm sảy hay còn gọi là ban nhiệt. Hiện tượng này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do bé được cho mặc quần áo quá nóng. Bé bị sốt cao hay bé ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi. Mặc một số loại vải không làm mồ hôi bốc hơi được cũng có thể gây nên rôm sảy. Một số loại vi khuẩn thường trú ngoài da như Staphylococcus Epidermidis, có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi. Sưởi quá nóng, ngủ trong chăn điện, nằm một chỗ lâu ngày… có thể bị rôm sảy.
Rôm sảy có thể tự khỏi không cần phải điều trị. Cần đưa bé đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, sang thương xấu đi hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: tổn thương da sưng phù, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn; có sốt. Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mát, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng. Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là: hồ nước, các loại thuốc bôi có chứa kháng sinh và Steroid dùng trong các trường hợp nặng.
Phòng ngừa: Mặc quần áo bằng loại vải cotton, nhẹ, có thể hút ẩm vào mùa hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật vào mùa đông. Tránh nắng khi thời tiết quá nóng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ. Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ và thông khí tốt. Tắm nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da (nên sử dụng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh). Với con gái bạn cần tránh để bé khỏi bị nóng để rôm sảy không có cơ hội phát triển. Sau khi tắm cho bé, bạn có thể dùng phấn rôm để xoa lên chỗ bị hăm, bị rôm sảy để làm dịu cơn ngứa của bé. Bạn cần cân nhắc lựa chọn những loại phấn rôm có thương hiệu, uy tín để tránh có thể gây dị ứng cho da bé.
Chúc bạn nuôi con mạnh khoẻ!
Theo ViCare