Tổng hợp các thắc mắc về bệnh rối loạn hoảng sợ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Những thắc mắc và giải đáp của các bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh.

Rối loạn hoảng sợ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu tôi 15 tuổi. Cháu đang được bác điều trị ngoại trú bệnh rối loạn hoảng sợ. Cháu đang uống: – Shakes 30mg: 1v/ngày + Paxine 20mg= 1v/ngày + lesulpin:50mg = 2v/ngày + Chunbos 500mg=2v/ngày. Riêng seduxen 5mg cháu chỉ uống 1/4 viên/ngày vì ngủ nhiều. Cháu uống thuốc được 1 tuần thì cắt cơn, và giảm dần lo sợ nuốt phải cái gì đó ( tăm bông, xà phòng, ống hút…). Sang tuần 4 cháu lại bị những cơn sợ hãi kịch phát. Như vậy có phải kháng thuốc k ạ? Tôi rất cần số máy của bác để liên hệ ạ.

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào bạn!

Cháu bạn được điều trị như vậy là có kết quả. Tuy nhiên rối loạn này thuộc loại không dễ chữa nên phải kiên trì. Thuốc có nhiều loại, có thể thay đổi được. Số máy của tôi Vicare cũng có, bạn có thể liên hệ qua Vicare.

Chúc cháu bạn mau lành!

Bệnh rối loạn giấc ngủ, rối loạn hoảng sợ


Câu hỏi bởi: Nguyễn Hiền

Chào bác sĩ.

Cháu trai nhà tôi năm nay lên 10 tuổi. Nửa năm nay khi đi ngủ, tôi thấy cháu hay co giật các ngón tay, chân và giật mình liên tục. Khi cháu đã ngủ tôi không dám lau mồ hôi, đánh thức giấc hoặc sờ vào người hay làm phát ra âm thanh làm cháu giật mình. Vì cháu hay thức dậy, đi lại và hoảng sợ la hét. Sáng dậy cháu quên gì. Thường tôi cho cháu ngủ khoảng 10 giờ 30 hoặc 11 giờ thì cháu thường dậy trước hoặc sau 12 giờ đêm và ôm chặt mẹ và đi bật điện nói ” Con sợ”. Khi điện tâm đồ, bác sĩ nói có kích thích nhẹ vùng trẩm. Vậy bệnh của cháu có nguy hiểm không? Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cháu. Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cảm ơn bác sĩ.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể cháu bạn có những triệu chứng của cơn co giật. Có nhiều lí do gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau:

– Nguyên nhân nhiễm trùng: Áp xe não, Viêm não, Sốt cao co giật, Viêm màng não, Nhiễm ký sinh trùng trong não.

– Các bệnh tâm.

– Thần kinh: Sang chấn lúc sinh, Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh, Bệnh thoái hoá não, Thiếu oxy não cục bộ.

– Rối loạn chuyển hoá: Tăng CO2 máu, Hạ calci máu; Hạ đường máu; Hạ magne máu, Thiếu oxy máu.

– Bất thường chuyển hoá bẩm sinh: Thiếu pyridoxine.

– Chấn thương hay bất thường mạch máu: Tai biến mạch máu não, Xâm hại trẻ em gây chấn thương não, Chấn thương sọ não, Xuất huyết nội sọ.

– Ngộ độc: Ngộ độc rượu, Thuốc chống dị ứng, Thuốc gây nghiện, Ngộ độc chì, Khí CO, Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.

– Động kinh.

– Sang chấn sản khoa.

– Khối choán chỗ trong não: u não…

Bạn nên nhắc bố mẹ cháu quay video lại khi bé có triệu chứng co giật và đưa cháu đi khám tại viện Nhi, đưa băng tư liệu cho bác sĩ để giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác nhé.

Chúc gia đình bạn sống khỏe!

Bé hay ngủ mơ, toát mồ hôi, hoảng loạn, miệng gào sợ hãi chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con gái em 5 tuổi rưỡi, 1 năm nay từ khi em sinh bé thứ 2, cháu có triệu chứng như sau: đêm ngủ được khoảng 1h thì đầu cháu có mồ hôi sau đó cháu gặp giấc mơ sợ. Cháu bắt đầu hoảng loạn, mắt trợn nhìn về phía trước, miệng gào sợ hãi. Chỉ ngủ đêm mới bị như vậy và có thời gian ngày nào cũng bị, có khi cách vài hôm có khi cả tháng không bị. Trong lúc mê hỏi cháu 1 lúc cháu vẫn biết, cho cháu đi vệ sinh thì hết và đi ngủ lại bình thường, sáng ngủ dậy cháu quên hết. Gia đình đã bổ sung canxi ống 1 năm 2 lần, dùng thuốc bổ tổng hợp. Hiện cháu vẫn bị tình trạng như vậy. Vậy là cháu bị sao, gia đình phải làm gì và cho cháu đi khám ở đâu? Rất mong nhận được giải đáp từ bác sĩ.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào bạn!

Chứng hoảng sợ khi ngủ ban đêm là những cơn sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm kết hợp với phát âm to, vận động mạnh và có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao như mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi.

Nguyên nhân: Chứng hoảng sợ khi ngủ ban đêm có liên quan chặt chẽ lí do di truyền từ bố mẹ với con cái. Do có quan hệ giữa các giai đoạn phát triển của trẻ và tình trạng hoảng sợ ban đêm. Cũng có thể do chưa ổn định chu kỳ thức ngủ của não. Hoặc do động kinh hay do các sang chấn tâm lý, những bất ổn về cuộc sống. Những khó khăn trong giai đoạn đầu đi học, căng thẳng do các bất hoà trong gia đình.

Bạn cần tạo điều kiện để con ngủ tốt hơn bằng cách trước khi ngủ tạo không khí yên tĩnh, êm đềm, thoải mái, thoáng mát giúp cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách làm mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng chậm sâu đều. Khi trẻ bị cơn hoảng sợ ban đêm thì cần an ủi, dỗ dành, nhẹ nhàng đưa trẻ vào giường ngủ. Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ và có cơn hoảng sợ thường xuyên thì bạn hãy ghi lại thời gian trẻ bị cơn trong 7 ngày liền, sau đó chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước giờ mà con bạn thường vẫn lên cơn 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ tiếp. Chứng bệnh này thuộc chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Bạn có thể đưa con bạn đến khám tại bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc bệnh viện Tâm thần tuyến Trung ương nhé.

Chúc cháu bé mau khỏi bệnh.

Ảo giác hoảng sợ, tức ngực, khó thở, run chân tay là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: kuteboykllk_kenlovshin

Thưa bác sĩ.

Con năm nay 20 tuổi, con thường bị ảo giác hoảng sợ. Hay tức ngực khó thở và run tay chân không ngủ được có phải con bị thần kinh thực vật không ạ?

Con cảm ơn.

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào con.

Run tay chân có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật nhưng đó là bệnh gì lại là vấn đề khác. Con thường bị ảo giác, như thế nào là ảo giác, con có thật sự hiểu từ này không? Nếu đúng như vậy con cần đi khám chuyên khoa Tâm thần để được giải đáp và chữa trị có kết quả.

Chúc con mau lành.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl