Ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magie, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du. Sau đây là những lý giải.
Hiện tượng mơ nhiều khi ngủ.
Câu hỏi bởi: Lương Hòa
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 25 tuổi. Tầm 3, 4 tháng trở lại đây khi ngủ cháu thường xuyên mơ. Hầu như lúc ngủ cháu mơ rất nhiều nhưng khi tỉnh dậy chỉ nhớ được chút ít. Hiện tượng đó xảy ra thường xuyên. Kể cả lúc đêm hay ngủ trưa tầm 20 – 30 phút cháu cũng mơ. Như vậy cháu thấy rất mệt mỏi. Xin hỏi cháu bị làm sao ạ? Và có cách nào xử lý hiện tượng đó không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ngủ mơ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nó chỉ được coi là bệnh lý khi ngủ quá mức, ngủ mê mệt hoặc một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Có một số lí do làm chúng ta hay ngủ mơ:
Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau chấn thương, nghiện rượu…
Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt…
Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt…
Có một số cách để hạn chế ngủ mơ :
Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ…
Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu lên não.
Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày).
Trước tiên bạn nên tuân thủ chế độ sinh hoạt này, nếu tình trạng của bạn không được cải thiện thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học.
Chúc bạn sống khỏe!
Trẻ thức dậy, ngồi trên giường khóc và nói ú ớ, khi bị đánh thức thường hay nôn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nghiasonloc
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Đêm đi ngủ cháu thường hay thức dậy, ngồi trên giường khóc và nói ú ớ điều gì đó. Muốn đánh thức cháu rất khó. Khi bị đánh thức cháu thường hay nôn. Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn 1lần/tuần. Xin bác sĩ cho biết cháu bị gì và cách xử lý?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể cháu nhà bạn bị mộng du. Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được lí do chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.
Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những lí do có thể gây ra tình trạng mộng du. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress… cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.
Đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường. Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường.
Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du. Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du.
Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh lý thì bạn nên đưa con đến bệnh viện khám sớm nhé.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Hay mơ thấy ác mộng nhưng lại không nhớ mình mơ gì là bị sao?
Câu hỏi bởi: tống thư
Thưa bác sĩ!
Cháu 24 tuổi, là nữ. Cháu rất hay bị đau đầu, vùng chân mày cũng bị đau, ngủ thường xuyên mơ thấy ác mộng nhưng tỉnh giấc lại không bao giờ nhớ được mình đã mơ những gì, chỉ biết mình rất mệt mỏi trong giấc mơ. Đôi khi ngủ mới được vài tiếng giật mình thức dậy mà mồ hôi đổ ra như tắm nhưng thời tiết lạnh đến 14 độ. Nhưng bình thường người ta mơ thấy ác mộng sẽ có hiện tượng như vậy. Nhưng cháu lại quên được mình có mơ hay không. Xin hỏi bác sĩ cháu có vấn đề gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Mộng du được coi là một triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Mộng du không phải là một chứng bệnh về tâm lý hay tâm thần gì cả mà chỉ đơn giản là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở pha ngủ sâu. Thông thường, ở pha này, cơ thể được thư giãn, hồi phục sau một ngày làm việc thì ở những người bị mộng du, họ lại hoạt động như lúc tỉnh, ví dụ như nói chuyện, ngồi dậy, nhìn xung quanh, ra khỏi giường, đi lang thang quanh nhà, thậm chí là lái xe ô tô. Tất cả những hành động này đều được duy trì ở trạng thái ngủ sâu. Những người mộng du không chỉ khó đánh thức mà họ còn nhớ rất ít, thậm chí quên gì về những chuyến phiêu lưu đêm của bản thân. Thiếu ngủ là một trong những lí do thường gặp của rối loạn này. Một số lí do khác bao gồm các bệnh lý có kèm theo sốt, việc sử dụng các loại chất giảm đau và một số loại thuốc khác.
Trường hợp của cháu có thể là hiện tượng củ mộng du có thể do căng thẳng, do đau đầu mất ngủ. Hiện này chứng tỏ tình trạng sức khỏe hiện tại của cháu không được tốt vì cháu rất hay bị đau đầu. Cháu nên đi khám bác sĩ sức khỏe tâm thần để được giải đáp và uống thuốc.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 22 tuổi đêm cháu hay ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân. Hiện tượng này xuất hiện từ năm cháu 18 tuổi. Tần xuất hoạt động cao khi sắp đến kì kinh nguyệt. Bình thường thì cháu không để ý và cho là do mệt mỏi, căng thẳng gây ra. Nhưng gần đây cháu xuất hiện thêm hiện tượng mộng du. Vì do các bạn trong phòng kể lại cháu mới biết. Cháu muốn hỏi liệu cháu có mắc bệnh tâm thần không? Giờ cháu đang đi học ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Có rất nhiều lí do gây ra hiện tượng mộng du:
Do lo âu, mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.
Ngủ không thấy giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên.
Do thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin …
Do môi trường lạ, ồn ào, bị stress..
Do rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.
Do các bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não.
Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh hoặc gặp bác sĩ Tâm thần học để khám và chữa trị. Đồng thời cần chú ý trong sinh hoạt: ngủ đủ thời gian và có giờ giấc ổn định, ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Giảm thiểu các tác nhân có thể gây căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
Chúc em sức khỏe!
Hiện tượng mơ nhiều khi ngủ.
Câu hỏi bởi: Lương Hòa
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 25 tuổi. Tầm 3, 4 tháng trở lại đây khi ngủ cháu thường xuyên mơ. Hầu như lúc ngủ cháu mơ rất nhiều nhưng khi tỉnh dậy chỉ nhớ được chút ít. Hiện tượng đó xảy ra thường xuyên. Kể cả lúc đêm hay ngủ trưa tầm 20 – 30 phút cháu cũng mơ. Như vậy cháu thấy rất mệt mỏi. Xin hỏi cháu bị làm sao ạ? Và có cách nào xử lý hiện tượng đó không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ngủ mơ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nó chỉ được coi là bệnh lý khi ngủ quá mức, ngủ mê mệt hoặc một số tình huống gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Có một số lí do làm chúng ta hay ngủ mơ:
Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau chấn thương, nghiện rượu…
Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt…
Tuy nhiên, ở một số tình huống là biểu hiện của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt…
Có một số cách để hạn chế ngủ mơ :
Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ…
Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm tác động đến việc lưu thông máu lên não.
Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày).
Trước tiên bạn nên tuân thủ chế độ sinh hoạt này, nếu tình trạng của bạn không được cải thiện thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học.
Chúc bạn sống khỏe!
Trẻ thức dậy, ngồi trên giường khóc và nói ú ớ, khi bị đánh thức thường hay nôn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nghiasonloc
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Đêm đi ngủ cháu thường hay thức dậy, ngồi trên giường khóc và nói ú ớ điều gì đó. Muốn đánh thức cháu rất khó. Khi bị đánh thức cháu thường hay nôn. Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn 1lần/tuần. Xin bác sĩ cho biết cháu bị gì và cách xử lý?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể cháu nhà bạn bị mộng du. Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được lí do chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.
Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những lí do có thể gây ra tình trạng mộng du. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress… cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.
Đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường. Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường.
Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du. Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du.
Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh lý thì bạn nên đưa con đến bệnh viện khám sớm nhé.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Hay mơ thấy ác mộng nhưng lại không nhớ mình mơ gì là bị sao?
Câu hỏi bởi: tống thư
Thưa bác sĩ!
Cháu 24 tuổi, là nữ. Cháu rất hay bị đau đầu, vùng chân mày cũng bị đau, ngủ thường xuyên mơ thấy ác mộng nhưng tỉnh giấc lại không bao giờ nhớ được mình đã mơ những gì, chỉ biết mình rất mệt mỏi trong giấc mơ. Đôi khi ngủ mới được vài tiếng giật mình thức dậy mà mồ hôi đổ ra như tắm nhưng thời tiết lạnh đến 14 độ. Nhưng bình thường người ta mơ thấy ác mộng sẽ có hiện tượng như vậy. Nhưng cháu lại quên được mình có mơ hay không. Xin hỏi bác sĩ cháu có vấn đề gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Mộng du được coi là một triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Mộng du không phải là một chứng bệnh về tâm lý hay tâm thần gì cả mà chỉ đơn giản là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở pha ngủ sâu. Thông thường, ở pha này, cơ thể được thư giãn, hồi phục sau một ngày làm việc thì ở những người bị mộng du, họ lại hoạt động như lúc tỉnh, ví dụ như nói chuyện, ngồi dậy, nhìn xung quanh, ra khỏi giường, đi lang thang quanh nhà, thậm chí là lái xe ô tô. Tất cả những hành động này đều được duy trì ở trạng thái ngủ sâu. Những người mộng du không chỉ khó đánh thức mà họ còn nhớ rất ít, thậm chí quên gì về những chuyến phiêu lưu đêm của bản thân. Thiếu ngủ là một trong những lí do thường gặp của rối loạn này. Một số lí do khác bao gồm các bệnh lý có kèm theo sốt, việc sử dụng các loại chất giảm đau và một số loại thuốc khác.
Trường hợp của cháu có thể là hiện tượng củ mộng du có thể do căng thẳng, do đau đầu mất ngủ. Hiện này chứng tỏ tình trạng sức khỏe hiện tại của cháu không được tốt vì cháu rất hay bị đau đầu. Cháu nên đi khám bác sĩ sức khỏe tâm thần để được giải đáp và uống thuốc.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 22 tuổi đêm cháu hay ngủ mê nói thành tiếng có khi hát, hò, vung tay, vung chân. Hiện tượng này xuất hiện từ năm cháu 18 tuổi. Tần xuất hoạt động cao khi sắp đến kì kinh nguyệt. Bình thường thì cháu không để ý và cho là do mệt mỏi, căng thẳng gây ra. Nhưng gần đây cháu xuất hiện thêm hiện tượng mộng du. Vì do các bạn trong phòng kể lại cháu mới biết. Cháu muốn hỏi liệu cháu có mắc bệnh tâm thần không? Giờ cháu đang đi học ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Có rất nhiều lí do gây ra hiện tượng mộng du:
Do lo âu, mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.
Ngủ không thấy giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên.
Do thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc chữa trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin …
Do môi trường lạ, ồn ào, bị stress..
Do rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ.
Do các bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não.
Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh hoặc gặp bác sĩ Tâm thần học để khám và chữa trị. Đồng thời cần chú ý trong sinh hoạt: ngủ đủ thời gian và có giờ giấc ổn định, ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Giảm thiểu các tác nhân có thể gây căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
Chúc em sức khỏe!
Theo ViCare