Khó nghe là một vấn đề liên quan đến thính giác mà nhiều người có thể gặp phải. Vậy bạn đã tìm hiểu về vấn đề này hay chưa?
Tai rất khó nghe do thường xuyên đeo tai nghe
Câu hỏi bởi: Bảo Nam
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi. Thường xuyên đeo tai nghe và bây giờ tuy không còn đeo nữa nhưng tai rất khó nghe. Tai của em có bị sao không thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hậu quả của việc nghe qua tai nghe là gây nặng tai (điếc nhẹ) nhiều người đã bị. Vì tai luôn nghe ở mức Volumm lớn nên khi bỏ tai nghe ra, tiếng nói bình thường trở nên nghe rất nhỏ. Bạn nên đến khám tai tại bác sĩ Tai mũi họng và đo thính lực đồ ở Viện Tai – Mũi -Họng xem tai có bị bệnh gì không? Không nên đeo tai nghe nữa hoặc phải giảm bớt âm lượng, giảm thời gian nghe tai bạn nhé.
Chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Em muốn hỏi mẹ em dạo này bị mất tiếng nặng, nói rất bé khó nghe
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em dạo này bị mất tiếng nặng, nói rất bé khó nghe. Sau đó ốm sốt toát mồ hôi, trước đó đi khám thì bác sĩ ở bệnh viện nói mẹ em bị trào ngược dạ dày. Từ đó đến nay mẹ em hay mất tiếng và ốm, đau người kèm cả sốt. Em đã cho mẹ uống hạ sốt và mồ hôi ra nhiều ạ. Em muốn hỏi bác sĩ làm thế nào để hạ sốt và khỏi mất tiếng ạ?
Em cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị mất tiếng thì việc đầu tiên là nghĩ đến một bệnh lý cụ thể tại thanh quản: Viêm phù thanh quản, u nhú thanh quản… Bạn phải đưa mẹ đi khám nội soi thanh quản để xác định bệnh từ đó mới có biện pháp chữa trị phù hợp. Hiện tượng sốt và ốm có thể chỉ là kết hợp của bệnh viêm phế quản, viêm họng do trào ngược dạ dày.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
Bị viêm xoang, khó nghe, người mệt mỏi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoa dã quỳ
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 27 tuổi, giới tính nữ. Cháu bị bệnh tai – mũi – họng, đi khám bác sĩ bảo cháu bị viêm xoang sàng trái, vẹo vách ngăn mũi trái, mũi cháu bị nghẹt, màng nhĩ phải bị lõm, thính lực giảm và trong người mệt mỏi. Cháu đi xe máy mà rất khó đi như cháu bị sao ở đầu ấy. Người cháu cứ lâng lâng, làm cháu lâu nay không dám đi, sợ va vào xe khác. Cháu dùng thuốc được hơn 3 tháng thì có đi khám lại màng nhĩ phải của cháu hết lõm trở lại bình thường có độ sáng tốt. Cháu chụp nội soi, tai phải cháu nhiều khi rất khó chịu nó hơi đau, không đươc tốt như tai trái. Nhưng hiện giờ cháu nghe vẫn không được như trước, khi có nhiều âm thanh làm cháu không tập trung nghe được, sợ tiếng ồn, hay là các âm thanh nhỏ. Tai nhiều lúc vẫn khó chịu và hơi bí và khả năng lái xe máy của cháu cũng rất khó, không như ngày chưa bị bệnh, chỉ đỡ hơn được 1 chút. Cháu cũng chụp CT sọ não thì bác sĩ bảo bình thường và đo thính lực cũng bình thường. Cháu không biết cháu bị bệnh này do lí do nào hay là do năm ngoái cháu đi bơi cháu có bị cúm nhưng cháu không dùng thuốc nên đến giờ bị bệnh. Cháu rất lo vì cháu nghe khó và đầu cháu rất khó tập trung nhất là khi lái xe máy. Cháu mong bác sĩ giúp cháu giải thích cho cháu và cho cháu lời khuyên.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Tai mũi họng là 3 bộ phận khác nhau nhưng có đường thông nối với nhau nên liên quan với nhau rất chặt chẽ. Vì vậy mà bệnh ở bộ phận này có thể tác động đến bộ phận kia. Như viêm họng sẽ đau lên tai. Nghẹt mũi sẽ làm ù tai. Viêm mũi viêm xoang sẽ kéo theo viêm họng,… Tai nối với họng mũi (phần cao nhất của họng) qua vòi nhĩ. Nó có nhiệm vụ lấy hơi từ mũi lên tai làm căng màng nhĩ. Nếu viêm mũi xoang (tắc mũi) làm tắc vòi này thì không khí từ mũi không lên được tai nên màng nhĩ lõm vào dẫn đến viêm tai giữa tiết dịch. Viêm tai làm khó nghe, ù giảm thính lực. Có thể dẫn đến chóng mặt, lâng lâng,…
Tuy nhiên, những rối loạn mà bạn đã kể ra đây còn gặp trên nhiều bệnh Nội khoa khác như rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh, stress nặng, thiếu máu thiếu sắt, suy dinh dưỡng, tụt huyết áp hay cao huyết áp, ngộ độc mãn tính,… Bạn nên khám bác sĩ Nội khoa về Tâm thần kinh để tìm và chữa các bệnh về nội khoa. Khả năng bệnh tai mũi họng tác động đến bạn tôi nghĩ không nhiều.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
4 tuần sau vá màng nhĩ tai vẫn chảy dịch, khó nghe phải làm sao?
Câu hỏi bởi: anhsaodem1991
Chào bác sĩ.
Cháu 24 tuổi, cháu mới vá màng nhĩ được hơn 4 tuần, cách mấy ngày là cháu qua bác sĩ vệ sinh tai. Hiện giờ cháu vẫn còn dùng thuốc, nhưng tai cháu vẫn chảy dịch có mủ nữa, ban đêm ngủ chảy ra rất khó chịu. Liệu cháu có bị nhiễm trùng không? Bác sĩ cho thuốc uống nhưng cháu vẫn thấy không bớt được tí nào, cháu phải làm sao đây ạ? Tai cháu vẫn nặng lắm. Khi cháu nói chuyện cháu nghe thấy tiếng mình rất nhỏ. Bác sĩ hãy giúp cháu làm sao để tai khô đi ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Vá màng nhĩ là phẫu thuật chữa trị tai giữa do viêm tai mãn tính gây ra. Viêm tai mãn tính là một bệnh lý viêm và bội nhiễm tiềm ẩn của tai giữa. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh điếc. Bệnh có thể kèm theo hiện tượng chảy mủ mãn tính ở tai do màng nhĩ bị thủng. Ban đầu bệnh tiến triển tự nhiên và dần dần sẽ gây ra những biến chứng nặng. Trước khi có chỉ định phẫu thuật vá màng nhĩ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho chữa trị bằng thuốc để loại bỏ tối đa yếu tố bội nhiễm.
Mục đích của phẫu thuật vá màng nhĩ là:
Thăm dò và làm sạch các bệnh lý của tai giữa như viêm, bội nhiễm các xương con của tai hoặc Cholestetome. Những bệnh lý này thường được phát hiện khi chụp cắt lớp trước phẫu thuật.
Cải thiện khả năng nghe bằng cách vá kín màng nhĩ và thay thế các xương con bị phá huỷ (nếu có thể).
Can thiệp này được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Sẹo sẽ nằm ở phía trong ngay cửa ống tai ngoài hoặc sau tai. Người ta sẽ sử dụng “cân” cơ thái dương (phần cơ phía trên tai), hoặc là một mảnh tĩnh mạch hay một miếng sụn của vành tai để đóng màng nhĩ. Các chất liệu như Teflon, gốm hoặc các mẩu xương vụn được dùng để thay thế xương con.
Đối với bệnh tích có Cholestetome, phẫu thuật viên bắt buộc phải mở rộng khoang tai để bỏ Cholestetome được dễ dàng và để thuận tiện cho việc theo dõi. Thời gian nằm viện của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 2 ngày và thời gian chăm sóc hậu phẫu là 2 tuần.
Cholesteatome được định nghĩa đó là sự tồn tại của lớp biểu bì, có nghĩa là phần da nằm ở phía bên trong khoang tai giữa (bình thường không bao giờ da mọc và phát triển trong tai giữa), trong hòm nhĩ, sau màng nhĩ hoặc trong xương “chũm”.
Phần tích tụ biểu bì này có dạng như một cái nang và sẽ tăng dần kích thước do đó kéo theo bệnh viêm có nhiễm trùng tai giữa mãn tính và làm tiêu hủy các cấu trúc xương xung quanh nó.
Vì vậy, Cholesteatome được coi như một bệnh viêm tai mãn tính nguy hiểm.
Cholesteatome thường xuất hiện sau viêm tai tái phát nhiều lần hoặc bệnh giảm chức năng hoạt động của vòi Eustache nhưng cũng có thể bệnh nhân bị bẩm sinh.
Các biểu hiện của Cholesteatome: Hai biểu hiện chính đó là chảy mủ vàng và có mùi hôi (gọi là bệnh viêm tai có mủ) và biểu hiện giảm thính lực. Người bệnh có thể bị chảy máu, chóng mặt, liệt mặt hoặc viêm màng não… Cháu đã vá màng nhĩ được hơn 4 tuần, cách mấy ngày là cháu qua bác sĩ vệ sinh tai. Hiện giờ cháu vẫn còn dùng thuốc, nhưng tai cháu vẫn chảy dịch có mủ nữa, ban đêm ngủ chảy ra rất khó chịu, tai vẫn nặng, nói chuyện ra thì nghe cái tiếng mình rất nhỏ. Như vậy là trong tai cháu còn rất nhiều dịch mủ. Có thể trước khi mổ cháu chưa được chữa trị dứt điểm viêm tai giữa hoặc cháu bị bệnh tích có Cholestetome. Khi bị như vậy mà trong quá trình mổ chưa được làm sạch sẽ gây chảy mủ sau khi vá màng nhĩ hoặc cũng có thể bị nhiễm trùng khi làm phẫu thuật. Vậy nên cháu phải đến khám lại bác sĩ phẫu thuật.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Tai trái nghe kém, hay hoa mắt, khó thở, chóng mặt, hay hụt hơi khi nói
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em năm nay 31 tuổi, tai trái em nghe kém (khi nghe âm thanh lớn thì nghe kêu rè rè), hay hoa mắt, khó thở và chóng mặt nhưng kiểm soát được, những lúc phải nói nhiều là choáng mặt và khó thở, hay hụt hơi khi nói. Không biết đây là biểu hiện do tai hay bệnh gì, mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Với các biểu hiện bạn mô tả nghĩ nhiều đến bệnh lí về thần kinh: Rối loạn tiền đình. Khi bị rối loạn tiền đình sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khi đó người bệnh phải giữ nguyên không dám cựa quậy. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường hoặc có biểu hiện mất thăng bằng.
Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Bạn nên đến chuyên khoa Thần kinh để khám và chữa trị bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tai rất khó nghe do thường xuyên đeo tai nghe
Câu hỏi bởi: Bảo Nam
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi. Thường xuyên đeo tai nghe và bây giờ tuy không còn đeo nữa nhưng tai rất khó nghe. Tai của em có bị sao không thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hậu quả của việc nghe qua tai nghe là gây nặng tai (điếc nhẹ) nhiều người đã bị. Vì tai luôn nghe ở mức Volumm lớn nên khi bỏ tai nghe ra, tiếng nói bình thường trở nên nghe rất nhỏ. Bạn nên đến khám tai tại bác sĩ Tai mũi họng và đo thính lực đồ ở Viện Tai – Mũi -Họng xem tai có bị bệnh gì không? Không nên đeo tai nghe nữa hoặc phải giảm bớt âm lượng, giảm thời gian nghe tai bạn nhé.
Chúc sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Em muốn hỏi mẹ em dạo này bị mất tiếng nặng, nói rất bé khó nghe
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Mẹ em dạo này bị mất tiếng nặng, nói rất bé khó nghe. Sau đó ốm sốt toát mồ hôi, trước đó đi khám thì bác sĩ ở bệnh viện nói mẹ em bị trào ngược dạ dày. Từ đó đến nay mẹ em hay mất tiếng và ốm, đau người kèm cả sốt. Em đã cho mẹ uống hạ sốt và mồ hôi ra nhiều ạ. Em muốn hỏi bác sĩ làm thế nào để hạ sốt và khỏi mất tiếng ạ?
Em cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị mất tiếng thì việc đầu tiên là nghĩ đến một bệnh lý cụ thể tại thanh quản: Viêm phù thanh quản, u nhú thanh quản… Bạn phải đưa mẹ đi khám nội soi thanh quản để xác định bệnh từ đó mới có biện pháp chữa trị phù hợp. Hiện tượng sốt và ốm có thể chỉ là kết hợp của bệnh viêm phế quản, viêm họng do trào ngược dạ dày.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
Bị viêm xoang, khó nghe, người mệt mỏi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoa dã quỳ
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 27 tuổi, giới tính nữ. Cháu bị bệnh tai – mũi – họng, đi khám bác sĩ bảo cháu bị viêm xoang sàng trái, vẹo vách ngăn mũi trái, mũi cháu bị nghẹt, màng nhĩ phải bị lõm, thính lực giảm và trong người mệt mỏi. Cháu đi xe máy mà rất khó đi như cháu bị sao ở đầu ấy. Người cháu cứ lâng lâng, làm cháu lâu nay không dám đi, sợ va vào xe khác. Cháu dùng thuốc được hơn 3 tháng thì có đi khám lại màng nhĩ phải của cháu hết lõm trở lại bình thường có độ sáng tốt. Cháu chụp nội soi, tai phải cháu nhiều khi rất khó chịu nó hơi đau, không đươc tốt như tai trái. Nhưng hiện giờ cháu nghe vẫn không được như trước, khi có nhiều âm thanh làm cháu không tập trung nghe được, sợ tiếng ồn, hay là các âm thanh nhỏ. Tai nhiều lúc vẫn khó chịu và hơi bí và khả năng lái xe máy của cháu cũng rất khó, không như ngày chưa bị bệnh, chỉ đỡ hơn được 1 chút. Cháu cũng chụp CT sọ não thì bác sĩ bảo bình thường và đo thính lực cũng bình thường. Cháu không biết cháu bị bệnh này do lí do nào hay là do năm ngoái cháu đi bơi cháu có bị cúm nhưng cháu không dùng thuốc nên đến giờ bị bệnh. Cháu rất lo vì cháu nghe khó và đầu cháu rất khó tập trung nhất là khi lái xe máy. Cháu mong bác sĩ giúp cháu giải thích cho cháu và cho cháu lời khuyên.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Tai mũi họng là 3 bộ phận khác nhau nhưng có đường thông nối với nhau nên liên quan với nhau rất chặt chẽ. Vì vậy mà bệnh ở bộ phận này có thể tác động đến bộ phận kia. Như viêm họng sẽ đau lên tai. Nghẹt mũi sẽ làm ù tai. Viêm mũi viêm xoang sẽ kéo theo viêm họng,… Tai nối với họng mũi (phần cao nhất của họng) qua vòi nhĩ. Nó có nhiệm vụ lấy hơi từ mũi lên tai làm căng màng nhĩ. Nếu viêm mũi xoang (tắc mũi) làm tắc vòi này thì không khí từ mũi không lên được tai nên màng nhĩ lõm vào dẫn đến viêm tai giữa tiết dịch. Viêm tai làm khó nghe, ù giảm thính lực. Có thể dẫn đến chóng mặt, lâng lâng,…
Tuy nhiên, những rối loạn mà bạn đã kể ra đây còn gặp trên nhiều bệnh Nội khoa khác như rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh, stress nặng, thiếu máu thiếu sắt, suy dinh dưỡng, tụt huyết áp hay cao huyết áp, ngộ độc mãn tính,… Bạn nên khám bác sĩ Nội khoa về Tâm thần kinh để tìm và chữa các bệnh về nội khoa. Khả năng bệnh tai mũi họng tác động đến bạn tôi nghĩ không nhiều.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
4 tuần sau vá màng nhĩ tai vẫn chảy dịch, khó nghe phải làm sao?
Câu hỏi bởi: anhsaodem1991
Chào bác sĩ.
Cháu 24 tuổi, cháu mới vá màng nhĩ được hơn 4 tuần, cách mấy ngày là cháu qua bác sĩ vệ sinh tai. Hiện giờ cháu vẫn còn dùng thuốc, nhưng tai cháu vẫn chảy dịch có mủ nữa, ban đêm ngủ chảy ra rất khó chịu. Liệu cháu có bị nhiễm trùng không? Bác sĩ cho thuốc uống nhưng cháu vẫn thấy không bớt được tí nào, cháu phải làm sao đây ạ? Tai cháu vẫn nặng lắm. Khi cháu nói chuyện cháu nghe thấy tiếng mình rất nhỏ. Bác sĩ hãy giúp cháu làm sao để tai khô đi ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Vá màng nhĩ là phẫu thuật chữa trị tai giữa do viêm tai mãn tính gây ra. Viêm tai mãn tính là một bệnh lý viêm và bội nhiễm tiềm ẩn của tai giữa. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh điếc. Bệnh có thể kèm theo hiện tượng chảy mủ mãn tính ở tai do màng nhĩ bị thủng. Ban đầu bệnh tiến triển tự nhiên và dần dần sẽ gây ra những biến chứng nặng. Trước khi có chỉ định phẫu thuật vá màng nhĩ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho chữa trị bằng thuốc để loại bỏ tối đa yếu tố bội nhiễm.
Mục đích của phẫu thuật vá màng nhĩ là:
Thăm dò và làm sạch các bệnh lý của tai giữa như viêm, bội nhiễm các xương con của tai hoặc Cholestetome. Những bệnh lý này thường được phát hiện khi chụp cắt lớp trước phẫu thuật.
Cải thiện khả năng nghe bằng cách vá kín màng nhĩ và thay thế các xương con bị phá huỷ (nếu có thể).
Can thiệp này được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Sẹo sẽ nằm ở phía trong ngay cửa ống tai ngoài hoặc sau tai. Người ta sẽ sử dụng “cân” cơ thái dương (phần cơ phía trên tai), hoặc là một mảnh tĩnh mạch hay một miếng sụn của vành tai để đóng màng nhĩ. Các chất liệu như Teflon, gốm hoặc các mẩu xương vụn được dùng để thay thế xương con.
Đối với bệnh tích có Cholestetome, phẫu thuật viên bắt buộc phải mở rộng khoang tai để bỏ Cholestetome được dễ dàng và để thuận tiện cho việc theo dõi. Thời gian nằm viện của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 2 ngày và thời gian chăm sóc hậu phẫu là 2 tuần.
Cholesteatome được định nghĩa đó là sự tồn tại của lớp biểu bì, có nghĩa là phần da nằm ở phía bên trong khoang tai giữa (bình thường không bao giờ da mọc và phát triển trong tai giữa), trong hòm nhĩ, sau màng nhĩ hoặc trong xương “chũm”.
Phần tích tụ biểu bì này có dạng như một cái nang và sẽ tăng dần kích thước do đó kéo theo bệnh viêm có nhiễm trùng tai giữa mãn tính và làm tiêu hủy các cấu trúc xương xung quanh nó.
Vì vậy, Cholesteatome được coi như một bệnh viêm tai mãn tính nguy hiểm.
Cholesteatome thường xuất hiện sau viêm tai tái phát nhiều lần hoặc bệnh giảm chức năng hoạt động của vòi Eustache nhưng cũng có thể bệnh nhân bị bẩm sinh.
Các biểu hiện của Cholesteatome: Hai biểu hiện chính đó là chảy mủ vàng và có mùi hôi (gọi là bệnh viêm tai có mủ) và biểu hiện giảm thính lực. Người bệnh có thể bị chảy máu, chóng mặt, liệt mặt hoặc viêm màng não… Cháu đã vá màng nhĩ được hơn 4 tuần, cách mấy ngày là cháu qua bác sĩ vệ sinh tai. Hiện giờ cháu vẫn còn dùng thuốc, nhưng tai cháu vẫn chảy dịch có mủ nữa, ban đêm ngủ chảy ra rất khó chịu, tai vẫn nặng, nói chuyện ra thì nghe cái tiếng mình rất nhỏ. Như vậy là trong tai cháu còn rất nhiều dịch mủ. Có thể trước khi mổ cháu chưa được chữa trị dứt điểm viêm tai giữa hoặc cháu bị bệnh tích có Cholestetome. Khi bị như vậy mà trong quá trình mổ chưa được làm sạch sẽ gây chảy mủ sau khi vá màng nhĩ hoặc cũng có thể bị nhiễm trùng khi làm phẫu thuật. Vậy nên cháu phải đến khám lại bác sĩ phẫu thuật.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Tai trái nghe kém, hay hoa mắt, khó thở, chóng mặt, hay hụt hơi khi nói
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Em năm nay 31 tuổi, tai trái em nghe kém (khi nghe âm thanh lớn thì nghe kêu rè rè), hay hoa mắt, khó thở và chóng mặt nhưng kiểm soát được, những lúc phải nói nhiều là choáng mặt và khó thở, hay hụt hơi khi nói. Không biết đây là biểu hiện do tai hay bệnh gì, mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Với các biểu hiện bạn mô tả nghĩ nhiều đến bệnh lí về thần kinh: Rối loạn tiền đình. Khi bị rối loạn tiền đình sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khi đó người bệnh phải giữ nguyên không dám cựa quậy. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường hoặc có biểu hiện mất thăng bằng.
Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Bạn nên đến chuyên khoa Thần kinh để khám và chữa trị bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare