Dị ứng da là hiện tượng xuất hiện những dấu hiệu khác thường khi da gặp phải những tác nhân lạ. Tổng hợp các câu hỏi sau sẽ rất hữu ích với những ai quan tâm đến vấn đề này.
Dị ứng da
Câu hỏi bởi: Thuy loan
Em bi di ung noi me day giong nhu be day vay do. Noi xong roi lan, cu nhu vay trong mot thang nay em khong het. Em co di kham da lieu cung khong bot. Bac si cho em hoi.em bi nhu vay la benh gi vay bac si. Em cam on bac si.
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn.
Như vậy bạn đã bị dị ứng do một dị nguyên nào đó mà chưa phát hiện ra. Lúc tiếp xúc thì nổi mề đay, lúc không tiếp xúc thì bệnh lặn. Do điều trị còn hạn chế nên bệnh chưa giảm , chưa khỏi. Bạn nên khám chuyên khoa da liễu.
-Địa chỉ tin cậy bạn có thể hỏi tư vấn hoặc đến khám trực tiếp để điều trị. Thạc sỹ Nguyễn Văn Khái giảng viên khoa da liễu đại học y thái bình số điện thoại 0936241539 số nhà 274 đường Phan Bá Vành thành phố Thái Bình
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
Dị ứng da mặt, nổi mụn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay em 30 tuổi, là nữ giới. Em bị dị ứng da mặt, nên ngứa và mẩn đỏ. Em đã uống thuốc nhưng không khỏi. Xin bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Dị ứng da là một phản ứng bất thường của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của một chất lạ mà cơ thể không dung nạp. Đường xâm nhập vào cơ thể có thể là đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc qua da, qua niêm mạc miệng, mắt, mũi… Chất lạ gây dị ứng có rất nhiều xung quanh chúng ta như: thực phẩm hằng ngày (tôm, cua, cá biển, thịt gà, bò…), nước sinh hoạt (nhất là nước giếng chưa lọc hết tạp chất), bụi trong mền gối, xà phòng, mỹ phẩm, lông của các con vật nuôi như chó mèo, phấn hoa, tình trạng cơ thể nhiễm giun sán… Chất gây dị ứng trên một cơ thể phần lớn rất khó xác định.
Triệu chứng dị ứng thường dễ nhận biết: ngứa, mẩn đỏ (như tình huống của em), hoặc bị mày đay, nhưng cũng có khi không rõ ràng. Để chẩn đoán dị ứng, người ta phải thực hiện các thử nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm tra sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Nguyên tắc chữa trị chính là phải tìm cho ra và loại bỏ hoặc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trong khi chưa tìm được lí do, tạm thời có thể uống thuốc chống dị ứng …
Trường hợp em là nữ giới, bị dị ứng da mặt, nên đặc biệt chú ý đến lí do do mỹ phẩm như kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng… Em cần lưu ý để phát hiện và loại bỏ lí do gây dị ứng da thì mới là cách giải quyết triệt để vấn đề. Nếu em đã uống thuốc mà không khỏi thì tốt nhất em đến khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể và làm các xét nghiệm nếu thấy cần thiết để tìm đúng căn nguyên gây biểu hiện dị ứng da mặt, từ đó các bác sĩ sẽ có chỉ định hoặc điều chỉnh chữa trị cho em. Tránh để lâu dài gây tác động xấu đến thẩm mỹ làn da sẽ rất khó xử lý.
Chúc em thành công!
Dị ứng da mặt do dùng mỹ phẩm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, chị em bị dị ứng da nổi hạt nhỏ li ti, ngứa rát và da khô, mỗi lần cười da mặt căng khó chịu. Khi bắt đầu triệu chứng thì dừng mọi chăm sóc da, rửa mặt bằng nước ấm và uống thuốc dị ứng. Tuy nhiên vẫn không khỏi. Hôm nay thấy xuất hiện các mày khô. Em hoang mang quá không biết giờ làm gì. Một phần bị vậy cũng do e nói chị da lão hóa rồi lo chăm đi rồi thành ra vậy, thấy có lỗi quá. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Dạ em cảm ơn nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình
Chào bạn,
Trường hợp này của bạn nên đi khám các bệnh viện để được khám kĩ hơn mới đưa ra được tư vấn chính xác bạn nhé.
Chúc bạn mau khỏe.
Dị ứng da ở vùng háng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ em cháu bi ngứa ở háng thay vì lấy dầu bôi nhung em chau lại đi lấy chai thuốc Trangala bôi.Bây giờ chỗ ngứa ấy bị đỏ và lan rộng ra thành mảng lớn .giờ em cháu ngại khong dám đi da liễu. Mong bác sĩ chỉ cháu cách nào làm cho hết ngứa và đỏ.Thân.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn!
Đối với triệu chứng này, bạn có thể đang bị nấm. Bạn nên rửa chỗ ngứa nhẹ nhàng bằng nước sạch, sau đó chấm khô, bôi flucinar hoặc silkron (silkron tốt hơn). Ngày bôi 2 lần, bôi trong 1 tuần.
Chúc bạn mau khỏi!
Dị ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nữ năm nay 18 tuổi. Khoảng vài bữa nay trên da em bị nổi mẩn đỏ vùng đùi, rất ngứa. Mẹ em bảo rằng do em nuôi Hamster nên bị dị ứng nhưng em nuôi từ rất lâu rồi, em nghĩ không thể do động vật. Thực phẩm đại đa số em không bị dị ứng, em cho rằng là do thay đổi thời tiết. Bác sĩ có thể giúp em làm sao cho hết những vết mẩn này, và hiện tại thì em nên làm gì để vết mẩn bớt ngứa và không lan rộng ra?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với vật, chất, đối với người bình thường không gây hại. Hoặc dị ứng là trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với 1 dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ 2 và các lần sau.
“Dị nguyên” là chất kích thích đáp ứng dị ứng của cơ thể. Khi dị nguyên (thức ăn, thuốc, lông của các loài vật, phấn hoa…) xâm nhập vào cá thể có cơ địa dị ứng, cơ thể sản xuất một loại kháng thể gọi là Globulin miễn dịch E (IgE). IgE đặc hiệu gắn trên bề mặt tế bào Mast (tế bào này đặc biệt có nhiều ở da, mũi, mắt, phổi, dạ dày ruột) sẽ bắt giữ dị nguyên, tạo thành tổ hợp kháng thể-kháng nguyên. Tổ hợp này làm hoạt hóa tế bào Mast và giải phóng ra Histamine và các chất trung gian hóa học, gây phản ứng dị ứng làm phù nề các mô, tổ chức, cơ quan, dẫn đến biểu hiện của dị ứng: ngứa, nổi mẩn, mề đay, hắt hơi, khò khè, ho… Do đó triệu chứng của dị ứng rất đa dạng. Ở từng dạng dị ứng sẽ có biểu hiện khác nhau.
Với tình huống ngứa của em, có thể là thể em đã bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với chuột Hamster (có thể là do lông chuột, các chất thải, hoặc chất độn lót chuồng nuôi). Muốn biết chính xác em bị dị ứng do lí do gì em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu và chuyên khoaDị ứng để có hướng chữa trị thích hợp.
Tạm thời, việc đầu tiên em không nên tiếp xúc với các chất gây dị ứng cho em như chuột Hamster (lông chuột, các chất thải, hoặc chất độn lót chuồng nuôi). Nhà ở phải sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, không khí xung quanh. Hàng ngày em nên uống khoảng 2 lít nước để bù nước cho da. Không nên chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, quần áo quá chật làm da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Dị ứng da
Câu hỏi bởi: Thuy loan
Em bi di ung noi me day giong nhu be day vay do. Noi xong roi lan, cu nhu vay trong mot thang nay em khong het. Em co di kham da lieu cung khong bot. Bac si cho em hoi.em bi nhu vay la benh gi vay bac si. Em cam on bac si.
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn.
Như vậy bạn đã bị dị ứng do một dị nguyên nào đó mà chưa phát hiện ra. Lúc tiếp xúc thì nổi mề đay, lúc không tiếp xúc thì bệnh lặn. Do điều trị còn hạn chế nên bệnh chưa giảm , chưa khỏi. Bạn nên khám chuyên khoa da liễu.
-Địa chỉ tin cậy bạn có thể hỏi tư vấn hoặc đến khám trực tiếp để điều trị. Thạc sỹ Nguyễn Văn Khái giảng viên khoa da liễu đại học y thái bình số điện thoại 0936241539 số nhà 274 đường Phan Bá Vành thành phố Thái Bình
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
Dị ứng da mặt, nổi mụn phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay em 30 tuổi, là nữ giới. Em bị dị ứng da mặt, nên ngứa và mẩn đỏ. Em đã uống thuốc nhưng không khỏi. Xin bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Dị ứng da là một phản ứng bất thường của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của một chất lạ mà cơ thể không dung nạp. Đường xâm nhập vào cơ thể có thể là đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc qua da, qua niêm mạc miệng, mắt, mũi… Chất lạ gây dị ứng có rất nhiều xung quanh chúng ta như: thực phẩm hằng ngày (tôm, cua, cá biển, thịt gà, bò…), nước sinh hoạt (nhất là nước giếng chưa lọc hết tạp chất), bụi trong mền gối, xà phòng, mỹ phẩm, lông của các con vật nuôi như chó mèo, phấn hoa, tình trạng cơ thể nhiễm giun sán… Chất gây dị ứng trên một cơ thể phần lớn rất khó xác định.
Triệu chứng dị ứng thường dễ nhận biết: ngứa, mẩn đỏ (như tình huống của em), hoặc bị mày đay, nhưng cũng có khi không rõ ràng. Để chẩn đoán dị ứng, người ta phải thực hiện các thử nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm tra sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Nguyên tắc chữa trị chính là phải tìm cho ra và loại bỏ hoặc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trong khi chưa tìm được lí do, tạm thời có thể uống thuốc chống dị ứng …
Trường hợp em là nữ giới, bị dị ứng da mặt, nên đặc biệt chú ý đến lí do do mỹ phẩm như kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng… Em cần lưu ý để phát hiện và loại bỏ lí do gây dị ứng da thì mới là cách giải quyết triệt để vấn đề. Nếu em đã uống thuốc mà không khỏi thì tốt nhất em đến khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể và làm các xét nghiệm nếu thấy cần thiết để tìm đúng căn nguyên gây biểu hiện dị ứng da mặt, từ đó các bác sĩ sẽ có chỉ định hoặc điều chỉnh chữa trị cho em. Tránh để lâu dài gây tác động xấu đến thẩm mỹ làn da sẽ rất khó xử lý.
Chúc em thành công!
Dị ứng da mặt do dùng mỹ phẩm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, chị em bị dị ứng da nổi hạt nhỏ li ti, ngứa rát và da khô, mỗi lần cười da mặt căng khó chịu. Khi bắt đầu triệu chứng thì dừng mọi chăm sóc da, rửa mặt bằng nước ấm và uống thuốc dị ứng. Tuy nhiên vẫn không khỏi. Hôm nay thấy xuất hiện các mày khô. Em hoang mang quá không biết giờ làm gì. Một phần bị vậy cũng do e nói chị da lão hóa rồi lo chăm đi rồi thành ra vậy, thấy có lỗi quá. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Dạ em cảm ơn nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình
Chào bạn,
Trường hợp này của bạn nên đi khám các bệnh viện để được khám kĩ hơn mới đưa ra được tư vấn chính xác bạn nhé.
Chúc bạn mau khỏe.
Dị ứng da ở vùng háng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ em cháu bi ngứa ở háng thay vì lấy dầu bôi nhung em chau lại đi lấy chai thuốc Trangala bôi.Bây giờ chỗ ngứa ấy bị đỏ và lan rộng ra thành mảng lớn .giờ em cháu ngại khong dám đi da liễu. Mong bác sĩ chỉ cháu cách nào làm cho hết ngứa và đỏ.Thân.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn!
Đối với triệu chứng này, bạn có thể đang bị nấm. Bạn nên rửa chỗ ngứa nhẹ nhàng bằng nước sạch, sau đó chấm khô, bôi flucinar hoặc silkron (silkron tốt hơn). Ngày bôi 2 lần, bôi trong 1 tuần.
Chúc bạn mau khỏi!
Dị ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nữ năm nay 18 tuổi. Khoảng vài bữa nay trên da em bị nổi mẩn đỏ vùng đùi, rất ngứa. Mẹ em bảo rằng do em nuôi Hamster nên bị dị ứng nhưng em nuôi từ rất lâu rồi, em nghĩ không thể do động vật. Thực phẩm đại đa số em không bị dị ứng, em cho rằng là do thay đổi thời tiết. Bác sĩ có thể giúp em làm sao cho hết những vết mẩn này, và hiện tại thì em nên làm gì để vết mẩn bớt ngứa và không lan rộng ra?
Em cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em!
Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với vật, chất, đối với người bình thường không gây hại. Hoặc dị ứng là trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với 1 dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ 2 và các lần sau.
“Dị nguyên” là chất kích thích đáp ứng dị ứng của cơ thể. Khi dị nguyên (thức ăn, thuốc, lông của các loài vật, phấn hoa…) xâm nhập vào cá thể có cơ địa dị ứng, cơ thể sản xuất một loại kháng thể gọi là Globulin miễn dịch E (IgE). IgE đặc hiệu gắn trên bề mặt tế bào Mast (tế bào này đặc biệt có nhiều ở da, mũi, mắt, phổi, dạ dày ruột) sẽ bắt giữ dị nguyên, tạo thành tổ hợp kháng thể-kháng nguyên. Tổ hợp này làm hoạt hóa tế bào Mast và giải phóng ra Histamine và các chất trung gian hóa học, gây phản ứng dị ứng làm phù nề các mô, tổ chức, cơ quan, dẫn đến biểu hiện của dị ứng: ngứa, nổi mẩn, mề đay, hắt hơi, khò khè, ho… Do đó triệu chứng của dị ứng rất đa dạng. Ở từng dạng dị ứng sẽ có biểu hiện khác nhau.
Với tình huống ngứa của em, có thể là thể em đã bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với chuột Hamster (có thể là do lông chuột, các chất thải, hoặc chất độn lót chuồng nuôi). Muốn biết chính xác em bị dị ứng do lí do gì em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu và chuyên khoaDị ứng để có hướng chữa trị thích hợp.
Tạm thời, việc đầu tiên em không nên tiếp xúc với các chất gây dị ứng cho em như chuột Hamster (lông chuột, các chất thải, hoặc chất độn lót chuồng nuôi). Nhà ở phải sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, không khí xung quanh. Hàng ngày em nên uống khoảng 2 lít nước để bù nước cho da. Không nên chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, quần áo quá chật làm da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Theo ViCare