Lưu ý cần biết về bệnh táo bón ở trẻ (phần 1)


4,226
1
1
Xu
53
Táo bón hay gặp ở trẻ khi ăn thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Những câu hỏi sau đây sẽ bổ sung thêm những kiến thức cho bạn về vấn đề này.

Trẻ bị táo bón


Câu hỏi bởi: Oanh

Thưa bs. Con e jo đc 3,5 tháng. Từ lúc gần 1thag tuổi cháu bị táo bón. E lần đầu làm mẹ ko có kinh nghiệm, khám bs ở bv huyện bs cho uống men t.h nhưng cháu ko đỡ. Uống thêm mấy lần thuốc bé vẫn ko tự đi vs đc. Jo bé hay quấy khóc và ăn ít. E phải làm j??? Bs tư vấn giúp e nha.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn,

Chúc mừng bạn đã được làm mẹ! Bạn nhớ pha loãng sữa hoặc bạn phải uống nhiều nước để tránh làm sữa đặc gây táo bón cho em bé . Bạn có thể thụt mật ong hoặc mua tuyp thụt ngoài hiệu thuốc cho bé để đi ngoài cho dễ.

Chúc bạn sức khỏe!

Trẻ bị táo bón


Câu hỏi bởi: Oanh

Thưa bs. Con e jo đc 3,5 tháng. Từ lúc gần 1thag tuổi cháu bị táo bón. E lần đầu làm mẹ ko có kinh nghiệm, khám bs ở bv huyện bs cho uống men t.h nhưng cháu ko đỡ. Uống thêm mấy lần thuốc bé vẫn ko tự đi vs đc. Jo bé hay quấy khóc và ăn ít. E phải làm j??? Bs tư vấn giúp e nha.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn,

Chúc mừng bạn đã được làm mẹ! Bạn nhớ pha loãng sữa hoặc bạn phải uống nhiều nước để tránh làm sữa đặc gây táo bón cho em bé . Bạn có thể thụt mật ong hoặc mua tuyp thụt ngoài hiệu thuốc cho bé để đi ngoài cho dễ.

Chúc bạn sức khỏe!

Tư vấn về bệnh táo bón


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Thưa bác sĩ, cháu bé nhà tôi 3 tháng tuổi, cháu rất hay 6-7 ngày mới đi ngoài, xin cho tôi lời khuyên.

Xin cám ơn!

Bác sĩ Bùi Quang Hưng


Chào bạn!

Táo bón trẻ sơ sinh là tình trạng phân của bé trở nên khô và rắn hơn bình thường. Mỗi lần đi đại tiện bé sẽ phải rặn khó khăn và đau đớn, phân sẽ bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể một cách bình thường. Với bé 2 tháng tuổi thường bú mẹ hoàn toàn thì bình thường đi ngoài 1-2 lần một ngày, phân nát hoặc hoa cà hoa cải, mùi hơi chua. Nếu bé ăn sữa bò do mẹ không đủ sữa thường 1-2 ngày đi ngoài một lần, phân nhiều và rắn hơn, mùi thối. Đôi khi có bé 5-6 ngày đi một lần nhưng phân mềm, nát, số lượng nhiều hơn thì cũng không ngại.

Ở đây bạn không nói rõ là con bạn có được bú sữa mẹ hoàn toàn không? Vì nếu bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi bị táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón vẫn có thể xuất hiện ở bé được bú mẹ hoàn toàn, là do bé không được bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần. Thiếu nước là lí do chính gây táo bón ở bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, chính sữa mẹ lại vừa là nguồn dinh dưỡng nuôi bé cũng lại chính là nguồn nước rất quan trọng với trẻ. Vì thế, bạn cần tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để chống táo bón. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Trường hợp bé phải dùng sữa ngoài mà rất hay bị táo bón thì cũng không lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Để xử lý tình trạng táo bón, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khi bé đói một đến hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Tập cho bé đi vệ sinh vào giờ nhất định, tạo cho bé phản xạ đi ngoài hằng ngày. Nếu cho bé ăn sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu bạn pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé, nếu bạn pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan để có thể làm mềm phân, góp phần tạo đủ số lượng phân cần thiết và kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài đều nhé. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống trước khi ăn. Trong một số tình huống, táo bón có thể là một biểu hiện của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…, bạn nên cho bé đi khám để chữa trị kịp thời.

Chúc bé khỏe, mau hết táo bón!

Tư vấn về bệnh táo bón


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Thưa bác sĩ, cháu bé nhà tôi 3 tháng tuổi, cháu rất hay 6-7 ngày mới đi ngoài, xin cho tôi lời khuyên.

Xin cám ơn!

Bác sĩ Bùi Quang Hưng


Chào bạn!

Táo bón trẻ sơ sinh là tình trạng phân của bé trở nên khô và rắn hơn bình thường. Mỗi lần đi đại tiện bé sẽ phải rặn khó khăn và đau đớn, phân sẽ bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể một cách bình thường. Với bé 2 tháng tuổi thường bú mẹ hoàn toàn thì bình thường đi ngoài 1-2 lần một ngày, phân nát hoặc hoa cà hoa cải, mùi hơi chua. Nếu bé ăn sữa bò do mẹ không đủ sữa thường 1-2 ngày đi ngoài một lần, phân nhiều và rắn hơn, mùi thối. Đôi khi có bé 5-6 ngày đi một lần nhưng phân mềm, nát, số lượng nhiều hơn thì cũng không ngại.

Ở đây bạn không nói rõ là con bạn có được bú sữa mẹ hoàn toàn không? Vì nếu bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi bị táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón vẫn có thể xuất hiện ở bé được bú mẹ hoàn toàn, là do bé không được bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần. Thiếu nước là lí do chính gây táo bón ở bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, chính sữa mẹ lại vừa là nguồn dinh dưỡng nuôi bé cũng lại chính là nguồn nước rất quan trọng với trẻ. Vì thế, bạn cần tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để chống táo bón. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Trường hợp bé phải dùng sữa ngoài mà rất hay bị táo bón thì cũng không lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Để xử lý tình trạng táo bón, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khi bé đói một đến hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Tập cho bé đi vệ sinh vào giờ nhất định, tạo cho bé phản xạ đi ngoài hằng ngày. Nếu cho bé ăn sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu bạn pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé, nếu bạn pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan để có thể làm mềm phân, góp phần tạo đủ số lượng phân cần thiết và kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài đều nhé. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống trước khi ăn. Trong một số tình huống, táo bón có thể là một biểu hiện của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…, bạn nên cho bé đi khám để chữa trị kịp thời.

Chúc bé khỏe, mau hết táo bón!

Hay bị táo bón phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con tôi 12 tuổi là nữ, mỗi bữa chỉ ăn được nửa chén cơm, thường xuyên táo bón, nhiều lúc còn ói. Xin hỏi làm sao để xử lý ạ.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn!

Táo bón là tình trạng hay gặp ở trẻ em. Táo bón ở trẻ là số lần đi đại tiện ít, có thể 4-5 ngày một lần đối với trẻ sơ sinh hay 3-4 ngày một lần với trẻ nhỏ. Tính chất của phân: cứng rắn thành hòn, tình trạng nặng thì như phân dê. Đại tiện khó khăn, trẻ phải ngồi lâu, rặn nhiều, mặt đỏ bừng, có thể kêu khóc do đau rát hậu môn, phân có dính chút máu. Táo bón là chứng bệnh xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, có thể là do bệnh lý hay do chế độ ăn uống sinh hoạt.

Nếu thỉnh thoảng mới bị táo bón thì không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe mà chỉ làm trẻ khó chịu, bụng đầy chướng, hậu môn đau rát khiến trẻ hay quấy khóc, ăn không ngon, chán ăn, chậm hấp thu các chất dinh dưỡng, việc học tập, vui chơi bị tác động. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón thường xuyên, cha mẹ không có giải pháp điều trị thì táo bón có thể trở thành mãn tính kéo dài, dễ phát sinh một số bệnh khác như phình đại tràng, sa trực tràng, bệnh trĩ, hoặc nhiễm độc mạn tính do các chất độc trong phân không được đào thải ra ngoài có thể xâm nhập trở lại cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh cho trẻ.

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau xem có cải thiện được tình trạng táo bón của bé không nhé. Bổ sung đủ nước là rất quan trọng giúp bé đỡ táo bón. Đối với trẻ nhỏ, tổng lượng nước bổ sung từ ăn uống mỗi ngày khoảng 1-1,5 lít (khoảng 4 – 5 cốc nước). Trường hợp bé mất nước nhiều như ngày hè nóng bức, bé vận động vui chơi làm toát mồ hôi nhiều, tốt nhất nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây, không nên cho bé uống nước ngọt, nước có gas, không pha sữa quá loãng để bù nước cho bé. Chất xơ có vai trò quan trọng giúp phòng chống táo bón, khi bé bị táo bón cần tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi như rau mồng tơi, rau cải, củ khoai lang, măng tây, quả mận, lê…

Lưu ý nên thay đổi đa dạng các loại rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày để bé không cảm thấy chán, đồng thời cần chế biến hợp khẩu vị để bé ăn được nhiều hơn. Thích hợp nhất là các loại sinh tố từ trái cây tươi vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung thêm nước và vitamin. Tập cho bé đi đại tiện đúng giờ sẽ giúp tạo cho bé phản xạ muốn đi ngoài (cần kiên trì trong những ngày đầu nếu bé không đi được, thì hôm sau cũng đúng giờ đấy). Cho bé vui chơi vận động sẽ giúp tăng nhu động đường tiêu hóa để đẩy phân di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa.

Có thể mát-xa bụng cho bé bằng cách cho bé nằm ngửa rồi mẹ đặt tay lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp thêm 10-15 phút. Động tác này thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng cho bé. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà không kết quả, bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa Tiêu hóa, bác sĩ cho làm một số xét nghiệm cần thiết xem bé có bị táo bón do bệnh lý hay không nhé!

Chúc hai mẹ con bạn vui, khỏe!

Hay bị táo bón phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con tôi 12 tuổi là nữ, mỗi bữa chỉ ăn được nửa chén cơm, thường xuyên táo bón, nhiều lúc còn ói. Xin hỏi làm sao để xử lý ạ.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn!

Táo bón là tình trạng hay gặp ở trẻ em. Táo bón ở trẻ là số lần đi đại tiện ít, có thể 4-5 ngày một lần đối với trẻ sơ sinh hay 3-4 ngày một lần với trẻ nhỏ. Tính chất của phân: cứng rắn thành hòn, tình trạng nặng thì như phân dê. Đại tiện khó khăn, trẻ phải ngồi lâu, rặn nhiều, mặt đỏ bừng, có thể kêu khóc do đau rát hậu môn, phân có dính chút máu. Táo bón là chứng bệnh xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, có thể là do bệnh lý hay do chế độ ăn uống sinh hoạt.

Nếu thỉnh thoảng mới bị táo bón thì không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe mà chỉ làm trẻ khó chịu, bụng đầy chướng, hậu môn đau rát khiến trẻ hay quấy khóc, ăn không ngon, chán ăn, chậm hấp thu các chất dinh dưỡng, việc học tập, vui chơi bị tác động. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón thường xuyên, cha mẹ không có giải pháp điều trị thì táo bón có thể trở thành mãn tính kéo dài, dễ phát sinh một số bệnh khác như phình đại tràng, sa trực tràng, bệnh trĩ, hoặc nhiễm độc mạn tính do các chất độc trong phân không được đào thải ra ngoài có thể xâm nhập trở lại cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh cho trẻ.

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau xem có cải thiện được tình trạng táo bón của bé không nhé. Bổ sung đủ nước là rất quan trọng giúp bé đỡ táo bón. Đối với trẻ nhỏ, tổng lượng nước bổ sung từ ăn uống mỗi ngày khoảng 1-1,5 lít (khoảng 4 – 5 cốc nước). Trường hợp bé mất nước nhiều như ngày hè nóng bức, bé vận động vui chơi làm toát mồ hôi nhiều, tốt nhất nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây, không nên cho bé uống nước ngọt, nước có gas, không pha sữa quá loãng để bù nước cho bé. Chất xơ có vai trò quan trọng giúp phòng chống táo bón, khi bé bị táo bón cần tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi như rau mồng tơi, rau cải, củ khoai lang, măng tây, quả mận, lê…

Lưu ý nên thay đổi đa dạng các loại rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày để bé không cảm thấy chán, đồng thời cần chế biến hợp khẩu vị để bé ăn được nhiều hơn. Thích hợp nhất là các loại sinh tố từ trái cây tươi vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung thêm nước và vitamin. Tập cho bé đi đại tiện đúng giờ sẽ giúp tạo cho bé phản xạ muốn đi ngoài (cần kiên trì trong những ngày đầu nếu bé không đi được, thì hôm sau cũng đúng giờ đấy). Cho bé vui chơi vận động sẽ giúp tăng nhu động đường tiêu hóa để đẩy phân di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa.

Có thể mát-xa bụng cho bé bằng cách cho bé nằm ngửa rồi mẹ đặt tay lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp thêm 10-15 phút. Động tác này thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng cho bé. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà không kết quả, bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa Tiêu hóa, bác sĩ cho làm một số xét nghiệm cần thiết xem bé có bị táo bón do bệnh lý hay không nhé!

Chúc hai mẹ con bạn vui, khỏe!

Bé bị táo bón phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Kính chào bác sĩ!

Bé trai nhà tôi ngay sau khi sinh ra được khoảng 4-5h thì đi cầu phân xu bình thường. Suốt 6 tháng đầu bú mẹ bé chưa bao giờ bị táo bón, ngày đi cầu 2-3 lần. Bé bắt đầu bị táo bón từ 6 tháng tuổi, đến nay đã được 19 tháng tuổi nhưng tình hình không thuyên giảm. Hồi 6 tháng tuổi, bé thỉnh thoảng mới táo bón. Những lúc như vậy gia đình tôi dùng bơm xịt Glycerin để bé đi cầu được. Nguyên nhân là do vợ chồng tôi cho bé uống ít nước, sau đó đã thay đổi cho bé uống đủ nước theo lời bác sĩ dặn (nhưng có vẻ bé đã bắt đầu sợ rặn từ các lần đau do táo bón trước). Khi bé khoảng 14-15 tháng, tôi cho bé dùng Duphalac nhưng vẫn không đi cầu được. Sau khi chờ bé rặn 3-4 ngày không ra mới bơm Glycerin vào hậu môn. Mỗi lần như vậy bé đau đớn, khóc nhiều, hậu môn có máu và phân rất cứng. Từ khi bé được khoảng 17 tháng đến nay thì gia đình tôi không bơm Glycerin nữa mà cho bé uống Sorbitol hàng ngày trước ăn sáng 10 phút, kết hợp với dùng thuốc xổ Bisacodyl nguyên viên cách ngày (bác sĩ dặn thuốc xổ này 2 ngày/1 lần). Đến nay, ngày nào bé cũng có cơn rặn nhưng bé rặn không hết sức (có vẻ do sợ đau), nên đến ngày thứ hai tôi phải cho bé uống thuốc xổ. Khi phân ra, cục đầu cứng và to, phân về sau lỏng hoặc rất mềm. Tôi nghĩ hiện tượng phân cứng lúc đầu này do ngày đầu bé rặn không hết sức, khiến chỗ phân đó bị đọng tại cửa hậu môn, thiếu nước gây cứng vón lại. Sau khi uống thuốc xổ bé thường đi cầu vào buổi tối, thỉnh thoảng đến sáng hôm sau lại đi cầu tiếp (có lẽ là phần phân còn sót lại). Chế độ ăn của bé lúc này có rất nhiều rau, sữa chua, nước bưởi, thanh long, nước cam, tôi cũng có cho bé uống đủ nước và vận động đi ra ngoài chơi hàng ngày. Trước đó, thỉnh thoảng gia đình cũng bổ sung cho bé các men vi sinh Golden lab, Nutopid, men của Hàn Quốc, lọ bổ sung 10 tỉ vi khuẩn của Mĩ, Q10, Inulin, Kẽm, lọ nhựa bổ sung chất xơ V-Tax (của Bệnh viện Nhi Đồng 2)… mỗi loại bé uống khoảng 1-2 tuần đều không thấy tác dụng. Đến nay bé không dùng bất kỳ loại nào kể trên, mà chỉ uống Lacta Plus và Sorbitol hàng ngày vào buổi sáng. Bé đã được chụp X-quang cản quang và làm tổng phân tích tế bào máu, kết quả chẩn đoán bình thường, không bị phình hay dài đại tràng. Hiện tại, bé đã không tăng cân nào suốt nửa năm nay và rất sợ ăn uống. Bé không còn béo tròn và hồng hào như trước đây mà da bé bị vàng và xạm đen đi nhiều. Không những thế, bé còn hay nôn khan nữa. Vậy xin hỏi bác sĩ bé nhà tôi đang bị táo bón kiểu gì ạ? Liệu có phải bé không bị táo bón mà đang bị ‘tâm lý’ sợ đau khiến phân bị dồn ứ lại gây táo bón? Nếu bé bị táo bón do sợ rặn như vậy thì nên chữa như nào ạ?

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bé nhà bạn không bị táo bón (phân không thành hòn cục, không khó tan trong nước…) mà là do sợ đau mỗi khi đi ỉa hoặc do thụt phân động tác thô bạo làm bé sợ. Bé có thể sợ ăn do ép quá hoặc cách cho ăn không hợp lý, không gây được sự hào hứng kích thích bé, trẻ em là vừa ăn vừa chơi. Trước mắt bạn có thể áp dụng phương thức sau: Vẫn phải tiếp tục cho dùng thuốc Bisacodin, ngày uống 1 viên (không cần cách nhật) làm cho bé ngày nào cũng đi một cách tự nhiên, dần bé sẽ mất cảm giác sợ đi ỉa. Chế độ ăn tăng cường chất xơ bằng cách cho bé ăn cháo có thêm củ khoai lang (không phải là ăn lá khoai lang nấu canh làm cho lỏng phân). Cho dùng thuốc kích thích ăn uống, tăng đồng hóa Dynamogène, ngày uống 1 ống, thời gian uống kéo dài 15-20 ngày, thuốc nội có tên Beezuvit.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Bé bị táo bón phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Kính chào bác sĩ!

Bé trai nhà tôi ngay sau khi sinh ra được khoảng 4-5h thì đi cầu phân xu bình thường. Suốt 6 tháng đầu bú mẹ bé chưa bao giờ bị táo bón, ngày đi cầu 2-3 lần. Bé bắt đầu bị táo bón từ 6 tháng tuổi, đến nay đã được 19 tháng tuổi nhưng tình hình không thuyên giảm. Hồi 6 tháng tuổi, bé thỉnh thoảng mới táo bón. Những lúc như vậy gia đình tôi dùng bơm xịt Glycerin để bé đi cầu được. Nguyên nhân là do vợ chồng tôi cho bé uống ít nước, sau đó đã thay đổi cho bé uống đủ nước theo lời bác sĩ dặn (nhưng có vẻ bé đã bắt đầu sợ rặn từ các lần đau do táo bón trước). Khi bé khoảng 14-15 tháng, tôi cho bé dùng Duphalac nhưng vẫn không đi cầu được. Sau khi chờ bé rặn 3-4 ngày không ra mới bơm Glycerin vào hậu môn. Mỗi lần như vậy bé đau đớn, khóc nhiều, hậu môn có máu và phân rất cứng. Từ khi bé được khoảng 17 tháng đến nay thì gia đình tôi không bơm Glycerin nữa mà cho bé uống Sorbitol hàng ngày trước ăn sáng 10 phút, kết hợp với dùng thuốc xổ Bisacodyl nguyên viên cách ngày (bác sĩ dặn thuốc xổ này 2 ngày/1 lần). Đến nay, ngày nào bé cũng có cơn rặn nhưng bé rặn không hết sức (có vẻ do sợ đau), nên đến ngày thứ hai tôi phải cho bé uống thuốc xổ. Khi phân ra, cục đầu cứng và to, phân về sau lỏng hoặc rất mềm. Tôi nghĩ hiện tượng phân cứng lúc đầu này do ngày đầu bé rặn không hết sức, khiến chỗ phân đó bị đọng tại cửa hậu môn, thiếu nước gây cứng vón lại. Sau khi uống thuốc xổ bé thường đi cầu vào buổi tối, thỉnh thoảng đến sáng hôm sau lại đi cầu tiếp (có lẽ là phần phân còn sót lại). Chế độ ăn của bé lúc này có rất nhiều rau, sữa chua, nước bưởi, thanh long, nước cam, tôi cũng có cho bé uống đủ nước và vận động đi ra ngoài chơi hàng ngày. Trước đó, thỉnh thoảng gia đình cũng bổ sung cho bé các men vi sinh Golden lab, Nutopid, men của Hàn Quốc, lọ bổ sung 10 tỉ vi khuẩn của Mĩ, Q10, Inulin, Kẽm, lọ nhựa bổ sung chất xơ V-Tax (của Bệnh viện Nhi Đồng 2)… mỗi loại bé uống khoảng 1-2 tuần đều không thấy tác dụng. Đến nay bé không dùng bất kỳ loại nào kể trên, mà chỉ uống Lacta Plus và Sorbitol hàng ngày vào buổi sáng. Bé đã được chụp X-quang cản quang và làm tổng phân tích tế bào máu, kết quả chẩn đoán bình thường, không bị phình hay dài đại tràng. Hiện tại, bé đã không tăng cân nào suốt nửa năm nay và rất sợ ăn uống. Bé không còn béo tròn và hồng hào như trước đây mà da bé bị vàng và xạm đen đi nhiều. Không những thế, bé còn hay nôn khan nữa. Vậy xin hỏi bác sĩ bé nhà tôi đang bị táo bón kiểu gì ạ? Liệu có phải bé không bị táo bón mà đang bị ‘tâm lý’ sợ đau khiến phân bị dồn ứ lại gây táo bón? Nếu bé bị táo bón do sợ rặn như vậy thì nên chữa như nào ạ?

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bé nhà bạn không bị táo bón (phân không thành hòn cục, không khó tan trong nước…) mà là do sợ đau mỗi khi đi ỉa hoặc do thụt phân động tác thô bạo làm bé sợ. Bé có thể sợ ăn do ép quá hoặc cách cho ăn không hợp lý, không gây được sự hào hứng kích thích bé, trẻ em là vừa ăn vừa chơi. Trước mắt bạn có thể áp dụng phương thức sau: Vẫn phải tiếp tục cho dùng thuốc Bisacodin, ngày uống 1 viên (không cần cách nhật) làm cho bé ngày nào cũng đi một cách tự nhiên, dần bé sẽ mất cảm giác sợ đi ỉa. Chế độ ăn tăng cường chất xơ bằng cách cho bé ăn cháo có thêm củ khoai lang (không phải là ăn lá khoai lang nấu canh làm cho lỏng phân). Cho dùng thuốc kích thích ăn uống, tăng đồng hóa Dynamogène, ngày uống 1 ống, thời gian uống kéo dài 15-20 ngày, thuốc nội có tên Beezuvit.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

bé bị táo bón lâu ngày


Câu hỏi bởi: Giấu tên

mình có cháu trai 38 tháng tuổi cháu thường xuyên bị táo bón phân to, đầu phần cứng, nhưng đi cầu ko bị ra máu thường hai ba ngày cháu mới đi tiêu một lần vừa qua, gần cả tuần cháu mới đi tiêu đc cháu uống nhiều nước, ăn hoa quả nhiều, nhưng ít ăn rau Mẹ phải bơm hậu môn, hai ống, uống thêm thuốc nhuận trường, cháu mới đi được. đến hôm nay đã là ngày thứ ba, cháu vẫn chưa đi tiêu lại. Nhờ bác sĩ tư vấn để điều trị Chọn tệp

Bác sĩ Phạm Văn Tâm


Chào bạn,

Bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, tăng ăn rau, đặc biệt là các loại rau nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, v..v. Bạn cũng không nên thụt sáo quá nhiều, nếu 4-5 ngày trở lên mới nên nghĩ đến thụt sáo. Việc này tiếp tục đến lúc bé đi được thì thôi chứ không nên dùng lâu dài.

Chúc bạn sức khỏe!

bé bị táo bón lâu ngày


Câu hỏi bởi: Giấu tên

mình có cháu trai 38 tháng tuổi cháu thường xuyên bị táo bón phân to, đầu phần cứng, nhưng đi cầu ko bị ra máu thường hai ba ngày cháu mới đi tiêu một lần vừa qua, gần cả tuần cháu mới đi tiêu đc cháu uống nhiều nước, ăn hoa quả nhiều, nhưng ít ăn rau Mẹ phải bơm hậu môn, hai ống, uống thêm thuốc nhuận trường, cháu mới đi được. đến hôm nay đã là ngày thứ ba, cháu vẫn chưa đi tiêu lại. Nhờ bác sĩ tư vấn để điều trị Chọn tệp

Bác sĩ Phạm Văn Tâm


Chào bạn,

Bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, tăng ăn rau, đặc biệt là các loại rau nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, v..v. Bạn cũng không nên thụt sáo quá nhiều, nếu 4-5 ngày trở lên mới nên nghĩ đến thụt sáo. Việc này tiếp tục đến lúc bé đi được thì thôi chứ không nên dùng lâu dài.

Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl