Lưu ý mẹ bầu cần biết về cân nặng thai nhi


4,226
1
1
Xu
53
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta có thể đo lường được cân nặng thai nhi chứ không cần chớ tới lúc bé ra đời nữa. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các lưu ý cần thiết xung quanh vấn đề này.

Thai nhi 7 tháng nặng 1200gr có bình thường không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Tôi đang mang bầu 7 tháng và em bé nặng 1200gr, như vậy em bé có phát triển bình thường không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có thai 7 tháng và thai nhi nặng 1200gr, mặc dù tuổi thai thường tính theo tuần để xác định cân nặng, dự kiến ngày sinh,… nhưng tình huống của bạn, cân nặng thai nhi vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Để có thể đánh giá thai nhi có phát triển bình thường hay không thì ngoài yếu tố cân nặng thai nhi, cần dựa vào nhiều yếu tố khác như sự tăng cân của bà mẹ, chiều cao tử cung, các số đo của thai nhi trên siêu âm, thậm chí một số xét nghiệm khác của người mẹ (máu, nước tiểu,…). Chính vì vậy, việc đi khám kiểm tra thai nghén định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ rất quan trọng, và việc khám thai này không đơn thuần chỉ có siêu âm. Do đó, điều quan trọng là bạn nên tuân thủ việc khám thai định kỳ và theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa để giúp an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, một chế độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, kết hợp với làm việc, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Chúc bạn vui vẻ.

Sức khỏe và cân nặng thai nhi 33 tuần 2,085kg


Câu hỏi bởi: hồng

Thưa bác sỹ năm nay tôi 25 tuổi mang thai lần đầu. Khi thăm khám ở tuần 33 thì em bé nặng 2085 kg.cân nặng thai nhi như vậy có bình thường không ạ? Và sao cứ 1 tháng đi siêu âm ngày dự sinh lại tụt xuống khoảng 5 ngày

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:

Tôi giới thiệu bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Tuổi thai (tuần) Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1,6 cm 1 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm 2 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm 4 gam
Tuần thứ 11 4,1 cm 7 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm 14 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm 23 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm 43 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam
Tuần thứ 17 13,0 cm 140 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam
Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam
Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam
Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam
Tuần thứ 24 30,0 cm 600 gam
Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 34 45,0 cm 2146 gam
Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam

Như vậy thai nhi mà bạn đang mang ở tuần thứ 33 nặng 2085 gam đối chiếu với bảng cân năng thai nhi thì thai nhi của bạn nặng hơn 167 gam. Như thế thai nhi phát triển tốt.
Cách tính ngày dự sinh phụ thuộc vào siêu âm, có thể thai to, nhỏ nên khi tính trên siêu âm mang tính chất dự đoán có thể tăng, giảm tùy theo người.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn!
Thai nhi ở tuần thứ 33 thì tại thời điểm này so với bảng cân nặng thì bé có trọng lượng là: 1918g là bình thường. Bạn đi siêu âm cân được là 1500g, như vậy con bạn có trọng lượng thấp.Bạn cần bổ xung dinh dưỡng tốt cho cơ thể bằng phương pháp có chế độ ăn hợp lý để làm tăng cân nặng cho bé.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Tư vấn dinh dưỡng thai nhi 29 tuần chỉ nặng 1 kg


Câu hỏi bởi: Trần nhứt kiều

Chào bác sĩ. E mang thai lần đầu nay được 29 tuần có khám thai và siêu âm bác sĩ cho biết e bé chỉ nặng khoảng 1kg rất nhỏ so với số tuần, bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào cho thai nhi tăng cân

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào em,

Em cần gia tăng chế độ ăn để mẹ và bé đều khoẻ hơn nhé. Ví dụ như ăn nhiều chất đạm, uống nhiều sữa… Tuy nhiên thì em đừng lo quá. Nếu mẹ khỏe thì thai sẽ phát triển bình thường thôi . Nên hãy ăn uống nghỉ ngơi tập luyện tốt nhé.

Thân ái.

Thai nhi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bac sỹ thai em được 30 tuần em bé nặng 1388gr,nước ối 7-8cm,lúc trước em test đường thì bị tiểu đường thai kì.sau hai lần thử lại thì ở mức bình thường,bs khen tốt, không cần dùng thuốc.
Bây giờ bs bảo em bé nhẹ cân,thiếu ói.vậy cho em hỏi em cần phải điều chỉnh ăn uống như thế nào ak.để đường không lên mà tốt cho thai nhi về cân nặng.
Xin chân thành cám ơn bác

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Với thai tuần thứ 30, bé dài hơn 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái bí lớn và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.Bé có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến bạn khó ngủ. Hãy tự nhủ: tất cả những hoạt động này cho thấy con bạn khỏe mạnh và lanh lợi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân mà các mẹ cần nên biết
Nguyên nhân thai nhi bị nhẹ cân do chế độ dinh dưỡng trong ăn uống của mẹ: Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thai nhi được cung cấp chất dinh dưỡng từ ba nguồn: khẩu phần ăn của người mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Vì vậy, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, thai phụ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, nhưng thai nhi không hấp thu được cũng làm cho đứa trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu tăng cân nhưng con vẫn còi:
Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém, sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Theo bác sĩ Hòa, nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.
Thiếu sắt: Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…
Ăn đêm: Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé.
Thai nhi nhẹ cân có thể do mẹ bổ sung sớm canxi: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Nhau thai kém phát triển: Cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
. Sau đây là vài lời khuyên cho các mẹ phòng tránh và khắc phục tình trạng thai nhi nhẹ cân:
Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Ăn đủ Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi vì khi nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và phòng tránh bệnh tật.
Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng những chất kích thích khi mang thai. Ngay đến việc tiếp xúc với khói thuốc lá cũng gây nguy cơ thiếu cân ở thai nhi.
Nên thư giãn tinh thần, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng mệt mỏi trong thai kỳ. Tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.
Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân. Bạn tham khảo nhé.
Chào bạn.

Tư vấn sức khoẻ thai nhi 34 tuần tuổi


Câu hỏi bởi: thanhhuong832003

Chào bác sĩ.

Bác sĩ vui lòng cho em hỏi, thai nhi 34 tuần tuổi siêu âm với các chỉ số như sau: đường kính lưỡng đỉnh 89, chiều dài xương đùi 61, cân nặng 2.2kg, như vậy các chỉ số có bình thường không ạ? Chiều dài xương đùi có ngắn không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ.

Cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Với thông số như vậy cũng không có gì đáng lo cả, giai đoạn tiếp theo thai nhi sẽ phát triển nhanh về cân nặng. Giai đoạn này kết quả siêu âm bạn cần lưu ý thêm nhịp tim thai, vị trí bánh rau, chỉ số nước ối nữa.

Chúc bạn khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl