Đứt gân tay thường gặp phải do tai nạn và để chữa trị, bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Bổ sung thêm kiến thức về đứt gân tay qua tuyển tập những câu hỏi thường gặp dưới đây.
Đứt gân tay bao lâu thì hồi phục hoàn toàn
Câu hỏi bởi: thái hiền
Chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi bị đứt gân duỗi ngón 4 và 5, tháo nẹp lúc 26 ngày. Nay cũng đã 36 ngày. Bác sĩ cho em hỏi bao lâu gân mới hồi phục hoàn toàn. Nếu hồi phục thì được bao nhiêu %, có thể làm nặng được không? Xin bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị đứt gân duỗi ngón 4 và 5. Tháo nẹp lúc 36 ngày. Bình thường sau khi tháo nẹp bạn phải tập cử động các ngón tay từ nhẹ tới nặng. Các gân duỗi ngón tay khi bị đứt đã khâu nối lại rồi thì các gân này sẽ bị ngắn hơn bình thường nên ban đầu bạn sẽ khó cụp được bàn tay xuống. Các bài tập phục hồi chức năng tại bệnh viện sẽ giúp cho em hồi phục, nếu tập tốt thì sau này bàn tay em có thể hoạt động trở lại được nhưng không thể nói là hồi phục được 100% đâu (sẽ có cảm giác hơi bị cứng bàn tay khi co duỗi các ngón tay). Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ tập luyện của bạn. Bạn nên hạn chế làm việc nặng liên quan tới các ngón tay đó để đề phòng bị đứt lại. Ngoài ra bạn cần ngâm nước muối ấm để cử động tay được dễ dàng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đứt gân tay lâu ngày có nối được không ?
Câu hỏi bởi: Tô Văn Hoằng
Thưa Bác sĩ, em năm nay 25 tuổi, em có bị đứt tay do kính cứa vào ngón tay trỏ từ năm em 18 tuổi, vết thương sâu và giữa đốt tay , hồi đó không biết em chỉ băng bó thông thường, đến khi tay lành thì mới biết ngón trỏ của em không gập được, em nghĩ gân tay ngón đó đã bị đứt .
Em muốn hỏi bác sĩ liệu gân đứt lâu ngày vậy có thể nối hay phục hồi không ạ ( ngón trỏ của em gần như vô tác dụng ) Rất mong các bác sĩ tư vấn giúp em ạ !
Em xin cảm ơn ạ
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn,
Bạn nên đến khám bác sĩ chấn thương chỉnh hình để được nối gân hay ghép gân.
Bạn cần phải làm theo hướng dẫn tập phục hồi chức năng của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Đau mu bàn tay do đứt gân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên An, năm nay 24 tuổi. Em bị đứt gân vào tháng 3, dến nay hơn 4 tháng. Mấy hôm qua tay em khi co lại thì đau mu bàn tay nhưng vẫn co duỗi bình thường. Cho em hỏi biểu hiện vậy có ổn không?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Em bị đứt gân nhưng không rõ em đã được chữa trị như thế nào. Thông thường chữa trị đứt gân bằng cách khâu nối gân rồi nẹp ngón tay bị đứt gân. Sau khi tháo nẹp phải tập cử động các ngón tay từ nhẹ tới nặng. Các gân duỗi ngón tay khi bị đứt đã khâu nối lại rồi thì các gân này sẽ bị ngắn hơn bình thường nên ban đầu em sẽ co duỗi hoặc co duỗi sẽ đau. Do vậy em nên đến bệnh viện để được tập phục hồi chức năng. Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ tập luyện. Em nên hạn chế làm việc nặng liên quan tới các ngón tay đó để đề phòng bị đứt lại. Ngoài ra em có thể ngâm nước muối ấm để cử động tay được dễ dàng hơn.
Chúc em mạnh khỏe.
Bài tập cho người đứt gân khuỷu tay?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị mảnh kính cắt đứt gân khuỷu tay, dây thần kinh và gân tay. Em được bác sĩ chấn thương chỉnh hình phẩu thuật nối gân và dây thần kinh cũng được 13 tháng rồi. Hiện tại em muốn tập thể hình để phát triển thể trạng cũng như cho tay được mạnh khỏe hơn. Bác sĩ cho em hỏi với thời gian như vậy em tập thể hình có tác động đên gân tay sau này không và khi em vận động mạnh có nguy hiểm không? Vì hôm qua em tập đến lúc cơ mỏi thì đôi lúc em thấy cổ tay mình rất yếu và không đưa tạ lên được nữa, dù tay kia vẫn còn rất khỏe.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Việc tập để phục hồi chức năng cho tay sau phẫu thuật là rất cần thiết. Việc tập luyện phục hồi chức năng cần được tiến hành với sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ chuyên ngành Phục hồi chức năng. Em đã được phẫu thuật 13 tháng, em hoàn toàn có thể luyện tập để phục hồi chức năng, tuy nhiên luyện tập như thế nào thì cần lưu ý:
Việc tập luyện thể hình thường là những bài tập đòi hỏi cường độ lớn, sự vận cơ mạnh, do đó có thể chưa phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình tập luyện phục hồi chức năng.
Nguyên tắc chung của luyện tập là bắt đầu với cường độ vừa phải, tăng dần về thời gian và cường độ luyện tập, bài luyện tập phải phù hợp với tính chất đặc điểm của tổn thương.
Khuyên em nên khám và xin ý kiến của chuyên gia về Y học thể thao hoặc chuyên gia về Phục hồi chức năng trước khi bắt đầu quá trình luyện tập.
Chúc sức khỏe!
Đối tượng phẫu thuật mổ ngón tay bị đứt gân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ. Em bị đứt gân ngón 2 tay trái. E phẫu thuật được 1 tuần rồi. 1 tuần nữa em mới đi cắt chỉ. Vậy trong thời gian chưa cắt chỉ em nên vệ sinh vết mổ như nào. Và em có phải băng bó gì không ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Phẫu thuật nối gân đứt phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ hậu phẫu, tập vận động chống dính gân và quy trình chống đứt mối nối.
Hậu phẫu nối gân có tác động lớn đến thành công hay thất bại của cuộc mổ. Phải giải quyết đúng đắn hài hòa hai mối liên quan mâu thuẫn nhau là; nếu vận động muộn có nguy cơ dính gân với bao gân và các tổ chức xung quanh làm hạn chế vận động của khớp, ngược lại nếu vận động sớm có nguy cơ đứt mối nối.
Quy trình vệ sinh vết mổ nếu không bị nhiễm trùng thì đơn giản như mọi vết mổ ngoài da khác là thay băng, rửa bằng các dung dịch sát khuẩn. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo như y lệnh của bác sĩ đã đề ra về cách luyện tập sau mổ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đứt gân tay bao lâu thì hồi phục hoàn toàn
Câu hỏi bởi: thái hiền
Chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi bị đứt gân duỗi ngón 4 và 5, tháo nẹp lúc 26 ngày. Nay cũng đã 36 ngày. Bác sĩ cho em hỏi bao lâu gân mới hồi phục hoàn toàn. Nếu hồi phục thì được bao nhiêu %, có thể làm nặng được không? Xin bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị đứt gân duỗi ngón 4 và 5. Tháo nẹp lúc 36 ngày. Bình thường sau khi tháo nẹp bạn phải tập cử động các ngón tay từ nhẹ tới nặng. Các gân duỗi ngón tay khi bị đứt đã khâu nối lại rồi thì các gân này sẽ bị ngắn hơn bình thường nên ban đầu bạn sẽ khó cụp được bàn tay xuống. Các bài tập phục hồi chức năng tại bệnh viện sẽ giúp cho em hồi phục, nếu tập tốt thì sau này bàn tay em có thể hoạt động trở lại được nhưng không thể nói là hồi phục được 100% đâu (sẽ có cảm giác hơi bị cứng bàn tay khi co duỗi các ngón tay). Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ tập luyện của bạn. Bạn nên hạn chế làm việc nặng liên quan tới các ngón tay đó để đề phòng bị đứt lại. Ngoài ra bạn cần ngâm nước muối ấm để cử động tay được dễ dàng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đứt gân tay lâu ngày có nối được không ?
Câu hỏi bởi: Tô Văn Hoằng
Thưa Bác sĩ, em năm nay 25 tuổi, em có bị đứt tay do kính cứa vào ngón tay trỏ từ năm em 18 tuổi, vết thương sâu và giữa đốt tay , hồi đó không biết em chỉ băng bó thông thường, đến khi tay lành thì mới biết ngón trỏ của em không gập được, em nghĩ gân tay ngón đó đã bị đứt .
Em muốn hỏi bác sĩ liệu gân đứt lâu ngày vậy có thể nối hay phục hồi không ạ ( ngón trỏ của em gần như vô tác dụng ) Rất mong các bác sĩ tư vấn giúp em ạ !
Em xin cảm ơn ạ
Bác sĩ Vương Hữu Định
Chào bạn,
Bạn nên đến khám bác sĩ chấn thương chỉnh hình để được nối gân hay ghép gân.
Bạn cần phải làm theo hướng dẫn tập phục hồi chức năng của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
Đau mu bàn tay do đứt gân phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên An, năm nay 24 tuổi. Em bị đứt gân vào tháng 3, dến nay hơn 4 tháng. Mấy hôm qua tay em khi co lại thì đau mu bàn tay nhưng vẫn co duỗi bình thường. Cho em hỏi biểu hiện vậy có ổn không?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Em bị đứt gân nhưng không rõ em đã được chữa trị như thế nào. Thông thường chữa trị đứt gân bằng cách khâu nối gân rồi nẹp ngón tay bị đứt gân. Sau khi tháo nẹp phải tập cử động các ngón tay từ nhẹ tới nặng. Các gân duỗi ngón tay khi bị đứt đã khâu nối lại rồi thì các gân này sẽ bị ngắn hơn bình thường nên ban đầu em sẽ co duỗi hoặc co duỗi sẽ đau. Do vậy em nên đến bệnh viện để được tập phục hồi chức năng. Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ tập luyện. Em nên hạn chế làm việc nặng liên quan tới các ngón tay đó để đề phòng bị đứt lại. Ngoài ra em có thể ngâm nước muối ấm để cử động tay được dễ dàng hơn.
Chúc em mạnh khỏe.
Bài tập cho người đứt gân khuỷu tay?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị mảnh kính cắt đứt gân khuỷu tay, dây thần kinh và gân tay. Em được bác sĩ chấn thương chỉnh hình phẩu thuật nối gân và dây thần kinh cũng được 13 tháng rồi. Hiện tại em muốn tập thể hình để phát triển thể trạng cũng như cho tay được mạnh khỏe hơn. Bác sĩ cho em hỏi với thời gian như vậy em tập thể hình có tác động đên gân tay sau này không và khi em vận động mạnh có nguy hiểm không? Vì hôm qua em tập đến lúc cơ mỏi thì đôi lúc em thấy cổ tay mình rất yếu và không đưa tạ lên được nữa, dù tay kia vẫn còn rất khỏe.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Việc tập để phục hồi chức năng cho tay sau phẫu thuật là rất cần thiết. Việc tập luyện phục hồi chức năng cần được tiến hành với sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ chuyên ngành Phục hồi chức năng. Em đã được phẫu thuật 13 tháng, em hoàn toàn có thể luyện tập để phục hồi chức năng, tuy nhiên luyện tập như thế nào thì cần lưu ý:
Việc tập luyện thể hình thường là những bài tập đòi hỏi cường độ lớn, sự vận cơ mạnh, do đó có thể chưa phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình tập luyện phục hồi chức năng.
Nguyên tắc chung của luyện tập là bắt đầu với cường độ vừa phải, tăng dần về thời gian và cường độ luyện tập, bài luyện tập phải phù hợp với tính chất đặc điểm của tổn thương.
Khuyên em nên khám và xin ý kiến của chuyên gia về Y học thể thao hoặc chuyên gia về Phục hồi chức năng trước khi bắt đầu quá trình luyện tập.
Chúc sức khỏe!
Đối tượng phẫu thuật mổ ngón tay bị đứt gân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ. Em bị đứt gân ngón 2 tay trái. E phẫu thuật được 1 tuần rồi. 1 tuần nữa em mới đi cắt chỉ. Vậy trong thời gian chưa cắt chỉ em nên vệ sinh vết mổ như nào. Và em có phải băng bó gì không ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Phẫu thuật nối gân đứt phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ hậu phẫu, tập vận động chống dính gân và quy trình chống đứt mối nối.
Hậu phẫu nối gân có tác động lớn đến thành công hay thất bại của cuộc mổ. Phải giải quyết đúng đắn hài hòa hai mối liên quan mâu thuẫn nhau là; nếu vận động muộn có nguy cơ dính gân với bao gân và các tổ chức xung quanh làm hạn chế vận động của khớp, ngược lại nếu vận động sớm có nguy cơ đứt mối nối.
Quy trình vệ sinh vết mổ nếu không bị nhiễm trùng thì đơn giản như mọi vết mổ ngoài da khác là thay băng, rửa bằng các dung dịch sát khuẩn. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo như y lệnh của bác sĩ đã đề ra về cách luyện tập sau mổ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare