Mề đay có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là dị ứng thực phẩm hoặc thời tiết. Với những trường hợp này, chúng ta cần cảnh giác để chọn cách đối phó thật phù hợp.
Nổi mề đay do dị ứng
Câu hỏi bởi: Triển
Vợ em bị nổi mề đay sau khi ăn thịt trâu nay đã gần một tuần, uống thuốc thì hết nhưng hết thuốc lại nổi xin bác sĩ cho tư kiến
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn:
Như vậy vợ bạn bị dị ứng nổi mề đay,nguyên nhân chưa hẳn là do ăn thịt trâu. tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân và phương pháp điều trị em tự liên hệ tìm nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị.
Nguyên nhân nổi mề đay hay y học gọi là căn nguyên gây bệnh mề đay rất phức tạp. Có thể là nguyên nhân bên trong cơ thể, nguyên nhân từ môi trường bên ngoài hay thậm chí không rõ nguyên nhân. Trên cùng một bệnh nhân mề đay có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mề đay cùng kết hợp. Thông thường sẽ có một số căn nguyên như sau:
Nguyên nhân nổi mề đay thông thường
Do thức ăn: Những thức ăn dễ gây nổi mề đay, dị ứng thường gặp là trứng, sữa, cá biển, tôm, cua, rượu, bia ….. Bạn cần nhớ rằng, những thức ăn lành nhất cũng có thể gây bệnh.
Do thuốc: Trong rất nhiều trường hợp, thuốc lại có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Các loại thuốc có khả năng gây mề đay nhiều nhất là kháng sính, trong đó nhóm beta-lactam có tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là nhóm cyclin macrolid. Mề đay có thể xẩy ra sau khi uống thuốc hoặc sau khi uống vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm với sốt, nổi hạch.
Do tác nhân đường hô hấp: Người bệnh có thể nổi mề đay khi hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc vv….
Do nhiễm trùng: Khi nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C hay vi khuẩn ở tai, mũi, họng …
Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học
Mề đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại son, phấn, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay vv… Chất bảo quản thực phẩm hay mầu thực phẩm cũng có thể gây nổi mề đay.
Nguyên nhân nổi mề đay do tác nhân vật lý
Là các yếu tốt vật lý bên ngoài bao gồm như:
– Da vẽ nổi
– Mề đay do vận động, stress
– Mề đay do chèn ép, rung động
Nguyên nhân nổi mề đay từ các bệnh nội khoa, mãn tính
Mề đay có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh hệ thống như lupus hay bệnh về nội tiết như bệnh tuyến giáp, tiểu đường….
Nổi mề đay do một số nguyên nhân khác: như nóng, lạnh, do di truyền hoặc không có nguyên nhân
Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay nên người bệnh cần chú ý mới có thể giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân để có thể điều trị được. Khi có các triệu chứng như phù môi, sưng mặt hay khó thở bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để được cấp cứu nếu cần.
Phương pháp điều trị bằng thuốc tây y:
Thuốc uống: Bệnh nhân có thể uống các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp như: Chlopheniramin (thuốc kháng Histamin thế hệ 1) hoặc Claritine. Hay 1 số loại không gây buồn ngủ như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
Thuốc bôi: Trường hợp ngứa nhiều có thể dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm, hoặc dùng corticoid dạng bôi.Liều lượng, cách dùng ghi trên bao bì.
Ưu điểm: Bệnh nhân thấy hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi
Nhược điểm:
Chỉ giảm triệu chứng khả năng tái phát cao. Dùng tây y triệu chứng có thể giảm nhanh nhưng khó khỏi hoàn toàn được vì chỉ mới điều trị triệu chứng chưa điều trị được tận gốc của bệnh. Có thể giải thích như sau các loại thuốc trên ngăn hiện tượng giải phóng histamin làm giảm triệu chứng bệnh, nhưng nguyên nhân tại sao histamine được giải phóng thì nó chưa ngăn được, bạn có thể so sánh dùng thuốc kháng histamine như dùng thuốc hạ sốt vậy, thuốc làm cho cơ thể hạ sốt tạm thời, nhưng nguyên nhân gây ra sốt thì thuốc đó không giải quyết được nên nếu bạn không chữa dứt điểm nguyên nhân gốc rễ thì sau 4-6 tiếng hết thuốc bạn lại sốt lại như thường và như vậy bạn phải dùng thuốc thường xuyên cả đời, thuốc hết tác dụng lại phải bổ sung lượng thuốc mới và hiệu quả ngày càng giảm.
Thuốc nhiều tác dụng phụ như: làm giãn tĩnh mạch, hại dạ dày, gan, thận
Đó là nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân phản ánh là uống thuốc tây y chỉ đỡ được một thời gian, dừng thuốc bệnh lại tái phát có thể còn nặng hơn.
Phương pháp dùng các mẹo dân gian: Như hơ nóng mảng vó hoặc giẻ để chườm vào chỗ nổi mẩn, uống nước canh gừng, tắm bằng nước lá khế chua….
Ưu điểm: Dễ thực hiện, rẻ tiền, bệnh nhân có cảm giác giảm ngứa hoặc phù
Nhược điểm: Không chữa khỏi được bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ và chỉ hiệu quả đối với bệnh nhẹ, một số trường hợp tắm nước lá lung tung không đun sôi có thể bị nhiễm khuẩn nhất là những trường hợp da đang bị tổn thương làm bệnh nhân bị bội nhiễm.
Phương pháp dùng các loại cây thuốc nam theo hướng truyền miệng: rất nhiều bệnh nhân truyền nhau sử dụng các loại cây như lá đơn đỏ, cây chó đẻ răng cưa, cây hẹ, cây cà gai leo đun nước uống để chữa mề đay.
Ưu điểm: Bệnh nhân dễ sử dụng, ít tốn kém, một số người bệnh có hiện tượng giảm bệnh.
Nhược điểm: Bệnh khó khỏi được hoàn toàn do các loại cây thuốc trên cũng có tác dụng mát gan giải độc giảm dị ứng, tuy nhiên nếu dùng đơn lẻ thì thuốc chưa đủ để phát huy tác dụng, liều lượng mà người bệnh sử dụng cũng tuỳ ý nên hiệu quả không cao, đôi khi còn phản tác dụng. Tôi đơn cử như cây cà gai leo là cây có độc nhẹ, khi sử dụng làm thuốc phải được bào chế hoặc sử dụng cùng các loại được liệu khác để loại bỏ độc tính và tăng hiệu quả điều trị. Rất nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng trong thời gian dài, số lượng lớn gây ra suy thận. Liều lượng sử dụng cũng phải được cân nhắc chính xác cho từng người bệnh.
Như vậy có thể thấy các cây thuốc Nam vẫn phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hiệu quả điều trị sẽ không cao, đôi khi còn làm hại cơ thể.
Trên đây, tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa dưới góc độ chuyên môn. Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp em hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.
Em có thể cho vợ em đến BS chuyên khoa da liễu có uy tín khám và điều trị.
Chúc gia đình em mạnh khỏe.
Dị ứng mề đay do thời tiết
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu đang bị dị ứng mề đay chắc do thời tiết, dạo này trời lạnh. Cháu xin bác sĩ giải đáp giúp cháu là có nên dùng thuốc chống dị ứng histamin không hay là để tự khỏi? Cháu nghe nói là có 2 loại mề đay là cấp và mãn, vậy cháu là dạng nào ạ? Cháu không có thời gian đi bệnh viện, ở chỗ cháu có tiệm thuốc tây, vậy cháu ra mua thuốc uống được không ạ? Nhưng điều cháu ngại nhất là tác dụng phụ của thuốc.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả, bạn bị mày đay do thời tiết lạnh, nhưng không rõ bạn đã đi khám ở đâu chưa và đã xác định chính xác tình trạng tổn thương hay chưa. Nếu đúng tổn thương là mày đay (mề đay) thì khi tổn thương kéo dài trên 8 tuần là mề đay mãn tính, dưới 8 tuần là mề đay cấp tính. Mề đay có thể do rất nhiều lí do gây ra như thời tiết (thời tiết thay đổi, thời tiết nóng, lạnh), thực phẩm, thuốc, hoá chất, vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh hệ thống, bệnh nội tiết, do di truyền,…
Việc phòng tránh và khống chế các yếu tố gây khởi phát bệnh mề đay đóng vai trò quan trọng trong chữa trị bệnh. Các thuốc kháng histamin thường chỉ giúp chữa trị biểu hiện bệnh, cụ thể là giảm ngứa. Do vậy, để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và tìm lí do, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc dị ứng. Việc tự ý sử dụng thuốc bôi hoặc uống có thể khiến cho tình trạng tổn thương khó chữa trị hơn, thậm chí bệnh nặng thêm và gây biến chứng, nên khi sử dụng thuốc, bạn cần theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Sau sinh con được 6 tháng mình bị bị dị ứng mề đay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Mình tên là Hoài Thương, năm nay 23 tuổi, từ sau sinh con được 6 tháng mình bị bị dị ứng mề đay đã khám bệnh nhiều nơi xét nghiệm gan đều không sao. Nếu dùng thuốc bác sĩ kê đơn thì đỡ, dừng uống thì lại dị ứng ngay. Hiện tại con nhà mình được 2 tuổi. Xin hỏi bác sĩ có cách gì giúp mình khỏi hẳn không?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Mề đay hay dị ứng, ngoài việc uống thuốc cần tìm được lí do gây dị ứng, thường lí do là thức ăn. Bạn cần tìm hiểu kỹ kết hợp thử nghiệm để phát hiện được chúng, để tránh thì bệnh mề đay hay dị ứng mới khỏi được.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dị ứng nổi mề đay, đùi và chân mẩn đỏ, đau, ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ, cháu 20 tuổi, đã từng bị nấm da đùi và chân. Nhưng giờ cháu bị dị ứng nổi mề đay, gãi sưng to, đùi và chân đều mẩn đỏ, đau, ngứa. Cháu bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào cháu! Hiện tại da cháu đang bị dị ứng. Có thể cháu đã dị ứng với thuốc bôi nấm do không thích hợp. Cháu nên ngừng ngay các thuốc đang dùng và tới gặp bác sĩ Da Liễu để điều trị hết tình trạng dị ứng da. Thân ái!
Làm sao để chữa dứt điểm ngứa do dị ứng và nổi mề đay?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 23 tuổi, quanh năm tôi rất hay bị ngứa, bệnh từ lúc nhỏ, đã đi khám ở nhiều Bệnh viện Da liễu, Ký sinh trùng. Bác sĩ xét nghiệm máu nhiều lần nhưng đều đưa ra chẩn đoán là ngứa do dị ứng, nổi mề đay mãn tính, ngứa do virus Hp dạ dày… nhưng chữa trị và dùng thuốc vẫn không khỏi. Không ăn gì cũng ngứa, không ra ngoài đường ở trong nhà tránh gió vẫn ngứa. Mỗi ngày nổi rất nhiều lần và nổi nhiều nhất ở cổ, xung quanh mặt, lưng, bụng, bắp tay và đùi, rất khó chịu. Dạo này lại càng lúc càng ngứa làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt của tôi. Vậy không biết tôi bị bệnh gì và có phương pháp chữa trị nào dứt điểm không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Nếu bạn đã đi khám nhiều nơi mà đều đưa ra kết quả là dị ứng hoặc mề đay, đồng thời bệnh không thấy đột biến khác thường. Như vậy bạn an tâm là mình không bị bệnh gì nguy hiểm, bệnh chỉ có thế, có điều là chưa tìm được thuốc dặc hiệu (ưa thuốc) cho mình thôi. Không biết bạn đã dùng đến thuốc Ketotiphen chưa? Đây là thuốc chữa hen phế quản, mề đay, viêm mũi dị ứng tương đối có hiệu quả. Nếu chưa dùng có thể bạn áp dụng chữa trị.
Chú ý có loại thuốc khác có tên tương tự (Ketoconazon) nhưng lại là thuốc chống nấm. Thuốc hơi khó mua vì thị trường ít dùng, thuốc thường có ở các hiệu thuốc lớn, hoặc nhà thuốc của khoa Hô hấp các bệnh viện lớn (vì đây là thuốc chữa hen phế quản). Bạn uống theo hướng dẫn có trong hộp thuốc hoặc của dược sĩ bán thuốc. Thông thường cách uống như sau: Thuốc Ketotiphen 1 mg, 3 ngày đầu uống 1 viên (buổi tối), các ngày sau ngày uống 2 viên (sáng, tối), uống liên tục trong 2 tháng liền, trước khi định dừng thuốc phải giảm liều từ từ bằng cách ngày uống 1 viên kéo dài 1 tuần, cách ngày uống 1 viên kéo dài 10 ngày. Bạn có thể kết hợp dùng vỏ cây núc nác thái mỏng đun nước, tẩm vào khăn tắm đắp vào vùng ngứa nhiều trước mối lần tắm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nổi mề đay do dị ứng
Câu hỏi bởi: Triển
Vợ em bị nổi mề đay sau khi ăn thịt trâu nay đã gần một tuần, uống thuốc thì hết nhưng hết thuốc lại nổi xin bác sĩ cho tư kiến
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn:
Như vậy vợ bạn bị dị ứng nổi mề đay,nguyên nhân chưa hẳn là do ăn thịt trâu. tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân và phương pháp điều trị em tự liên hệ tìm nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị.
Nguyên nhân nổi mề đay hay y học gọi là căn nguyên gây bệnh mề đay rất phức tạp. Có thể là nguyên nhân bên trong cơ thể, nguyên nhân từ môi trường bên ngoài hay thậm chí không rõ nguyên nhân. Trên cùng một bệnh nhân mề đay có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mề đay cùng kết hợp. Thông thường sẽ có một số căn nguyên như sau:
Nguyên nhân nổi mề đay thông thường
Do thức ăn: Những thức ăn dễ gây nổi mề đay, dị ứng thường gặp là trứng, sữa, cá biển, tôm, cua, rượu, bia ….. Bạn cần nhớ rằng, những thức ăn lành nhất cũng có thể gây bệnh.
Do thuốc: Trong rất nhiều trường hợp, thuốc lại có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Các loại thuốc có khả năng gây mề đay nhiều nhất là kháng sính, trong đó nhóm beta-lactam có tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là nhóm cyclin macrolid. Mề đay có thể xẩy ra sau khi uống thuốc hoặc sau khi uống vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm với sốt, nổi hạch.
Do tác nhân đường hô hấp: Người bệnh có thể nổi mề đay khi hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi, nấm mốc vv….
Do nhiễm trùng: Khi nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C hay vi khuẩn ở tai, mũi, họng …
Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học
Mề đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại son, phấn, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay vv… Chất bảo quản thực phẩm hay mầu thực phẩm cũng có thể gây nổi mề đay.
Nguyên nhân nổi mề đay do tác nhân vật lý
Là các yếu tốt vật lý bên ngoài bao gồm như:
– Da vẽ nổi
– Mề đay do vận động, stress
– Mề đay do chèn ép, rung động
Nguyên nhân nổi mề đay từ các bệnh nội khoa, mãn tính
Mề đay có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh hệ thống như lupus hay bệnh về nội tiết như bệnh tuyến giáp, tiểu đường….
Nổi mề đay do một số nguyên nhân khác: như nóng, lạnh, do di truyền hoặc không có nguyên nhân
Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay nên người bệnh cần chú ý mới có thể giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân để có thể điều trị được. Khi có các triệu chứng như phù môi, sưng mặt hay khó thở bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để được cấp cứu nếu cần.
Phương pháp điều trị bằng thuốc tây y:
Thuốc uống: Bệnh nhân có thể uống các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp như: Chlopheniramin (thuốc kháng Histamin thế hệ 1) hoặc Claritine. Hay 1 số loại không gây buồn ngủ như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
Thuốc bôi: Trường hợp ngứa nhiều có thể dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm, hoặc dùng corticoid dạng bôi.Liều lượng, cách dùng ghi trên bao bì.
Ưu điểm: Bệnh nhân thấy hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi
Nhược điểm:
Chỉ giảm triệu chứng khả năng tái phát cao. Dùng tây y triệu chứng có thể giảm nhanh nhưng khó khỏi hoàn toàn được vì chỉ mới điều trị triệu chứng chưa điều trị được tận gốc của bệnh. Có thể giải thích như sau các loại thuốc trên ngăn hiện tượng giải phóng histamin làm giảm triệu chứng bệnh, nhưng nguyên nhân tại sao histamine được giải phóng thì nó chưa ngăn được, bạn có thể so sánh dùng thuốc kháng histamine như dùng thuốc hạ sốt vậy, thuốc làm cho cơ thể hạ sốt tạm thời, nhưng nguyên nhân gây ra sốt thì thuốc đó không giải quyết được nên nếu bạn không chữa dứt điểm nguyên nhân gốc rễ thì sau 4-6 tiếng hết thuốc bạn lại sốt lại như thường và như vậy bạn phải dùng thuốc thường xuyên cả đời, thuốc hết tác dụng lại phải bổ sung lượng thuốc mới và hiệu quả ngày càng giảm.
Thuốc nhiều tác dụng phụ như: làm giãn tĩnh mạch, hại dạ dày, gan, thận
Đó là nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân phản ánh là uống thuốc tây y chỉ đỡ được một thời gian, dừng thuốc bệnh lại tái phát có thể còn nặng hơn.
Phương pháp dùng các mẹo dân gian: Như hơ nóng mảng vó hoặc giẻ để chườm vào chỗ nổi mẩn, uống nước canh gừng, tắm bằng nước lá khế chua….
Ưu điểm: Dễ thực hiện, rẻ tiền, bệnh nhân có cảm giác giảm ngứa hoặc phù
Nhược điểm: Không chữa khỏi được bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ và chỉ hiệu quả đối với bệnh nhẹ, một số trường hợp tắm nước lá lung tung không đun sôi có thể bị nhiễm khuẩn nhất là những trường hợp da đang bị tổn thương làm bệnh nhân bị bội nhiễm.
Phương pháp dùng các loại cây thuốc nam theo hướng truyền miệng: rất nhiều bệnh nhân truyền nhau sử dụng các loại cây như lá đơn đỏ, cây chó đẻ răng cưa, cây hẹ, cây cà gai leo đun nước uống để chữa mề đay.
Ưu điểm: Bệnh nhân dễ sử dụng, ít tốn kém, một số người bệnh có hiện tượng giảm bệnh.
Nhược điểm: Bệnh khó khỏi được hoàn toàn do các loại cây thuốc trên cũng có tác dụng mát gan giải độc giảm dị ứng, tuy nhiên nếu dùng đơn lẻ thì thuốc chưa đủ để phát huy tác dụng, liều lượng mà người bệnh sử dụng cũng tuỳ ý nên hiệu quả không cao, đôi khi còn phản tác dụng. Tôi đơn cử như cây cà gai leo là cây có độc nhẹ, khi sử dụng làm thuốc phải được bào chế hoặc sử dụng cùng các loại được liệu khác để loại bỏ độc tính và tăng hiệu quả điều trị. Rất nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng trong thời gian dài, số lượng lớn gây ra suy thận. Liều lượng sử dụng cũng phải được cân nhắc chính xác cho từng người bệnh.
Như vậy có thể thấy các cây thuốc Nam vẫn phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hiệu quả điều trị sẽ không cao, đôi khi còn làm hại cơ thể.
Trên đây, tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa dưới góc độ chuyên môn. Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp em hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.
Em có thể cho vợ em đến BS chuyên khoa da liễu có uy tín khám và điều trị.
Chúc gia đình em mạnh khỏe.
Dị ứng mề đay do thời tiết
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu đang bị dị ứng mề đay chắc do thời tiết, dạo này trời lạnh. Cháu xin bác sĩ giải đáp giúp cháu là có nên dùng thuốc chống dị ứng histamin không hay là để tự khỏi? Cháu nghe nói là có 2 loại mề đay là cấp và mãn, vậy cháu là dạng nào ạ? Cháu không có thời gian đi bệnh viện, ở chỗ cháu có tiệm thuốc tây, vậy cháu ra mua thuốc uống được không ạ? Nhưng điều cháu ngại nhất là tác dụng phụ của thuốc.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả, bạn bị mày đay do thời tiết lạnh, nhưng không rõ bạn đã đi khám ở đâu chưa và đã xác định chính xác tình trạng tổn thương hay chưa. Nếu đúng tổn thương là mày đay (mề đay) thì khi tổn thương kéo dài trên 8 tuần là mề đay mãn tính, dưới 8 tuần là mề đay cấp tính. Mề đay có thể do rất nhiều lí do gây ra như thời tiết (thời tiết thay đổi, thời tiết nóng, lạnh), thực phẩm, thuốc, hoá chất, vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh hệ thống, bệnh nội tiết, do di truyền,…
Việc phòng tránh và khống chế các yếu tố gây khởi phát bệnh mề đay đóng vai trò quan trọng trong chữa trị bệnh. Các thuốc kháng histamin thường chỉ giúp chữa trị biểu hiện bệnh, cụ thể là giảm ngứa. Do vậy, để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và tìm lí do, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc dị ứng. Việc tự ý sử dụng thuốc bôi hoặc uống có thể khiến cho tình trạng tổn thương khó chữa trị hơn, thậm chí bệnh nặng thêm và gây biến chứng, nên khi sử dụng thuốc, bạn cần theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Sau sinh con được 6 tháng mình bị bị dị ứng mề đay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Mình tên là Hoài Thương, năm nay 23 tuổi, từ sau sinh con được 6 tháng mình bị bị dị ứng mề đay đã khám bệnh nhiều nơi xét nghiệm gan đều không sao. Nếu dùng thuốc bác sĩ kê đơn thì đỡ, dừng uống thì lại dị ứng ngay. Hiện tại con nhà mình được 2 tuổi. Xin hỏi bác sĩ có cách gì giúp mình khỏi hẳn không?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Mề đay hay dị ứng, ngoài việc uống thuốc cần tìm được lí do gây dị ứng, thường lí do là thức ăn. Bạn cần tìm hiểu kỹ kết hợp thử nghiệm để phát hiện được chúng, để tránh thì bệnh mề đay hay dị ứng mới khỏi được.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dị ứng nổi mề đay, đùi và chân mẩn đỏ, đau, ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ, cháu 20 tuổi, đã từng bị nấm da đùi và chân. Nhưng giờ cháu bị dị ứng nổi mề đay, gãi sưng to, đùi và chân đều mẩn đỏ, đau, ngứa. Cháu bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào cháu! Hiện tại da cháu đang bị dị ứng. Có thể cháu đã dị ứng với thuốc bôi nấm do không thích hợp. Cháu nên ngừng ngay các thuốc đang dùng và tới gặp bác sĩ Da Liễu để điều trị hết tình trạng dị ứng da. Thân ái!
Làm sao để chữa dứt điểm ngứa do dị ứng và nổi mề đay?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 23 tuổi, quanh năm tôi rất hay bị ngứa, bệnh từ lúc nhỏ, đã đi khám ở nhiều Bệnh viện Da liễu, Ký sinh trùng. Bác sĩ xét nghiệm máu nhiều lần nhưng đều đưa ra chẩn đoán là ngứa do dị ứng, nổi mề đay mãn tính, ngứa do virus Hp dạ dày… nhưng chữa trị và dùng thuốc vẫn không khỏi. Không ăn gì cũng ngứa, không ra ngoài đường ở trong nhà tránh gió vẫn ngứa. Mỗi ngày nổi rất nhiều lần và nổi nhiều nhất ở cổ, xung quanh mặt, lưng, bụng, bắp tay và đùi, rất khó chịu. Dạo này lại càng lúc càng ngứa làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt của tôi. Vậy không biết tôi bị bệnh gì và có phương pháp chữa trị nào dứt điểm không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Nếu bạn đã đi khám nhiều nơi mà đều đưa ra kết quả là dị ứng hoặc mề đay, đồng thời bệnh không thấy đột biến khác thường. Như vậy bạn an tâm là mình không bị bệnh gì nguy hiểm, bệnh chỉ có thế, có điều là chưa tìm được thuốc dặc hiệu (ưa thuốc) cho mình thôi. Không biết bạn đã dùng đến thuốc Ketotiphen chưa? Đây là thuốc chữa hen phế quản, mề đay, viêm mũi dị ứng tương đối có hiệu quả. Nếu chưa dùng có thể bạn áp dụng chữa trị.
Chú ý có loại thuốc khác có tên tương tự (Ketoconazon) nhưng lại là thuốc chống nấm. Thuốc hơi khó mua vì thị trường ít dùng, thuốc thường có ở các hiệu thuốc lớn, hoặc nhà thuốc của khoa Hô hấp các bệnh viện lớn (vì đây là thuốc chữa hen phế quản). Bạn uống theo hướng dẫn có trong hộp thuốc hoặc của dược sĩ bán thuốc. Thông thường cách uống như sau: Thuốc Ketotiphen 1 mg, 3 ngày đầu uống 1 viên (buổi tối), các ngày sau ngày uống 2 viên (sáng, tối), uống liên tục trong 2 tháng liền, trước khi định dừng thuốc phải giảm liều từ từ bằng cách ngày uống 1 viên kéo dài 1 tuần, cách ngày uống 1 viên kéo dài 10 ngày. Bạn có thể kết hợp dùng vỏ cây núc nác thái mỏng đun nước, tẩm vào khăn tắm đắp vào vùng ngứa nhiều trước mối lần tắm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare