Nghe nhạc, trò chuyện bằng tai nghe là thói quen của bất cứ ai, tuy nhiên, việc tưởng chừng vô hại này có thể mang lại những hậu quả khôn lường.
Đeo tai nghe nhiều có hại không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cháu là con trai sinh 1995. Cho cháu hỏi đeo tai nghe nhiều có lợi và có hại gì không ạ?
Cháu cảm ơn ạ!
Chào cháu!
Đeo tai nghe để nghe nhạc rất đã, thường xuyên và ai cũng thích vì âm thanh được truyền hầu như trực tiếp từ loa (tai nghe) đến tai mà ít bị nhiễu bởi tiếng ồn của môi trường. Việc thường xuyên nghe âm thanh bằng tai nghe âm lượng lớn rất tác động đến tai.
Đầu tiên là viêm tai ngoài. Chủ yếu do vệ sinh đầu tai nghe không tốt gây ẩm ướt, bẩn do mồ hôi, do tì đè quá nhiều vào da ống tai. Cần chú ý điểm này nhất là những ngày hè nắng nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi làm bẩn đầu tai nghe. Nên sử dụng bông chấm cồn y tế lau sạch phần nhựa tai nghe trước khi gắn lên tai mỗi ngày. Thay mới hoặc giặt sạch nắp núm nghe bằng xốp thường xuyên (vì hay hút thấm mồ hôi).
Điều tác động tai nghiêm trọng hơn là về âm lượng (volumm-nghe lớn hay nhỏ). Thời gian nghe tai nghe càng lâu, nghe âm lượng lớn thường xuyên, kéo dài tác động đến sức nghe của tai (làm giảm tính lực hay là điếc). Nghe âm lượng lớn bằng tai nghe thường xuyên khi bỏ tai nghe ra sẽ khó nghe tiếng nói thường. Lâu ngày làm điếc tai do âm thanh. Giống như bệnh điếc nghề nghiệp: ở những người nhạc công, DJ hay công nhân vận hành máy móc phát ra tiếng ồn lớn.
Phòng tránh điếc do nghe tai nghe lâu ngày nên giảm bớt thời gian nghe nhạc qua tai nghe, thay bằng loa bình thường. Khi nghe tai nghe chỉ bật âm lượng vừa phải, giảm bớt tiếng cao.
Thân mến, chào cháu!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Đeo tai phone nằm nghe nhạc rồi ngủ quên có thể bị điếc đột ngột không?
Câu hỏi bởi: Minh Phương
Chào bác sĩ!
Lúc tối em đeo tai phone nằm nghe nhạc rồi ngủ quên. Đến khi 5h sáng dậy em thấy rất bình thường. Em ngủ tiếp đến 6h thì thấy tai trái của em ù ù nghe rất khó chịu và rất nặng tai nhưng em còn nghe hơi được. Đến chiều thì hoàn toàn tai trái không nghe được gì luôn. Đó có phải điếc luôn vậy không? Mong bác sĩ trả lời giùm em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn Minh Phương thân mến!
Diễn tiến sức nghe khi buổi sáng cảm giác ù ù, tới chiều không nghe được gì, có thể đây triệu chứng của bệnh điếc đột ngột tai trái. Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Bạn nên tới ngay bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám bệnh, xác định chẩn đoán, nếu đúng do điếc đột bác sĩ sẽ điều trị tích cực cho bạn nhé. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh điếc đột ngột có tầm quan trọng đặc biệt, sức nghe có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Nếu bạn để muộn mới đến bệnh viện chữa trị, có thể sẽ để lại di chứng điếc vĩnh viễn. Chúc bạn mau chóng điều trị khỏi bệnh và nghe lại bình thường nhé.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đeo tai nghe suốt cả ngày, như thế có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Anh Thu, 26 tuổi
Chào bác sĩ!
Công việc của cháu phải sử dụng tai nghe (dây phone) suốt cả ngày, khoảng 10 – 11 tiếng/ngày. Cháu đã mang bầu 5 tuần, vậy việc đeo tai nghe như thế có ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như em bé sau này không thưa bác sĩ?
Xin chân thành cám ơn!
Chào Anh Thu!
Do công việc em phải đeo tai nghe mỗi ngày khoảng 10 – 11 giờ là quá nhiều, nhưng có ảnh hưởng đến thai nhi không thì chưa có nghiên cứu em à.
Với cường độ phải đeo tai nghe nhiều giờ trong ngày và lâu dài như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của em. Em xem nhé, trước đây thính lực giảm thường gặp ở người già, thì nay thính lực giảm gặp ở người trẻ tuổi hơn, do tính chất làm việc như em hoặc do có thói quen nghe nhạc bằng tai nghe.
Giảm thính lực thường không xuất hiện ngay nên người nghe thường chủ quan, mà phải sau nhiều năm người nghe mới có cảm nhận được, một khi phát hiện tai nghe không rõ thì đã muộn, tổn thường khó hồi phục, có thể điếc vĩnh viễn.
Chúc em và bé luôn khỏe mạnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đau tai và ù tai
Câu hỏi bởi: hoa moc lan
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nữ giới nhưng bị đau tai trái. Cháu cũng không nghe rõ lúc nào cũng thấy như bị ù tai, những lúc ho hoặc hít vào thì đau nhiều hơn. Vậy cháu bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Đau tai kèm ù tai và nghe không rõ có thể do viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Viêm tai ngoài như nút ráy tai, nhọt tai ngoài, viêm tai ngoài do nấm,… Bệnh tai giữa như viêm tai giữa cấp – mãn tính, viêm tai giữa có dịch dưới màng nhĩ, tắc vòi nhĩ,… Nói chung là sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra có cùng biểu hiện như trên. Nên để biết chính xác bệnh gì và cách chữa ra sao thì bạn nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng. Có thể bạn sẽ được nội soi tai, kiểm tra chức năng tai, làm nghiệm pháp Valsalva,…
Theo tôi, khả năng lớn là bạn bị viêm tai giữa cấp. Màng nhĩ sưng, màu đỏ nên trở nên dày hơn và có ít dịch dưới màng nhĩ gây ù và đau tai kèm theo nghe không rõ. Bệnh thường xảy ra sau khi bạn bị cảm cúm hoặc chỉ đau họng nhẹ và hắt xì vài cái. Sau đó, bệnh từ mũi họng lan lên tai theo đường vòi tai. Đây là ống nối tai giữa với họng mũi.
Chúc bạn vui vẻ.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Đeo tai nghe nhiều có hại không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi cháu là con trai sinh 1995. Cho cháu hỏi đeo tai nghe nhiều có lợi và có hại gì không ạ?
Cháu cảm ơn ạ!
Chào cháu!
Đeo tai nghe để nghe nhạc rất đã, thường xuyên và ai cũng thích vì âm thanh được truyền hầu như trực tiếp từ loa (tai nghe) đến tai mà ít bị nhiễu bởi tiếng ồn của môi trường. Việc thường xuyên nghe âm thanh bằng tai nghe âm lượng lớn rất tác động đến tai.
Đầu tiên là viêm tai ngoài. Chủ yếu do vệ sinh đầu tai nghe không tốt gây ẩm ướt, bẩn do mồ hôi, do tì đè quá nhiều vào da ống tai. Cần chú ý điểm này nhất là những ngày hè nắng nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi làm bẩn đầu tai nghe. Nên sử dụng bông chấm cồn y tế lau sạch phần nhựa tai nghe trước khi gắn lên tai mỗi ngày. Thay mới hoặc giặt sạch nắp núm nghe bằng xốp thường xuyên (vì hay hút thấm mồ hôi).
Điều tác động tai nghiêm trọng hơn là về âm lượng (volumm-nghe lớn hay nhỏ). Thời gian nghe tai nghe càng lâu, nghe âm lượng lớn thường xuyên, kéo dài tác động đến sức nghe của tai (làm giảm tính lực hay là điếc). Nghe âm lượng lớn bằng tai nghe thường xuyên khi bỏ tai nghe ra sẽ khó nghe tiếng nói thường. Lâu ngày làm điếc tai do âm thanh. Giống như bệnh điếc nghề nghiệp: ở những người nhạc công, DJ hay công nhân vận hành máy móc phát ra tiếng ồn lớn.
Phòng tránh điếc do nghe tai nghe lâu ngày nên giảm bớt thời gian nghe nhạc qua tai nghe, thay bằng loa bình thường. Khi nghe tai nghe chỉ bật âm lượng vừa phải, giảm bớt tiếng cao.
Thân mến, chào cháu!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Đeo tai phone nằm nghe nhạc rồi ngủ quên có thể bị điếc đột ngột không?
Câu hỏi bởi: Minh Phương
Chào bác sĩ!
Lúc tối em đeo tai phone nằm nghe nhạc rồi ngủ quên. Đến khi 5h sáng dậy em thấy rất bình thường. Em ngủ tiếp đến 6h thì thấy tai trái của em ù ù nghe rất khó chịu và rất nặng tai nhưng em còn nghe hơi được. Đến chiều thì hoàn toàn tai trái không nghe được gì luôn. Đó có phải điếc luôn vậy không? Mong bác sĩ trả lời giùm em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn Minh Phương thân mến!
Diễn tiến sức nghe khi buổi sáng cảm giác ù ù, tới chiều không nghe được gì, có thể đây triệu chứng của bệnh điếc đột ngột tai trái. Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Bạn nên tới ngay bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám bệnh, xác định chẩn đoán, nếu đúng do điếc đột bác sĩ sẽ điều trị tích cực cho bạn nhé. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh điếc đột ngột có tầm quan trọng đặc biệt, sức nghe có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Nếu bạn để muộn mới đến bệnh viện chữa trị, có thể sẽ để lại di chứng điếc vĩnh viễn. Chúc bạn mau chóng điều trị khỏi bệnh và nghe lại bình thường nhé.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đeo tai nghe suốt cả ngày, như thế có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Anh Thu, 26 tuổi
Chào bác sĩ!
Công việc của cháu phải sử dụng tai nghe (dây phone) suốt cả ngày, khoảng 10 – 11 tiếng/ngày. Cháu đã mang bầu 5 tuần, vậy việc đeo tai nghe như thế có ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như em bé sau này không thưa bác sĩ?
Xin chân thành cám ơn!
Chào Anh Thu!
Do công việc em phải đeo tai nghe mỗi ngày khoảng 10 – 11 giờ là quá nhiều, nhưng có ảnh hưởng đến thai nhi không thì chưa có nghiên cứu em à.
Với cường độ phải đeo tai nghe nhiều giờ trong ngày và lâu dài như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của em. Em xem nhé, trước đây thính lực giảm thường gặp ở người già, thì nay thính lực giảm gặp ở người trẻ tuổi hơn, do tính chất làm việc như em hoặc do có thói quen nghe nhạc bằng tai nghe.
Giảm thính lực thường không xuất hiện ngay nên người nghe thường chủ quan, mà phải sau nhiều năm người nghe mới có cảm nhận được, một khi phát hiện tai nghe không rõ thì đã muộn, tổn thường khó hồi phục, có thể điếc vĩnh viễn.
Chúc em và bé luôn khỏe mạnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đau tai và ù tai
Câu hỏi bởi: hoa moc lan
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nữ giới nhưng bị đau tai trái. Cháu cũng không nghe rõ lúc nào cũng thấy như bị ù tai, những lúc ho hoặc hít vào thì đau nhiều hơn. Vậy cháu bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Đau tai kèm ù tai và nghe không rõ có thể do viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Viêm tai ngoài như nút ráy tai, nhọt tai ngoài, viêm tai ngoài do nấm,… Bệnh tai giữa như viêm tai giữa cấp – mãn tính, viêm tai giữa có dịch dưới màng nhĩ, tắc vòi nhĩ,… Nói chung là sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra có cùng biểu hiện như trên. Nên để biết chính xác bệnh gì và cách chữa ra sao thì bạn nên đến khám bác sĩ Tai Mũi Họng. Có thể bạn sẽ được nội soi tai, kiểm tra chức năng tai, làm nghiệm pháp Valsalva,…
Theo tôi, khả năng lớn là bạn bị viêm tai giữa cấp. Màng nhĩ sưng, màu đỏ nên trở nên dày hơn và có ít dịch dưới màng nhĩ gây ù và đau tai kèm theo nghe không rõ. Bệnh thường xảy ra sau khi bạn bị cảm cúm hoặc chỉ đau họng nhẹ và hắt xì vài cái. Sau đó, bệnh từ mũi họng lan lên tai theo đường vòi tai. Đây là ống nối tai giữa với họng mũi.
Chúc bạn vui vẻ.
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare