Tuổi dậy thì là giai đoạn gặp phải những thay đổi lớn không chỉ về mặt sinh lý mà còn về mặt tâm lý. Việc giảm bớt căng thẳng là vô cùng cần thiết để tránh dẫn đến bệnh trầm cảm.
Lo lắng, áp lực học hành làm sao để giảm stress?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu mới học lớp 10. Vì mẹ là giáo viên nên cháu hay lo lắng là học không giỏi thì bị phạt. Mỗi lần học bài, cháu học ít vào dù không mở tivi. Cháu hay đau đầu thường xuyên, bị điểm thấp cháu khóc rất nhiều. Kiểm tra thì học rồi nhưng khi làm bài cháu làm không được và cảm thấy rất nản. Cháu hay mất ngủ, hay mệt trong người, hay có cảm giác muốn chết đi cho xong nhưng không làm được. Vậy cháu làm sao để giảm được strees ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Cháu lo lắng cho việc học tập là tốt và hết sức đúng đắn nhưng lo thế nào cho đúng đấy mới là quan trọng. Lo việc học để đạt kết quả tốt thì cháu phải tìm phương pháp học sao cho khoa học và phù hợp với đặc điểm của từng môn. Ví dụ, muốn học môn toán tốt thì trước hết phải nắm chắc lý thuyết, sau đó là biết vận dụng lý thuyết, đó là các định lý, các quy tắc… để giải bài tập. Nếu chưa nắm vững lý thuyết mà cứ lao vào làm bài tập thì có khác gì lao đầu vào vách đá để tìm lối đi.
Cháu quá lo lắng về kết quả học tập không cao thì bị mẹ phạt. Sự lo lắng quá mức đã trở thành áp lực nặng nề đối với cháu, cũng chính do sức ép tâm lý mà tạo lên sự căng thẳng tâm lý, không thể thư giãn được. Hậu quả là cháu đã phải gánh chịu những biểu hiện như sau:
Hay đau đầu
Học bài không tiếp thu được
Khóc nhiều khi bị điểm thấp
Chán nản khi không làm được bài kiểm tra
Hay mất ngủ
Mệt mỏi
Có ý tưởng muốn chết
Tất cả các biểu hiện trên là do áp lực học tập gây căng thẳng tâm lý và làm cháu bị stress. Để giải quyết vấn đề trên, cháu nên tâm sự với mẹ và nói về tình trạng sức khỏe của cháu. Cháu hãy nói với mẹ về các biểu hiện đang có và nói rõ tâm trạng hết sức căng thẳng và mệt mỏi để mẹ biết, cùng mẹ bàn bạc cách thức học tránh tạo áp lực như trong thời gian vừa qua. Cháu cũng nhờ mẹ giúp đỡ giảng giải lại những phần bài học chưa hiểu. Nếu cần thiết thuê gia sư để học lại những kiến thức cơ bản đã bị hỏng.
Cháu hãy thống nhất lại với mẹ rằng, học vừa phải, chậm và chắc. Khi nào kiến thức cơ bản đã vững rồi thì bắt đầu học mở rộng và nâng cao. Có thể một thời gian điểm số chưa cao, mẹ cũng hiểu sẽ không trách cứ và phạt cháu nữa. Như vậy cháu sẽ không phải lo lắng, tâm lý cũng sẽ thoải mái dần và sức ép cũng như áp lực trong học tập cũng không còn nữa. Kết hợp với việc ăn ngủ điều độ, tập thể dục đều đặn hàng ngày, bác tin là các biểu hiện của stress cũng dần dần biến mất khỏi cơ thể của cháu.
Chúc cháu quyết tâm và thành công!
Stress kéo dài có gây biến chứng gì không?
Câu hỏi bởi: hoang nguyen
Chào bác sĩ.
Cháu trước đã được bác sĩ giải đáp về stress và cách phòng tránh. Năm nay cháu 12 rồi, cháu rất lo sợ vừa qua mình bị stress kéo dài và làm suy giảm trí nhớ của cháu. Mỗi ngày đến trường cháu vẫn cười đùa thư giãn bình thường nhưng khi ngồi học thường hay suy nghĩ lung tung gây căng thẳng trong 1 thời gian dài. Như vậy có được coi là stress kéo dài và để lại di chứng gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Để loại bỏ stress thì ngoài tạo môi trường sống và học tập thoải mái dễ chịu thì phải tạo bằng được tâm lý không còn căng thẳng, tức là tâm lý thư giãn mọi lúc mọi nơi, kể cả khi ở trường, khi ngồi học ở nhà và kể cả trong giấc ngủ. Nếu bị stress sẽ khó ngủ, ít ngủ, ngủ hay mơ….
Tình trạng khi ngồi học đầu óc cháu không tập trung, hay suy nghĩ lung tung như vậy là cháu vẫn chưa khỏi bệnh chứ không phải là bị di chứng do stress. Ngoài hiện tượng khi ngồi học cháu suy nghĩ lung tung thì cháu còn biểu hiện gì nữa không?. Nếu còn nhiều biểu hiện khác nữa thì cháu cần phải đến Bệnh viện Tâm thần khám và điều trị cho dứt điểm. Nếu để lâu bệnh sẽ nặng thêm và cháu không thể học tập được nữa.
Chúc cháu quyết tâm và sớm khỏi bệnh!
Bị stress, ngủ không ngon có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị stress. Tối ngủ không được ngon hay thức giấc. Vậy cháu có sao không?
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Rối loạn giấc ngủ do nhiều lí do gây ra:
*Do thói quen trong sinh hoạt:
– Hút thuốc lá, uống cà phê.
– Ăn no trước khi ngủ, ăn nhiều chất khó tiêu.
– Thay đổi thường xuyên lịch làm việc, làm ca đêm không thường xuyên.
– Đi xa thay đổi múi giờ.
– Các stress giây căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
– Ngủ nghỉ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
*Các lí do khác:
– Sử dụng một số thuốc chữa trị có chứa cafêin, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu.
– Do một số bệnh mãn tính như viêm xoang, đau nhức xương, đau đầu, đau dạ dầy….
– Do một số bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, động kinh, tâm thần phân liệt… Mất ngủ có nhiều lí do trong đó có lí do do stress mà cháu không ngủ được. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe cháu phải loại bỏ tình trạng mất ngủ bằng cách tránh và loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cháu. Vệ sinh giấc ngủ. trị liệu bằng phương pháp tâm lý trị liệu như phương phát thư giãn luyện tập, yoga, ngồi thiền…luôn tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy giấc ngủ ngon sẽ trở lại với cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bị trầm cảm, stress do từng bị lạm dụng tình dục
Câu hỏi bởi: My
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi và dạo gần đây bị stress quá nhiều từ việc học tập. Căn bệnh trầm cảm hiện giờ của cháu có một chuyện cực kỳ quan trọng đã làm cho cháu không thể nào nguôi ngoai mà không tìm được người để tâm sự kể cả ba mẹ và những người thân. Gần đây đầu óc cháu cứ căng thẳng thần kinh do không thể thoát khỏi suy nghĩ. Hồi cháu học lớp 5, một người anh họ của cháu đã dụ dỗ cháu mà lúc ấy cháu không nhận thức được nên đã bị dính bẫy của anh, đó là quan hệ tình dục. Nỗi uất ức đó đã theo cháu đến tận hôm qua làm cháu cứ dằn vặt bản thân và muốn tự tử vì mặc cảm, tự ti với bạn bè và lí do làm cho cháu bị trầm cảm khi không dám đối diện với sự thật. Trước đây cháu học hành cũng khá tốt, rồi từ khi cháu quen một bạn trai trong lớp, bị ba mẹ phát hiện và bị nghi ngờ cháu đã làm chuyện không bình thường, nên cháu cứ như người mất hồn. Nhưng bây giờ cháu không thể nào nói với bố mẹ chuyện này được vì mẹ cháu đang có bầu, bố cháu thì cháu không dám nói và ông bà ngoại cháu cũng rất thương cháu, đặt niềm tin vào cháu rất nhiều khiến cháu cảm thấy ray rứt vô cùng. Hơn nữa, năm nay cháu cũng đã học 11 rồi, sắp bước vào kì thi tốt nghiệp mà tâm lí như thế này thì cháu không tập trung được vì lúc nào cũng suy nghĩ về nó. Ngày này qua ngày khác mà cháu chưa giải quyết được khiến cháu bệnh ngày một nặng hơn và chẳng dám tiếp xúc cùng ai. Mong bác sĩ giứp cháu tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất để cháu có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng tinh thần này!
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đang có suy nghĩ căng thẳng và lo lắng, phân tâm về quá khứ từng bị lạm dụng tình dục, cũng như những tình cảm riêng mà khó chia sẻ với người thân. Tuy nhiên, cháu không nên để tâm trạng căng thẳng quá mức như vậy vì rất hại cho sức khỏe, bởi giá trị của mỗi con người phụ thuộc vào chính đạo đức, tính cách, ứng xử, nhận thức và văn hóa, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc còn trong trắng hay không như cháu nghĩ. Do vậy, cháu hãy để quá khứ khép lại và hướng tới tương lai, tương lai phía trước của cháu còn rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón, bên cạnh đó cháu còn có người thân gia đình (ba mẹ, ông bà,…), đây là niềm hạnh phúc mà nhiều bạn cùng lứa chưa chắc đã có được.
Vì thế, điều quan trọng của cháu bây giờ là tập trung cho việc học tập thật tốt, ngoài ra cháu nên hòa đồng, cởi mở với bạn bè và mọi người, cháu có thể chọn thời điểm thuận lợi để tâm sự, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với mẹ, chắc chắn mẹ cháu sẽ thông cảm và hiểu cháu hơn. Cháu cũng nên xin phép ba mẹ tham gia các hoạt động ngoại khóa (giao lưu, hoạt động phong trào, hoạt động từ thiện,…), đồng thời cháu cũng nên sắp xếp thời gian để tập luyện thể dục thể thao (chạy bộ, cầu lông, bóng bàn, bơi lội, tập yoga,…) nhưng tốt nhất là các môn tham gia nhóm, để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần minh mẫn và tăng khả năng tập trung hơn. Khi đó các suy nghĩ tiêu cực chắc chắn sẽ bị đẩy lùi để giành cho các suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, cũng như sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý (đảm bảo ngủ đủ) là cần thiết để cơ thể phát triển toàn diện, hài hòa.
Chúc cháu luôn vui, khỏe!
Triệu chứng trầm cảm do stress trong học tập
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện giờ cháu 17 tuổi. Đang học ở một trường Chuyên của tỉnh. Cách đây gần một năm, tức là những năm học lớp 10, cháu từng có thời kì bị trầm cảm nhẹ. Do có quá nhiều áp lực về việc học tập sách vở quá nặng nề, về giáo viên, về cả các mối quan hệ xung quanh và từ phía gia đình nữa nên cháu đã từng rất suy sụp và bất thần. Sau đó bố mẹ có nhận thấy và đã động viên khích lệ nhiều tháng trời để cháu vượt qua mọi bế tắc khó khăn trong tinh thần mình.
Khoảng thời gian trở lại đây, mọi thứ lại đè nén trở lại và cháu cảm nhận bản thân rơi vào đợt trầm cảm thứ hai còn nặng hơn lần trước. Cháu duy trì ý nghĩ muốn tự sát suốt nhiều tháng nay, cảm thấy tâm trí rối loạn, đầu óc mệt mỏi và không còn muốn nghĩ về việc gì nữa.
Lực học của cháu tụt giảm rõ rệt, vì vậy nên cháu càng suy nghĩ nhiều, không tiếp xúc với ai trong gia đình, từ bé tới lớn cháu lại mắc chứng sợ đám đông nên ròng rã nhiều ngày trời cháu chỉ cắm đầu đi học rồi nhốt mình trong phòng suốt thời gian còn lại. Mấy hôm qua cháu cảm thấy rất mệt, không hiểu mình sống với mục đích gì, cháu thất bại về học hành trên lớp, không thấy bạn bè thân thiết kề cạnh từ khi lên cấp ba, thầy cô cũng không ưa cháu trên lớp học, bố mẹ thì vẫn đặt kỳ vọng rất nhiều.
Nhưng cháu đã không làm được gì và mọi thứ đều tuột dốc hết. Nên cháu đã bất lực nhiều ngày, sống trong sự kìm nén, phải cư xử bình thường mỗi ngày và cứ vào đến phòng là cháu nấc lên khóc rất đau đớn. Ý nghĩ chết đi ngày càng bao trùm lấy toàn bộ trí óc cháu, và tình cờ khi cháu đang tìm hiểu về cách tự tử thì thấy chủ đề về bệnh trầm cảm.
Cháu chỉ muốn tóm lại tình trạng của mình để được nghe câu trả lời từ bác sĩ. Cháu đã cố gắng hết sức và bằng mọi cách để vượt qua mọi chuyện nhưng không thể, mọi lời khuyên cháu được nghe đều chẳng có tác dụng gì. Thứ cháu muốn hiện giờ chỉ có chấm dứt nổi đau tinh thần và kết thúc sự sống của mình mà thôi.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Với các triệu chứng như cháu mô tả cho thấy cháu đang có một tình trạng trầm cảm rất nặng. Trầm cảm nhất là giai đoạn nặng như cháu không thể chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ ngơi, thư giãn, mà phải kết hợp với việc chữa trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lí liệu pháp.
Với tình trạng hiện tại cháu nên nói với bố mẹ và đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình, bệnh càng để lâu thì càng nguy hiểm và khó chữa trị. Cháu có thể đến chuyên khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai hoặc các bệnh viện tâm thần để khám và chữa trị. Bệnh trầm cảm nếu chữa trị đúng cách tỉ lệ ổn định bệnh khá cao 70-80%.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Lo lắng, áp lực học hành làm sao để giảm stress?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu mới học lớp 10. Vì mẹ là giáo viên nên cháu hay lo lắng là học không giỏi thì bị phạt. Mỗi lần học bài, cháu học ít vào dù không mở tivi. Cháu hay đau đầu thường xuyên, bị điểm thấp cháu khóc rất nhiều. Kiểm tra thì học rồi nhưng khi làm bài cháu làm không được và cảm thấy rất nản. Cháu hay mất ngủ, hay mệt trong người, hay có cảm giác muốn chết đi cho xong nhưng không làm được. Vậy cháu làm sao để giảm được strees ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Cháu lo lắng cho việc học tập là tốt và hết sức đúng đắn nhưng lo thế nào cho đúng đấy mới là quan trọng. Lo việc học để đạt kết quả tốt thì cháu phải tìm phương pháp học sao cho khoa học và phù hợp với đặc điểm của từng môn. Ví dụ, muốn học môn toán tốt thì trước hết phải nắm chắc lý thuyết, sau đó là biết vận dụng lý thuyết, đó là các định lý, các quy tắc… để giải bài tập. Nếu chưa nắm vững lý thuyết mà cứ lao vào làm bài tập thì có khác gì lao đầu vào vách đá để tìm lối đi.
Cháu quá lo lắng về kết quả học tập không cao thì bị mẹ phạt. Sự lo lắng quá mức đã trở thành áp lực nặng nề đối với cháu, cũng chính do sức ép tâm lý mà tạo lên sự căng thẳng tâm lý, không thể thư giãn được. Hậu quả là cháu đã phải gánh chịu những biểu hiện như sau:
Hay đau đầu
Học bài không tiếp thu được
Khóc nhiều khi bị điểm thấp
Chán nản khi không làm được bài kiểm tra
Hay mất ngủ
Mệt mỏi
Có ý tưởng muốn chết
Tất cả các biểu hiện trên là do áp lực học tập gây căng thẳng tâm lý và làm cháu bị stress. Để giải quyết vấn đề trên, cháu nên tâm sự với mẹ và nói về tình trạng sức khỏe của cháu. Cháu hãy nói với mẹ về các biểu hiện đang có và nói rõ tâm trạng hết sức căng thẳng và mệt mỏi để mẹ biết, cùng mẹ bàn bạc cách thức học tránh tạo áp lực như trong thời gian vừa qua. Cháu cũng nhờ mẹ giúp đỡ giảng giải lại những phần bài học chưa hiểu. Nếu cần thiết thuê gia sư để học lại những kiến thức cơ bản đã bị hỏng.
Cháu hãy thống nhất lại với mẹ rằng, học vừa phải, chậm và chắc. Khi nào kiến thức cơ bản đã vững rồi thì bắt đầu học mở rộng và nâng cao. Có thể một thời gian điểm số chưa cao, mẹ cũng hiểu sẽ không trách cứ và phạt cháu nữa. Như vậy cháu sẽ không phải lo lắng, tâm lý cũng sẽ thoải mái dần và sức ép cũng như áp lực trong học tập cũng không còn nữa. Kết hợp với việc ăn ngủ điều độ, tập thể dục đều đặn hàng ngày, bác tin là các biểu hiện của stress cũng dần dần biến mất khỏi cơ thể của cháu.
Chúc cháu quyết tâm và thành công!
Stress kéo dài có gây biến chứng gì không?
Câu hỏi bởi: hoang nguyen
Chào bác sĩ.
Cháu trước đã được bác sĩ giải đáp về stress và cách phòng tránh. Năm nay cháu 12 rồi, cháu rất lo sợ vừa qua mình bị stress kéo dài và làm suy giảm trí nhớ của cháu. Mỗi ngày đến trường cháu vẫn cười đùa thư giãn bình thường nhưng khi ngồi học thường hay suy nghĩ lung tung gây căng thẳng trong 1 thời gian dài. Như vậy có được coi là stress kéo dài và để lại di chứng gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Để loại bỏ stress thì ngoài tạo môi trường sống và học tập thoải mái dễ chịu thì phải tạo bằng được tâm lý không còn căng thẳng, tức là tâm lý thư giãn mọi lúc mọi nơi, kể cả khi ở trường, khi ngồi học ở nhà và kể cả trong giấc ngủ. Nếu bị stress sẽ khó ngủ, ít ngủ, ngủ hay mơ….
Tình trạng khi ngồi học đầu óc cháu không tập trung, hay suy nghĩ lung tung như vậy là cháu vẫn chưa khỏi bệnh chứ không phải là bị di chứng do stress. Ngoài hiện tượng khi ngồi học cháu suy nghĩ lung tung thì cháu còn biểu hiện gì nữa không?. Nếu còn nhiều biểu hiện khác nữa thì cháu cần phải đến Bệnh viện Tâm thần khám và điều trị cho dứt điểm. Nếu để lâu bệnh sẽ nặng thêm và cháu không thể học tập được nữa.
Chúc cháu quyết tâm và sớm khỏi bệnh!
Bị stress, ngủ không ngon có làm sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị stress. Tối ngủ không được ngon hay thức giấc. Vậy cháu có sao không?
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Rối loạn giấc ngủ do nhiều lí do gây ra:
*Do thói quen trong sinh hoạt:
– Hút thuốc lá, uống cà phê.
– Ăn no trước khi ngủ, ăn nhiều chất khó tiêu.
– Thay đổi thường xuyên lịch làm việc, làm ca đêm không thường xuyên.
– Đi xa thay đổi múi giờ.
– Các stress giây căng thẳng, lo âu nhiều trong học tập, công việc, hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
– Ngủ nghỉ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
*Các lí do khác:
– Sử dụng một số thuốc chữa trị có chứa cafêin, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu.
– Do một số bệnh mãn tính như viêm xoang, đau nhức xương, đau đầu, đau dạ dầy….
– Do một số bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu, động kinh, tâm thần phân liệt… Mất ngủ có nhiều lí do trong đó có lí do do stress mà cháu không ngủ được. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe cháu phải loại bỏ tình trạng mất ngủ bằng cách tránh và loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cháu. Vệ sinh giấc ngủ. trị liệu bằng phương pháp tâm lý trị liệu như phương phát thư giãn luyện tập, yoga, ngồi thiền…luôn tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy giấc ngủ ngon sẽ trở lại với cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bị trầm cảm, stress do từng bị lạm dụng tình dục
Câu hỏi bởi: My
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi và dạo gần đây bị stress quá nhiều từ việc học tập. Căn bệnh trầm cảm hiện giờ của cháu có một chuyện cực kỳ quan trọng đã làm cho cháu không thể nào nguôi ngoai mà không tìm được người để tâm sự kể cả ba mẹ và những người thân. Gần đây đầu óc cháu cứ căng thẳng thần kinh do không thể thoát khỏi suy nghĩ. Hồi cháu học lớp 5, một người anh họ của cháu đã dụ dỗ cháu mà lúc ấy cháu không nhận thức được nên đã bị dính bẫy của anh, đó là quan hệ tình dục. Nỗi uất ức đó đã theo cháu đến tận hôm qua làm cháu cứ dằn vặt bản thân và muốn tự tử vì mặc cảm, tự ti với bạn bè và lí do làm cho cháu bị trầm cảm khi không dám đối diện với sự thật. Trước đây cháu học hành cũng khá tốt, rồi từ khi cháu quen một bạn trai trong lớp, bị ba mẹ phát hiện và bị nghi ngờ cháu đã làm chuyện không bình thường, nên cháu cứ như người mất hồn. Nhưng bây giờ cháu không thể nào nói với bố mẹ chuyện này được vì mẹ cháu đang có bầu, bố cháu thì cháu không dám nói và ông bà ngoại cháu cũng rất thương cháu, đặt niềm tin vào cháu rất nhiều khiến cháu cảm thấy ray rứt vô cùng. Hơn nữa, năm nay cháu cũng đã học 11 rồi, sắp bước vào kì thi tốt nghiệp mà tâm lí như thế này thì cháu không tập trung được vì lúc nào cũng suy nghĩ về nó. Ngày này qua ngày khác mà cháu chưa giải quyết được khiến cháu bệnh ngày một nặng hơn và chẳng dám tiếp xúc cùng ai. Mong bác sĩ giứp cháu tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất để cháu có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng tinh thần này!
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu đang có suy nghĩ căng thẳng và lo lắng, phân tâm về quá khứ từng bị lạm dụng tình dục, cũng như những tình cảm riêng mà khó chia sẻ với người thân. Tuy nhiên, cháu không nên để tâm trạng căng thẳng quá mức như vậy vì rất hại cho sức khỏe, bởi giá trị của mỗi con người phụ thuộc vào chính đạo đức, tính cách, ứng xử, nhận thức và văn hóa, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc còn trong trắng hay không như cháu nghĩ. Do vậy, cháu hãy để quá khứ khép lại và hướng tới tương lai, tương lai phía trước của cháu còn rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón, bên cạnh đó cháu còn có người thân gia đình (ba mẹ, ông bà,…), đây là niềm hạnh phúc mà nhiều bạn cùng lứa chưa chắc đã có được.
Vì thế, điều quan trọng của cháu bây giờ là tập trung cho việc học tập thật tốt, ngoài ra cháu nên hòa đồng, cởi mở với bạn bè và mọi người, cháu có thể chọn thời điểm thuận lợi để tâm sự, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với mẹ, chắc chắn mẹ cháu sẽ thông cảm và hiểu cháu hơn. Cháu cũng nên xin phép ba mẹ tham gia các hoạt động ngoại khóa (giao lưu, hoạt động phong trào, hoạt động từ thiện,…), đồng thời cháu cũng nên sắp xếp thời gian để tập luyện thể dục thể thao (chạy bộ, cầu lông, bóng bàn, bơi lội, tập yoga,…) nhưng tốt nhất là các môn tham gia nhóm, để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần minh mẫn và tăng khả năng tập trung hơn. Khi đó các suy nghĩ tiêu cực chắc chắn sẽ bị đẩy lùi để giành cho các suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, cũng như sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý (đảm bảo ngủ đủ) là cần thiết để cơ thể phát triển toàn diện, hài hòa.
Chúc cháu luôn vui, khỏe!
Triệu chứng trầm cảm do stress trong học tập
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện giờ cháu 17 tuổi. Đang học ở một trường Chuyên của tỉnh. Cách đây gần một năm, tức là những năm học lớp 10, cháu từng có thời kì bị trầm cảm nhẹ. Do có quá nhiều áp lực về việc học tập sách vở quá nặng nề, về giáo viên, về cả các mối quan hệ xung quanh và từ phía gia đình nữa nên cháu đã từng rất suy sụp và bất thần. Sau đó bố mẹ có nhận thấy và đã động viên khích lệ nhiều tháng trời để cháu vượt qua mọi bế tắc khó khăn trong tinh thần mình.
Khoảng thời gian trở lại đây, mọi thứ lại đè nén trở lại và cháu cảm nhận bản thân rơi vào đợt trầm cảm thứ hai còn nặng hơn lần trước. Cháu duy trì ý nghĩ muốn tự sát suốt nhiều tháng nay, cảm thấy tâm trí rối loạn, đầu óc mệt mỏi và không còn muốn nghĩ về việc gì nữa.
Lực học của cháu tụt giảm rõ rệt, vì vậy nên cháu càng suy nghĩ nhiều, không tiếp xúc với ai trong gia đình, từ bé tới lớn cháu lại mắc chứng sợ đám đông nên ròng rã nhiều ngày trời cháu chỉ cắm đầu đi học rồi nhốt mình trong phòng suốt thời gian còn lại. Mấy hôm qua cháu cảm thấy rất mệt, không hiểu mình sống với mục đích gì, cháu thất bại về học hành trên lớp, không thấy bạn bè thân thiết kề cạnh từ khi lên cấp ba, thầy cô cũng không ưa cháu trên lớp học, bố mẹ thì vẫn đặt kỳ vọng rất nhiều.
Nhưng cháu đã không làm được gì và mọi thứ đều tuột dốc hết. Nên cháu đã bất lực nhiều ngày, sống trong sự kìm nén, phải cư xử bình thường mỗi ngày và cứ vào đến phòng là cháu nấc lên khóc rất đau đớn. Ý nghĩ chết đi ngày càng bao trùm lấy toàn bộ trí óc cháu, và tình cờ khi cháu đang tìm hiểu về cách tự tử thì thấy chủ đề về bệnh trầm cảm.
Cháu chỉ muốn tóm lại tình trạng của mình để được nghe câu trả lời từ bác sĩ. Cháu đã cố gắng hết sức và bằng mọi cách để vượt qua mọi chuyện nhưng không thể, mọi lời khuyên cháu được nghe đều chẳng có tác dụng gì. Thứ cháu muốn hiện giờ chỉ có chấm dứt nổi đau tinh thần và kết thúc sự sống của mình mà thôi.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Với các triệu chứng như cháu mô tả cho thấy cháu đang có một tình trạng trầm cảm rất nặng. Trầm cảm nhất là giai đoạn nặng như cháu không thể chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ ngơi, thư giãn, mà phải kết hợp với việc chữa trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lí liệu pháp.
Với tình trạng hiện tại cháu nên nói với bố mẹ và đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình, bệnh càng để lâu thì càng nguy hiểm và khó chữa trị. Cháu có thể đến chuyên khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai hoặc các bệnh viện tâm thần để khám và chữa trị. Bệnh trầm cảm nếu chữa trị đúng cách tỉ lệ ổn định bệnh khá cao 70-80%.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare