Bất kì bệnh nhân nào sau chấn thương cũng cần chế độ tập luyện và sinh hoạt hợp lí để nhanh chóng hồi phục khả năng cơ thể. Bài viết sau tổng hợp những thắc mắc thường gặp về luyện tập đối với phục hồi sau chấn thương.
Cách tập luyện để nhanh hồi phục sau chấn thương do tai nạn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu bị tai nạn sau tai nạn liệt nửa người đã 2 năm rồi. Bây giờ chân cháu đã bình thường tay cũng thế chỉ còn mỗi bàn tay các ngón còn hơi khó duỗi và nói bị cứng ở các ngón. Cho hỏi bác sĩ có cách tập luyện tốt không ạ? Và cháu có hồi phục bình thường được không ạ?
Cháu cám ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Bàn tay là bộ phận phụ tránh nhiều động tác tinh vi, trong di chứng liệt nửa người việc phục hồi vận động ở bàn tay là khó nhất và lâu nhất. Em đã bị liệt nửa người 2 năm hiện tại các ngón tay còn hơi khó duỗi và bị cứng ở các ngón, việc phục hồi hoàn toàn là tương đối khó. Em nên đến Trung tâm Phục hồi chức năng để bác sĩ hưỡng dẫn trực tiếp, họ sẽ có đầy đủ dụng cụ để em có thể tập luyện các động tác tình vi cho bàn tay, cải thiện tình trạng hiện tại.
Chúc em sức khỏe!
Tập luyện có giúp phục hồi chấn thương sau tai nạn?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Chồng tôi 33 tuổi sau tai nạn xe máy nay đã 10 tháng nhưng tay và chân bên phải vẫn còn vận động rất yếu, đặc biệt là tay, anh chỉ giơ cao được ngang vai. Xin bác sĩ cho tôi biết phương pháp tập luyện tại nhà vì tôi không có khả năng đi bệnh viện phục hồi chức năng và tỉ lệ thành công là bao nhiêu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tai nạn xe máy nói riêng và tai nạn giao thông nói chung có thể gây ra nhiều mức độ chấn thương khác nhau từ nhẹ đến nặng và hậu quả để lại cũng rất khác nhau nhưng bạn không nói là chồng bạn bị tổn thương ở đâu và như nào. Với biểu hiện yếu tay và chân bên phải, lí do thường gặp nhất là chấn thương sọ não có tổn thương não ở bán cầu bên đối diện (bên trái).
Các tổn thương não có thể là máu tụ dưới màng cứng, chảy máu màng mềm, dập não…Các tổn thương này cần phải có thời gian dài và hồi phục dần dần. Sự tập luyện tích cực của bệnh nhân sẽ giúp kích thích vùng não bị tổn thương hồi phục nhanh hơn. Rất khó để có thể trả lời được cần bao lâu để có thể hồi phục và hồi phục được đến đâu, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Bệnh nhân vẫn phải kiên trì tập luyện.
Chúc bạn khỏe!
Bị chấn thương dây chằng chéo trước cần luyện tập phục hồi tại nhà như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 47 tuổi, là nam giới, bị tai nạn giao thông tháng 5/2015. Chụp MRI bác sĩ chẩn đoán là bị đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước gối trái và phù nề mô xương xốp cầu lồi trong xương đùi. Không chỉ định mổ. Đến nay tôi đi lại cảm giác cứng, nặng trong gối, phải mang nịt bó gối hàng ngày. Bác sĩ tư vấn giúp tôi cách tập luyện hồi phục chấn thương ở nhà như thế nào và hướng chữa trị ra sao ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn có thể vận dụng các bài tập sau:
Tập gồng cơ (lên gân cơ) nhóm cơ tứ đầu và cơ khu sau đùi, lặp lại 20-40 lần các buổi trong ngày.
Tập gấp dần khớp gối ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi dậy, tăng dần mức độ nếu đầu gối vẫn cứng chưa gấp vào được.
Tập gấp, duỗi, dạng, khép háng và cổ chân.
Đi lại bắt buộc phải đeo nẹp ôm gối tư thế duỗi để tránh đứt lại hoặc lỏng dây chằng, thời gian đầu có thể dùng nạng, giai đoạn sau có thể bỏ nạng khi đi lại.
Tập đi bộ, leo cầu thang bậc thấp với nẹp ôm gối.
Khi các dấu hiệu bệnh lý được cải thiện không cần đeo nẹp ôm gối: đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm rồi đứng lên, chạy chậm tại chỗ, chạy tăng dần tốc độ tại chỗ hoặc với máy tập, đạp xe đạp…hoặc tham gia hoạt động thể thao nhẹ nhàng, tránh các môn có tính đối kháng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Rách sụn chêm trong, tràn dịch khớp gối trái điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi, là nam giới, bị tai nạn giao thông, bị đứt gân bánh chè. Sau khi mổ xong em có đi chụp MRI và bác sĩ kết luận là đụng dập dây chằng bánh chè và dây chằng chéo sau, rách sụn chêm trong, tràn dịch khớp gối trái. Bác sĩ cho em hỏi phương pháp chữa trị và chi phí khi có bảo hiểm y tế và trong bao lâu thì có thể chơi thể thao được ạ?
Em rất cảm ơn bác sĩ đã quan tâm.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu khám lâm sàng có tình trạng lỏng gối thì em cần phẫu thuật tái tạo dây chằng. Trường hợp rách sụn chêm thì sẽ phải phẫu thuật để khâu lại sụn chêm. Trường hợp tràn dịch khớp gối thì phải chọc hút dịch và uống thuốc chống viêm. Sau phẫu thuật phải luyện tập phục hồi chức năng khớp gối. Thông thường sau 6 tháng có thể chơi các môn thể thao nhẹ, nhưng để trở lại bình thường thì phải hơn một năm. Chi phí phẫu thuật thông thường là 10 triệu. Bảo hiểm y tế nếu em đi trái tuyến thì được hưởng 30%, nếu đi đúng tuyến thì hưởng 100%.
Chúc em mạnh khỏe.
Cách tập luyện để nhanh hồi phục sau chấn thương do tai nạn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu bị tai nạn sau tai nạn liệt nửa người đã 2 năm rồi. Bây giờ chân cháu đã bình thường tay cũng thế chỉ còn mỗi bàn tay các ngón còn hơi khó duỗi và nói bị cứng ở các ngón. Cho hỏi bác sĩ có cách tập luyện tốt không ạ? Và cháu có hồi phục bình thường được không ạ?
Cháu cám ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Bàn tay là bộ phận phụ tránh nhiều động tác tinh vi, trong di chứng liệt nửa người việc phục hồi vận động ở bàn tay là khó nhất và lâu nhất. Em đã bị liệt nửa người 2 năm hiện tại các ngón tay còn hơi khó duỗi và bị cứng ở các ngón, việc phục hồi hoàn toàn là tương đối khó. Em nên đến Trung tâm Phục hồi chức năng để bác sĩ hưỡng dẫn trực tiếp, họ sẽ có đầy đủ dụng cụ để em có thể tập luyện các động tác tình vi cho bàn tay, cải thiện tình trạng hiện tại.
Chúc em sức khỏe!
Tập luyện có giúp phục hồi chấn thương sau tai nạn?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Chồng tôi 33 tuổi sau tai nạn xe máy nay đã 10 tháng nhưng tay và chân bên phải vẫn còn vận động rất yếu, đặc biệt là tay, anh chỉ giơ cao được ngang vai. Xin bác sĩ cho tôi biết phương pháp tập luyện tại nhà vì tôi không có khả năng đi bệnh viện phục hồi chức năng và tỉ lệ thành công là bao nhiêu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Tai nạn xe máy nói riêng và tai nạn giao thông nói chung có thể gây ra nhiều mức độ chấn thương khác nhau từ nhẹ đến nặng và hậu quả để lại cũng rất khác nhau nhưng bạn không nói là chồng bạn bị tổn thương ở đâu và như nào. Với biểu hiện yếu tay và chân bên phải, lí do thường gặp nhất là chấn thương sọ não có tổn thương não ở bán cầu bên đối diện (bên trái).
Các tổn thương não có thể là máu tụ dưới màng cứng, chảy máu màng mềm, dập não…Các tổn thương này cần phải có thời gian dài và hồi phục dần dần. Sự tập luyện tích cực của bệnh nhân sẽ giúp kích thích vùng não bị tổn thương hồi phục nhanh hơn. Rất khó để có thể trả lời được cần bao lâu để có thể hồi phục và hồi phục được đến đâu, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Bệnh nhân vẫn phải kiên trì tập luyện.
Chúc bạn khỏe!
Bị chấn thương dây chằng chéo trước cần luyện tập phục hồi tại nhà như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 47 tuổi, là nam giới, bị tai nạn giao thông tháng 5/2015. Chụp MRI bác sĩ chẩn đoán là bị đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước gối trái và phù nề mô xương xốp cầu lồi trong xương đùi. Không chỉ định mổ. Đến nay tôi đi lại cảm giác cứng, nặng trong gối, phải mang nịt bó gối hàng ngày. Bác sĩ tư vấn giúp tôi cách tập luyện hồi phục chấn thương ở nhà như thế nào và hướng chữa trị ra sao ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn có thể vận dụng các bài tập sau:
Tập gồng cơ (lên gân cơ) nhóm cơ tứ đầu và cơ khu sau đùi, lặp lại 20-40 lần các buổi trong ngày.
Tập gấp dần khớp gối ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi dậy, tăng dần mức độ nếu đầu gối vẫn cứng chưa gấp vào được.
Tập gấp, duỗi, dạng, khép háng và cổ chân.
Đi lại bắt buộc phải đeo nẹp ôm gối tư thế duỗi để tránh đứt lại hoặc lỏng dây chằng, thời gian đầu có thể dùng nạng, giai đoạn sau có thể bỏ nạng khi đi lại.
Tập đi bộ, leo cầu thang bậc thấp với nẹp ôm gối.
Khi các dấu hiệu bệnh lý được cải thiện không cần đeo nẹp ôm gối: đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm rồi đứng lên, chạy chậm tại chỗ, chạy tăng dần tốc độ tại chỗ hoặc với máy tập, đạp xe đạp…hoặc tham gia hoạt động thể thao nhẹ nhàng, tránh các môn có tính đối kháng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Rách sụn chêm trong, tràn dịch khớp gối trái điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi, là nam giới, bị tai nạn giao thông, bị đứt gân bánh chè. Sau khi mổ xong em có đi chụp MRI và bác sĩ kết luận là đụng dập dây chằng bánh chè và dây chằng chéo sau, rách sụn chêm trong, tràn dịch khớp gối trái. Bác sĩ cho em hỏi phương pháp chữa trị và chi phí khi có bảo hiểm y tế và trong bao lâu thì có thể chơi thể thao được ạ?
Em rất cảm ơn bác sĩ đã quan tâm.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu khám lâm sàng có tình trạng lỏng gối thì em cần phẫu thuật tái tạo dây chằng. Trường hợp rách sụn chêm thì sẽ phải phẫu thuật để khâu lại sụn chêm. Trường hợp tràn dịch khớp gối thì phải chọc hút dịch và uống thuốc chống viêm. Sau phẫu thuật phải luyện tập phục hồi chức năng khớp gối. Thông thường sau 6 tháng có thể chơi các môn thể thao nhẹ, nhưng để trở lại bình thường thì phải hơn một năm. Chi phí phẫu thuật thông thường là 10 triệu. Bảo hiểm y tế nếu em đi trái tuyến thì được hưởng 30%, nếu đi đúng tuyến thì hưởng 100%.
Chúc em mạnh khỏe.
Theo ViCare