Được xem là đối tượng luôn thận trọng trong việc quan tâm đến sức khỏe, chắc hẳn chị em sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin hữu ích về chứng viêm họng rất dễ xảy ra với mình.
Điều trị viêm họng hạt
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Minh Thu
thưa bác sĩ tuần trước cháu đi khám
viêm họng hạt và đã được là họng.và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.1,2 ngày gần đây cháu luôn có cảm giác đầy bụng nghẹn ứ và mắc ở
cổ họng,đi vệ sinh khó cháu
muốn hỏi bác sĩ về triệu chứng
của cháu ạ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Không rõ là bạn có những bệnh lý ở dạ dày, thực quản hay không. Nhưng với những triệu chứng như của bạn bạn nên đi khám lại vì cũng đã điều trị được 1 đợt, mang đầy đủ hồ sơ, đơn thuốc cũ đi để bác sỹ xem có loại thuốc nào có thể gây ra những tác dụng phụ như bạn nói hay không.
Sau đó bác sỹ sẽ cân nhắc , điều chỉnh thuốc và giúp bạn bỏ loại thuốc có thể gây tác dụng phụ đó đi.
Chúc bạn mau khỏe !
Cách chữa trị viêm họng hạt
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 13 tuổi là nữ giới! Cháu bị viêm họng hạt. Bác sĩ cho cháu hỏi là làm thế nào để chữa khỏi bệnh, việc súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày có phòng được biến chứng không và cách súc miệng như thế nào? Thỉnh thoảng cháu bị viêm họng cấp thì làm thế nào để đề phòng?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mãn tính. Chỉ chữa trị khi có biểu hiện của đợt viêm họng cấp, triệu chứng: đau rát họng, có thể có sốt, ho khạc đờm xanh, nói khó, nuốt đau,… Điều trị đợt cấp bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Còn lại, phòng bệnh là chủ yếu. Phòng bệnh bằng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch súc miệng ngày 2 – 3 lần. Cần chữa trị triệt để các viêm nhiễm khác vùng họng miệng (viêm amidan, viêm lợi, viêm quanh răng,….) và các viêm nhiễm của mũi xoang (viêm xoang cấp và mãn tính) vì các viêm nhiễm này là yếu tố thuận lợi đối với bệnh viêm họng. Ngoài ra, cần phải giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và khi ngủ không nên để quạt thổi gió trực tiếp vào mặt.
Chúc bạn sức khỏe!
Chữa viêm họng hạt như thế nào để hiệu quả?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương
Chào bác sĩ.
Cháu bị viêm họng hạt, sau khi dùng thuốc viêm họng thì bị đau dạ dày. Hiện giờ cháu đã khỏi đau dạ dày rồi nhưng bác sĩ bảo không được dùng thuốc chữa trị viêm họng hạt vì sợ đau dạ dày tái phát. Bình thường thì cháu không cảm thấy đau họng. Hôm trước cháu ăn cá hơi cay thì lại cảm thấy đau họng và lại bị ốm. Cháu rất lo, hằng ngày cháu luôn súc miệng bằng nước muối 2 lần sau khi đánh răng theo lời khuyên của bác sĩ. Không biết có phải là do ăn cay mà cháu bị đau họng không? Cháu mong bác sĩ giải đáp giúp cháu làm thế nào để phòng tránh đau họng và làm thế nào không cần uống thuốc mà vẫn có thể chữa khỏi viêm họng hạt? Khi bị viêm họng hạt có cần kiêng gì không? Cháu mong bác sĩ hướng dẫn giúp cháu cách súc miệng nước muối như thế nào là hiệu quả?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bệnh viêm họng hạt là bệnh do nhiều lí do gây ra như viêm mũi xoang mãn tính, viêm Amidan mãn tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… Khi bị bệnh này người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát, rất khó chịu. Bệnh nhân thường không sốt.
Ngoài ra, viêm họng hạt còn triệu chứng thông qua cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng, ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng.
Viêm họng hạt được coi là bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh, khí dung kháng sinh tại chỗ không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc các biến chứng thì súc họng bằng nước muối loãng là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Để hiệu quả, trước tiên bạn cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Sau đó súc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối cho đến khi họng không còn cảm giác vướng, 3 tiếng súc họng 1 lần, quan trọng nhất là trước và sau khi ngủ.
Ngoài vệ sinh họng bằng nước muối, bạn cần giữ ấm mũi họng và toàn thân. Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Bị sốt siêu vi khuẩn và viêm họng
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị thu hà
Chào bác sĩ.
Cháu bị sốt siêu vi khuẩn và viêm họng, cháu đi khám ở bệnh viện 108 được chẩn đoán như vậy và bác sĩ cho thuốc nhưng cháu về uống và bị tụt huyết áp, đau đầu và run chân tay. Cháu đã bỏ thuốc đó và mua thuốc khác chữa trị thì cháu đã khỏi bệnh. Nhưng bây giờ cơ thể cháu thường hay bị run tay. Đau mỏi thắt lưng bả vai hay toát mồ hôi. Thỉnh thoảng tim đập mạnh, nhanh đêm khó ngủ ngày ngủ li bì. Nhiều lúc thấy mệt mỏi không còn sức. Theo bác sĩ có phải cháu bị tác động của thuốc bệnh viện 108 hay cháu bị một bệnh lý khác? Có người bảo cháu bị thiếu máu canxi. Cháu có lên mua thuốc bổ uống không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Cháu không nói rõ tên thuốc cháu đã sử dụng ở bệnh viện 108 nên không thể khẳng định đó có phải là do thuốc hay không. Tuy nhiên với những biểu hiện như cháu mô tả rất có thể cháu đang bị rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất thăng bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Biểu hiện các biểu hiện của một tình trạng cường giao cảm trên các hệ cơ quan của cơ thể.
– Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp
– Thở nông, cảm giác hụt hơi, như có hòn gì chẹn ở cổ
– Chân tay mỏi như mất trương lực cơ
– Ra mồi hôi tay
– Run tay
– Mất tự tin
– Lo lắng vô cớ
– Khó tập trung chú ý
– Mệt mỏi
– Hay cáu gắt
– Khó đi vào giấc ngủ
Cháu nên đến chuyên khoa Thần kinh để khám và chữa trị bệnh.
Chúc cháu sức khỏe!
Điều trị viêm họng hạt
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Minh Thu
thưa bác sĩ tuần trước cháu đi khám
viêm họng hạt và đã được là họng.và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.1,2 ngày gần đây cháu luôn có cảm giác đầy bụng nghẹn ứ và mắc ở
cổ họng,đi vệ sinh khó cháu
muốn hỏi bác sĩ về triệu chứng
của cháu ạ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Không rõ là bạn có những bệnh lý ở dạ dày, thực quản hay không. Nhưng với những triệu chứng như của bạn bạn nên đi khám lại vì cũng đã điều trị được 1 đợt, mang đầy đủ hồ sơ, đơn thuốc cũ đi để bác sỹ xem có loại thuốc nào có thể gây ra những tác dụng phụ như bạn nói hay không.
Sau đó bác sỹ sẽ cân nhắc , điều chỉnh thuốc và giúp bạn bỏ loại thuốc có thể gây tác dụng phụ đó đi.
Chúc bạn mau khỏe !
Cách chữa trị viêm họng hạt
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 13 tuổi là nữ giới! Cháu bị viêm họng hạt. Bác sĩ cho cháu hỏi là làm thế nào để chữa khỏi bệnh, việc súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày có phòng được biến chứng không và cách súc miệng như thế nào? Thỉnh thoảng cháu bị viêm họng cấp thì làm thế nào để đề phòng?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mãn tính. Chỉ chữa trị khi có biểu hiện của đợt viêm họng cấp, triệu chứng: đau rát họng, có thể có sốt, ho khạc đờm xanh, nói khó, nuốt đau,… Điều trị đợt cấp bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Còn lại, phòng bệnh là chủ yếu. Phòng bệnh bằng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ), súc miệng bằng dung dịch súc miệng ngày 2 – 3 lần. Cần chữa trị triệt để các viêm nhiễm khác vùng họng miệng (viêm amidan, viêm lợi, viêm quanh răng,….) và các viêm nhiễm của mũi xoang (viêm xoang cấp và mãn tính) vì các viêm nhiễm này là yếu tố thuận lợi đối với bệnh viêm họng. Ngoài ra, cần phải giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh và khi ngủ không nên để quạt thổi gió trực tiếp vào mặt.
Chúc bạn sức khỏe!
Chữa viêm họng hạt như thế nào để hiệu quả?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoài Phương
Chào bác sĩ.
Cháu bị viêm họng hạt, sau khi dùng thuốc viêm họng thì bị đau dạ dày. Hiện giờ cháu đã khỏi đau dạ dày rồi nhưng bác sĩ bảo không được dùng thuốc chữa trị viêm họng hạt vì sợ đau dạ dày tái phát. Bình thường thì cháu không cảm thấy đau họng. Hôm trước cháu ăn cá hơi cay thì lại cảm thấy đau họng và lại bị ốm. Cháu rất lo, hằng ngày cháu luôn súc miệng bằng nước muối 2 lần sau khi đánh răng theo lời khuyên của bác sĩ. Không biết có phải là do ăn cay mà cháu bị đau họng không? Cháu mong bác sĩ giải đáp giúp cháu làm thế nào để phòng tránh đau họng và làm thế nào không cần uống thuốc mà vẫn có thể chữa khỏi viêm họng hạt? Khi bị viêm họng hạt có cần kiêng gì không? Cháu mong bác sĩ hướng dẫn giúp cháu cách súc miệng nước muối như thế nào là hiệu quả?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bệnh viêm họng hạt là bệnh do nhiều lí do gây ra như viêm mũi xoang mãn tính, viêm Amidan mãn tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… Khi bị bệnh này người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát, rất khó chịu. Bệnh nhân thường không sốt.
Ngoài ra, viêm họng hạt còn triệu chứng thông qua cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng, ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng.
Viêm họng hạt được coi là bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh, khí dung kháng sinh tại chỗ không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc các biến chứng thì súc họng bằng nước muối loãng là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Để hiệu quả, trước tiên bạn cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Sau đó súc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối cho đến khi họng không còn cảm giác vướng, 3 tiếng súc họng 1 lần, quan trọng nhất là trước và sau khi ngủ.
Ngoài vệ sinh họng bằng nước muối, bạn cần giữ ấm mũi họng và toàn thân. Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Bị sốt siêu vi khuẩn và viêm họng
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị thu hà
Chào bác sĩ.
Cháu bị sốt siêu vi khuẩn và viêm họng, cháu đi khám ở bệnh viện 108 được chẩn đoán như vậy và bác sĩ cho thuốc nhưng cháu về uống và bị tụt huyết áp, đau đầu và run chân tay. Cháu đã bỏ thuốc đó và mua thuốc khác chữa trị thì cháu đã khỏi bệnh. Nhưng bây giờ cơ thể cháu thường hay bị run tay. Đau mỏi thắt lưng bả vai hay toát mồ hôi. Thỉnh thoảng tim đập mạnh, nhanh đêm khó ngủ ngày ngủ li bì. Nhiều lúc thấy mệt mỏi không còn sức. Theo bác sĩ có phải cháu bị tác động của thuốc bệnh viện 108 hay cháu bị một bệnh lý khác? Có người bảo cháu bị thiếu máu canxi. Cháu có lên mua thuốc bổ uống không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Cháu không nói rõ tên thuốc cháu đã sử dụng ở bệnh viện 108 nên không thể khẳng định đó có phải là do thuốc hay không. Tuy nhiên với những biểu hiện như cháu mô tả rất có thể cháu đang bị rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất thăng bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Biểu hiện các biểu hiện của một tình trạng cường giao cảm trên các hệ cơ quan của cơ thể.
– Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp
– Thở nông, cảm giác hụt hơi, như có hòn gì chẹn ở cổ
– Chân tay mỏi như mất trương lực cơ
– Ra mồi hôi tay
– Run tay
– Mất tự tin
– Lo lắng vô cớ
– Khó tập trung chú ý
– Mệt mỏi
– Hay cáu gắt
– Khó đi vào giấc ngủ
Cháu nên đến chuyên khoa Thần kinh để khám và chữa trị bệnh.
Chúc cháu sức khỏe!
Theo ViCare