Dấu hiệu, triệu chứng da bất thường do dị ứng da


4,226
1
1
Xu
53
Da là bộ phận tổn thương nhất do các vấn đề dị ứng. Nghiên cứu những trường hợp sau có thể phần nào giúp bạn xác định chắc chắn: mình có đang dị ứng da hay không?

Dị ứng da mặt, nổi mụn phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Năm nay em 30 tuổi, là nữ giới. Em bị dị ứng da mặt, nên ngứa và mẩn đỏ. Em đã uống thuốc nhưng không khỏi. Xin bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị.

Em cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em!

Dị ứng da là một phản ứng bất thường của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của một chất lạ mà cơ thể không dung nạp. Đường xâm nhập vào cơ thể có thể là đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc qua da, qua niêm mạc miệng, mắt, mũi… Chất lạ gây dị ứng có rất nhiều xung quanh chúng ta như: thực phẩm hằng ngày (tôm, cua, cá biển, thịt gà, bò…), nước sinh hoạt (nhất là nước giếng chưa lọc hết tạp chất), bụi trong mền gối, xà phòng, mỹ phẩm, lông của các con vật nuôi như chó mèo, phấn hoa, tình trạng cơ thể nhiễm giun sán… Chất gây dị ứng trên một cơ thể phần lớn rất khó xác định.

Triệu chứng dị ứng thường dễ nhận biết: ngứa, mẩn đỏ (như tình huống của em), hoặc bị mày đay, nhưng cũng có khi không rõ ràng. Để chẩn đoán dị ứng, người ta phải thực hiện các thử nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm tra sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Nguyên tắc chữa trị chính là phải tìm cho ra và loại bỏ hoặc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trong khi chưa tìm được lí do, tạm thời có thể uống thuốc chống dị ứng …

Trường hợp em là nữ giới, bị dị ứng da mặt, nên đặc biệt chú ý đến lí do do mỹ phẩm như kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng… Em cần lưu ý để phát hiện và loại bỏ lí do gây dị ứng da thì mới là cách giải quyết triệt để vấn đề. Nếu em đã uống thuốc mà không khỏi thì tốt nhất em đến khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể và làm các xét nghiệm nếu thấy cần thiết để tìm đúng căn nguyên gây biểu hiện dị ứng da mặt, từ đó các bác sĩ sẽ có chỉ định hoặc điều chỉnh chữa trị cho em. Tránh để lâu dài gây tác động xấu đến thẩm mỹ làn da sẽ rất khó xử lý.

Chúc em thành công!

Dị ứng da mặt sau khi đi tập quân sự


Câu hỏi bởi: Linh

Chào bác sĩ!

Em năm nay 20 tuổi. Hai năm trở lại đây da mặt thường bị nổi mẩn ngứa ở quanh khuôn mặt, trán và vùng chữ T. Sau dịp hè do đi tập quân sự, em biết bị dị ứng nước do lạ nước nên đi khám ở viện Da Liễu Hà Nội, dùng thuốc mát gan, rửa mặt giảm nhờn và bôi 2 loại thuốc/ngày nhưng chỉ được 1 thời gian đỡ bệnh. Mùa đông em không có xuất hiện mụn nhiều nhưng thỉnh thoảng bị ngứa. Còn hiện tại là mùa hè thì mụn càng nhiều và mức độ ngứa cũng tăng lên ngay cả khi không bị nóng hay đổ mồ hôi. Em dùng nước muối sinh lí rửa mặt hàng ngày nhưng không có hiệu quả gì cả mà còn làm da mặt bị đen đi nhiều. Em phải làm sao?

Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn rất nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào em!

Có rất nhiều lí do gây nên mụn ở mặt, nhất là vùng chữ T gồm trán, mũi, cằm (vì đây là nơi hoạt động mạnh nhất của các tuyến nhờn) đó là do sự bịt kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng; do sự tăng tiết chất bã nhờn; do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da, từ đó sẽ hình thành mụn sau đó thành các vết thâm. Trong sinh hoạt hàng ngày, những yếu tố khác như khí hậu, thời tiết, môi trường, mỹ phẩm, stress cũng là lí do khiến cho da bị mụn và trở nên trầm trọng hơn. Trong tình huống của em có thể do vừa bị dị ứng với nguồn nước vừa có thể ở độ tuổi của em tuyến nhờn hoạt động mạnh dẫn đến tình trạng mụn. Để xử lý tình trạng mụn, em có thể áp dụng kiên trì một số quy tắc sau đây:

Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch; đặc biệt khi vừa hoạt động trong môi trường nhiều khói, bụi; có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích; thường xuyên mát-xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da. Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng. Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ. Uống nhiều ít nhất uống 1,5 lít/ngày. Ngủ điều độ, ngủ sớm và ngủ đủ giấc (8h/ngày). Không dùng quá nhiều chất kích thích như trà đặc, cà phê, đường, mỡ… Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên, vì việc làm này có thể gây nhiễm trùng da thứ phát từ đó sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ.

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng bệnh không được cải thiện, thì nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Chúc em nhanh khỏi bệnh!

Dị ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em là nữ năm nay 18 tuổi. Khoảng vài bữa nay trên da em bị nổi mẩn đỏ vùng đùi, rất ngứa. Mẹ em bảo rằng do em nuôi Hamster nên bị dị ứng nhưng em nuôi từ rất lâu rồi, em nghĩ không thể do động vật. Thực phẩm đại đa số em không bị dị ứng, em cho rằng là do thay đổi thời tiết. Bác sĩ có thể giúp em làm sao cho hết những vết mẩn này, và hiện tại thì em nên làm gì để vết mẩn bớt ngứa và không lan rộng ra?

Em cảm ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em!

Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với vật, chất, đối với người bình thường không gây hại. Hoặc dị ứng là trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với 1 dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ 2 và các lần sau.

“Dị nguyên” là chất kích thích đáp ứng dị ứng của cơ thể. Khi dị nguyên (thức ăn, thuốc, lông của các loài vật, phấn hoa…) xâm nhập vào cá thể có cơ địa dị ứng, cơ thể sản xuất một loại kháng thể gọi là Globulin miễn dịch E (IgE). IgE đặc hiệu gắn trên bề mặt tế bào Mast (tế bào này đặc biệt có nhiều ở da, mũi, mắt, phổi, dạ dày ruột) sẽ bắt giữ dị nguyên, tạo thành tổ hợp kháng thể-kháng nguyên. Tổ hợp này làm hoạt hóa tế bào Mast và giải phóng ra Histamine và các chất trung gian hóa học, gây phản ứng dị ứng làm phù nề các mô, tổ chức, cơ quan, dẫn đến biểu hiện của dị ứng: ngứa, nổi mẩn, mề đay, hắt hơi, khò khè, ho… Do đó triệu chứng của dị ứng rất đa dạng. Ở từng dạng dị ứng sẽ có biểu hiện khác nhau.

Với tình huống ngứa của em, có thể là thể em đã bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với chuột Hamster (có thể là do lông chuột, các chất thải, hoặc chất độn lót chuồng nuôi). Muốn biết chính xác em bị dị ứng do lí do gì em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu và chuyên khoaDị ứng để có hướng chữa trị thích hợp.

Tạm thời, việc đầu tiên em không nên tiếp xúc với các chất gây dị ứng cho em như chuột Hamster (lông chuột, các chất thải, hoặc chất độn lót chuồng nuôi). Nhà ở phải sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, không khí xung quanh. Hàng ngày em nên uống khoảng 2 lít nước để bù nước cho da. Không nên chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, quần áo quá chật làm da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.

Chúc em mau khỏi bệnh!

Dị ứng, da nổi đỏ, ngứa ở tay chân và cổ, mặt sưng khi ngủ dậy chữa trị ra sao?


Câu hỏi bởi: Kiều Oanh

Chào bác sĩ!

Em bị dị ứng tuần nay, dùng thuốc chưa khỏi. Da em nổi đỏ, ngứa ở tay chân và cổ, mặt thì sưng khi ngủ dậy (lúc trước em không thấy), da mặt và da cổ sần sùi. Bác sĩ cho thuốc (em đi khám 2 lần ạ):

Lần 1: uống Predsantyl (Methylpredmisolone) 4mg (sáng 2 viên), Kacerin (Cetirizine) 10 mg (sáng 1, chiều 1 viên), Hepa Extra (sáng 2, chiều 2 viên), Epalvit (vitamin E) 400IU (sáng 1, chiều 1 viên), em uống 6 ngày không khỏi và còn nặng hơn nhưng đỡ ngứa và mặt đỡ sưng, da vẫn còn sần, các vết đỏ ở cổ tay chân nổi nhiều.

Lần 2: uống Cephalexin 500mg (sáng 1, chiều 1), Predsantyl (Methylpredmisolone) 4mg (sáng 2 viên), Kacerin (Cetirizine) 10 mg(sáng 1, chiều 1 viên), em mới uống một ngày thôi.

Cho em xin giải đáp thêm là tại sao em dùng thuốc hoài không đỡ, em uống vậy có đúng thuốc và khi bị vậy có nên kiêng cữ gì không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Qua thông tin em cung cấp, em bị nổi sẩn đỏ ở tay, chân, sưng cổ và mặt, ngứa nhiều và em đã đi khám nhưng không rõ đã được chẩn đoán là gì. Tuy nhiên, qua các triệu chứng và các thuốc cho thấy em được chữa trị theo hướng viêm da dị ứng. Mặc dù theo hướng viêm da dị ứng nhưng không rõ lí do là gì, trong khi tình trạng dị ứng có thể do tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, do thực phẩm, một số thuốc,… thậm chí các đồ dùng sinh hoạt thông thường cũng có thể gây dị ứng (xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm, khăn quàng, chăn, chiếu,…). Do vậy, trước hết em nên lưu ý tới các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng, nên vệ sinh sạch sẽ vật dụng, đồ dùng cá nhân và vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh. Tình trạng dị ứng có thể dai dẳng, kéo dài nếu chưa xác định được căn nguyên gây dị ứng. Vì thế em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng – miễn dịch lâm sàng để khám, kiểm tra tìm lí do và có hướng chữa trị thích hợp.

Thân mến!

Bé bị viêm da dị ứng, đã uống nhưng không khỏi, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Con em được tháng rưỡi thì khắp cơ thể bé nổi rất nhiều sẩn đỏ, có hột to, có hột như rôm sảy, có mủ trắng, có chỗ đỏ từng mảng. Đi khám bác sĩ xác định bị viêm da dị ứng cho chữa trị bằng kháng sinh và dùng thuốc thì thấy bệnh đỡ và khô, bác sĩ cho xuất viện và dặn về tắm nước lá đều đặn mỗi ngày. Tắm thì nó hết đỏ và lặn nhưng không bớt hẳn mà lại nổi cái mới nhiều như cũ. Xin hỏi bác sĩ giờ em phải làm như thế nào? Có cách nào chữa trị tốt hơn không chứ em đã cho bé đi khám 2 lần rồi, đã uống và tiêm nhiều thuốc nhưng không khỏi.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Qua thông tin bạn cung cấp, bé nhà bạn có nổi sẩn mụn, có mủ và đã đi khám, chẩn đoán viêm da dị ứng, tình trạng giảm. Tuy nhiên, điều bạn đang quan tâm là tình trạng mụn không khỏi hẳn, có xu hướng tái diễn. Vì tình trạng của bé nhà bạn là viêm da dị ứng nên trước hết bạn cần lưu ý tới vấn đề vệ sinh da cho bé, nên giữ da bé khô thoáng, tránh chà xát vào vùng tổn thương, mặc quần áo vải mềm để tránh cọ vào tổn thương,… Vì tình trạng viêm da dị ứng có liên quan tới yếu tố cơ địa dị ứng, do đó, bạn nên đưa bé khám lại chuyên khoa Da liễu để chữa trị dứt điểm tình trạng viêm da và có biện pháp để phòng ngừa tổn thương tái diễn.

Chúc bạn mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl