Những sở thích lạ lùng báo hiệu bệnh tâm lý


4,226
1
1
Xu
53
Đôi khi những sở thích, thói quen lạ lùng lại đưa ra dấu hiệu mắc bệnh tâm lý. Khi phát hiện ra dấu hiệu này, cần đưa người bệnh đi khám để chữa trị kịp thời.

Bệnh tâm lý


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Năm nay con 26t, con hay suy nghĩ đến và vẽ ra những câu chuyện không có mà những câu chuyện đó có lúc tốt lúc không tốt. Con cố gắng không suy nghĩ nữa nhưng lâu lâu nó lại đến nhất là lúc con không nói chuyện hay khi đang lái xe, kể cả lúc ngủ con cũng chìm trong suy nghĩ. Lúc trước con từng bị tổn thương tình cảm. Bác cho con hỏi có phải thần kinh của con có vấn đề hay không.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Theo những thông tin bạn chia sẻ có liên quan rất nhiều đến khái niệm tư duy. Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ảnh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái quát, từ đó ta có thể nắm được bản chất và quy luật phát triển của sự vật và hiện tượng.
Quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở của cảm giác, tri giác, kiến thức, trí nhớ, sự tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, phán đoán suy luận.
Một tư duy được gọi là bình thường khi nó phù hợp với thực tế khách quan và phù hợp với những chuẩn mực được đại đa số mọi người trong cộng đồng thừa nhận. Tư duy được biểu lộ ra ngoài bằng lời nói và chữ viết. Những biểu hiện cơ bản rối loạn tư duy:
1. Rối loạn ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy, về cả nội dung lẫn hình thức. Hình thức tư duy là cách thức bệnh nhân liên kết các ý tưởng với nhau, cách liên tưởng của các ý tưởng, tất cả tạo ra hình thức tư duy của con người. Nội dung tư duy là chủ đề bệnh nhân suy nghĩ như nội dung của các ý tưởng, niềm tin, mối bận tâm … tuy nhiên sự phân biệt giữa hình thức và nội dung của tư duy thực ra chỉ có tính quy ước vì hai mặt này luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nội dung tư duy quyết định ngôn ngữ và ngoài ra nó còn liên quan đến các hoạt động tâm thần khác như trí nhớ, trí tuệ, ý thức, cảm xúc …
2. Các rối loạn nội dung tư duy:
– Là những ý tưởng quá mức, chiếm ưu thế trong ý thức và chi phối nhân cách bệnh nhân, bệnh nhân không thể phê phán và được duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt, bệnh nhân luôn tập trung vào ý tưởng này…
– Ám ảnh:
Là một ý tưởng, một suy nghĩ hay là một khuynh hướng chiếm lĩnh lấy tâm trí của bệnh nhân một cách dai dẳng, thường là không phù hợp với thực tế, bệnh nhân biết đó là sai và cố gắng xua đuổi đi song không thể được, điều này làm cho bệnh nhân lo sợ. Để chống lại sự lo sợ này thường thì bệnh nhân có những lời nói, động tác hoặc một hành động để tự trấn an mình, ta gọi đó là những nghi thức.
Ám ảnh có 3 biểu hiện khác nhau: +Ý tưởng ám ảnh, + Sợ ám ảnh, + Xung động ám ảnh hay xung động lo sợ
– Hoang tưởng:
Hoang tưởng là những ý tưởng, những phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, bệnh nhân tin là hoàn toàn chính xác, không thể nào giải thích, đả thông được. Hoang tưởng chỉ mất đi khi bệnh tâm thần thuyên giảm. Hoang tưởng là triệu chứng chủ yếu của trạng thái loạn thần.
Hoang tưởng có rất nhiều chủ đề khác nhau như: hoang tưởng bị hại , hoang ghen tuông, hoang tưởng kiện cáo, hoang tưởng nghi bệnh, hoang tưởng tự cao…
3. Các rối loạn tư duy toàn bộ:
Nghĩa là vừa rối lọan cả nội dung lẫn hình thức tư duy, rối loạn loại nầy có những triệu chứng như : Tư duy phi thực tế: Tư duy tự kỷ, Tư duy thần bí: Tư duy phi lôgic: Lý luận bệnh lý: Tư duy nghèo nàn: Tâm thần tự động ( là một trạng thái nhận thức rất đặc biệt của tư duy về hoạt động tâm thần của mình, trong trạng thái này bệnh nhân không còn kiểm soát được hoạt động tâm thần của mình và giới hạn của bản thân cũng bị mất đi).
Như vậy rất có thể bạn bị rối loạn tư duy. Để có chẩn đoán chính xác bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa tâm thần, bác sỹ khám trực tiếp và có hướng cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhanh ổn định.

Rất dễ nổi nóng, tức giận, hay quên, thích ở một mình, có phải bị bệnh tâm lý?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Cháu năm nay 17 tuổi. Cháu rất dễ nổi nóng và tức giận, hay quên, cháu không muốn tiếp xúc với ai hết, mỗi khi ai bắt chuyện cháu đều thấy khó chịu không muốn trả lời và đặc biệt trong đầu cháu lúc nào cũng tưởng tượng ra một cuộc sống cụ thể là cháu nằm một chỗ và tưởng tượng mình đi học, ăn cơm,. .. Cháu có hỏi một số người bạn thì có bạn nói là tâm lý mới lớn nó thế có bạn lại bảo coi chừng trầm cảm nhưng cháu vẫn nói chuyện với mọi người, vẫn cười nói chỉ là so với tiếp xúc với một người nào đó thì cháu thích ở một mình hơn. Vậy cháu có bị bệnh tâm lý gì không bác sĩ và nếu cháu bị bệnh thì cháu nên làm gì để chữa?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Biểu hiện tâm sinh lý bất thường như ở bạn có thể gặp ở lứa tuổi mới lớn, thường có tính nóng vội. Bạn cần bình tĩnh kiểm chứng lại những hành động của mình và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Từng tự tử, lúc nào cũng muốn ở cạnh người yêu có phải bị bệnh tâm lý không?


Câu hỏi bởi: Yêu mãi 1người

Chào bác sĩ.

Em năm nay 19 tuổi, là nữ giới. Em đã có người yêu và yêu nhau đã được 3 năm 1 tháng 6 ngày. Chúng em yêu nhau thật lòng và sâu đậm, nhưng chia tay rồi quay lại nhiều lần. Lần nào em cũng suy nghĩ tiêu cực. Em đã từng tự tử và nghiêm trọng nhất là 1 lần em uống 19 viên thuốc an thần, không đi sổ ruột mà chỉ nằm ở nhà ngủ và tự động hết tác dụng của thuốc. Lần thứ 2 em cắt cổ tay và được người yêu đưa đi cấp cứu. Lần thứ 3 cách đây 1 tuần, em uống 10 viên thuốc ngủ, cũng không đi sổ ruột mà để tự hết tác dụng. Nhưng lần này em tử tự khi ở xa gia đình và người yêu chứ không phải ở nhà hay ở bên người yêu. Em nằm 1 mình trong phòng trọ và có cảm giác em sẽ chết. Em đã nói những câu nói như để trăn trối cuối cùng. Nhưng sau đó em chỉ bị mệt, đau đầu chứ không có chuyện gì cả. Em đã về bên người yêu của em, những ngày ở bên người yêu em thật sự hạnh phúc, không lo lắng, suy nghĩ, sợ hãi gì cả. Thế mà khi em quay lại phòng trọ, em sợ, sợ cảm giác em sẽ chết, sợ không gian yên tĩnh dù trước đây em muốn ở 1 mình. Nhưng bây giờ em thực sự rất sợ, em không dám ngủ, em chỉ muốn người yêu em ở bên và ôm em để em quên đi cảm giác này. Bác sĩ cho em hỏi có phải em đang bị bệnh tâm lý đúng không ạ? Mong nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào em.

Em mới 19 tuổi, còn rất trẻ, một lứa tuổi rất đẹp tựa trăng rằm. Một lứa tuổi đầy mộng mơ và nhiều hoài bão. Em đã yêu quá sớm từ lứa tuổi học trò chưa đầy 16. Có thể nói tình yêu của tuổi học trò là tình yêu đầy cảm tính bởi lứa tuổi đó gần nhau thích nhau, rồi mến nhau và yêu nhau. Đó là lứa tuổi chưa biết nhìn xa và chưa biết lường hết các trường hợp xảy ra của chiều dài thời gian cuộc sống. Chính vì thế mà các em yêu thật lòng và sâu đậm theo cái nghĩa thực dụng của nó và rồi các em đã chia tay rồi quay lại nhiều lần. Mỗi lần như vậy là một lần em đã đi đến hành động tiêu cực.

Em nói là các em yêu nhau thật lòng và sâu đậm, nhưng sao lại chia tay nhau nhiều lần đến như vậy? Yêu thật lòng và chia tay, hai từ đó không bao giờ đi đôi với nhau cả. Không hiểu bạn em bao nhiêu tuổi và bạn em có đánh giá tình yêu giữa anh ta và em có giống sự nhận xét của em hay không?

Nghe em kể những hành động tiêu cực mà tôi sởn cả gai ốc. Có lẽ đây là lần đầu tiên tiên tôi được nghe kể về một mối tình yêu thật lòng và sâu đậm mà lại nhiều lần chia tay rồi quay lại và nhiều lần dùng thuốc tự tử, thậm chí là đã 2 lần cắt cổ tay tự sát. Uống thuốc để tự tử thì có thể dễ thực hiện còn cắt cổ tay là một hành động quyết liệt, cao độ mà ở người trong trạng thái bất thường mới dám và có thể làm được, thế mà em đã làm 2 lần như vậy. Không hiểu vì những lý do gì trong các lần đó mà các em đã dẫn đến chia tay? Do em hay do bạn trai? Mỗi lần như vậy có lẽ vì sợ em chết nên bạn em đã quay lại với em đúng không? Còn thực ra anh ta cũng muốn rời xa em ngay từ lần đầu tiên tiên rồi đúng không? Và em làm như vậy cũng do chán đời vì không được bạn của em yêu em thực sự, đồng thời cũng để doạ và níu kéo tình yêu của anh ta đúng không?

Lần cuối cùng tự tử em đã thực hiện ở xa gia đình và người yêu, em đã quyết tâm ra đi nhưng lại một lần nữa bất thành. Bây giờ nhìn lại em đã sợ, sợ cảm giác bị chết, sợ không gian yên tĩnh, sợ ở một mình. Em lúc này rất muốn có người yêu bên cạnh và ôm em để không nhớ cảm giác sợ hãi đó. Những lần như vậy gia đình em có biết không và có thái độ thế nào? Với tôi, nếu tôi có một người con gái như em thì rất buồn và đó là một bất hạnh của cuộc đời. Một đứa con gái 19 tuổi, đáng lẽ ở độ tuổi đó phải có ý chí vươn lên trong học tập để đạt những ước mơ cao xa. Nhưng với em chỉ là một thứ tình cảm thực dụng tầm thường, để rồi đã nhiều lần có ý định ra đi mãi mãi mà phụ công lao của cha mẹ. Có một lúc nào đó em có nghĩ đến gia đình, nghĩ đến anh chị em ruột thịt, nghĩ đến bạn bè và nghĩ đến công lao vất vả muôi dưỡng của cha mẹ không? Hay em chỉ nghĩ tới một tình yêu theo bản năng muôn thuở…

Trường hợp về em, tôi thấy rất không bình thường. Bởi một người bình thường không thể làm được như em. Em đã hỏi thì tôi cũng rất thật lòng mà nói với em rằng em đã bị rối loạn tâm thần. Đó là bệnh của những người có nhân cách yếu, bệnh này do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Em có thể tới khoa Tâm thần khám và chữa trị nhé.

Chúc em mau khỏi bệnh!

Hay cáu gắt, bực bội, lo sợ, hay quên, trí nhớ giảm sút, khó tập trung có phải mắc bệnh tâm lý?


Câu hỏi bởi: Nguyễn

Thưa bác sĩ!

Năm nay con 20 tuổi, đang là sinh viên năm 2 đại học. Năm con 17 tuổi, có xảy ra vấn đề gia đình lẫn tình cảm. Từ thời gian đó, con hay cáu gắt, bực bội trong người, dễ lớn tiếng, bực mình với người khác. Cuộc sống của con cũng dần thay đổi. Trong người con lúc nào cũng lo lắng, bứt rứt, bất an, sợ đủ điều,… Dần về sau, con cảm thấy trí nhớ giảm rất nhiều, con hay quên, học hành khó tập trung,… Trước khi vấn đề gia đình và tình cảm xảy ra, con thấy bản thân rất vui vẻ, lạc quan, rất khó bực bội, cáu gắt. Bác sĩ cho con hỏi có phải những vấn đề gia đình, tình cảm đã tác động đến con phải không? Và con có đang mắc bệnh tâm lý gì không? Làm sao để xử lý?

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Nhận biết những dấu hiệu của stress là rất quan trọng để kịp thời điều chỉnh, xử lý và chữa trị. Stress tác động đáng kể đến toàn bộ cuộc sống bằng cách gây ra:

Nỗi đau tinh thần.

Than phiền về sức khoẻ cơ thể.

Thay đổi thái độ ứng xử.

Những rắc rối trong mối quan hệ với những người xung quanh và ở nơi làm việc.

Những người bị stress có thể có bất kỳ triệu chứng nào trong số các biểu hiện sau đây:

Về tâm lý:

Lo âu, hay sợ hãi và dễ nổi cáu.

Cảm xúc thay đổi nhanh chóng.

Giảm khả năng tập trung chú ý.

Về cơ thể:

Mệt mỏi.

Đau đầu.

Cảm giác căng thẳng cơ bắp.

Ăn kém ngon miệng.

Về hành vi:

Khó tập trung chú ý vào một công việc nào đó.

Phản ứng quá mức, khó kiềm chế bản thân.

Khó ngủ, ít ngủ.

Căng thẳng tâm lý khó thư giãn.

Về quan hệ với người khác:

Hay cãi cọ và bất đồng.

Phụ thuộc vào người khác, thiếu tính độc lập và quyết đoán.

Qua trình bày của cháu bác thấy cháu biểu hiệu khá đầy đủ các biểu hiện của một người bị stress. Trong thời gian vừa qua do gia đình cháu có xảy ra một số vấn đề và bản thân cháu cũng có sự cố về tình cảm. Chính do các vấn đề đó, là các sang chấn tâm lý gây lên tình trạng stress ở cháu và sinh ra các biểu hiện đang triệu chứng ở cháu. Điều trị về stress thuộc chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Cháu hãy tới bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc các bệnh viện Tâm thần tuyến Trung ương để được khám và chữa trị. Stress cần được chữa trị bằng các liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc, bệnh sẽ ổn định tốt và cháu lại có thể học tập và làm việc bình thường mà thôi.

Chúc cháu nhanh khỏi bệnh.

Thủ dâm 1 mình có tác động đến sức khỏe không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ ơi, em tự thủ dâm một mình, xuất tinh liên tục, xin hỏi có tác động đến sức khoẻ không?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em!

Theo như mô tả, em tự thủ dâm một mình, xuất tinh liên tục, sẽ gây tác động đến sức khỏe. Hậu quả của việc xuất tinh quá nhiều là mệt mỏi, gân cốt nhão trùng, không thấy lực, mắt lõm sâu, quầng mắt thâm, mắt không thấy hồn, 2 tay lạnh lẽo, trí lực giảm, suy tư chậm chạp. Thủ dâm liên tục làm cho tuyến tiền liệt thường xuyên rơi vào trạng thái xung huyết tràn lan, mãn tính, giống như biến đổi bệnh lý viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây eo lưng đau mỏi, đái rắt không ổn định, cuối lúc đi tiểu hoặc sau khi đi đại tiện, niệu đạo có tràn dịch trắng. Trở ngại về chức năng tình dục thường thấy sau hôn nhân là xuất tinh sớm hoặc liệt dương.

Thường xuyên thủ dâm còn có thể mắc một thứ bệnh tâm lý là gặp phải kích thích cảm giác tình dục hơi mạnh một chút là không kiềm chế được và tiến hành thủ dâm. Kích thích thủ dâm mạnh làm cho quá trình xuất tinh ngắn đi rõ rệt và bệnh tình sẽ phát triển đến chỗ cứ gặp kích thích tình dục thì không cần thủ dâm cũng tự động hứng tình xuất tinh. Đến mức ấy thì sau khi kết hôn chỉ cần tiếp xúc với đối phương là xuất tinh ngay và không làm cách nào mà sinh hoạt tình dục được.

Để tránh có những thời gian rỗi ngồi nghĩ lung tung để dẫn đến việc phải thủ dâm, em nên tự tìm cho mình một thú vui khác. Chẳng hạn: tán ngẫu với bạn bè (đừng bàn luận đến các vấn đề về sex); tham gia các hoạt động phong trào với các tổ chức dành cho tuổi của em; tham gia các hoạt động xã hội; tăng cường rèn luyện thể thao, nếu em say mê rèn luyện được một môn thể thao nào đó thì càng tốt; rảnh rỗi thì đi du lịch cùng gia đình, bạn bè… Nhớ là hạn chế xem những tranh ảnh nóng, xem phim kích dục.

Chúc em vui khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl