Ung thư lưỡi điều trị như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Điều trị ung thư lưỡi bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Cùng đọc những lời khuyên sau để có cách khắc phục bệnh hiệu quả.

Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn 4


Câu hỏi bởi: Giấu tên

người thân của tôi năm nay 85t , bị bướu ác tính ở lưỡi , đã xạ trị 5 tia , nhưng không có chuyển biến tích cực , vậy còn cách điều trị nào khác không ?

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Yêu cầu tư vấn của bạn nên đặt vấn đề trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa u bướu đã chỉ định tia xạ cho bệnh nhân.
Nhưng để tư vấn cho bạn, chương trình tư vấn vicare chỉ có thể cung cấp một số thông tin cơ bản như sau:
+ Bệnh ung thư lưỡi có thể kết hợp cả 3 phương pháp : tia xạ, phẫu thuật, truyền hóa chất. Nhưng tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và thể lực của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định (bác sĩ chỉ quyết định là tia xạ)
+ Có thể bệnh của bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối việc điều trị tia xạ chỉ là vớt vát, hiện bệnh nhân không thể phẫu thuật vì khối u đã xâm lấn ra hết vùng hầu họng
+ Việc truyền hóa chất có thể cũng không thực hiện được nữa vì lý do sức khỏe của bệnh nhân hoặc có dự liệu là việc truyền không có tác dụng
+ Một vấn đề nữa là: Trong điều trị ung thư các bác sĩ đều lên kế hoạch điều trị một lần, tức là dựa vào bệnh, sức khỏe mà bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị cụ thể ,(tia xạ, truyền hóa chất, phẫu thuật, có thể dùng riêng rẽ hoặc kết hợp cả 3), rồi tổ chức thực hiện, không phải là : dùng một liệu trình , xem kết quả rồi thực hiện thêm liệu trình khác.

Vì vậy có thể bệnh nhân bệnh đã ở giai đoạn cuối, không còn giải pháp điều trị khác để can thiệp nữa. Bạn và gia đình phải chấp nhận hiện thực này

Chương trình tư vấn xin chia sẻ nỗi buồn này cùng gia đình

Ung thư lưỡi


Câu hỏi bởi: Nguyên thanh tùng

Thưa bác sỹ. Người thân của tôi năm nay 36 tuổi. Đi khám ở k1 kết luận ung thư lưỡi độ 2 chỉ định phẫu thuật cắt lưỡi.cháu nó hoang mang không muốn phẫu thuật cho tôi hoi có phương pháp điều trị nào khác không ạ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn.

Người thân của bạn bị ung thư lưỡi độ 2 không muốn phẫu thuật.Tôi muốn giới thiệu các phương pháp điều trị ung thư lưỡi: Ung thư lưỡi là một dạng ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư khoang miệng, dạng khối u ác tính tại lưỡi này thường ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân mắc phải. Đây là một dạng ung thư đặc trưng bởi sự gia tăng bất thường và không kiểm soát được của các tế bào lưỡi và hầu họng . Trường hợp ung thư lưỡi thường được bao gồm theo thể loại rộng của ung thư miệng và đôi khi được gọi là ung thư miệng. Việc điều trị căn bệnh này nếu như được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao, vì vậy nên mỗi người cần hiểu rõ hơn về các cách nhận biết ung thư lưỡi để hạn chế tối đa tác hại của bệnh lên cơ thể bệnh nhân

Nhận biết dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi Biểu hiện của bệnh có thể thông qua từng giai đoạn và mức độ của bệnh, càng nặng hơn thì các triệu chứng sẽ càng biểu hiện rõ ra bên ngoài hơn. Một số dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi sau đây mà bạn có thể tìm hiểu qua nhé!

– Giai đoạn đầu: triệu chứng nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Khám lưỡi: tìm thấy ở lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Có thể có hạch cổ.

– Giai đoạn toàn phát: Được phát hiện do người bệnh đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu. Hơi thở hôi thối: do hoại tử tổn thương gây ra. Một số trường hợp người bệnh có khít hàm, cố định lưỡi khiến người bệnh khó nói và nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm trùng, ăn kém, gầy sút cân nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Khám lưỡi: ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Tổn thương có thể là dạng sùi, sùi loét, loét, thâm nhiễm cứng. Ở giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn dữ dội, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi: Hầu như các loại ung thư đều có đặc điểm chung chung trong quá trình điêu trị bệnh này, đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

+ Hoá trị: Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hoá chất có tác dụng làm giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u nhưng cũng gây độc với các tế bào bình thường của cơ thể, đặc biệt là những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào niêm mạc đường tiêu hoá, tóc, hồng cầu, bạch cầu gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

+ Xạ trị – Xạ trị chiếu ngoài bằng máy Cobalt 60 hoặc máy gia tốc tuyến tính. Chiếu xạ vào u và hạch, có thể xạ trị đơn thuần hoặc xạ trị kết hợp với phẫu thuật và hoá trị. – Xạ trị áp sát: nguồn phóng xạ được đặt vào khối u. Xạ trị đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị bệnh ung thư lưỡi, tuy nhiên cũng gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, viêm miệng, sạm da, cháy da, loét da, khít hàm…. Có thể mô phỏng lập kế hoạch xạ trị trên hình ảnh chụp CT hoặc PET/CT.

+ Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt rộng u, cắt một phần lưỡi, cắt nửa lưỡi kèm theo vét hạch cổ. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư lưỡi với mục đích điều trị triệt căn cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư đôi khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói… của người bệnh.

Như vậy người thân của bạn không muốn phẫu thuật thì chọn phương pháp hóa trị liệu hoặc xạ trị

Chúc bạn và người thân mạnh khỏe.

86 tuổi bị lũng lỗ ở phần lưỡi càng ngày càng to và sâu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Người thân tôi năm nay 86 tuổi, là giới tính nữ. Bà bị lũng lỗ ở phần lưỡi càng ngày càng to và sâu nên tôi hỏi bác sĩ là có thuốc gì chữa khỏi bệnh này không?

Cám ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Người cao tuổi mà bị loét sâu ở lưỡi (mà bạn mô tả là lũng lổ lưỡi) kéo dài, ngày càng lan rộng, không đau, dễ chảy máu rất có thể bị ung thư lưỡi. Ung thư lưỡi thường bắt đầu 1 bên cạnh lưỡi chỗ đối diện răng hàm dưới. Vết loét lưỡi do ung thư thay đổi màu sắc so với phần lưỡi lành xung quanh, bề mặt phủ giả mạc trắng, không đau, kéo dài hàng tháng và ngày càng lan rộng như hình cái phễu. Bạn nên đưa bà đến khoa Ung bướu bệnh viện Tỉnh hoặc bệnh viện K Trung ương Hà Nội để khám ngay và chẩn đoán chính xác bệnh nhé.

Chúc bạn khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Bị đau lưỡi như răng cắn vào là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Xin bác sĩ giải đáp giúp, em bị đau lưỡi khoảng 6 – 7 tháng nay. Lúc đầu thỉnh thoảng về đêm đau như răng cắn vào lưỡi, em nghĩ mình ngủ mơ nên cắn vào lưỡi, còn sau đó cứ đau mơ hồ không biết đau chỗ nào, em đã đi khám khắp nơi, các bác sĩ đều nói không sao vì không có có tổn thương. Nhưng em rất sợ vì nó cứ đau nhất là khi ngủ thì thấy đau rõ nhất. Nói ít không đau nhưng nếu phải đọc báo cáo hay nói nhiều thì rất đau và khó nói. Em không biết mình bị bệnh gì và nên khám ở đâu? Khám thế nào để xác định đúng bệnh và phải làm các xét nghiệm gì để loại trừ hoặc phát hiện được bệnh ung thư lưỡi? Em rất lo lắng xin bác sĩ giúp em.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi như:

Xuất hiện mảng trắng trên lưỡi: Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng màu trắng hoặc đỏ tươi khác biệt. Các mảng này có thể nằm bất kỳ vị trí nào của lưỡi, có diện tích ngày càng rộng và bám chắc vào bề mặt lưỡi. Niêm mạc trắng này thường có xu hướng mềm hơn bề mặt lưỡi và dễ dàng bị chảy máu do quá trình người bệnh nhai, nuốt tạo ra một lực đủ mạnh làm vỡ chúng.

Lưỡi xuất hiện vết loét: Triệu chứng này đôi khi được đánh đồng với những vết thương nhỏ do răng cắn phải lưỡi. Tuy nhiên, khác với vết thương do người bệnh tự gây ra, các vết loét này thường không có dấu hiệu lành lại.

Đau họng trong thời gian dài: Bệnh nhân bị đau họng kéo dài nhưng uống thuốc đặc trị cũng không thuyên giảm. Nếu xuất hiện biểu hiện này rất có thể, bệnh ung thư lưỡi đã phát triển khá trầm trọng. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng thoáng qua nhanh.

Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh cũng không nên bỏ qua các triệu chứng như cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, nước bọt tiết ra nhiều, cảm giác nhớt, có mùi khó chịu, hôi miệng…

Để xác định ung thư lưỡi cần làm sinh thiết chẩn đoán. Xét nghiệm này không quá đắt tiền, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên có thể làm được. Nếu quá lo lắng bạn có thể làm sinh thiết để loại trừ.

Chúc bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl