Vấn đề không tự chủ được cảm xúc cũng được quan tâm rất nhiều, nhất là ở đối tượng tuổi teen. Những lý giải sau sẽ cho bạn biết thểm về hiện tượng này.
Cảm xúc thất thường có phải triệu chứng trầm cảm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 17 tuổi và đã trải qua rất nhiều chuyện buồn. Bố mẹ em đã ly dị nhau năm em 13 tuổi và lúc đó em cảm thấy bình thường. Năm em 16 tuổi mọi thứ thay đổi, cảm xúc em rơi vào trạng thái tiêu cực. Em luôn mặc cảm xem mình là người thừa trong cuộc sống riêng của bố và mẹ. Vì em sống với ngoại nên em không chia sẽ gì nhiều mà chỉ im lặng, lặng lẽ khóc một mình, có khi em khóc rất nhiều rồi nghĩ đến những thứ linh tinh, thường thì em rất sợ bóng tối, kinh dị này nọ nhưng khi rơi vào trạng thái tiêu cực này em rất thích bạo lực, em thích chơi những game kinh dị, bắn, đánh nhau… Và em còn ngồi trong bóng tối tự nhéo mình. Tình trạng tiêu cực này chỉ xuất hiện mỗi khi em không thể kiềm chế cảm xúc của mình thôi chứ bình thường em rất tươi tắn, tự nhiên, cười đùa bình thường. Mỗi khi rơi vào trạng thái tiêu cực em lại như mất kiểm soát ở bản thân, em hung dữ hơn, muốn đánh người, muốn làm mọi thứ để hã giận và em đánh em gái mình hoặc chửi mắng nó rất quá đáng dù nó không làm gì em cũng kiếm chuyện với nó, có khi em còn cầm dao ra hâm doạ nó (em sợ 2 ngày nào đó khi không còn kiềm chế được nữa thì em sẽ làm hại nó). Còn có nhiều lúc em muốn mọi thứ xung quanh mình yên lặng hết, không mún nghe một lời than vãn hay trách móc của ngoại nói về mẹ hay trách về số phận ngoại nữa, mọi thứ về tiền bạc. Rất khó chịu, nó làm em muốn phát điên lên. Và hiện nay mẹ em đã bế em trai em (con sau này của mẹ, nhưng em rất thương nó, có khi thương hơn cả em gái cùng cha cùng mẹ) bỏ nhà đi và hiện giờ em đang tìm kiếm rất cực khổ. Mỗi lần mà khóc xong thì đầu em nó nhức lắm, nó nặng lắm, rất khó chịu, lúc đó em thấy mình chết đi còn tốt hơn. Cuối cùng là nước mặt của em, nó như chờ đợi từng giây từng phút, chỉ cần xem 1 bộ phim hay 1 câu chuyện, 1 sự việc gì đó dù nhỏ hay to thì nó cũng ảnh hưởng làm em khóc không ngừng và khi như vậy em rất sợ mọi người thấy mình khóc nên em chỉ muốn trốn đi thật xa để có thể tự do khóc, tự do hét to lên. Nhiều lúc em muốn đến những vùng quê hay vùng núi cao, ở xa thật xa cái thành phố nhộn nhịp này để có thể 1 mình an tĩnh. Em không hiểu mình đang mắc căn bệnh gì. Mong bác sĩ giúp em, xin bác sĩ chỉ cho em cách chữa trị và thuốc uống chứ em không đi khám được đâu vì em không dám nói với bố hay mẹ những thứ này đâu. Hay có nói thì họ không thấy đưa em đi đâu, mà chỉ nói là: con lớn rồi phải hiểu chứ! Họ chỉ nói thế thôi, nhiều lúc em chỉ cần 1 người ngồi lắng nghe em để em chia sẻ hết mớ hổn độn này thì chắc em nhẹ lòng lắm. Em vẫn luôn kết bạn và giao thiệp bình thường ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Trước hết xin chia sẻ với em những chuyện buồn, áp lực mà em phải chịu đựng trong cuộc sống. Khi rơi vào hoàn cảnh như của em, khó ai có thể vui vẻ vượt qua được. Có thể thấy em là một người sống nội tâm, luôn che giấu cảm xúc thật của mình, thể hiện ra ngoài là một người vui vẻ. Điều này cũng không tốt vì nó khiến cho mọi cảm xúc của em bị dồn nén, đến khi không chịu được thì bộc phát ra với trạng thái tiêu cực.
Em nên tìm một người mà em tin cậy nhất để chia sẻ mọi suy nghĩ cho vơi nhẹ mọi nỗi buồn. Nên cố tránh những trường hợp có thể khiến em rơi vào trạng thái tiêu cực như ở một mình, không nên nghiêm trọng hóa những chuyện xảy ra. Tốt nhất là em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chữa trị bằng thuốc. Nếu chưa có điều kiện đi khám thì em nên tham gia một lớp tập thiền. Tập thiền sẽ giúp em lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống.
Chúc em luôn mạnh khỏe!
Bi quan, khó kiềm chế cảm xúc, bất mãn
Câu hỏi bởi: wake up
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, từ sau khi có mối tình đầu không được tốt, cháu lúc nào cũng bi quan, luôn nghi ngờ mọi thứ. Cháu thường hay đau đầu và còn nghĩ đến tự tử. Cháu không kiềm chế được cảm xúc của mình và hay bất mãn với cuộc sống. Bác cho cháu lời khuyên để trờ lại vui vẻ như trước với ạ.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu không nói rõ cháu là nữ hay nam, mối tình đầu của cháu đã tan vỡ lâu chưa và ai là người nói lời chia tay, lý do dẫn đến chia tay là gì? Tuổi 21 một lứa tuổi nếu theo con đường học hành thì cháu vẫn còn trên ghế nhà trường. Chưa thực sự bước vào cuộc sống với tình yêu ban đầu đầy mơ mộng và đầy ắp những kỷ niệm đẹp đẽ chất chứa cùng với thời gian. Nhưng những kỷ niệm đẹp đẽ ấy phút chốc đã lìa xa làm con tim đau nhói và như muốn vỡ tung. Rồi thời gian như dừng trôi và bầu trời đầy mây đen u ám, một cơn giông tố nổi lên đã nhấn chìm tất cả những kỷ niệm êm đềm của những ngày đã qua….
Bác rất hiểu nỗi niềm của cháu bởi đó là cú sốc tình cảm đầu đời mà cháu phải gánh chịu. Một sự hẫng hụt làm cháu mất phương hướng trong những ngày qua. Cháu đã mất niềm tin và luôn nghi ngờ mọi thứ, sự hẫng hụt đó đã làm cháu đau đầu và thậm trí cháu muốn giải thoát mội cách vĩnh viễn. Tuy nhiên dù thất vọng và đau khổ đến mức nào thì cũng không thể làm và hành động một cách tiêu cực như vậy mà cần phải làm và hành động theo lý trí. Bởi trong ta còn có nghị lực và sức mạnh của một con người với bao sự yêu thương của gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội. Cuộc sống đâu chỉ có yêu đương mà còn nhiều cái cao hơn đó là sự nghiệp và cống hiến. Tại sao cháu cứ tự dầy vò và làm khổ mình như vậy? Và cháu đã nghĩ tới sự tiêu cực là giải thoát mình vĩnh viễn, như vậy cháu đã quá ích kỷ và thiếu trách nhiệm với gia đình. Một tình yêu đôi lứa có thể thất bại nhưng rồi ta có thể làm lại một tình yêu tốt đẹp hơn. Một tình yêu chân thành và thực sự xuất phát từ trái tin, không tính toán tiệt hơn thì đó mới thực sự là một tình yêu lâu bền và đi tới hạnh phúc. Với tuổi 21 theo bác vẫn còn sớm để đi đến xây dựng một tổ ấm gia đình. Bên cạnh cháu còn bố mẹ, anh em, họ mạc, bạn bè….Cháu hãy đứng lên bằng nghị lực và niềm tin của mình để phấn đấu đạt được sự nghiệp của bản thân và bác tin là một tình yêu mới tốt đẹp hơn sẽ đến với cháu. Cháu phải vui lên vì mỗi lần vấp làm cho ta cứng cát hơn và trưởng thành hơn.
Chúc cháu nghị lực và thành công.
Không kiềm chế được cảm xúc và hành động, từng thử tự tử, có phải bị trầm cảm?
Câu hỏi bởi: Only
Chào bác sĩ!
Cháu tính đến hiện tại được 16 tuổi 5 tháng, là nam. Cháu hiện tại cảm thấy cuộc sống của cháu đang tụt dốc. Cháu không kiềm chế được cảm xúc và hành động của mình. Cháu luôn cảm thấy mình không nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ. Thời gian này cháu đã làm nhiều việc mà lúc trước cháu còn chẳng dám nghĩ đến và nhất là việc cháu đã từng thử tự tử. Cháu muốn biết có phải cháu bị trầm cảm không hay cháu bị mắc chứng bệnh khác? Và mong các bác sĩ cho cháu 1 vài cách để làm giảm bớt nó.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu đã mô tả một số biểu hiện bệnh của cháu và hỏi có phải cháu bị trầm cảm không? Bác xin trả lời cháu như sau: Hiện tại cháu cho rằng cuộc sống của cháu đang tụt dốc và không nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ, do vậy mà cháu đã tự tử xuất phát từ cháu không kiềm chế được cảm xúc và hành vi của mình. Tất cả những biểu hiện nói trên triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm, hoặc một giai đoạn hỗn hợp mà cháu đang có. Nếu là rối loạn trầm cảm thì người bệnh phải có ít nhất 2/3 biểu hiện chính và 2/9 biểu hiện phụ. Các biểu hiện này tồn tại 2 tuần trở lên, các biểu hiện cháu kể chưa đủ để chẩn đoán cháu bị rối loạn trầm cảm. Không hiểu có đợt nào cháu thấy trong người có cảm giác vui vẻ phấn khởi hơn mức bình thường một chút không?
Với ở lứa tuổi như cháu và các biểu hiện cháu kể thì bác nghĩ nhiều là cháu mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là (rối loạn lưỡng cực).Theo bác cháu nên đến ngay các cơ sở Tâm thần để khám, ở đó cháu có cơ hội trình bầy rõ và tỉ mỉ hơn các biểu hiện của cháu giúp bác sĩ chẩn đoán và chữa trị nhanh ổn định bệnh cho cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Hay đau đầu, nóng giận vô cớ, không kiềm chế được cảm xúc
Câu hỏi bởi:
Xin chào bác sĩ!
Cháu có một vấn đề về tâm lý rất mong được sự giải đáp từ các bác sĩ. Cháu năm nay 32 tuổi, giới tính nữ, là công chức nhà nước. Cháu đã có gia đinh và 2 con. Con gái lớn 7 tuổi, con trai nhỏ 4 tuổi. Khoảng gần một năm nay cháu có triệu chứng trí nhớ suy giảm, làm việc không tập trung, làm trước quên sau và đặc biệt thường xuyên nổi nóng. Hay có những cơn tức giận không kiềm chế được muốn phát điên rồi đánh con, thậm chí chửi bới. Xong rồi cháu nhận thức được được điều đó là không tốt và rất ân hận, nhưng những lúc đó cháu không kiểm soát được bản thân. Cháu hay bị đau đầu, mỗi lần đau cháu lại phải dùng thuốc Paradol giảm đau. Cháu không bị mất ngủ thậm chí ngủ nhiều nhưng vẫn hay buồn ngủ, buổi sáng thức giấc thấy mệt mỏi, không tỉnh táo. Thỉnh thoảng cháu hay buồn bã, hay nghĩ lung tung, thậm chí còn hay nghĩ về cái chết, đầu óc cứ thấy nặng nề u uất. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu có phải cháu bị trầm cảm không? Cháu muốn đi khám thì khám như thế nào và khám ở đâu ạ? Cháu rất lo lắng, xin bác sĩ giải đáp giúp cháu!
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo lời kể của cháu thì cháu có các biểu hiện sau đây:
Trí nhớ suy giảm, làm việc không tập trung (do chú ý kém tập trung)
Dễ nổi nóng không kiềm chế được.
Đau đầu.
Rối loạn giấc ngủ( ngủ nhiều).
Mệt mỏi buổi sáng sau ngủ dậy.
Buồn bã, đầu óc nặng nề u uất.
Nghĩ linh tinh, nghĩ đến cái chết.
Các biểu hiện trên đã kéo dài gần một năm.
Với các biểu hiện trên của cháu, bác thấy cháu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là trầm cảm rồi. Rối loạn trầm cảm có 3 biểu hiện chính và 9 biểu hiện phụ. Người bệnh chỉ cần có 2 biểu hiện chính và 2 biểu hiện phụ. Bốn biểu hiện này tồn tại kéo dài từ 2 tuần trở lên, là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là bị rối loạn trần cảm.
Rối loạn trầm cảm do chuyên khoa Tâm thần chịu trách nhiệm khám và chữa trị. Bệnh nhân phải dùng thuốc 9-12 tháng bệnh ổn định thì bác sĩ sẽ cho ngừng chữa trị. Bệnh trầm cảm chữa trị đúng và tích cực thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao, khoảng 80% bệnh nhân sẽ khỏi và làm việc bình thường. Còn 20% số bệnh nhân phải dùng thuốc kéo dài.
Cháu sống ở tỉnh nào, tỉnh cháu sống có bệnh viện chuyên khoa Tâm thần không? Nếu có cháu có thể tới đó khám và xinh chữa trị. Nếu tỉnh cháu không có bệnh viện chuyên khoa Tâm thần thì cháu có thể đến chữa trị ở bệnh viện Tâm thần tỉnh gần chỗ cháu ở nhất. Nếu không cháu có thể tới bệnh viện Tâm thần Trung ương I- Thường Tín ngoại thành Hà nội, hoặc viện Sức khoẻ Tâm thần – Bạch Mai. Nếu cháu ở miền Nam thì cháu tới bệnh viện Tâm thần Trung ương II tại Biên Hoà – Đồng Nai. Cháu nên đi chữa trị ngay để lâu khó chữa trị.
Chúc cháu sớm ổn định bệnh!
Khi bị ai đó quan sát nhìn ngó, hay hồi hộp, run tay, dễ nối cáu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, nữ, khi làm 1 công việc tỉ mỉ, hay bị ai đó quan sát nhìn ngó, cháu hay bị hồi hộp, tay cháu bị run rất mạnh, không còn cảm giác, tay như không có lực dù đã cố trấn an tinh thần phải bình tĩnh. Nó tác động rất nhiều đến học tập và công việc của cháu hiện tại. Ngoài ra cháu rất dễ nổi cáu, cảm thấy bực bội không thể nói ra được. Xin bác sĩ giải đáp cháu bị bệnh gì, phương pháp xử lý.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước những kích xúc do stress gây ra, mỗi người có một kiểu đáp ứng lại phù hợp với type (loại) thần kinh của họ. Bình thường có ba type thần kinh chính, trong đó type thần kinh nghệ sĩ là đáp ứng mạnh mẽ với những kích xúc của cuộc sống. Ở những người này, hệ thần kinh thực vật tăng cường hoạt động làm cho run tay, mặt đỏ lên, nhịp tim tăng lên nhanh, cảm giác hồi hộp và đau nhói vùng ngực trước tim, có nhiều người còn có cảm giác khó thở, mệt, buồn nôn. Tất cả đều do lượng Adrenaline và Cortisone tăng cao trong máu. Những biểu hiện này chỉ xảy ra khi bệnh nhân bị căng thẳng hay trong lúc kích xúc. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường, không có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng hay biến đổi nào trên điện tâm đồ nên bác sĩ không chẩn đoán được. Việc chữa trị rất khó vì không biết lúc nào rơi vào tình trạng như vậy. Chủ yếu là tự bạn phải biết kiềm chế cảm xúc, luyện tập yoga hay thiền để tạo sự quân bình cảm xúc của cơ thể. Ngoài ra có thể rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động cộng đồng, luyện tập thuyết trình trước đám đông, trau dồi tri thức để giúp bạn tự tin hơn. Cần phải có thời gian và sự cố gắng bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Cảm xúc thất thường có phải triệu chứng trầm cảm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 17 tuổi và đã trải qua rất nhiều chuyện buồn. Bố mẹ em đã ly dị nhau năm em 13 tuổi và lúc đó em cảm thấy bình thường. Năm em 16 tuổi mọi thứ thay đổi, cảm xúc em rơi vào trạng thái tiêu cực. Em luôn mặc cảm xem mình là người thừa trong cuộc sống riêng của bố và mẹ. Vì em sống với ngoại nên em không chia sẽ gì nhiều mà chỉ im lặng, lặng lẽ khóc một mình, có khi em khóc rất nhiều rồi nghĩ đến những thứ linh tinh, thường thì em rất sợ bóng tối, kinh dị này nọ nhưng khi rơi vào trạng thái tiêu cực này em rất thích bạo lực, em thích chơi những game kinh dị, bắn, đánh nhau… Và em còn ngồi trong bóng tối tự nhéo mình. Tình trạng tiêu cực này chỉ xuất hiện mỗi khi em không thể kiềm chế cảm xúc của mình thôi chứ bình thường em rất tươi tắn, tự nhiên, cười đùa bình thường. Mỗi khi rơi vào trạng thái tiêu cực em lại như mất kiểm soát ở bản thân, em hung dữ hơn, muốn đánh người, muốn làm mọi thứ để hã giận và em đánh em gái mình hoặc chửi mắng nó rất quá đáng dù nó không làm gì em cũng kiếm chuyện với nó, có khi em còn cầm dao ra hâm doạ nó (em sợ 2 ngày nào đó khi không còn kiềm chế được nữa thì em sẽ làm hại nó). Còn có nhiều lúc em muốn mọi thứ xung quanh mình yên lặng hết, không mún nghe một lời than vãn hay trách móc của ngoại nói về mẹ hay trách về số phận ngoại nữa, mọi thứ về tiền bạc. Rất khó chịu, nó làm em muốn phát điên lên. Và hiện nay mẹ em đã bế em trai em (con sau này của mẹ, nhưng em rất thương nó, có khi thương hơn cả em gái cùng cha cùng mẹ) bỏ nhà đi và hiện giờ em đang tìm kiếm rất cực khổ. Mỗi lần mà khóc xong thì đầu em nó nhức lắm, nó nặng lắm, rất khó chịu, lúc đó em thấy mình chết đi còn tốt hơn. Cuối cùng là nước mặt của em, nó như chờ đợi từng giây từng phút, chỉ cần xem 1 bộ phim hay 1 câu chuyện, 1 sự việc gì đó dù nhỏ hay to thì nó cũng ảnh hưởng làm em khóc không ngừng và khi như vậy em rất sợ mọi người thấy mình khóc nên em chỉ muốn trốn đi thật xa để có thể tự do khóc, tự do hét to lên. Nhiều lúc em muốn đến những vùng quê hay vùng núi cao, ở xa thật xa cái thành phố nhộn nhịp này để có thể 1 mình an tĩnh. Em không hiểu mình đang mắc căn bệnh gì. Mong bác sĩ giúp em, xin bác sĩ chỉ cho em cách chữa trị và thuốc uống chứ em không đi khám được đâu vì em không dám nói với bố hay mẹ những thứ này đâu. Hay có nói thì họ không thấy đưa em đi đâu, mà chỉ nói là: con lớn rồi phải hiểu chứ! Họ chỉ nói thế thôi, nhiều lúc em chỉ cần 1 người ngồi lắng nghe em để em chia sẻ hết mớ hổn độn này thì chắc em nhẹ lòng lắm. Em vẫn luôn kết bạn và giao thiệp bình thường ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Trước hết xin chia sẻ với em những chuyện buồn, áp lực mà em phải chịu đựng trong cuộc sống. Khi rơi vào hoàn cảnh như của em, khó ai có thể vui vẻ vượt qua được. Có thể thấy em là một người sống nội tâm, luôn che giấu cảm xúc thật của mình, thể hiện ra ngoài là một người vui vẻ. Điều này cũng không tốt vì nó khiến cho mọi cảm xúc của em bị dồn nén, đến khi không chịu được thì bộc phát ra với trạng thái tiêu cực.
Em nên tìm một người mà em tin cậy nhất để chia sẻ mọi suy nghĩ cho vơi nhẹ mọi nỗi buồn. Nên cố tránh những trường hợp có thể khiến em rơi vào trạng thái tiêu cực như ở một mình, không nên nghiêm trọng hóa những chuyện xảy ra. Tốt nhất là em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chữa trị bằng thuốc. Nếu chưa có điều kiện đi khám thì em nên tham gia một lớp tập thiền. Tập thiền sẽ giúp em lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống.
Chúc em luôn mạnh khỏe!
Bi quan, khó kiềm chế cảm xúc, bất mãn
Câu hỏi bởi: wake up
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, từ sau khi có mối tình đầu không được tốt, cháu lúc nào cũng bi quan, luôn nghi ngờ mọi thứ. Cháu thường hay đau đầu và còn nghĩ đến tự tử. Cháu không kiềm chế được cảm xúc của mình và hay bất mãn với cuộc sống. Bác cho cháu lời khuyên để trờ lại vui vẻ như trước với ạ.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu không nói rõ cháu là nữ hay nam, mối tình đầu của cháu đã tan vỡ lâu chưa và ai là người nói lời chia tay, lý do dẫn đến chia tay là gì? Tuổi 21 một lứa tuổi nếu theo con đường học hành thì cháu vẫn còn trên ghế nhà trường. Chưa thực sự bước vào cuộc sống với tình yêu ban đầu đầy mơ mộng và đầy ắp những kỷ niệm đẹp đẽ chất chứa cùng với thời gian. Nhưng những kỷ niệm đẹp đẽ ấy phút chốc đã lìa xa làm con tim đau nhói và như muốn vỡ tung. Rồi thời gian như dừng trôi và bầu trời đầy mây đen u ám, một cơn giông tố nổi lên đã nhấn chìm tất cả những kỷ niệm êm đềm của những ngày đã qua….
Bác rất hiểu nỗi niềm của cháu bởi đó là cú sốc tình cảm đầu đời mà cháu phải gánh chịu. Một sự hẫng hụt làm cháu mất phương hướng trong những ngày qua. Cháu đã mất niềm tin và luôn nghi ngờ mọi thứ, sự hẫng hụt đó đã làm cháu đau đầu và thậm trí cháu muốn giải thoát mội cách vĩnh viễn. Tuy nhiên dù thất vọng và đau khổ đến mức nào thì cũng không thể làm và hành động một cách tiêu cực như vậy mà cần phải làm và hành động theo lý trí. Bởi trong ta còn có nghị lực và sức mạnh của một con người với bao sự yêu thương của gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội. Cuộc sống đâu chỉ có yêu đương mà còn nhiều cái cao hơn đó là sự nghiệp và cống hiến. Tại sao cháu cứ tự dầy vò và làm khổ mình như vậy? Và cháu đã nghĩ tới sự tiêu cực là giải thoát mình vĩnh viễn, như vậy cháu đã quá ích kỷ và thiếu trách nhiệm với gia đình. Một tình yêu đôi lứa có thể thất bại nhưng rồi ta có thể làm lại một tình yêu tốt đẹp hơn. Một tình yêu chân thành và thực sự xuất phát từ trái tin, không tính toán tiệt hơn thì đó mới thực sự là một tình yêu lâu bền và đi tới hạnh phúc. Với tuổi 21 theo bác vẫn còn sớm để đi đến xây dựng một tổ ấm gia đình. Bên cạnh cháu còn bố mẹ, anh em, họ mạc, bạn bè….Cháu hãy đứng lên bằng nghị lực và niềm tin của mình để phấn đấu đạt được sự nghiệp của bản thân và bác tin là một tình yêu mới tốt đẹp hơn sẽ đến với cháu. Cháu phải vui lên vì mỗi lần vấp làm cho ta cứng cát hơn và trưởng thành hơn.
Chúc cháu nghị lực và thành công.
Không kiềm chế được cảm xúc và hành động, từng thử tự tử, có phải bị trầm cảm?
Câu hỏi bởi: Only
Chào bác sĩ!
Cháu tính đến hiện tại được 16 tuổi 5 tháng, là nam. Cháu hiện tại cảm thấy cuộc sống của cháu đang tụt dốc. Cháu không kiềm chế được cảm xúc và hành động của mình. Cháu luôn cảm thấy mình không nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ. Thời gian này cháu đã làm nhiều việc mà lúc trước cháu còn chẳng dám nghĩ đến và nhất là việc cháu đã từng thử tự tử. Cháu muốn biết có phải cháu bị trầm cảm không hay cháu bị mắc chứng bệnh khác? Và mong các bác sĩ cho cháu 1 vài cách để làm giảm bớt nó.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu đã mô tả một số biểu hiện bệnh của cháu và hỏi có phải cháu bị trầm cảm không? Bác xin trả lời cháu như sau: Hiện tại cháu cho rằng cuộc sống của cháu đang tụt dốc và không nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ, do vậy mà cháu đã tự tử xuất phát từ cháu không kiềm chế được cảm xúc và hành vi của mình. Tất cả những biểu hiện nói trên triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm, hoặc một giai đoạn hỗn hợp mà cháu đang có. Nếu là rối loạn trầm cảm thì người bệnh phải có ít nhất 2/3 biểu hiện chính và 2/9 biểu hiện phụ. Các biểu hiện này tồn tại 2 tuần trở lên, các biểu hiện cháu kể chưa đủ để chẩn đoán cháu bị rối loạn trầm cảm. Không hiểu có đợt nào cháu thấy trong người có cảm giác vui vẻ phấn khởi hơn mức bình thường một chút không?
Với ở lứa tuổi như cháu và các biểu hiện cháu kể thì bác nghĩ nhiều là cháu mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là (rối loạn lưỡng cực).Theo bác cháu nên đến ngay các cơ sở Tâm thần để khám, ở đó cháu có cơ hội trình bầy rõ và tỉ mỉ hơn các biểu hiện của cháu giúp bác sĩ chẩn đoán và chữa trị nhanh ổn định bệnh cho cháu.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Hay đau đầu, nóng giận vô cớ, không kiềm chế được cảm xúc
Câu hỏi bởi:
Xin chào bác sĩ!
Cháu có một vấn đề về tâm lý rất mong được sự giải đáp từ các bác sĩ. Cháu năm nay 32 tuổi, giới tính nữ, là công chức nhà nước. Cháu đã có gia đinh và 2 con. Con gái lớn 7 tuổi, con trai nhỏ 4 tuổi. Khoảng gần một năm nay cháu có triệu chứng trí nhớ suy giảm, làm việc không tập trung, làm trước quên sau và đặc biệt thường xuyên nổi nóng. Hay có những cơn tức giận không kiềm chế được muốn phát điên rồi đánh con, thậm chí chửi bới. Xong rồi cháu nhận thức được được điều đó là không tốt và rất ân hận, nhưng những lúc đó cháu không kiểm soát được bản thân. Cháu hay bị đau đầu, mỗi lần đau cháu lại phải dùng thuốc Paradol giảm đau. Cháu không bị mất ngủ thậm chí ngủ nhiều nhưng vẫn hay buồn ngủ, buổi sáng thức giấc thấy mệt mỏi, không tỉnh táo. Thỉnh thoảng cháu hay buồn bã, hay nghĩ lung tung, thậm chí còn hay nghĩ về cái chết, đầu óc cứ thấy nặng nề u uất. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu có phải cháu bị trầm cảm không? Cháu muốn đi khám thì khám như thế nào và khám ở đâu ạ? Cháu rất lo lắng, xin bác sĩ giải đáp giúp cháu!
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo lời kể của cháu thì cháu có các biểu hiện sau đây:
Trí nhớ suy giảm, làm việc không tập trung (do chú ý kém tập trung)
Dễ nổi nóng không kiềm chế được.
Đau đầu.
Rối loạn giấc ngủ( ngủ nhiều).
Mệt mỏi buổi sáng sau ngủ dậy.
Buồn bã, đầu óc nặng nề u uất.
Nghĩ linh tinh, nghĩ đến cái chết.
Các biểu hiện trên đã kéo dài gần một năm.
Với các biểu hiện trên của cháu, bác thấy cháu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là trầm cảm rồi. Rối loạn trầm cảm có 3 biểu hiện chính và 9 biểu hiện phụ. Người bệnh chỉ cần có 2 biểu hiện chính và 2 biểu hiện phụ. Bốn biểu hiện này tồn tại kéo dài từ 2 tuần trở lên, là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là bị rối loạn trần cảm.
Rối loạn trầm cảm do chuyên khoa Tâm thần chịu trách nhiệm khám và chữa trị. Bệnh nhân phải dùng thuốc 9-12 tháng bệnh ổn định thì bác sĩ sẽ cho ngừng chữa trị. Bệnh trầm cảm chữa trị đúng và tích cực thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao, khoảng 80% bệnh nhân sẽ khỏi và làm việc bình thường. Còn 20% số bệnh nhân phải dùng thuốc kéo dài.
Cháu sống ở tỉnh nào, tỉnh cháu sống có bệnh viện chuyên khoa Tâm thần không? Nếu có cháu có thể tới đó khám và xinh chữa trị. Nếu tỉnh cháu không có bệnh viện chuyên khoa Tâm thần thì cháu có thể đến chữa trị ở bệnh viện Tâm thần tỉnh gần chỗ cháu ở nhất. Nếu không cháu có thể tới bệnh viện Tâm thần Trung ương I- Thường Tín ngoại thành Hà nội, hoặc viện Sức khoẻ Tâm thần – Bạch Mai. Nếu cháu ở miền Nam thì cháu tới bệnh viện Tâm thần Trung ương II tại Biên Hoà – Đồng Nai. Cháu nên đi chữa trị ngay để lâu khó chữa trị.
Chúc cháu sớm ổn định bệnh!
Khi bị ai đó quan sát nhìn ngó, hay hồi hộp, run tay, dễ nối cáu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, nữ, khi làm 1 công việc tỉ mỉ, hay bị ai đó quan sát nhìn ngó, cháu hay bị hồi hộp, tay cháu bị run rất mạnh, không còn cảm giác, tay như không có lực dù đã cố trấn an tinh thần phải bình tĩnh. Nó tác động rất nhiều đến học tập và công việc của cháu hiện tại. Ngoài ra cháu rất dễ nổi cáu, cảm thấy bực bội không thể nói ra được. Xin bác sĩ giải đáp cháu bị bệnh gì, phương pháp xử lý.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước những kích xúc do stress gây ra, mỗi người có một kiểu đáp ứng lại phù hợp với type (loại) thần kinh của họ. Bình thường có ba type thần kinh chính, trong đó type thần kinh nghệ sĩ là đáp ứng mạnh mẽ với những kích xúc của cuộc sống. Ở những người này, hệ thần kinh thực vật tăng cường hoạt động làm cho run tay, mặt đỏ lên, nhịp tim tăng lên nhanh, cảm giác hồi hộp và đau nhói vùng ngực trước tim, có nhiều người còn có cảm giác khó thở, mệt, buồn nôn. Tất cả đều do lượng Adrenaline và Cortisone tăng cao trong máu. Những biểu hiện này chỉ xảy ra khi bệnh nhân bị căng thẳng hay trong lúc kích xúc. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường, không có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng hay biến đổi nào trên điện tâm đồ nên bác sĩ không chẩn đoán được. Việc chữa trị rất khó vì không biết lúc nào rơi vào tình trạng như vậy. Chủ yếu là tự bạn phải biết kiềm chế cảm xúc, luyện tập yoga hay thiền để tạo sự quân bình cảm xúc của cơ thể. Ngoài ra có thể rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động cộng đồng, luyện tập thuyết trình trước đám đông, trau dồi tri thức để giúp bạn tự tin hơn. Cần phải có thời gian và sự cố gắng bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare