Ung thư thanh quản và những triệu chứng bạn nên biết


4,226
1
1
Xu
53
Tiếng thở bất thường, ho, ho ra máu, khó nuốt, khàn giọng kéo dài 1-2 tuần, đau cổ, đau họng kéo dài 1-2 tuần dù đã dùng thuốc kháng sinh, sưng cổ, sụt cân không chủ ý là những triệu chứng của ung thư thanh quản. Để biết thêm thông tin về triệu chứng của căn bệnh này, hãy cùng đọc nhuwxg lời giải đáp dưới đây từ bác sĩ.

Bị nghẹn ở cổ, nóng ngực, tức ngực, đau đầu, hắt xì hơi là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: xuanhuongtran

Chào bác sĩ.

Em 38 tuổi, bị viêm họng, nuốt vào vướng một bên góc trái. Hôm nay lại nghẹn ở cổ họng, có biểu hiện đau đầu, ngứa mắt, hắt xì hơi. Em còn bị nóng ở cổ, có lúc lan ra vùng ngực và tức ngực. Em có tiền sử bệnh dạ dày, ợ chua và đầy bụng. Em đi khám nội soi thì bác sĩ nói em bị phù thanh quản nhưng em dùng thuốc mãi không đỡ. Liệu em có bị ung thư không? Rất mong nhận được trả lời của bác sĩ.

Em cám ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bệnh nhân bị phù nề thanh quản có thể đi kèm cảm cúm, ung thư thanh quản, do chấn thương thanh quản, nhiễm độc, viêm họng, viêm amidan… Mặt khác, phù nề thanh quản do viêm thường có triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, đau mình mẩy, môi khô, khó nuốt,… Phù nề thanh quản còn nhiều lí do khác như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu… Những người làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất… cũng dễ mắc bệnh.

Theo các biểu hiện bạn mô tả có thể đúng là bạn bị phù thanh quản do viêm. Bạn nên kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể đề nghị bác sĩ cho khí dung mũi họng với dung dịch kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề. Bạn không nên quá lo lắng vì bạn đã đi nội soi, nếu có u thì các bác sĩ đã phát hiện ra. Nếu một thời gian nữa không đỡ bạn có thể đi khám lại để làm các xét nghiệm chuẩn đoán khác.

Chúc bạn chóng khỏi bệnh!

Đã điều trị bệnh trào ngược dịch bao tử nhưng còn ho lâu ngày, ho có ít đờm, không đặc


Câu hỏi bởi: Hiệp

Chào bác sĩ.

Năm nay tôi 62 tuổi, nam, bị ho khoảng 3 năm, đi nhiều bệnh viện: Bệnh viện Tai Mũi Họng đã nội soi, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Ngọc Thạch, và một số bệnh viện khác. Phổi tốt, đã điều trị bệnh trào ngược dịch bao tử, hiện vẫn còn ho (có ít đờm, không đặc, đã bỏ hút thuốc 2 năm sau 35 năm hút). Bác sĩ vui lòng cho biết cách điều trị.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bác!

Bác bị ho khoảng 3 năm đã chữa trị theo hướng trào ngược dạ dày. Hiện tại còn ít đờm và ho ít. Bác đã từng hút thuốc hơn 30 năm tuy rằng bác đã bỏ thuốc được 2 năm nhưng do thời gian hút thuốc quá dài có thể đã gây nên những tổn thương không thể hồi phục.

Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động đối với hệ hô hấp bao gồm:

Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mãn tính, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.

Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phế quản.

Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi do vậy mặc dù bác đã bỏ thuốc 2 năm nhưng hậu quả không lường được có thể sẽ tồn tại đến bây giờ và là lí do ho kéo dài của bác.

Nguyên nhân ho này cũng có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Bác đã đi khám và chữa ở nhiều nơi. Hiện tại bác nên tiếp tục duy trì thuốc chữa trị trào ngược Nexium 40 mg ngày 1 viên, ngậm nước chanh nướng ngâm với muối và mật ong, giữ vệ sinh họng bằng ngậm nước muối. Ngoài ra, bác cần tập hít thở sâu trước khi đi ngủ và sáng sau khi ngủ dậy, tập vỗ rung phổi để tăng cường đẩy khí cặn trong phổi, cải thiện độ đàn hồi của phổi.

Chúc bác mạnh khỏe!

Khàn tiếng hơn 2 năm, rát cổ họng, đôi khi khạc ra hạt màu vàng có mùi hôi là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Nhóc Nhóc

Chào bác sĩ!

Em năm nay 16 tuổi. Em bị khàn tiếng hơn 2 năm rồi mà không hết. Em hay bị rát cổ họng, đôi khi khạc đờm thì thấy những hạt gì đó màu vàng và tròn nó hôi hôi. Liệu em có bị bệnh gì không hay là bị vỡ tiếng ở tuổi dậy thì.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Nói khàn do lí do phổ biến nhất là do dây thanh âm bị viêm, dẫn đến sơ hóa, mất đi độ thanh mảnh dẫn đến mất giọng, khản giọng, tình huống này hay gặp trong viêm dây thanh, hay gặp ở những người làm nghề ca sĩ, giáo viên…; thường khi bị bệnh như viêm thanh quản cấp vẫn tiếp tục phải phát âm nhiều do đặc thù nghề nghiệp (giảng bài, ca hát…), viêm mũi xoang… Có nhiều lí do bệnh lý gây nên khàn tiếng:

Do viêm thanh quản cấp tính

Do viêm thanh quản mãn tính

Do u dây thanh quản

Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng

Các lí do khác

Nếu như cháu không có các biểu hiện thường gặp như hay rát cổ họng, đôi khi có khạc ra những hạt màu vàng, tròn và hôi (khạc đờm) thì có thể nghĩ rằng đó là khàn tiếng sinh lý do thay đổi ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, cháu bị khàn tiếng đã hơn 2 năm, hay bị rát cổ họng, thỉnh thoảng có khạc ra đờm màu vàng, mùi hôi. Rất có thể cháu bị viêm họng mãn tính kết hợp với viêm thanh quản mãn tính hoặc có một bệnh lý khác thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng. Qua những biểu hiện cháu mô tả, tôi khuyên cháu khám chuyên khoa và nội soi tai mũi họng để chẩn đoán lí do nói khàn của cháu.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bị khàn tiếng thường xuyên là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: bẹp smile

Cháu chào bác sĩ ạ!

Cháu có 1 câu hỏi về sức khỏe của mẹ cháu ạ! Mẹ cháu bị khàn tiếng 3 năm nay rồi. Không phải do bị ốm nhưng cứ bị như vậy hoài. Sức khỏe mẹ cháu bình thường. Đi khám thì bác sĩ bảo dây thanh quản vẫn hoạt động bình thường. Mẹ cháu hay phải hắng giọng mới nói được. Như vậy là mẹ cháu bị bệnh gì ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Khàn tiếng, hoặc đôi khi mất tiếng là biểu hiện rất thường gặp trong lâm sàng. Người bệnh bị thay đổi tiếng nói, phát âm rất khó khăn, tiếng nói thều thào khó nghe và đôi khi không còn phát ra tiếng nói được nữa. Khàn tiếng có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ tự khỏi, nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng.

Nguyên nhân thường gặp:

– Do có hạt dây thanh sẽ làm người bệnh phát âm nặng nề, tình trạng giọng nói ngày càng khàn, hay hụt hơi, nói gắng sức, đau ngực khi nói.

– Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản

– Do nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản mạn tính… dẫn đến viêm thanh quản.

– Thanh quản bị kích thích nhiều và rất hay do hút thuốc, uống rượu quá nhiều.

– Lệch vách ngăn mũi, viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang làm dịch nhầy đi vào thanh quản và gây kích thích, do Políp dây thanh âm. – Thiểu năng tuyến giáp, do có sự tân tạo mô trên dây thanh âm.

– Trường hợp rất hiếm gặp là ung thư thanh quản.

Mẹ cháu bị khàn tiếng 2 năm nay, không phải do bị ốm, sức khỏe thì bình thường. Như vậy có thể loại trừ các lí do viêm nhiễm hay ung thư vì nếu do lí do này thì mẹ bạn đã bị gầy sút cân hay có biểu hiện mệt mỏi. Nếu mẹ cháu không biết uống bia rượu thì có thể là bị hạt xơ dây thanh. Hạt dây thanh là tổn thương dạng khối nhỏ, đối xứng vị trí 1/3 giữa dây thanh hai bên, chân khối thường rộng. Vị trí tổn thương nằm 1/3 giữa được cho là hậu quả của những “chấn thương” trong quá trình phát âm. Thường hạt xơ dây thanh không gây đau, chủ yếu do thanh môn (hai dây thanh) khép không kín, hay rung không đều, mức độ khàn tùy thuộc vào kích thước hạt xơ. Tăng nặng khi có cảm lạnh hay có viêm họng hoặc sau một lần la (hét)… Nếu hạt xơ thanh quản không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải phẫu thuật. Cháu nên đưa mẹ đi khám lại bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và có hướng chữa trị kịp thời.

Chúc mẹ cháu sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl