Không thể ngừng suy nghĩ lệch lạc, sai trái là một chủ đề được một số bạn trẻ thắc mắc. Dưới đây là những lý giải của các bác sĩ phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Suy nghĩ lệch lạc biết sai mà vẫn suy nghĩ là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: m4u
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 17 tuổi, tôi hay suy nghĩ lệch lạc và biết nó sai nhưng vẫn suy nghĩ. Xin bác sĩ cho tôi biết liệu tôi có bị trầm cảm không? Bệnh đó là gì? Và cách chữa trị hiệu quả. Bệnh có thường xảy ra ở độ tuổi vị thành niên hay không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Rối loạn trầm cảm có 4 lí do:
Trầm cảm căn nguyên thực thể Trần cảm thực thể (do tổn thương não như lạm dung rượu, nghiện ma túy, chấn thương…) Trầm cảm biểu hiện (do các bệnh lý cơ thể ngoài não) Trầm cảm nội sinh -trầm cảm tái diễn Trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực Giai đoạn trầm cảm Triệu chứng dai dẳng khác Trầm cảm tâm sinh Trầm cảm tâm căn Rối loạn stress sau sang chấn Rối loạn sự thích ứng Trầm cảm do sử dụng thuốc an thần kinh lâu ngày.
Đối với rối loạn trầm cảm có 3 biểu hiện chính và 9 biểu hiện phụ. Người bệnh chỉ cần mắc 2 biểu hiện chính và 2 biểu hiện phụ, những biểu hiện này kéo dài trên 2 tuần là chẩn đoán bị trầm cảm. Trong các biểu hiện rối loạn trầm cảm không có biểu hiện nào là hay suy nghĩ lệch lạc cả.
Như vậy bệnh của cháu không phải là bị trầm cảm mà theo bác cháu mắc chứng bệnh khác. Nhưng cháu nói là cháu chỉ có hiện tượng hay suy nghĩ lệch lạc thôi thì chưa thể chẩn đoán là bệnh gì được vì đó mới chỉ là đơn chứng mà để chẩn đoán là bệnh nó phải có một số biểu hiện khác nữa.
Bác nghĩ rằng dấu hiện suy nghĩ lệch lạc ở cháu đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần, còn là bệnh tâm thần gì thì chưa rõ vì trong chuyên khoa Tâm thần có khoảng 300 loại bệnh khác nhau. Trầm cảm cũng là 1 trong 300 loại bệnh tâm thần. Cháu nên đến phòng khám Tâm thần để khám xác định xem cháu mắc bệnh gì và có hướng chữa trị ngay, để lâu sẽ không tốt và càng khó chữa trị.
Chúc cháu mau lành bệnh.
Có những suy nghĩ lệch lạc, xấu xa không kiểm soát được hành vi có phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Tung lam
Chào bác sĩ.
Em là nam, năm nay 25 tuổi, đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn chưa đi làm. Em có 1 số vấn đề mong nhận được sự giải đáp từ các bác sĩ như sau: Từ lúc nhỏ, thỉnh thoảng khi em lo lắng một vấn đề nào đó sẽ đến với mình thì thường em có những hành vi mà theo em khi thực hiện thì vấn đề lo lắng đó của em không xảy ra nữa. Em biết hai việc này không liên quan đến nhau nhưng em vẫn cứ sợ nếu mình không thực hiện hành vi này thì điều lo lắng đó sẽ đến với em.
Em biết là vô lý nhưng thật sự rất khó cưỡng lại được điều này. Dạo này vấn đề của em lại đang trở nên nghiêm trọng hơn. Gần đây em đang sợ mình nhiễm 1 loại bệnh nghiêm trọng dù cho 1 số người có chuyên môn về loại bệnh này giải đáp cho em rằng em không có nguy cơ nhiễm nhưng em vẫn rất hoang mang lo sợ.
Rồi chứng cũ lại tái phát, em tự nhủ rằng mình không được làm “việc xấu”, không được nghĩ đến điều xấu xa, độc ác nếu không sẽ bị trừng phạt, mình sẽ mắc phải loại bệnh mà mình đang lo sợ. Về hành vi không làm “việc xấu” thì đôi lúc em có thể kiềm chế được. Cái “việc xấu” mà em nói tất nhiên không phải là cướp của hại người gì bởi vì em không bao giờ làm việc đó.
Mà là những vấn đề người bình thường vẫn hay làm như vứt rác không đúng nơi quy định, đuổi một con gián hay bắt một con ruồi em cũng không dám làm vì sợ mình bị trừng phạt và rất nhiều hành vi linh tinh khác nữa. Ngay cả bây giờ, lúc đang ngồi viết những chữ này em cũng đang rất sợ.. . Nhưng cái hành vi này em thỉnh thoảng còn kiểm soát được. Những ý nghĩ trong đầu em mới thật sự làm em mệt mỏi.
Càng tự nhủ rằng mình không nên có những suy nghĩ không tốt thì những suy nghĩ xấu xa độc ác cứ ám ảnh lấy em. Bình thường em là một người hiền lành nhưng không hiểu sao em lại có những suy nghĩ như vậy. Em càng cố gắng xua đuổi nó đi thì nó lại càng bị nó ám ảnh. Đó thường là những suy nghĩ rất hỗn láo đối với các vấn đề tâm linh, với các bậc bề trên mà ai ai cũng kính trọng.
Em càng lo sợ mình sẽ bị sẽ bị trừng phạt, Dù thỉnh thoảng em cũng tự trấn an mình rằng đó chỉ là một con quỷ đang điều khiển suy nghĩ của mình thôi chứ thực sự mình không muốn suy nghĩ như vậy và tâm của mình cũng không phải như vậy. Thực sự em rất đau khổ, mệt mỏi và lo sợ. Mong các bác sĩ cho em biết là em đang mắc phải bệnh gì và chữa như thế nào ạ.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu. Người bệnh thường có triệu chứng sau:
Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
Những triệu chứng về biểu hiện cơ thể: Chứng rối loạn lo âu không chỉ là biểu hiện của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị tác động và làm cho cơ thể có những triệu chứng về biểu hiện cơ thể khác nhau và chính điều này làm cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được chữa trị đúng chuyên khoa hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa Tâm thần.
Những triệu chứng phổ biến về biểu hiện cơ thể của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.
Khi một bệnh nhân đã được chẩn đoán là rối loạn lo âu, thì họ cần phải được bác sĩ chuyên khoa về Tâm thần chữa trị, chủ yếu là chữa trị ngoại trú, chỉ có một số ít tình huống phải vào chữa trị nội trú như những tình huống trầm cảm có ý tưởng tự sát, hoặc những tình huống có kết hợp thêm lạm dụng chất gây nghiện. Việc chữa trị bao gồm hai nội dung sử dụng thuốc chống lo âu và những liệu pháp về nhận thức hành vi. Bạn hãy gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được giúp đỡ.
Chúc bạn sống khỏe!
rối loạn cảm xúc giới tính
Câu hỏi bởi: Giấu tên
cháu chào bác sĩ , năm nay cháu 20 tuổi . Khi cháu học đại học năm thứ nhất và năm thứ 2 cháu chỉ thích các bạn nữ . Nhưng khi cháu học năm thứ 2 có xem phim đen khoảng 1 năm tần suất xem không đều có tuần cháu xem 2 lần , có tuần cháu không xem và nhiều lần sau khi xem xong cháu có xuất tinh nhưng cháu không thủ dâm . lúc đầu mới xem , cháu bị đau tinh hoàn trái nhưng khoảng 1h sau cháu không còn đau và không bị đau lại . Nhưng đến năm thứ 3 , cháu bắt đầu bị đau dài hơn cả những khi cháu không xem phim đen đặc biệt là vào buổi chiều . Bây giờ cháu học năm thứ 4 cháu đã đỡ đau tinh hoàn hơn nhưng cháu thấy tinh hoàn trái của mình bị sệ hơn tinh hoàn phải và có búi sợi nhưng cháu nhìn không rõ lắm . Cháu đi khám và siêu âm tinh hoàn bác sĩ nói tinh hoàn của cháu bình thường . Từ năm thứ 3 mặc dù cháu tìm mọi cách để không nghĩ nhưng những suy nghĩ ” tình cảm ” với con trai vẫn xuất hiện trong đầu cháu và cháu cảm thấy không còn cảm xúc thích con gái nhiều mặc dù cháu đã có gắng nghĩ về họ . Một vài hôm sau cháu cảm thấy mình chỉ thích con gái . Nhưng vài hôm sau suy nghĩ ” tình cảm ” về con trai lại xuất hiện và nó cứ lặp đi lặp lại đến bây giờ . Bây giờ cháu cảm thấy mỗi khi dương vật cương thì chỉ có tinh hoàn phải cương theo còn tinh hoàn trái vẫn xìu và cháu vẫn cảm thấy ” yếu ” . Cháu không phải là ” gay ” vì cháu cảm thấy những suy nghĩ với con trai không phải là suy nghĩ ” tình cảm ” thực sự và cháu cảm thấy mình chỉ tìm thấy tình cảm thực sự với con gái . Cháu xin lỗi vì đã viết hơi dài nhưng đó là những cảm giác thật của cháu . Cháu mong bác sĩ cho cháu xin lời khuyên để cháu thoát khỏi những suy nghĩ kinh khủng đó . Cháu chúc bác thật nhiều sức khỏe ! Cháu xin cảm ơn
Bác sĩ Dương Quang Huy
Chào em,
Về vấn đề đau tức tinh hoàn trái, có búi sợi, đau tăng về chiều và giảm khi nghỉ ngơi là các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ngoài việc gây đau tức tinh hoàn thì bệnh lý này còn có ảnh hưởng trên 2 chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng và sản xuất Testosterone. Chính ảnh hưởng này sẽ khiến cho việc có con khó khăn cũng như sức khỏe tình dục suy giảm về sau. Em nên kiểm tra tinh dịch đồ và siêu âm doppler bìu bẹn khi có thể.
Về vấn đề thích nam hay nữ có vẻ là một ám ảnh với em mà thôi. Việc xem các phim đen đôi khi khiến bạn có những suy nghĩ lệch lạc với chính mình và mang theo nổi ám ảnh vào giấc ngủ hay tư tưởng. Em nên tìm một môn thể thao hay một vấn đề khác để quan tâm và đầu tư trí óc vào sẽ dần quên các suy nghĩ này.
Chúc em mau khỏe.
Thủ dâm nhiều có thể gây suy thận không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi cháu thường hay thủ dâm kéo dài trong nhiều năm nay nhưng đặc biệt khoảng hơn 3 tháng trở lại đây ngày nào cũng có thủ dâm 1 lần (chỉ 1 lần thôi), nhưng tình cờ cháu lại nghe được phong phanh là thủ dâm nhiều có thể gây suy thận, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu được không ạ? Cháu đang rất lo, cháu 20 tuổi.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thủ dâm là hiện tượng tâm lý “tự sướng” đến mức phóng tinh của con người nhưng thủ dâm như thế nào cho đúng và tần suất thủ dâm ra sao cho phù hợp thì nhiều bạn trẻ thực sự chưa biết đến. Thủ dâm đúng cách sẽ có nhiều tác dục tác dụng đặc biệt trong việc cải thiện tâm lý cho chúng ta nhưng nếu thủ dâm quá nhiều thì sẽ để lại nhiều hậu quả và các tác hại sau:
Suy nhược cơ thể do thủ dâm quá nhiều: Thông thường mỗi khi xuất tinh cơ thể bạn thường cảm thấy mệt mỏi suy nhược do mất nhiều sức khi thủ dâm ngoài mệt mỏi bạn có thể cảm thấy đau lưng, tinh hoàn đau rát thậm chí là chảy máu nữa.
Tự sướng quá nhiều tác động đến tinh hoàn làm trầy xước gây ra các bệnh tình dục như viêm tuyến tiền liệt dẫn tới các tình huống xuất tinh sớm, xuất tinh không có cảm giác.
Nếu thủ dâm quá đà cũng tác động tới tâm lý gây ra các bệnh lảnh cảm đặc biệt là các quý ông thủ dâm quá nhiều dẫn đến không muốn quan hệ mà chỉ thích “tự xử” tác động đến cuộc sống vợ chồng.
Tâm lý thất thường nhất là tuổi vị thành niên thủ dâm quá nhiều khiến bạn trẻ có những suy nghĩ lệch lạc trong tình dục khiến bạn mất phương hướng trong chuyện ấy.
Để không gây ra những hậu quả đáng tiếc khi thủ dâm bạn nên có các cách thủ dâm hợp lý, về tần xuất tùy thuộc mỗi người, tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyên rằng một tuần chỉ nên thủ dâm khoảng 1 đén 2 lần. Không nên thủ dâm liên tục nhiều lần trong ngày. Việc bạn thủ dâm đúng cách sẽ giải quyết bớt những bức bách trong chuyện ấy khiến bạn nhẹ nhỏm thoải mái dễ chịu hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Suy nghĩ lệch lạc biết sai mà vẫn suy nghĩ là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: m4u
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 17 tuổi, tôi hay suy nghĩ lệch lạc và biết nó sai nhưng vẫn suy nghĩ. Xin bác sĩ cho tôi biết liệu tôi có bị trầm cảm không? Bệnh đó là gì? Và cách chữa trị hiệu quả. Bệnh có thường xảy ra ở độ tuổi vị thành niên hay không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Rối loạn trầm cảm có 4 lí do:
Trầm cảm căn nguyên thực thể Trần cảm thực thể (do tổn thương não như lạm dung rượu, nghiện ma túy, chấn thương…) Trầm cảm biểu hiện (do các bệnh lý cơ thể ngoài não) Trầm cảm nội sinh -trầm cảm tái diễn Trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực Giai đoạn trầm cảm Triệu chứng dai dẳng khác Trầm cảm tâm sinh Trầm cảm tâm căn Rối loạn stress sau sang chấn Rối loạn sự thích ứng Trầm cảm do sử dụng thuốc an thần kinh lâu ngày.
Đối với rối loạn trầm cảm có 3 biểu hiện chính và 9 biểu hiện phụ. Người bệnh chỉ cần mắc 2 biểu hiện chính và 2 biểu hiện phụ, những biểu hiện này kéo dài trên 2 tuần là chẩn đoán bị trầm cảm. Trong các biểu hiện rối loạn trầm cảm không có biểu hiện nào là hay suy nghĩ lệch lạc cả.
Như vậy bệnh của cháu không phải là bị trầm cảm mà theo bác cháu mắc chứng bệnh khác. Nhưng cháu nói là cháu chỉ có hiện tượng hay suy nghĩ lệch lạc thôi thì chưa thể chẩn đoán là bệnh gì được vì đó mới chỉ là đơn chứng mà để chẩn đoán là bệnh nó phải có một số biểu hiện khác nữa.
Bác nghĩ rằng dấu hiện suy nghĩ lệch lạc ở cháu đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần, còn là bệnh tâm thần gì thì chưa rõ vì trong chuyên khoa Tâm thần có khoảng 300 loại bệnh khác nhau. Trầm cảm cũng là 1 trong 300 loại bệnh tâm thần. Cháu nên đến phòng khám Tâm thần để khám xác định xem cháu mắc bệnh gì và có hướng chữa trị ngay, để lâu sẽ không tốt và càng khó chữa trị.
Chúc cháu mau lành bệnh.
Có những suy nghĩ lệch lạc, xấu xa không kiểm soát được hành vi có phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Tung lam
Chào bác sĩ.
Em là nam, năm nay 25 tuổi, đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn chưa đi làm. Em có 1 số vấn đề mong nhận được sự giải đáp từ các bác sĩ như sau: Từ lúc nhỏ, thỉnh thoảng khi em lo lắng một vấn đề nào đó sẽ đến với mình thì thường em có những hành vi mà theo em khi thực hiện thì vấn đề lo lắng đó của em không xảy ra nữa. Em biết hai việc này không liên quan đến nhau nhưng em vẫn cứ sợ nếu mình không thực hiện hành vi này thì điều lo lắng đó sẽ đến với em.
Em biết là vô lý nhưng thật sự rất khó cưỡng lại được điều này. Dạo này vấn đề của em lại đang trở nên nghiêm trọng hơn. Gần đây em đang sợ mình nhiễm 1 loại bệnh nghiêm trọng dù cho 1 số người có chuyên môn về loại bệnh này giải đáp cho em rằng em không có nguy cơ nhiễm nhưng em vẫn rất hoang mang lo sợ.
Rồi chứng cũ lại tái phát, em tự nhủ rằng mình không được làm “việc xấu”, không được nghĩ đến điều xấu xa, độc ác nếu không sẽ bị trừng phạt, mình sẽ mắc phải loại bệnh mà mình đang lo sợ. Về hành vi không làm “việc xấu” thì đôi lúc em có thể kiềm chế được. Cái “việc xấu” mà em nói tất nhiên không phải là cướp của hại người gì bởi vì em không bao giờ làm việc đó.
Mà là những vấn đề người bình thường vẫn hay làm như vứt rác không đúng nơi quy định, đuổi một con gián hay bắt một con ruồi em cũng không dám làm vì sợ mình bị trừng phạt và rất nhiều hành vi linh tinh khác nữa. Ngay cả bây giờ, lúc đang ngồi viết những chữ này em cũng đang rất sợ.. . Nhưng cái hành vi này em thỉnh thoảng còn kiểm soát được. Những ý nghĩ trong đầu em mới thật sự làm em mệt mỏi.
Càng tự nhủ rằng mình không nên có những suy nghĩ không tốt thì những suy nghĩ xấu xa độc ác cứ ám ảnh lấy em. Bình thường em là một người hiền lành nhưng không hiểu sao em lại có những suy nghĩ như vậy. Em càng cố gắng xua đuổi nó đi thì nó lại càng bị nó ám ảnh. Đó thường là những suy nghĩ rất hỗn láo đối với các vấn đề tâm linh, với các bậc bề trên mà ai ai cũng kính trọng.
Em càng lo sợ mình sẽ bị sẽ bị trừng phạt, Dù thỉnh thoảng em cũng tự trấn an mình rằng đó chỉ là một con quỷ đang điều khiển suy nghĩ của mình thôi chứ thực sự mình không muốn suy nghĩ như vậy và tâm của mình cũng không phải như vậy. Thực sự em rất đau khổ, mệt mỏi và lo sợ. Mong các bác sĩ cho em biết là em đang mắc phải bệnh gì và chữa như thế nào ạ.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu. Người bệnh thường có triệu chứng sau:
Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
Những triệu chứng về biểu hiện cơ thể: Chứng rối loạn lo âu không chỉ là biểu hiện của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị tác động và làm cho cơ thể có những triệu chứng về biểu hiện cơ thể khác nhau và chính điều này làm cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được chữa trị đúng chuyên khoa hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa Tâm thần.
Những triệu chứng phổ biến về biểu hiện cơ thể của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.
Khi một bệnh nhân đã được chẩn đoán là rối loạn lo âu, thì họ cần phải được bác sĩ chuyên khoa về Tâm thần chữa trị, chủ yếu là chữa trị ngoại trú, chỉ có một số ít tình huống phải vào chữa trị nội trú như những tình huống trầm cảm có ý tưởng tự sát, hoặc những tình huống có kết hợp thêm lạm dụng chất gây nghiện. Việc chữa trị bao gồm hai nội dung sử dụng thuốc chống lo âu và những liệu pháp về nhận thức hành vi. Bạn hãy gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được giúp đỡ.
Chúc bạn sống khỏe!
rối loạn cảm xúc giới tính
Câu hỏi bởi: Giấu tên
cháu chào bác sĩ , năm nay cháu 20 tuổi . Khi cháu học đại học năm thứ nhất và năm thứ 2 cháu chỉ thích các bạn nữ . Nhưng khi cháu học năm thứ 2 có xem phim đen khoảng 1 năm tần suất xem không đều có tuần cháu xem 2 lần , có tuần cháu không xem và nhiều lần sau khi xem xong cháu có xuất tinh nhưng cháu không thủ dâm . lúc đầu mới xem , cháu bị đau tinh hoàn trái nhưng khoảng 1h sau cháu không còn đau và không bị đau lại . Nhưng đến năm thứ 3 , cháu bắt đầu bị đau dài hơn cả những khi cháu không xem phim đen đặc biệt là vào buổi chiều . Bây giờ cháu học năm thứ 4 cháu đã đỡ đau tinh hoàn hơn nhưng cháu thấy tinh hoàn trái của mình bị sệ hơn tinh hoàn phải và có búi sợi nhưng cháu nhìn không rõ lắm . Cháu đi khám và siêu âm tinh hoàn bác sĩ nói tinh hoàn của cháu bình thường . Từ năm thứ 3 mặc dù cháu tìm mọi cách để không nghĩ nhưng những suy nghĩ ” tình cảm ” với con trai vẫn xuất hiện trong đầu cháu và cháu cảm thấy không còn cảm xúc thích con gái nhiều mặc dù cháu đã có gắng nghĩ về họ . Một vài hôm sau cháu cảm thấy mình chỉ thích con gái . Nhưng vài hôm sau suy nghĩ ” tình cảm ” về con trai lại xuất hiện và nó cứ lặp đi lặp lại đến bây giờ . Bây giờ cháu cảm thấy mỗi khi dương vật cương thì chỉ có tinh hoàn phải cương theo còn tinh hoàn trái vẫn xìu và cháu vẫn cảm thấy ” yếu ” . Cháu không phải là ” gay ” vì cháu cảm thấy những suy nghĩ với con trai không phải là suy nghĩ ” tình cảm ” thực sự và cháu cảm thấy mình chỉ tìm thấy tình cảm thực sự với con gái . Cháu xin lỗi vì đã viết hơi dài nhưng đó là những cảm giác thật của cháu . Cháu mong bác sĩ cho cháu xin lời khuyên để cháu thoát khỏi những suy nghĩ kinh khủng đó . Cháu chúc bác thật nhiều sức khỏe ! Cháu xin cảm ơn
Bác sĩ Dương Quang Huy
Chào em,
Về vấn đề đau tức tinh hoàn trái, có búi sợi, đau tăng về chiều và giảm khi nghỉ ngơi là các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ngoài việc gây đau tức tinh hoàn thì bệnh lý này còn có ảnh hưởng trên 2 chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng và sản xuất Testosterone. Chính ảnh hưởng này sẽ khiến cho việc có con khó khăn cũng như sức khỏe tình dục suy giảm về sau. Em nên kiểm tra tinh dịch đồ và siêu âm doppler bìu bẹn khi có thể.
Về vấn đề thích nam hay nữ có vẻ là một ám ảnh với em mà thôi. Việc xem các phim đen đôi khi khiến bạn có những suy nghĩ lệch lạc với chính mình và mang theo nổi ám ảnh vào giấc ngủ hay tư tưởng. Em nên tìm một môn thể thao hay một vấn đề khác để quan tâm và đầu tư trí óc vào sẽ dần quên các suy nghĩ này.
Chúc em mau khỏe.
Thủ dâm nhiều có thể gây suy thận không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi cháu thường hay thủ dâm kéo dài trong nhiều năm nay nhưng đặc biệt khoảng hơn 3 tháng trở lại đây ngày nào cũng có thủ dâm 1 lần (chỉ 1 lần thôi), nhưng tình cờ cháu lại nghe được phong phanh là thủ dâm nhiều có thể gây suy thận, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu được không ạ? Cháu đang rất lo, cháu 20 tuổi.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thủ dâm là hiện tượng tâm lý “tự sướng” đến mức phóng tinh của con người nhưng thủ dâm như thế nào cho đúng và tần suất thủ dâm ra sao cho phù hợp thì nhiều bạn trẻ thực sự chưa biết đến. Thủ dâm đúng cách sẽ có nhiều tác dục tác dụng đặc biệt trong việc cải thiện tâm lý cho chúng ta nhưng nếu thủ dâm quá nhiều thì sẽ để lại nhiều hậu quả và các tác hại sau:
Suy nhược cơ thể do thủ dâm quá nhiều: Thông thường mỗi khi xuất tinh cơ thể bạn thường cảm thấy mệt mỏi suy nhược do mất nhiều sức khi thủ dâm ngoài mệt mỏi bạn có thể cảm thấy đau lưng, tinh hoàn đau rát thậm chí là chảy máu nữa.
Tự sướng quá nhiều tác động đến tinh hoàn làm trầy xước gây ra các bệnh tình dục như viêm tuyến tiền liệt dẫn tới các tình huống xuất tinh sớm, xuất tinh không có cảm giác.
Nếu thủ dâm quá đà cũng tác động tới tâm lý gây ra các bệnh lảnh cảm đặc biệt là các quý ông thủ dâm quá nhiều dẫn đến không muốn quan hệ mà chỉ thích “tự xử” tác động đến cuộc sống vợ chồng.
Tâm lý thất thường nhất là tuổi vị thành niên thủ dâm quá nhiều khiến bạn trẻ có những suy nghĩ lệch lạc trong tình dục khiến bạn mất phương hướng trong chuyện ấy.
Để không gây ra những hậu quả đáng tiếc khi thủ dâm bạn nên có các cách thủ dâm hợp lý, về tần xuất tùy thuộc mỗi người, tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyên rằng một tuần chỉ nên thủ dâm khoảng 1 đén 2 lần. Không nên thủ dâm liên tục nhiều lần trong ngày. Việc bạn thủ dâm đúng cách sẽ giải quyết bớt những bức bách trong chuyện ấy khiến bạn nhẹ nhỏm thoải mái dễ chịu hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare