Vàng da là hiện tượng biến đổi sắc tố da hay gặp ở trẻ em. Nó chính xác không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của bệnh tật chúng ta cần để ý tới.
Bé bị vàng da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi lúc 3 ngày tuổi xuất hiện vàng da, ngày thứ 5 xét nghiệm máu tỷ lệ Biliburin toàn phần là 76 umol/l, bác sĩ bảo không sao cả cho về phơi nắng. Về nhà, do thời tiết tôi chỉ phơi nắng cho bé được khoảng 7 ngày. Nay con tôi đã 1 tháng 6 ngày tuổi nhưng tôi vẫn thấy bé bị vàng da ở mặt và đậm hơn ở gần mắt. Bé ăn bú, ngủ bình thường, lúc sinh 3,3 kg, lúc 1 tháng tăng 1,3 kg. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Bé có bị vàng da bệnh lý không ạ? Tôi rất lo lắng cho bé.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiện tượng như con bạn là vàng da sinh lý kéo dài (bình thường vàng da xuất hiện sau đẻ 3-4 ngày, hết vàng sau 2-3 tuần). Nhiều bé kéo dài hơn 2 tháng mới hết hẳn vàng da. Trường hợp nếu bé bị vàng da bệnh lý thì mức độ vàng da sẽ trầm trọng hơn nhiều, vàng da toàn thân và kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác….
Chúc bạn nuôi con khỏe!
Vàng da
Câu hỏi bởi: Lê Thị Thúy Hằng
Thưa bác sĩ: Gần đây e hay bị mệt mỏi, toát mồ hôi, người tái da vàng. Bác sĩ tư vấn giúp e về hiện tượng trên với ah. E cảm ơn!
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Em bị hạn đường huyết, tức là cơ thể đang bị thiếu đường.
Em cần phải ăn nhiều cơm và ăn nhiều chất ngọt để bổ sung đường cho cơ thể nhé.
Chúc em sức khỏe!
Vàng da, vàng mắt có phải bệnh về gan?
Câu hỏi bởi: hung cuớng
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi, cháu muốn hỏi bệnh viêm gan A, B, C có biểu hiện như thế nào? Cháu bị vàng da, hơi vàng mắt, và thấy có lúc đau quặn ở bên phải bụng, ngồi nghỉ một tí là hết đau. Vậy cháu có phải bị bệnh gan không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Câu hỏi của bạn rất rộng. Chỉ riêng từng bệnh viêm gan A, viêm gan B hoặc viêm gan C đã có rất nhiều vấn đề để bàn luận. Trong khuôn khổ chuyên mục giải đáp này, tôi xin tóm tắt những thông tin chính về viêm gan virus để bạn tham khảo.
Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do một trong nhiều loại virus hướng gan gây ra. Viêm gan virus do các virus B, C, D không những tác động đến sức khỏe trước mắt, có thể gây tử vong, mà còn để lại hậu quả lâu dài viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan, thậm chí còn tác động đến sức khỏe các thế hệ sau. Viêm gan A (do virus viêm gan A gây nên) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn… Trong khi đó, bệnh viêm gan B có thể lây theo 3 phương thức chính là qua truyền máu, các sản phẩm của máu; qua đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Viêm gan C chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, còn tỉ lệ lây qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con thấp hơn, có một tỉ lệ các tình huống nhiễm bệnh viêm gan C không rõ đường lây.
Bạn có triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng hạ sườn phải, vì vậy bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, giúp chẩn đoán chắc chắn có bị viêm gan hay không, do lí do nào gây nên, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.
Bên cạnh viêm gan, có nhiều bệnh có biểu hiện vàng da do nồng độ Bilirubin trong máu tăng. Trong tình huống thừa vitamin A, beta Caroten (do ăn nhiều cà rốt, đu đủ…) cũng có thể gây vàng da, đau bụng. Chỉ cần ngừng ăn các thực phẩm giàu beta Caroten là da sẽ hết vàng.
Chúc bạn mau khỏi!
Bé 20 ngày tuổi nhưng tròng trắng mắt vẫn còn màu vàng của bệnh vàng da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em nay được 20 ngày tuổi nhưng tròng trắng mắt của bé vẫn còn màu vàng của bệnh vàng da. Mỗi ngày em cho bé tắm nắng 30 phút. Như vậy em có cần đưa bé đi bác sĩ không? Vì cũng đã 20 ngày mà chưa hết (bé sinh mổ, đủ ngày tuổi).
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em 20 ngày tuổi còn vàng da thì chỉ là vàng da sinh lý kéo dài, nhiều trẻ sau 2 tháng vẫn còn vàng da nhưng vẫn là bình thường. Trừ tình huống bé vàng da mỗi ngày một tăng dần, mức độ vàng đậm, phân sống bạc màu … hoặc có những bất thường khác thì đưa bé đi khám bệnh.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé 7 tuần tuổi bị vàng da toàn thân, mắt bị vàng, phần mặt có màu vàng sậm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi được 7 tuần tuổi, cháu bị vàng da toàn thân, mắt bé cũng bị vàng, nhưng phần mặt là bị vàng sậm màu nhất. Bé vẫn bú mẹ tốt và phân có màu vàng tươi. Tôi có cho con đi khám ở bệnh viện Nhi Hải Phòng, bác sĩ nói cháu bị vàng da nhẹ và cho về, nhưng đến nay con tôi vàng da chưa thấy đỡ. Bệnh viện có cho bé làm xét nghiệm máu, chỉ số Bilirubin TP là 239,1 Bilirubin TT là 7,5 Bilirubin GT là 13,4. Vậy mong bác sĩ giải đáp gìúp xem tình trạng vàng da của bé nhà tôi có nghiêm trọng không?
Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Chào bạn, trẻ em bị vàng da chủ yếu là phần mặt, phân không bạc màu, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường là vàng da sinh lý. Bình thường hiện tượng này hết sau 3 – 4 tuần tuổi, có nhiều tình huống kéo dài trên 2 tháng, gọi là vàng da sinh lý kéo dài. Vàng da sinh lý với tình huống nhẹ, có thể chữa trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 – 8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Sau 15 – 20 ngày nữa hiện tượng vàng da không có đỡ bạn nên đưa bé nhập viện để được chữa trị bằng cách chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu, hoặc xác định lại lí do gây vàng da.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé bị vàng da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi lúc 3 ngày tuổi xuất hiện vàng da, ngày thứ 5 xét nghiệm máu tỷ lệ Biliburin toàn phần là 76 umol/l, bác sĩ bảo không sao cả cho về phơi nắng. Về nhà, do thời tiết tôi chỉ phơi nắng cho bé được khoảng 7 ngày. Nay con tôi đã 1 tháng 6 ngày tuổi nhưng tôi vẫn thấy bé bị vàng da ở mặt và đậm hơn ở gần mắt. Bé ăn bú, ngủ bình thường, lúc sinh 3,3 kg, lúc 1 tháng tăng 1,3 kg. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Bé có bị vàng da bệnh lý không ạ? Tôi rất lo lắng cho bé.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hiện tượng như con bạn là vàng da sinh lý kéo dài (bình thường vàng da xuất hiện sau đẻ 3-4 ngày, hết vàng sau 2-3 tuần). Nhiều bé kéo dài hơn 2 tháng mới hết hẳn vàng da. Trường hợp nếu bé bị vàng da bệnh lý thì mức độ vàng da sẽ trầm trọng hơn nhiều, vàng da toàn thân và kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác….
Chúc bạn nuôi con khỏe!
Vàng da
Câu hỏi bởi: Lê Thị Thúy Hằng
Thưa bác sĩ: Gần đây e hay bị mệt mỏi, toát mồ hôi, người tái da vàng. Bác sĩ tư vấn giúp e về hiện tượng trên với ah. E cảm ơn!
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Em bị hạn đường huyết, tức là cơ thể đang bị thiếu đường.
Em cần phải ăn nhiều cơm và ăn nhiều chất ngọt để bổ sung đường cho cơ thể nhé.
Chúc em sức khỏe!
Vàng da, vàng mắt có phải bệnh về gan?
Câu hỏi bởi: hung cuớng
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 23 tuổi, cháu muốn hỏi bệnh viêm gan A, B, C có biểu hiện như thế nào? Cháu bị vàng da, hơi vàng mắt, và thấy có lúc đau quặn ở bên phải bụng, ngồi nghỉ một tí là hết đau. Vậy cháu có phải bị bệnh gan không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Câu hỏi của bạn rất rộng. Chỉ riêng từng bệnh viêm gan A, viêm gan B hoặc viêm gan C đã có rất nhiều vấn đề để bàn luận. Trong khuôn khổ chuyên mục giải đáp này, tôi xin tóm tắt những thông tin chính về viêm gan virus để bạn tham khảo.
Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do một trong nhiều loại virus hướng gan gây ra. Viêm gan virus do các virus B, C, D không những tác động đến sức khỏe trước mắt, có thể gây tử vong, mà còn để lại hậu quả lâu dài viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan, thậm chí còn tác động đến sức khỏe các thế hệ sau. Viêm gan A (do virus viêm gan A gây nên) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn… Trong khi đó, bệnh viêm gan B có thể lây theo 3 phương thức chính là qua truyền máu, các sản phẩm của máu; qua đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Viêm gan C chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, còn tỉ lệ lây qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con thấp hơn, có một tỉ lệ các tình huống nhiễm bệnh viêm gan C không rõ đường lây.
Bạn có triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng hạ sườn phải, vì vậy bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, giúp chẩn đoán chắc chắn có bị viêm gan hay không, do lí do nào gây nên, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.
Bên cạnh viêm gan, có nhiều bệnh có biểu hiện vàng da do nồng độ Bilirubin trong máu tăng. Trong tình huống thừa vitamin A, beta Caroten (do ăn nhiều cà rốt, đu đủ…) cũng có thể gây vàng da, đau bụng. Chỉ cần ngừng ăn các thực phẩm giàu beta Caroten là da sẽ hết vàng.
Chúc bạn mau khỏi!
Bé 20 ngày tuổi nhưng tròng trắng mắt vẫn còn màu vàng của bệnh vàng da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em nay được 20 ngày tuổi nhưng tròng trắng mắt của bé vẫn còn màu vàng của bệnh vàng da. Mỗi ngày em cho bé tắm nắng 30 phút. Như vậy em có cần đưa bé đi bác sĩ không? Vì cũng đã 20 ngày mà chưa hết (bé sinh mổ, đủ ngày tuổi).
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em 20 ngày tuổi còn vàng da thì chỉ là vàng da sinh lý kéo dài, nhiều trẻ sau 2 tháng vẫn còn vàng da nhưng vẫn là bình thường. Trừ tình huống bé vàng da mỗi ngày một tăng dần, mức độ vàng đậm, phân sống bạc màu … hoặc có những bất thường khác thì đưa bé đi khám bệnh.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bé 7 tuần tuổi bị vàng da toàn thân, mắt bị vàng, phần mặt có màu vàng sậm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi được 7 tuần tuổi, cháu bị vàng da toàn thân, mắt bé cũng bị vàng, nhưng phần mặt là bị vàng sậm màu nhất. Bé vẫn bú mẹ tốt và phân có màu vàng tươi. Tôi có cho con đi khám ở bệnh viện Nhi Hải Phòng, bác sĩ nói cháu bị vàng da nhẹ và cho về, nhưng đến nay con tôi vàng da chưa thấy đỡ. Bệnh viện có cho bé làm xét nghiệm máu, chỉ số Bilirubin TP là 239,1 Bilirubin TT là 7,5 Bilirubin GT là 13,4. Vậy mong bác sĩ giải đáp gìúp xem tình trạng vàng da của bé nhà tôi có nghiêm trọng không?
Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Chào bạn, trẻ em bị vàng da chủ yếu là phần mặt, phân không bạc màu, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường là vàng da sinh lý. Bình thường hiện tượng này hết sau 3 – 4 tuần tuổi, có nhiều tình huống kéo dài trên 2 tháng, gọi là vàng da sinh lý kéo dài. Vàng da sinh lý với tình huống nhẹ, có thể chữa trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 – 8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Sau 15 – 20 ngày nữa hiện tượng vàng da không có đỡ bạn nên đưa bé nhập viện để được chữa trị bằng cách chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu, hoặc xác định lại lí do gây vàng da.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare