Sảy thai là hiện tượng chấm dứt thai kỳ sớm do nguyên nhân nào đó, có thể xác định được hoặc không. Đây là một trong những trường hợp không mong muốn của thai phụ nhưng bắt buộc phải tìm hiểu kỹ.
Bị động thai rồi thai lưu phải hút thai vẫn ra nhiều máu phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ giải đáp giúp em với ạ. Cách đây 3 tuần em bị động thai rồi thai lưu (6 tuần) nên phải hút thai. Em làm ở bệnh viện chứ không phải ở phòng khám tư. Sau khi hút thai thì ngày hôm sau em ra máu nhiều, ngày tiếp theo thì ít, và ngày thứ 3 tới khi sau hút thai được 3 tuần thì em vẫn ra máu như mỗi lần ra chỉ ra ít không nhiều. Em lên bệnh viện tái khám sau hút thai 3 tuần thì kết quả thử máu và siêu âm không có gì bất thường, cũng không bị sót dịch. Bác sĩ bảo do lúc em bị động thai nên tiêm thuốc chống co bóp tử cung nhiều nên có thể làm cho tử cung ít co bóp nên máu chưa được tống ra ngoài hết.
Bác sĩ kê cho em thêm 1 liều thuốc kích thích tử cung co giãn để máu ra ngoài. Có cả thuốc tránh thai để làm dày niêm mạc tử cung lại. em uống được 2 ngày thì em máu như kiểu hành kinh lại, em không rõ là do tác dụng của thuốc hay do em hành kinh lại sau 17 ngày hút thai. Vì chu kì hành kinh của em cũng vào tầm ngày đó hàng tháng. Sau 5 ngày ra máu thì em hết ra máu nhiều, 2-3 ngày tiếp theo chỉ tí dịch nâu như chuẩn bị hết chu kì như bình thường.
Nhưng đến hôm nay lại ra máu hồng hồng lại nhưng ít. Vì em vẫn dùng băng vệ sinh hằng ngày để theo dõi. Cũng gần 1 tháng em hút thai rồi mà nó cứ lúc ra lúc không như thế này khiến em ăn không ngon ngủ không yên. Vậy bác sĩ làm ơn cho em hỏi, em bị vậy có gì không bình thường gì ạ? Hay do cơ thể và tử cung chưa hoàn toàn bình phục nên mới có hiện tượng đó.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu sau 17 ngày hút thai ra máu thì không thể gọi là hành kinh được, thông thường sau hút thai lưu máu có thể ra lâu hơn vì khi thai lưu sẽ làm rối loạn đông máu, hiện tượng chảy máu kéo dài có thể xảy ra, nếu thai lưu càng lâu thì khả năng chảy máu càng nhiều vì thế với những tình huống thai lưu phải làm xét nghiệm xem yếu tố đông máu thế nào nếu thấp thì phải uống thuốc sau 1 đến 2 ngày mới làm thủ thuật. Hiện nay bạn đã khám và xác định mọi thứ đã ổn định chỉ còn ra chút máu thôi vì thế bạn cũng nên yên tâm nhé. Bạn có thể dùng thuốc tránh thai loại kết hợp để vòng kinh sớm ổn định hơn.
Chúc bạn khỏe.
Xin lời khuyên chăm sóc thai sau 3 lần sảy thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 21 tuổi và kết hôn được 3 năm. Em bị sảy thai 3 lần rồi. Lần này em đang có lại, nhưng em sợ lại bị sảy 1 lần nữa. Em mong nhận được lời khuyên của bác sĩ để giữ và chăm sóc thai tốt ạ!
Em xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Qua 2 lần sảy thai trước đó, đã xác định được lí do nào gây nên xẩy thai của em chưa? (Sảy thai do nhiễm vi rút cấp, do bất thường của tư thế tử cung/cổ tử cung, do quan hệ tình dục nhiều lần trong 3 tháng đầu của thai kỳ…v.v.). Để đảm bảo mamg thai khỏe mạnh em cần khám chuyên khoa Phụ sản xem có bất thường ở tử cung/cổ tử cung không? Kiểm tra lại tình trạng nội tiết tố, tìm hiểu lí do của những lần sảy thai trước đó đểm rút kinh nghiệm.
Em cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Hạn chế đến những nơi tập trung đông người để tránh nhiễm vi rút.
+ Xét nghiệm nhóm máu Rh của vợ và chồng
+ Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối của thai kỳ
+ Dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, tránh ngồi xổm
+ Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
+ Ngủ đủ giấc
+ Tránh căng thẳng thần kinh, tránh ảnh hưởng của stress
+ Khám bác sĩ Sản khoa để được giải đáp chi tiết, cụ thể.
Chúc em mạnh khỏe, hạnh phúc !
Hành kinh kéo dài sau sảy thai có phải lạc nội mạc tử cung?
Câu hỏi bởi: meo53
Chào bác sĩ!
Tôi là nữ, năm nay 28 tuổi. Tháng rồi tôi vừa bị sảy thai tự nhiên lúc 8 tuần, không sử dụng thuốc gì cả. Ngày 21 tháng này (đúng 1 tháng sau sảy) tôi có kinh nguyệt lại, không đau bụng nhiều. 3 ngày đầu ra máu bình thường nhưng mấy ngày sau ra ngắt quãng. Từ ngày thứ 7 (tính từ lúc hành kinh) tới nay là ngày thứ 9, tôi vẫn còn ra huyết nhưng rất ít, phải lau giấy vệ sinh mới thấy được. Máu có màu nâu không mùi. Kèm theo tôi còn bị đau lưng. Có khi đau dọc sống lưng, có khi đau ngay thắt lưng, bụng hơi đau lâm râm. Hiện tôi rất hoang mang không biết sức khỏe mình thế nào. Không biết tôi có bị lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Một số biến chứng lớn sau khi nạo phá thai có thể xảy đến với bệnh nhân:
Thủng buồng tử cung.
Rong kinh, băng huyết.
Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.
Dính buồng tử cung thường triệu chứng kinh nguyệt ít, hoặc có thế không có hành kinh trở lại.
Sót rau triệu chứng ra máu kéo dài, dễ bị viêm nhiễm.
Sót thai: sau khi hút thai và phần phụ của thai vẫn còn, vẫn tiếp tục phát triển.
Viêm nhiễm phần phụ, buồng tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi nạo, hút thai : thường là rong kinh.
Tắc hai vòi trứng do quá trình viêm nhiễm làm tắc hai vòi trứng tác động tới khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ sau này.
Trường hợp của bạn là tình trạng xảy thai tư nhiên. Bạn có thể bị sót rau hoặc viêm nhiễm buồng tử cung sau khi sảy thai. Bạn nên đi khám kiểm tra ngay để để phòng biến chứng vô sinh sau này. Hiện tượng của bạn chắc không phải do lạc nội mạc tử cung vì bệnh lý này thường gây đau dữ dội tại các chu kỳ kinh. Do vậy bạn không nên lo lắng quá. Tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mang thai lại thì cần làm những gì để không xảy ra tình trạng thai lưu nữa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 28 tuổi em có bầu lần đầu tiên và bị thai lưu tuần thứ 29. Em muốn mang thai lại thì cần làm những gì để không xảy ra tình trạng thai lưu nữa ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Thai lưu có rất nhiều lí do gây ra ví dụ như bản thân người mẹ đang mắc bệnh cấp hoặc mãn tính, sốt cao trên 39 độ C, bất thường ở tử cung như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, bất thường ở buồng trứng, hoặc do nội tiết kém hoặc do chấn thương, sang chấn vào vùng bụng, tử cung gây tác động đến thai hoặc có thể có gen di truyền của bố hoặc của mẹ có vấn đề… Thường chẩn đoán khi xảy ra thai lưu mới có thể xác định được lí do còn chẩn đoán hồi cứu đa phần dựa trên lý thuyết do vậy rất khó xác định chính xác. Hai vợ chồng bạn cần đi khám cụ thể như sau:
Chồng: khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không, làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào, xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hoặc virut không?
Vợ: khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không, siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng, chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH, xét nghiệm gen như thế nào… Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn khỏe!
Bị ngã xe khi mang thai và hiện tượng “dọa xảy thai”
Câu hỏi bởi: Truong Manh
Chào bác sĩ.
Vợ em mang bầu tháng thứ 4. Sáng hôm nay bị ngã xe nhẹ. Chiều đi khám thì bác sĩ nói cần phải theo dõi và cho uống thuốc dọa sảy thai Turifast và 1 loại thuốc nữa nhưng em không nhớ tên thuốc. Đêm thì vợ em đau bụng đến sáng nay cũng thế. Ăn thì bị nôn và tức ở phía bên trái bụng. Sáng nay lại bị chảy máu cam nữa. Bác sĩ cho em hỏi những triệu chứng như thế có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Chào em!
Khi thai phụ bị chấn thương thì điều sợ nhất đó là “dọa sảy thai”. Do đó, vợ em cần được theo dõi sát cho đến khi loại trừ được bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu vợ em chỉ ngã nhẹ thì không thể nào có biểu hiện như “ăn thì bị nôn, chảy máu cam”. Em nên đưa vợ đi khám nội tổng quát để tìm nguyên nhân và sớm được chữa trị kịp thời.
Nói chung, khi thai phụ có bệnh lý trong thời gian mang thai đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi em ạ!
Chúc em sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị động thai rồi thai lưu phải hút thai vẫn ra nhiều máu phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ giải đáp giúp em với ạ. Cách đây 3 tuần em bị động thai rồi thai lưu (6 tuần) nên phải hút thai. Em làm ở bệnh viện chứ không phải ở phòng khám tư. Sau khi hút thai thì ngày hôm sau em ra máu nhiều, ngày tiếp theo thì ít, và ngày thứ 3 tới khi sau hút thai được 3 tuần thì em vẫn ra máu như mỗi lần ra chỉ ra ít không nhiều. Em lên bệnh viện tái khám sau hút thai 3 tuần thì kết quả thử máu và siêu âm không có gì bất thường, cũng không bị sót dịch. Bác sĩ bảo do lúc em bị động thai nên tiêm thuốc chống co bóp tử cung nhiều nên có thể làm cho tử cung ít co bóp nên máu chưa được tống ra ngoài hết.
Bác sĩ kê cho em thêm 1 liều thuốc kích thích tử cung co giãn để máu ra ngoài. Có cả thuốc tránh thai để làm dày niêm mạc tử cung lại. em uống được 2 ngày thì em máu như kiểu hành kinh lại, em không rõ là do tác dụng của thuốc hay do em hành kinh lại sau 17 ngày hút thai. Vì chu kì hành kinh của em cũng vào tầm ngày đó hàng tháng. Sau 5 ngày ra máu thì em hết ra máu nhiều, 2-3 ngày tiếp theo chỉ tí dịch nâu như chuẩn bị hết chu kì như bình thường.
Nhưng đến hôm nay lại ra máu hồng hồng lại nhưng ít. Vì em vẫn dùng băng vệ sinh hằng ngày để theo dõi. Cũng gần 1 tháng em hút thai rồi mà nó cứ lúc ra lúc không như thế này khiến em ăn không ngon ngủ không yên. Vậy bác sĩ làm ơn cho em hỏi, em bị vậy có gì không bình thường gì ạ? Hay do cơ thể và tử cung chưa hoàn toàn bình phục nên mới có hiện tượng đó.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu sau 17 ngày hút thai ra máu thì không thể gọi là hành kinh được, thông thường sau hút thai lưu máu có thể ra lâu hơn vì khi thai lưu sẽ làm rối loạn đông máu, hiện tượng chảy máu kéo dài có thể xảy ra, nếu thai lưu càng lâu thì khả năng chảy máu càng nhiều vì thế với những tình huống thai lưu phải làm xét nghiệm xem yếu tố đông máu thế nào nếu thấp thì phải uống thuốc sau 1 đến 2 ngày mới làm thủ thuật. Hiện nay bạn đã khám và xác định mọi thứ đã ổn định chỉ còn ra chút máu thôi vì thế bạn cũng nên yên tâm nhé. Bạn có thể dùng thuốc tránh thai loại kết hợp để vòng kinh sớm ổn định hơn.
Chúc bạn khỏe.
Xin lời khuyên chăm sóc thai sau 3 lần sảy thai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 21 tuổi và kết hôn được 3 năm. Em bị sảy thai 3 lần rồi. Lần này em đang có lại, nhưng em sợ lại bị sảy 1 lần nữa. Em mong nhận được lời khuyên của bác sĩ để giữ và chăm sóc thai tốt ạ!
Em xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Qua 2 lần sảy thai trước đó, đã xác định được lí do nào gây nên xẩy thai của em chưa? (Sảy thai do nhiễm vi rút cấp, do bất thường của tư thế tử cung/cổ tử cung, do quan hệ tình dục nhiều lần trong 3 tháng đầu của thai kỳ…v.v.). Để đảm bảo mamg thai khỏe mạnh em cần khám chuyên khoa Phụ sản xem có bất thường ở tử cung/cổ tử cung không? Kiểm tra lại tình trạng nội tiết tố, tìm hiểu lí do của những lần sảy thai trước đó đểm rút kinh nghiệm.
Em cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Hạn chế đến những nơi tập trung đông người để tránh nhiễm vi rút.
+ Xét nghiệm nhóm máu Rh của vợ và chồng
+ Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối của thai kỳ
+ Dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, tránh ngồi xổm
+ Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
+ Ngủ đủ giấc
+ Tránh căng thẳng thần kinh, tránh ảnh hưởng của stress
+ Khám bác sĩ Sản khoa để được giải đáp chi tiết, cụ thể.
Chúc em mạnh khỏe, hạnh phúc !
Hành kinh kéo dài sau sảy thai có phải lạc nội mạc tử cung?
Câu hỏi bởi: meo53
Chào bác sĩ!
Tôi là nữ, năm nay 28 tuổi. Tháng rồi tôi vừa bị sảy thai tự nhiên lúc 8 tuần, không sử dụng thuốc gì cả. Ngày 21 tháng này (đúng 1 tháng sau sảy) tôi có kinh nguyệt lại, không đau bụng nhiều. 3 ngày đầu ra máu bình thường nhưng mấy ngày sau ra ngắt quãng. Từ ngày thứ 7 (tính từ lúc hành kinh) tới nay là ngày thứ 9, tôi vẫn còn ra huyết nhưng rất ít, phải lau giấy vệ sinh mới thấy được. Máu có màu nâu không mùi. Kèm theo tôi còn bị đau lưng. Có khi đau dọc sống lưng, có khi đau ngay thắt lưng, bụng hơi đau lâm râm. Hiện tôi rất hoang mang không biết sức khỏe mình thế nào. Không biết tôi có bị lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Một số biến chứng lớn sau khi nạo phá thai có thể xảy đến với bệnh nhân:
Thủng buồng tử cung.
Rong kinh, băng huyết.
Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.
Dính buồng tử cung thường triệu chứng kinh nguyệt ít, hoặc có thế không có hành kinh trở lại.
Sót rau triệu chứng ra máu kéo dài, dễ bị viêm nhiễm.
Sót thai: sau khi hút thai và phần phụ của thai vẫn còn, vẫn tiếp tục phát triển.
Viêm nhiễm phần phụ, buồng tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi nạo, hút thai : thường là rong kinh.
Tắc hai vòi trứng do quá trình viêm nhiễm làm tắc hai vòi trứng tác động tới khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ sau này.
Trường hợp của bạn là tình trạng xảy thai tư nhiên. Bạn có thể bị sót rau hoặc viêm nhiễm buồng tử cung sau khi sảy thai. Bạn nên đi khám kiểm tra ngay để để phòng biến chứng vô sinh sau này. Hiện tượng của bạn chắc không phải do lạc nội mạc tử cung vì bệnh lý này thường gây đau dữ dội tại các chu kỳ kinh. Do vậy bạn không nên lo lắng quá. Tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mang thai lại thì cần làm những gì để không xảy ra tình trạng thai lưu nữa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 28 tuổi em có bầu lần đầu tiên và bị thai lưu tuần thứ 29. Em muốn mang thai lại thì cần làm những gì để không xảy ra tình trạng thai lưu nữa ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Thai lưu có rất nhiều lí do gây ra ví dụ như bản thân người mẹ đang mắc bệnh cấp hoặc mãn tính, sốt cao trên 39 độ C, bất thường ở tử cung như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, bất thường ở buồng trứng, hoặc do nội tiết kém hoặc do chấn thương, sang chấn vào vùng bụng, tử cung gây tác động đến thai hoặc có thể có gen di truyền của bố hoặc của mẹ có vấn đề… Thường chẩn đoán khi xảy ra thai lưu mới có thể xác định được lí do còn chẩn đoán hồi cứu đa phần dựa trên lý thuyết do vậy rất khó xác định chính xác. Hai vợ chồng bạn cần đi khám cụ thể như sau:
Chồng: khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không, làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào, xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hoặc virut không?
Vợ: khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không, siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng, chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH, xét nghiệm gen như thế nào… Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn khỏe!
Bị ngã xe khi mang thai và hiện tượng “dọa xảy thai”
Câu hỏi bởi: Truong Manh
Chào bác sĩ.
Vợ em mang bầu tháng thứ 4. Sáng hôm nay bị ngã xe nhẹ. Chiều đi khám thì bác sĩ nói cần phải theo dõi và cho uống thuốc dọa sảy thai Turifast và 1 loại thuốc nữa nhưng em không nhớ tên thuốc. Đêm thì vợ em đau bụng đến sáng nay cũng thế. Ăn thì bị nôn và tức ở phía bên trái bụng. Sáng nay lại bị chảy máu cam nữa. Bác sĩ cho em hỏi những triệu chứng như thế có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Chào em!
Khi thai phụ bị chấn thương thì điều sợ nhất đó là “dọa sảy thai”. Do đó, vợ em cần được theo dõi sát cho đến khi loại trừ được bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu vợ em chỉ ngã nhẹ thì không thể nào có biểu hiện như “ăn thì bị nôn, chảy máu cam”. Em nên đưa vợ đi khám nội tổng quát để tìm nguyên nhân và sớm được chữa trị kịp thời.
Nói chung, khi thai phụ có bệnh lý trong thời gian mang thai đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi em ạ!
Chúc em sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare