Đối với trẻ em khi bị ho lại có phương pháp điều trị khác biệt so với người lớn. Vậy cần lưu ý gì khi chữa ho cho trẻ?
Điều trị trẻ bị ho tại nhà
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết trẻ bị ho, sổ mũi, đi khám cho thuốc uống cũng không khỏi. Vậy phải xử trí ở nhà như thế nào?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng ho, sổ mũi,…là các biểu hiện của bệnh viêm long đường hô hấp trên mà lí do thường gặp là do nhiễm virus hoặc do trẻ bị cảm lạnh. Điều trị bệnh viêm long đường hô hấp chủ yếu là chữa trị biểu hiện như: uống thuốc giảm tiết dịch, hạ sốt (nếu có). Một số chế phẩm thuốc bao gồm cả 2 tác dụng này như: Decolgen hay Tiffy có cả dạng viên và dạng siro.
Tuy nhiên, liều lượng thuốc dùng phải tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ nên cần phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần phải phòng bệnh cho trẻ, không nên để trẻ tiếp xúc với quá đông người trong không gian chật hẹp vì trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong đó có cả các virus gây bệnh; giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh; tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Chúc bạn khỏe!
Trẻ bị ho có đờm, khò khè, hay nôn ọe phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Xuan Dong
Chào bác sĩ!
Bé trai nhà em nay được 3,5 tuổi. Lúc bé 3 tuổi, bé cứ hay ọe khan liên tục, đặc biệt là buổi sáng và buổi tối, bé có chảy mũi. Sau khi đi khám nhiều nơi và dùng thuốc nhiều lần nhưng không hết. Sau đó, bé có khám thì bé bị viêm phế quản và chữa trị kháng sinh liều cao. Sau khi xuất viện về, sau 1-2 tuần bé lại bị khò khè suốt, đôi khi cũng bị ho và có sổ mũi. Em cũng cho bé đi khám và dùng thuốc nhiều lần nhưng bé vẫn không dứt được đờm. Và sau đó cứ tái đi, tái lại ho, đờm, khò khè và đôi khi cũng có chảy nước mũi. Nhưng đờm thì bé bị liên tục và khò khè từ đó đến giờ. Dịch đờm, mũi hay chảy xuống cổ bé làm bé hay nôn, ẹo. Vậy bác sĩ cho em hỏi, em có nên cho bé đi xúc đờm và chữa trị bé như thế nào ạ? Đồng thời, cứ 4-5 bữa thì bé lười ăn và hay nhợn, ẹo, nhất là vào buổi sáng. Như vậy bé có bị vấn đề về đường ruột hay tiêu hóa không ạ? Và nên chữa trị thế nào ạ? Rất mong sớm nhận hồi âm của bác sĩ!
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả, bé nhà bạn hay bị nôn, ọe và rất hay bị tình trạng khò khè, sổ mũi. Như vậy, ngoài yếu tố bé bị viêm nhiễm mũi họng và đường hô hấp thì bé có thể có cơ địa dị ứng và dễ nhiễm bệnh. Việc chữa trị dứt điểm đợt bệnh, kết hợp với giữ gìn sức khỏe cho bé đóng vai trò quan trọng để hạn chế và phòng tránh các đợt nhiễm bệnh mới. Ngoài ra, với tình trạng bé bị viêm nhiễm đường hô hấp, khò khè và hay nôn ọe thì việc bé ăn uống ít là điều dễ hiểu. Việc ăn uống kém, hay bị viêm nhiễm có thể khiến bé dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và càng trở nên dễ nhiễm bệnh hơn. Do vậy, bạn nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám xác định tình trạng rối loạn liên quan và có biện pháp khắc phục, chữa trị thích hợp nhất.
Chúc bé nhà bạn sớm khỏe mạnh!
Trẻ bị ho, điều trị thế nào cho khỏi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hai bé nhà tôi 3 tuổi và 5 tháng, mới bị ho 3 ngày nay. Lần nào cho đi khám cũng được kê uống Lupimox và nhỏ mũi. Hai cháu ho tiếng khản đặc, có đờm và sổ mũi. Tôi bôi dầu gió vào gân bàn chân và đi tất cho cháu mỗi đêm. Cho uống Cảm Xuyên Hương, diếp cá với nước vo gạo từ hôm đầu ho. Bác sĩ cho tôi hỏi là nếu duy trì cách đấy khoảng bao lâu thì khỏi. Hiện tôi chưa muốn cho cháu uống kháng sinh ngay. Và có cần kiêng trứng, sữa không.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Thuốc Lupimox chính là Ampicilin một loại kháng sinh thông dụng phổ rộng.
Nếu hai bé nhà bạn ho nhiều cần cho dùng thuốc giảm ho dành riêng cho trẻ em. Rau diếp cá và nước vo gạo không có tác dụng giảm ho.
Bạn nên cho bé uống kháng sinh (Lupimox) như bác sĩ đã kê vì ho có đờm đặc là thể hiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp do vi trùng, cần dùng kháng sinh để trị bệnh. Bạn chú ý là khi cho uống thì phải uống đủ liều, đủ thời gian như chỉ định, không được chữa trị nửa vời làm bệnh trở thành mãn tính hoặc nhờn thuốc.
Trẻ em nếu bị bệnh nhẹ có thể tự khỏi thì sức đề kháng sẽ tốt hơn, khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn, nhưng khi thấy không thể tự khỏi thì cần dùng thuốc và đã uống thì uống đủ liều, đủ đợt, đúng chỉ định.
Không phải kháng sinh là vô cùng độc hại với cơ thể. Bạn không phải cần kiêng tanh (trứng, sữa, tôm, cua, cá..)
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Trẻ bị ho và nôn ra đờm phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi được hơn 3 tuổi, hai ngày nay tự nhiên cháu bị ho nhưng không thường xuyên, mỗi lần ho rất nhiều và nôn ra đờm. Tôi muốn hỏi ngoài dùng thuốc còn có cách gì để chữa trị tại nhà cho con tôi khỏi ho không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Con bạn bị ho và nôn ra đờm, không biết bạn đã cho cháu đi khám bác sĩ chưa? Bạn không nói đã cho cháu dùng thuốc gì để chữa trị cơn ho? Cháu đang uống thuốc là do bác sĩ kê đơn hay bạn tự mua? Thuốc Đông y hay Tây y? Ngoài dấu hiệu ho, nôn ra đờm của con, cháu có bị sổ mũi hay sốt không? Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng như khó thở, viêm phế quản, viêm phổi.
Ngoài uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên cho cháu uống đủ nước để làm loãng đờm, ăn đủ chất, ăn tăng cường đạm, các vitamin nhất là vitamin A, C để nâng sức đề kháng cho con. Ngoài ra, bạn có thể lấy dầu gió hoặc dầu phật linh, loại dùng cho trẻ nhỏ tầm 3 tuổi, bôi vào 1/3 trên gan bàn chân (ở đó có huyệt dũng tuyền chữa ho rất hiệu nghiệm) trước khi đi ngủ, sau đó đi tất cho cháu để giữ ấm đôi chân, bôi ở huyệt ngay dưới dái tai, xoa dầu vào vùng lõm ở cổ họng có tác dụng giảm ho cho con. Bôi cho con đến khi hết ho thì thôi.
Chúc con bạn chóng khỏi bệnh!
Trẻ bị ho khàn tiếng, hay bị trớ nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Trần Thơm
Chào bác sĩ!
Con cháu được 6 tháng, nặng 8,5kg. Bé bị khàn tiếng 2 ngày, thỉnh thoảng thở khò khè và ho nặng tiếng, mỗi lần ho thường hay bị trớ. Con cháu vẫn bú mẹ và ăn bột như thường, không sốt, không quấy khóc. Bác sĩ giải đáp giúp cháu khả năng con cháu bị bệnh gì và cháu phải làm gì với ạ? Cháu đẻ con lần đầu tiên nên không có nhiều kinh nghiệm.
Cháu cám ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Con bạn 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu thực sự thích nghi với điều kiện sống của môi trường, trong 6 tháng đầu trong sữa mẹ có nguồn kháng thể phong phú của mẹ truyền sang nên trẻ ít ốm. Từ 6 tháng đến 2 tuổi trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên .
Con bạn ho nặng tiếng, thỉnh thoảng khò khè, và khàn tiếng là triệu chứng của viêm phù thanh quản. Viêm phù thanh quản thường diễn biến theo 2 cách:
+ Cấp tính: trẻ đột nhiên khó thở, co rút thanh quản, há miệng ra để thở, bụng hóp theo nhịp thở… đây là một cấp cứu nhi khoa.
+ Mãn tính: Khàn tiếng hoặc mất hẳn tiếng, ho, đờm khò khè…qua một vài ngày các triệu chứng trên sẽ lui dần.
Bạn không nên vội vàng cho dùng thuốc mà theo dõi bé, nếu bé vẫn ăn ngủ bình thường, đờm khò khè nhiều thì chỉ cần cho dùng thuốc làm lỏng đờm, loại của trẻ em là túi bột vẽ hình 2 lá phổi (Mitux – chứa 200mg Acetylcysterin), hoặc các loại siro ho dành riêng cho trẻ em trong vòng 3-4 ngày nếu không có tiến triển gì thì đưa trẻ đi khám bệnh. Hoặc đột ngột chuyển viêm cấp khó thở thì đưa bé đi cấp cứu bệnh viện (tình huống này ít xảy ra vì viêm thanh quản cấp xảy ra đột ngột ngay từ đầu không qua giai đoạn viêm mãn).
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Điều trị trẻ bị ho tại nhà
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết trẻ bị ho, sổ mũi, đi khám cho thuốc uống cũng không khỏi. Vậy phải xử trí ở nhà như thế nào?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng ho, sổ mũi,…là các biểu hiện của bệnh viêm long đường hô hấp trên mà lí do thường gặp là do nhiễm virus hoặc do trẻ bị cảm lạnh. Điều trị bệnh viêm long đường hô hấp chủ yếu là chữa trị biểu hiện như: uống thuốc giảm tiết dịch, hạ sốt (nếu có). Một số chế phẩm thuốc bao gồm cả 2 tác dụng này như: Decolgen hay Tiffy có cả dạng viên và dạng siro.
Tuy nhiên, liều lượng thuốc dùng phải tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ nên cần phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần phải phòng bệnh cho trẻ, không nên để trẻ tiếp xúc với quá đông người trong không gian chật hẹp vì trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong đó có cả các virus gây bệnh; giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh; tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Chúc bạn khỏe!
Trẻ bị ho có đờm, khò khè, hay nôn ọe phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Xuan Dong
Chào bác sĩ!
Bé trai nhà em nay được 3,5 tuổi. Lúc bé 3 tuổi, bé cứ hay ọe khan liên tục, đặc biệt là buổi sáng và buổi tối, bé có chảy mũi. Sau khi đi khám nhiều nơi và dùng thuốc nhiều lần nhưng không hết. Sau đó, bé có khám thì bé bị viêm phế quản và chữa trị kháng sinh liều cao. Sau khi xuất viện về, sau 1-2 tuần bé lại bị khò khè suốt, đôi khi cũng bị ho và có sổ mũi. Em cũng cho bé đi khám và dùng thuốc nhiều lần nhưng bé vẫn không dứt được đờm. Và sau đó cứ tái đi, tái lại ho, đờm, khò khè và đôi khi cũng có chảy nước mũi. Nhưng đờm thì bé bị liên tục và khò khè từ đó đến giờ. Dịch đờm, mũi hay chảy xuống cổ bé làm bé hay nôn, ẹo. Vậy bác sĩ cho em hỏi, em có nên cho bé đi xúc đờm và chữa trị bé như thế nào ạ? Đồng thời, cứ 4-5 bữa thì bé lười ăn và hay nhợn, ẹo, nhất là vào buổi sáng. Như vậy bé có bị vấn đề về đường ruột hay tiêu hóa không ạ? Và nên chữa trị thế nào ạ? Rất mong sớm nhận hồi âm của bác sĩ!
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả, bé nhà bạn hay bị nôn, ọe và rất hay bị tình trạng khò khè, sổ mũi. Như vậy, ngoài yếu tố bé bị viêm nhiễm mũi họng và đường hô hấp thì bé có thể có cơ địa dị ứng và dễ nhiễm bệnh. Việc chữa trị dứt điểm đợt bệnh, kết hợp với giữ gìn sức khỏe cho bé đóng vai trò quan trọng để hạn chế và phòng tránh các đợt nhiễm bệnh mới. Ngoài ra, với tình trạng bé bị viêm nhiễm đường hô hấp, khò khè và hay nôn ọe thì việc bé ăn uống ít là điều dễ hiểu. Việc ăn uống kém, hay bị viêm nhiễm có thể khiến bé dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và càng trở nên dễ nhiễm bệnh hơn. Do vậy, bạn nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám xác định tình trạng rối loạn liên quan và có biện pháp khắc phục, chữa trị thích hợp nhất.
Chúc bé nhà bạn sớm khỏe mạnh!
Trẻ bị ho, điều trị thế nào cho khỏi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hai bé nhà tôi 3 tuổi và 5 tháng, mới bị ho 3 ngày nay. Lần nào cho đi khám cũng được kê uống Lupimox và nhỏ mũi. Hai cháu ho tiếng khản đặc, có đờm và sổ mũi. Tôi bôi dầu gió vào gân bàn chân và đi tất cho cháu mỗi đêm. Cho uống Cảm Xuyên Hương, diếp cá với nước vo gạo từ hôm đầu ho. Bác sĩ cho tôi hỏi là nếu duy trì cách đấy khoảng bao lâu thì khỏi. Hiện tôi chưa muốn cho cháu uống kháng sinh ngay. Và có cần kiêng trứng, sữa không.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Thuốc Lupimox chính là Ampicilin một loại kháng sinh thông dụng phổ rộng.
Nếu hai bé nhà bạn ho nhiều cần cho dùng thuốc giảm ho dành riêng cho trẻ em. Rau diếp cá và nước vo gạo không có tác dụng giảm ho.
Bạn nên cho bé uống kháng sinh (Lupimox) như bác sĩ đã kê vì ho có đờm đặc là thể hiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp do vi trùng, cần dùng kháng sinh để trị bệnh. Bạn chú ý là khi cho uống thì phải uống đủ liều, đủ thời gian như chỉ định, không được chữa trị nửa vời làm bệnh trở thành mãn tính hoặc nhờn thuốc.
Trẻ em nếu bị bệnh nhẹ có thể tự khỏi thì sức đề kháng sẽ tốt hơn, khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn, nhưng khi thấy không thể tự khỏi thì cần dùng thuốc và đã uống thì uống đủ liều, đủ đợt, đúng chỉ định.
Không phải kháng sinh là vô cùng độc hại với cơ thể. Bạn không phải cần kiêng tanh (trứng, sữa, tôm, cua, cá..)
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Trẻ bị ho và nôn ra đờm phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con tôi được hơn 3 tuổi, hai ngày nay tự nhiên cháu bị ho nhưng không thường xuyên, mỗi lần ho rất nhiều và nôn ra đờm. Tôi muốn hỏi ngoài dùng thuốc còn có cách gì để chữa trị tại nhà cho con tôi khỏi ho không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Con bạn bị ho và nôn ra đờm, không biết bạn đã cho cháu đi khám bác sĩ chưa? Bạn không nói đã cho cháu dùng thuốc gì để chữa trị cơn ho? Cháu đang uống thuốc là do bác sĩ kê đơn hay bạn tự mua? Thuốc Đông y hay Tây y? Ngoài dấu hiệu ho, nôn ra đờm của con, cháu có bị sổ mũi hay sốt không? Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng như khó thở, viêm phế quản, viêm phổi.
Ngoài uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên cho cháu uống đủ nước để làm loãng đờm, ăn đủ chất, ăn tăng cường đạm, các vitamin nhất là vitamin A, C để nâng sức đề kháng cho con. Ngoài ra, bạn có thể lấy dầu gió hoặc dầu phật linh, loại dùng cho trẻ nhỏ tầm 3 tuổi, bôi vào 1/3 trên gan bàn chân (ở đó có huyệt dũng tuyền chữa ho rất hiệu nghiệm) trước khi đi ngủ, sau đó đi tất cho cháu để giữ ấm đôi chân, bôi ở huyệt ngay dưới dái tai, xoa dầu vào vùng lõm ở cổ họng có tác dụng giảm ho cho con. Bôi cho con đến khi hết ho thì thôi.
Chúc con bạn chóng khỏi bệnh!
Trẻ bị ho khàn tiếng, hay bị trớ nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Trần Thơm
Chào bác sĩ!
Con cháu được 6 tháng, nặng 8,5kg. Bé bị khàn tiếng 2 ngày, thỉnh thoảng thở khò khè và ho nặng tiếng, mỗi lần ho thường hay bị trớ. Con cháu vẫn bú mẹ và ăn bột như thường, không sốt, không quấy khóc. Bác sĩ giải đáp giúp cháu khả năng con cháu bị bệnh gì và cháu phải làm gì với ạ? Cháu đẻ con lần đầu tiên nên không có nhiều kinh nghiệm.
Cháu cám ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Con bạn 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu thực sự thích nghi với điều kiện sống của môi trường, trong 6 tháng đầu trong sữa mẹ có nguồn kháng thể phong phú của mẹ truyền sang nên trẻ ít ốm. Từ 6 tháng đến 2 tuổi trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên .
Con bạn ho nặng tiếng, thỉnh thoảng khò khè, và khàn tiếng là triệu chứng của viêm phù thanh quản. Viêm phù thanh quản thường diễn biến theo 2 cách:
+ Cấp tính: trẻ đột nhiên khó thở, co rút thanh quản, há miệng ra để thở, bụng hóp theo nhịp thở… đây là một cấp cứu nhi khoa.
+ Mãn tính: Khàn tiếng hoặc mất hẳn tiếng, ho, đờm khò khè…qua một vài ngày các triệu chứng trên sẽ lui dần.
Bạn không nên vội vàng cho dùng thuốc mà theo dõi bé, nếu bé vẫn ăn ngủ bình thường, đờm khò khè nhiều thì chỉ cần cho dùng thuốc làm lỏng đờm, loại của trẻ em là túi bột vẽ hình 2 lá phổi (Mitux – chứa 200mg Acetylcysterin), hoặc các loại siro ho dành riêng cho trẻ em trong vòng 3-4 ngày nếu không có tiến triển gì thì đưa trẻ đi khám bệnh. Hoặc đột ngột chuyển viêm cấp khó thở thì đưa bé đi cấp cứu bệnh viện (tình huống này ít xảy ra vì viêm thanh quản cấp xảy ra đột ngột ngay từ đầu không qua giai đoạn viêm mãn).
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare