Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt iốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ iốt là bệnh sẽ khỏi. Những thông tin được cung cấp sau đây sẽ cho bạn hiểu rõ về tác nhân này.
Bị bướu cổ, bạch cầu giảm không rõ nguyên nhân
Câu hỏi bởi: Nhàn
Thưa bác sĩ!
Chị cháu 30 tuổi, phát hiện và điều trị bướu cổ được 2 tháng. Cách đây vài hôm, đi khám ở bệnh viện Nội tiết Trung ương, bác sĩ nói là bạch cầu giảm cao không rõ nguyên nhân, hiện đang nằm điều trị và theo dõi tại bệnh viện.
Bác sĩ cho cháu hỏi:
Các nguyên nhân giảm bạch cầu? Nên kiêng ăn gì?
Bệnh này có thể sinh con hay nên sinh vào thời điểm nào?
Hiện cháu và chị rất lo lắng. Cháu mong tư vấn của bác sĩ.
Xin cảm ơn nhiều ạ!
Chào cháu!
Bác sĩ rất thông cảm với nỗi lo của cháu về bệnh của chị. Nhưng nội dung câu hỏi của cháu không rõ nên bác sĩ khó trả lời chính xác theo ý cháu.
Ví dụ: bạch cầu giảm “cao” (đúng ra là “giảm nhiều”), hay câu hỏi: các nguyên nhân giảm bạch cầu, ý cháu là nguyên nhân giảm bạch cầu chung hay nguyên nhân giảm bạch cầu trên bệnh nhân bị cường giáp…?
Với câu hỏi của cháu, bác sĩ giải thích chung như sau nhé:
Đang điều trị cường giáp mà bị giảm bạch cầu, điều đầu tiên các bác sĩ nghĩ ngay là do tác dụng phụ của thuốc kháng giáp tổng hợp dù xác suất gặp rất ít nhưng vẫn có xảy ra, thuật ngữ y khoa gọi là “tuyệt lập bạch cầu”, có nghĩa là bạch cầu giảm rất thấp, bệnh nhân giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Bệnh nhân cường giáp nên kiêng những thức ăn gì? Cháu có thể tham khảo tại đây.
Khi bị cường giáp nói chung có thể sinh con (vẫn tiếp tục điều trị thuốc, uống thuốc gì là do bác sĩ điều trị quyết định), cần được theo dõi và điều trị tại bác sĩ chuyên khoa Nội tiết (kèm theo dõi thai định kỳ tại bác sĩ Sản khoa).
Riêng chị cháu đang bị tuyệt lập bạch cầu, chắc chắn phải ngừng thuốc kháng giáp tổng hợp và chuyển sang điều trị bằng phác đồ khác (iot phóng xạ), trong trường hợp này thì khoan có thai vội. Khi nào bệnh cường giáp điều trị ổn định và ngừng điều trị thì tính đến chuyện có thai.
Bác sĩ chúc chị cháu mau lành bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tác hại của bướu cổ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi tác hại của bướu cổ tuyến giáp là gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ngay dưới yết hầu, với mỗi cánh nằm ở mỗi bên khí quản. Nó sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn.
Nguyên nhân chính xác gây bướu tuyến giáp vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố sau đây có thể góp phần:
Thiếu iốt trong chế độ ăn uống.
Bệnh tuyến giáp như bướu cổ hoặc suy giáp, đặc biệt là viêm tuyến giáp Hashimotoa.
Tiếp xúc với các phương pháp chữa trị phóng xạ.
Tiền sử bị hạch tuyến giáp trong gia đình bạn.
Triệu chứng của bướu tuyến giáp: Bướu tuyến giáp thường không thấy biểu hiện, nhưng một số biểu hiện có thể gặp là:
Đau nếu có chảy máu vào hạch hoặc viêm.
Khó nuốt hoặc khó thở nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn.
Các biểu hiện cường giáp như không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình nếu hạch tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
Các biểu hiện suy giáp bao gồm không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức nếu ít hormone tuyến giáp được sản xuất.
Khan tiếng nếu ung thư xâm nhập các dây thần kinh đến thanh quản. Triệu chứng này cần được chú ý ngay lập tức.
Tác hại của bướu tuyến giáp:
Khi bướu tuyến giáp to sẽ lồi ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau, khó nuốt hoặc khó thở.
Mặt khác vì tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn nên khi tuyến giáp phát triển quá mức sẽ làm tăng hoặc giảm các hóc môn tuyến giáp gây các triệu chứng có hại trên.
Khi suy giáp sẽ gây nên yếu cơ ,giảm trí nhớ, da khô, táo bón, da nhám, tăng cân, rụng tóc, nói chậm, khó thở, phù mi mắt, phù ngoại, sợ lạnh, khàn giọng, giảm tiết mồ hôi, chán ăn, da lạnh, rối loạn tâm thần, lưỡi to, rong kinh, phù mặt, điếc, tóc khô, đau vùng trước ngực, da tái nhợt.
Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là giai đoạn cuối của tình trạng thiếu hụt iốt dẫn đến giảm tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp (T3,T4) một cách trầm trọng. Dần dần xuất hiện tình trạng suy chức năng của nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng lơ mơ, u ám và thậm chí tử vong. Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là tình trạng cấp cứu thực sự, cần được hồi sức tích cực, thường phải hỗ trợ về hô hấp.
Khi cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) sẽ gây nên một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn của thyroxine. Cường giáp có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất gây nên: Giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tăng sự thèm ăn, căng thẳng, lo lắng và khó chịu, run, thường là run rẩy tay và các ngón tay, ra mồ hôi, thay đổi kinh nguyệt, tăng nhạy cảm với nhiệt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ, lồi nhãn cầu, hoặc mắt sưng đỏ, quá rát hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai mắt. Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát hay còn gọi là cơn bão tuyến giáp là một thể nặng của cường tuyến giáp do sự giải phóng T3, T4 vào máu với nồng độ cao và đột ngột dẫn đến mất bù của nhiều cơ quan đích. Cơn có tỉ lệ tử vong cao (20-50%).
Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngoài có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Chúc bạn sức khỏe!
Bướu cổ vòng họng và amidall
Câu hỏi bởi: Giấu tên
hôm nay em đi khám. bs nói e phải cắt vòm họng và cắt amidall. e ko hieu tai sao phải cắt vòm họng thì c nhân viên nói từ bé sinh ra là đc cắt nhưng e chưa cắt nên đến bây giờ trưởng thành to ra phải cắt luôn. và e bị phì đại tuyến giáp bs nghĩ đến bướu cổ đơn thuần và có đieu kien phải đi phẫu thuật . e rất lo lắng và chưa dám cắt vòm và amidall theo e nghĩ cần đến 1 bẹnh vien chuyên khoa sẽ dứt điểm đúng ko ạ. thực sự e rất sợ và cắt amidall có gây mê ko ạ. cắt bướu thì e chưa biết như thế nào điều trị ra sao
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Bạn không nói rõ chẩn đoán của bác sỹ đối với bệnh của bạn là gì, cũng như chưa nói về tuổi của bạn. Cắt vòm họng không phải là ngôn ngữ chính thống trong y học. Cắt amidan hiện tại là phải gây mê bạn nhé. Sẽ tốt cho bạn và dễ dàng cho bác sỹ khi cắt bỏ, cầm máu và đảm bảo không cắt sót bạn nhé.
Theo tôi bạn nên đi khám lại CK Tai mũi họng ở các phòng khám hay bệnh viện uy tín, mang theo toàn bộ kết quả khám cũ đi đễ bác sỹ làm căn cứ. Bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn về bệnh lý của bạn, cũng như can thiệp vào tuyến giáp hay vào vùng vòm, amidan trước.
Chúc bạn sức khoẻ.
Biểu hiện của bệnh bướu cổ là gì?
Câu hỏi bởi: kincongcaotuog
Thưa bác sĩ!
Con là nữ giới, năm nay 16 tuổi. Cổ của con xuất hiện khối u hình vòng ở cổ và một khối sưng nữa ở dưới cổ. Khi ấn vào thì không có đau. Khi ăn dù một miếng nhỏ cũng hay bị nghẹn lại ở cổ. Con thường hay bị ho nhiều nữa. Xin hỏi bác con có phải bị bướu cổ hay không và con phải làm sao.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp to có chức năng bình thường do nhiều nguyên nhân như:
-Thiếu hụt iod: Gặp trong vùng địa dư đặc biệt như vùng núi hoặc do rối loạn kích thích tố nữ: xảy ra ở phụ nữ dậy thì, có thai, tiền mãn kinh.
Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormon giáp.
Do dùng thuốc và do thức ăn: Các loại rau củ thuộc họ Cải như củ cải, bắp cải có chứa Goitrin, hay progoitrin có khả năng ức chế sự gắn iod vào tyrosin. Sắn cũng có thể gây bướu cổ dịch tễ nếu không được chế biến đúng cách khi ăn
Thuốc có chứa iod (thuốc trị hen, thấp khớp, Benzodiarone, Amiodarone, Résocrine; thuốc cản quang) có thể gây rối loạn chuyển hóa iod bằng những cơ chế khác nhau và do đó gây ra bướu cổ.
Về mặt lâm sàng bướu cổ đơn thuần chủ yếu xảy ra ở nữ giới, và chịu ảnh hưởng của các giai đoạn thay đổi sinh lý (dậy thì, thai kỳ, tuổi mãn kinh). Bệnh thường gây cảm giác nghẹt ở cổ, hoặc có những triệu chứng không đặc hiệu (hồi hộp, rối loạn thần kinh thực vật). Tuyến giáp bình thường cân nặng ước độ 30 g, có bướu giáp khi khối lượng của nó từ 35 g trở lên (trên 20% khối lượng bình thường).
Bạn là nữ lại đang ở giai đoạn dậy thì (16 tuổi). Hiện tượng có khối u hình vòng ở cổ, ấn vào không đau, hay bị nghẹn, ho của bạn rất có thể là biểu hiện của bệnh bướu cổ đơn thuần gây chèn ép vào thần kinh vùng hầu họng.
Cách điều trị bệnh này bao gồm thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
Về chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao…. và dùng muối iod thường xuyên.
Các thuốc điều trị được điều chế, tổng hợp từ hormone giáp, cụ thể là tinh chất giáp (Thyreodin, Extrait thyroidien, Thyrotin B), các hormone giáp tổng hợp (thyroxin, biệt dược L.thyroxin, Levothrox, Thyrax, Triodothyronin, Liothyronin…).
Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện dùng thuốc để tự điều trị bướu cổ cho mình mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đến khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
Chúc bạn mau khỏe!
Nổi hạch dưới cằm có phải bướu cổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ con 19 tuổi. Con xuất hiện 1 cục hạch ở phía dưới cằm bên trái khi ăn chua hay cay thi có biểu hiện đau, khi nhấn vào cũng đau. Vậy đó có phải của bệnh bướu cổ không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Bướu cổ là do sự phì đại một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước gồm có 2 thùy ở 2 bên. Nếu bạn có khối xuất hiện ở ngay dưới cằm thì đó không phải là bướu cổ mà thường là hạch cổ.
Hiện tượng nổi hạch cổ khá phổ biến và gặp ở nhiều người, phần lớn là hạch viêm, một số tình huống là hạch ung thư. Hạch viêm là hạch xuất hiện khi có các viêm nhiễm ở vùng đầu mặt cổ như: trứng cá, viêm họng, viêm amidan, viêm lợi,…Hết viêm các hạch nhỏ lại. Tuy nhiên, nếu quá trình viêm tái phát nhiều lần, hạch bị xơ hóa sẽ không nhỏ lại được nữa. Đây là các hạch lành tính, không dính và có khả năng di động tốt.
Khác với hạch viêm, các hạch ung thư thường xâm lấn ra xung quanh nên dính và khó di động, to lên nhanh, có thể lan ra các hạch khác tạo thành từng chùm. Nếu bạn nghi ngờ thì bạn nên đi khám chuyên khoa Ung bướu để bác sĩ khám và kiểm tra cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Bị bướu cổ, bạch cầu giảm không rõ nguyên nhân
Câu hỏi bởi: Nhàn
Thưa bác sĩ!
Chị cháu 30 tuổi, phát hiện và điều trị bướu cổ được 2 tháng. Cách đây vài hôm, đi khám ở bệnh viện Nội tiết Trung ương, bác sĩ nói là bạch cầu giảm cao không rõ nguyên nhân, hiện đang nằm điều trị và theo dõi tại bệnh viện.
Bác sĩ cho cháu hỏi:
Các nguyên nhân giảm bạch cầu? Nên kiêng ăn gì?
Bệnh này có thể sinh con hay nên sinh vào thời điểm nào?
Hiện cháu và chị rất lo lắng. Cháu mong tư vấn của bác sĩ.
Xin cảm ơn nhiều ạ!
Chào cháu!
Bác sĩ rất thông cảm với nỗi lo của cháu về bệnh của chị. Nhưng nội dung câu hỏi của cháu không rõ nên bác sĩ khó trả lời chính xác theo ý cháu.
Ví dụ: bạch cầu giảm “cao” (đúng ra là “giảm nhiều”), hay câu hỏi: các nguyên nhân giảm bạch cầu, ý cháu là nguyên nhân giảm bạch cầu chung hay nguyên nhân giảm bạch cầu trên bệnh nhân bị cường giáp…?
Với câu hỏi của cháu, bác sĩ giải thích chung như sau nhé:
Đang điều trị cường giáp mà bị giảm bạch cầu, điều đầu tiên các bác sĩ nghĩ ngay là do tác dụng phụ của thuốc kháng giáp tổng hợp dù xác suất gặp rất ít nhưng vẫn có xảy ra, thuật ngữ y khoa gọi là “tuyệt lập bạch cầu”, có nghĩa là bạch cầu giảm rất thấp, bệnh nhân giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Bệnh nhân cường giáp nên kiêng những thức ăn gì? Cháu có thể tham khảo tại đây.
Khi bị cường giáp nói chung có thể sinh con (vẫn tiếp tục điều trị thuốc, uống thuốc gì là do bác sĩ điều trị quyết định), cần được theo dõi và điều trị tại bác sĩ chuyên khoa Nội tiết (kèm theo dõi thai định kỳ tại bác sĩ Sản khoa).
Riêng chị cháu đang bị tuyệt lập bạch cầu, chắc chắn phải ngừng thuốc kháng giáp tổng hợp và chuyển sang điều trị bằng phác đồ khác (iot phóng xạ), trong trường hợp này thì khoan có thai vội. Khi nào bệnh cường giáp điều trị ổn định và ngừng điều trị thì tính đến chuyện có thai.
Bác sĩ chúc chị cháu mau lành bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tác hại của bướu cổ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi tác hại của bướu cổ tuyến giáp là gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ngay dưới yết hầu, với mỗi cánh nằm ở mỗi bên khí quản. Nó sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn.
Nguyên nhân chính xác gây bướu tuyến giáp vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố sau đây có thể góp phần:
Thiếu iốt trong chế độ ăn uống.
Bệnh tuyến giáp như bướu cổ hoặc suy giáp, đặc biệt là viêm tuyến giáp Hashimotoa.
Tiếp xúc với các phương pháp chữa trị phóng xạ.
Tiền sử bị hạch tuyến giáp trong gia đình bạn.
Triệu chứng của bướu tuyến giáp: Bướu tuyến giáp thường không thấy biểu hiện, nhưng một số biểu hiện có thể gặp là:
Đau nếu có chảy máu vào hạch hoặc viêm.
Khó nuốt hoặc khó thở nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn.
Các biểu hiện cường giáp như không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình nếu hạch tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
Các biểu hiện suy giáp bao gồm không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức nếu ít hormone tuyến giáp được sản xuất.
Khan tiếng nếu ung thư xâm nhập các dây thần kinh đến thanh quản. Triệu chứng này cần được chú ý ngay lập tức.
Tác hại của bướu tuyến giáp:
Khi bướu tuyến giáp to sẽ lồi ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau, khó nuốt hoặc khó thở.
Mặt khác vì tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn nên khi tuyến giáp phát triển quá mức sẽ làm tăng hoặc giảm các hóc môn tuyến giáp gây các triệu chứng có hại trên.
Khi suy giáp sẽ gây nên yếu cơ ,giảm trí nhớ, da khô, táo bón, da nhám, tăng cân, rụng tóc, nói chậm, khó thở, phù mi mắt, phù ngoại, sợ lạnh, khàn giọng, giảm tiết mồ hôi, chán ăn, da lạnh, rối loạn tâm thần, lưỡi to, rong kinh, phù mặt, điếc, tóc khô, đau vùng trước ngực, da tái nhợt.
Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là giai đoạn cuối của tình trạng thiếu hụt iốt dẫn đến giảm tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp (T3,T4) một cách trầm trọng. Dần dần xuất hiện tình trạng suy chức năng của nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng lơ mơ, u ám và thậm chí tử vong. Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là tình trạng cấp cứu thực sự, cần được hồi sức tích cực, thường phải hỗ trợ về hô hấp.
Khi cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) sẽ gây nên một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn của thyroxine. Cường giáp có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất gây nên: Giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tăng sự thèm ăn, căng thẳng, lo lắng và khó chịu, run, thường là run rẩy tay và các ngón tay, ra mồ hôi, thay đổi kinh nguyệt, tăng nhạy cảm với nhiệt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ, lồi nhãn cầu, hoặc mắt sưng đỏ, quá rát hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai mắt. Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát hay còn gọi là cơn bão tuyến giáp là một thể nặng của cường tuyến giáp do sự giải phóng T3, T4 vào máu với nồng độ cao và đột ngột dẫn đến mất bù của nhiều cơ quan đích. Cơn có tỉ lệ tử vong cao (20-50%).
Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngoài có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Chúc bạn sức khỏe!
Bướu cổ vòng họng và amidall
Câu hỏi bởi: Giấu tên
hôm nay em đi khám. bs nói e phải cắt vòm họng và cắt amidall. e ko hieu tai sao phải cắt vòm họng thì c nhân viên nói từ bé sinh ra là đc cắt nhưng e chưa cắt nên đến bây giờ trưởng thành to ra phải cắt luôn. và e bị phì đại tuyến giáp bs nghĩ đến bướu cổ đơn thuần và có đieu kien phải đi phẫu thuật . e rất lo lắng và chưa dám cắt vòm và amidall theo e nghĩ cần đến 1 bẹnh vien chuyên khoa sẽ dứt điểm đúng ko ạ. thực sự e rất sợ và cắt amidall có gây mê ko ạ. cắt bướu thì e chưa biết như thế nào điều trị ra sao
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Bạn không nói rõ chẩn đoán của bác sỹ đối với bệnh của bạn là gì, cũng như chưa nói về tuổi của bạn. Cắt vòm họng không phải là ngôn ngữ chính thống trong y học. Cắt amidan hiện tại là phải gây mê bạn nhé. Sẽ tốt cho bạn và dễ dàng cho bác sỹ khi cắt bỏ, cầm máu và đảm bảo không cắt sót bạn nhé.
Theo tôi bạn nên đi khám lại CK Tai mũi họng ở các phòng khám hay bệnh viện uy tín, mang theo toàn bộ kết quả khám cũ đi đễ bác sỹ làm căn cứ. Bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn về bệnh lý của bạn, cũng như can thiệp vào tuyến giáp hay vào vùng vòm, amidan trước.
Chúc bạn sức khoẻ.
Biểu hiện của bệnh bướu cổ là gì?
Câu hỏi bởi: kincongcaotuog
Thưa bác sĩ!
Con là nữ giới, năm nay 16 tuổi. Cổ của con xuất hiện khối u hình vòng ở cổ và một khối sưng nữa ở dưới cổ. Khi ấn vào thì không có đau. Khi ăn dù một miếng nhỏ cũng hay bị nghẹn lại ở cổ. Con thường hay bị ho nhiều nữa. Xin hỏi bác con có phải bị bướu cổ hay không và con phải làm sao.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp to có chức năng bình thường do nhiều nguyên nhân như:
-Thiếu hụt iod: Gặp trong vùng địa dư đặc biệt như vùng núi hoặc do rối loạn kích thích tố nữ: xảy ra ở phụ nữ dậy thì, có thai, tiền mãn kinh.
Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormon giáp.
Do dùng thuốc và do thức ăn: Các loại rau củ thuộc họ Cải như củ cải, bắp cải có chứa Goitrin, hay progoitrin có khả năng ức chế sự gắn iod vào tyrosin. Sắn cũng có thể gây bướu cổ dịch tễ nếu không được chế biến đúng cách khi ăn
Thuốc có chứa iod (thuốc trị hen, thấp khớp, Benzodiarone, Amiodarone, Résocrine; thuốc cản quang) có thể gây rối loạn chuyển hóa iod bằng những cơ chế khác nhau và do đó gây ra bướu cổ.
Về mặt lâm sàng bướu cổ đơn thuần chủ yếu xảy ra ở nữ giới, và chịu ảnh hưởng của các giai đoạn thay đổi sinh lý (dậy thì, thai kỳ, tuổi mãn kinh). Bệnh thường gây cảm giác nghẹt ở cổ, hoặc có những triệu chứng không đặc hiệu (hồi hộp, rối loạn thần kinh thực vật). Tuyến giáp bình thường cân nặng ước độ 30 g, có bướu giáp khi khối lượng của nó từ 35 g trở lên (trên 20% khối lượng bình thường).
Bạn là nữ lại đang ở giai đoạn dậy thì (16 tuổi). Hiện tượng có khối u hình vòng ở cổ, ấn vào không đau, hay bị nghẹn, ho của bạn rất có thể là biểu hiện của bệnh bướu cổ đơn thuần gây chèn ép vào thần kinh vùng hầu họng.
Cách điều trị bệnh này bao gồm thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
Về chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao…. và dùng muối iod thường xuyên.
Các thuốc điều trị được điều chế, tổng hợp từ hormone giáp, cụ thể là tinh chất giáp (Thyreodin, Extrait thyroidien, Thyrotin B), các hormone giáp tổng hợp (thyroxin, biệt dược L.thyroxin, Levothrox, Thyrax, Triodothyronin, Liothyronin…).
Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện dùng thuốc để tự điều trị bướu cổ cho mình mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đến khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
Chúc bạn mau khỏe!
Nổi hạch dưới cằm có phải bướu cổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ con 19 tuổi. Con xuất hiện 1 cục hạch ở phía dưới cằm bên trái khi ăn chua hay cay thi có biểu hiện đau, khi nhấn vào cũng đau. Vậy đó có phải của bệnh bướu cổ không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Bướu cổ là do sự phì đại một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước gồm có 2 thùy ở 2 bên. Nếu bạn có khối xuất hiện ở ngay dưới cằm thì đó không phải là bướu cổ mà thường là hạch cổ.
Hiện tượng nổi hạch cổ khá phổ biến và gặp ở nhiều người, phần lớn là hạch viêm, một số tình huống là hạch ung thư. Hạch viêm là hạch xuất hiện khi có các viêm nhiễm ở vùng đầu mặt cổ như: trứng cá, viêm họng, viêm amidan, viêm lợi,…Hết viêm các hạch nhỏ lại. Tuy nhiên, nếu quá trình viêm tái phát nhiều lần, hạch bị xơ hóa sẽ không nhỏ lại được nữa. Đây là các hạch lành tính, không dính và có khả năng di động tốt.
Khác với hạch viêm, các hạch ung thư thường xâm lấn ra xung quanh nên dính và khó di động, to lên nhanh, có thể lan ra các hạch khác tạo thành từng chùm. Nếu bạn nghi ngờ thì bạn nên đi khám chuyên khoa Ung bướu để bác sĩ khám và kiểm tra cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare