Biến chứng có thể gặp ở người đi tiểu đêm nhiều không được chữa trị


4,226
1
1
Xu
53
Tiểu đêm có thể dẫn tới những biến chứng như thế nào? Tiểu đêm gây biến chứng huyết áp như thế nào?… Cùng lắng nghe những giải đáp của bác sĩ qua bộ câu hỏi dưới đây.

Điều trị đi tiểu đêm nhiều


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Chồng tôi năm nay 26 tuổi, hay bị đau lưng, tóc bạc và tiểu đêm nhiều lần. Liệu chồng tôi có bị thận không? Cách chữa trị như thế nào ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn.

Một số bệnh về thận, đường tiết niệu, phì đại, u xơ tuyến tiền liệt, cũng gây đau lưng, tiểu đêm, tóc bạc. Nhưng cũng có một số lí do khác dẫn đến chứng tiểu đêm, đau lưng, bạc tóc, không liên quan đến nhau. Nguyên nhân của các triệu chứng tiểu đêm, đau lưng, tóc bạc rất phức tạp và đa dạng, đôi khi cần các thăm dò chức năng chuyên sâu và phức tạp mới có thể chẩn đoán xác định. Bạn nên đưa chồng bạn đến bệnh viện khám để biết lí do và có cách chữa trị bệnh phù hợp.

Bạn có thể tham khảo một số bệnh dẫn đến tiểu đêm nhiều lần, tóc bạc sớm, đau lưng mà không phải biểu hiện chung của một bệnh.

Chứng tiểu đêm có thể do:

– Bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các lí do khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang…

– Sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc.

– Các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…

Bạc tóc sớm là một chứng bệnh lành tính vì không gây đau đớn, không có biến chứng. Tuy nhiên, chúng làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể, làm giảm tự tin khi giao tiếp. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào điều trị triệt để tình trạng tóc bạc sớm, mà mới dừng lại ở mức độ giảm tóc bạc như hạt thủ ô, gội bồ kết… Tóc bạc có thể do gen di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ bị tóc bạc sớm thì con cái cũng khả năng bạc tóc nhiều hơn. Ngoài ra, việc bạc tóc sớm một phần do trong thức ăn thiếu các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm… các loại vitamin B6, PP… hoặc do sang chấn tinh thần.

– Bạn nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho chồng bạn. Đặc biệt chú ý tới các vitamin A, C, E, vitamin B5, riboflavin và axit folic.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê, …

– Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích.

Bạn nên khuyên chồng ăn những thực phẩm có lợi cho tóc như:

– Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, gạo cẩm, đậu đỏ…

– Các loại rau như: cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…

– Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…

– Các loại hoa quả: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…

Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi trong việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.

– Không nên nhổ tóc khi có hiện tượng tóc bạc vì khi nhổ tóc, các nang ở chân tóc bị phá vỡ, tạo điều kiện cho huyết thanh tràn ra ngoài và “lây nhiễm” cho các sợi tóc khác.

– Chồng bạn nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái.

– Chồng bạn không nên làm việc, học tập quá sức, giảm stress trong công việc, gia đình… để hạn chế tóc bạc sớm.

– Chồng bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm: bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột vừng đen, hà thủ ô trộn lẫn với lượng đường thích hợp thành nước cốt. Hàng ngày hòa với 1 bát nước để uống (lưu ý uống vào buổi tối sẽ có tác dụng tốt hơn). Duy trì uống từ 6 tháng đến 1 năm có thể khiến tóc bạc thành đen.

Nguyên nhân đau lưng ở nam giới thường gặp do các bệnh nội tạng, viêm, chấn thương, thay đổi cấu trúc của cột sống và đốt đệm.

– Một số bệnh nội tạng trong ổ bụng hoặc tiểu khung có thể gây đau vùng thắt lưng. Biểu hiện đau cả vùng không xác định được vị trí đau rõ rệt, đau ở hai bên hoặc một bên đốt sống, có các dấu hiệu kèm theo của bệnh như đau dạ dày, sỏi tụy, viêm tụy mạn hoặc cấp, sỏi đường mật, bệnh túi mật, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm thận, bể thận, một số bệnh của tuyến tiền liệt…

– Thoái hóa đốt sống thắt lưng hay gặp do hư đốt sống, hư đĩa đệm cột sống, loãng xương.

– Đau lưng do tư thế nghề nghiệp hay gặp ở những người khuân vác nặng, lực sĩ cử tạ, nghệ sĩ uốn dẻo, xiếc…

Chúc sức khỏe gia đình bạn!

Tiểu đêm, đau buốt chân có phải bị tiểu đường?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 20 tuổi. Em rất hay đi tiểu vào ban đêm, mỗi lần tiểu thì nước tiểu của em rất đậm màu (như màu nước trà) và nóng. Dưới lòng bàn chân thường bị đau và mỏi, ban đêm em hay bị chuột rút. Và dạo này em thường bị ngứa đỏ ở khắp người và bị mọc nhọt sau gáy và một cục ở đằng sau cổ. Có phải em đang bị tiểu đường phải không?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh


Chào em!

Có rất nhiều lí do gây ra tình trạng tiểu nhiều về đêm như: U xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, sỏi thận, đái tháo đường, lớn tuổi… nhưng cũng có thể do thói quen uống nhiều nước, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng do áp lực công việc… hoặc có thể do dung tích bàng quang nhỏ chỉ chứa được lượng nước tiểu ít, nên gây tiểu lắt nhắt. Dù là lí do nào thì chứng tiểu đêm nhiều cũng gây gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ, tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Em có thể hạn chế đi tiểu đêm bằng cách: Tránh uống bia, rượu, cà phê, nước ngọt, các chất có chứa cafein… trước khi đi ngủ, vì các chất trên làm tăng nhu cầu đào thải nước của cơ thể. Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giúp đào thải lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể. Mỗi lần đi tiểu, nước tiểu của em đậm màu, có thể do cơ thể em bị thiếu nước, hoặc do phẩm màu nhân tạo có trong thực phẩm.

Chuột rút là tình trạng co chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn, xảy ra khi vận động quá sức, có khi đang ngủ chỉ cần duỗi chân, vươn vai cũng bị chuột rút, thường gặp ở phía sau của bắp chân, hiện tượng này xảy ra khi đang ngủ hay khi mới thức giấc. Khi bị chuột rút cảm giác rất đau và không thấy khả năng cử động cơ đó trong vài giây hoặc vài phút. Chuột rút gây khó chịu, mất ngủ, nhưng lại không nguy hiểm. Hiện tượng chuột rút thường không thấy lí do rõ ràng. Tuy nhiên, lí do phổ biến có thể gặp là:

Tình trạng thiếu nước và chất khoáng như: canxi, magiê, natri và kali. Điều này có thể xảy ra: sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, uống thuốc lợi tiểu, đang có thai… Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân Sự căng cơ quá mức Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết

Khi bị chuột rút em có thể làm giảm triệu chứng đau bằng cách:

Mát xa phần cơ bị chuột rút. Cần mát xa phần bắp chân từ dưới lên trên giúp máu lưu thông Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên Chườm nóng hoặc chườm lạnh bắp thịt bị đau, lắc và xoa bóp bắp thịt chỗ bị chuột rút, rồi sau đó nâng cao chân lên

Em có thể phòng ngừa chuột rút bằng những cách đơn giản như:

Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cơ thể không bị thiếu kali, magiê hay canxi Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước/ngày) Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, trà, cà phê Tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, đạp xe Nếu em hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, do đó hạn chế bị chuột rút.

Em bị ngứa nên khi gãi có thể nhiễm vi khuẩn (thường là tụ cầu). Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết xước nhỏ, các nang lông gây nên nhọt. Tuy nhiên, cũng có thể do: Bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy giảm, thiếu dinh dưỡng, vệ sinh kém, tiếp xúc với các hóa chất mạnh gây kích ứng da cũng là những lí do gây ra nhọt.

Các triệu chứng như em mô tả, chưa thể khẳng định em bị tiểu đường, để chắc chắn em nên đi khám Nội khoa, ngoài các triệu chứng lâm sàng, còn có các xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị cụ thể.

Chúc em sức khỏe!

Đêm ngủ hay tiểu đêm và khát nước, ngủ giật mình là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Năm nay em 23 tuổi. Mấy tháng nay em có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, lâu lâu thấy khó thở, tức ngực trái. Em đo huyết áp là 100/60 mmHg, có khi 90/60 mmHg. Cứ hai ngày em đo huyết áp một lần. Một tuần có khi 2 hay 4 ngày em đi tiểu đêm nhiều (6 hoặc 7 lần). Ngủ hay giật mình và khát nước ban đêm. Xin bác sĩ giải đáp giúp em.

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Nếu huyết áp của bạn từ 90/60 mmHg trở xuống là huyết áp thấp. Hiện tượng bạn bị hoa mắt chóng mặt có thể do một số lí do gây nên như: bệnh thiếu máu, bệnh huyết áp thấp hoặc huyết áp tụt kẹt, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não,….

Còn hiện tượng bạn bị đi tiểu nhiều lần về đêm là biểu hiện của bệnh lý đường tiết niệu, có thể là do các dị dạng, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới. Điều trị theo từng lí do.

Vì vậy, bạn nên đi khám Nội khoa để bác sĩ trực tiếp khám và tìm lí do để chữa trị cho bạn.

Chúc bạn khỏe!

Viêm xoang sàng, tiểu đêm, lạnh tay chân chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Nguyễn Hoàng Luân

Thưa bác sĩ!

Anh trai của cháu 22 tuổi. Anh trai cháu đi khám ở bệnh viện Biên Hòa được chẩn đoán bị viêm xoang sàng. Cháu không rõ sàng trước hay sau vì khám cách đây 3 năm. Kể từ lúc chẩn đoán viêm xoang anh ấy rất khó đi vào giấc ngủ, mỗi sáng thức giấc hay nhức mỏi vai gáy và tinh thần không minh mẫn cho lắm. Từ 2 tháng nay lại xuất hiện thêm các biểu hiện ngủ hay mơ thấy ác mộng và số lần mơ kéo dài đôi khi 2-4 tuần liên tục. Ban đầu xuất hiện cảm giác buốt nhẹ một nửa đầu bên phải, có lúc buổi trưa đang ngồi học buốt đến sau gáy, buốt xuất hiện nhiều vào ban chiều. Anh ấy cảm thấy lạnh tay chân, dạo gần đây biểu hiện buốt kéo dài nhiều làm sức khỏe và tinh thần anh ấy giảm sút nhiều lắm. Vì anh ấy học chuyên môn vi tính nên thời gian sử dụng máy vi tính cũng nhiều trong ngày. Anh ít có thời gian tập luyện thể dục thể thao, kèm theo ăn uống hay bỏ bữa, ít uống nước điều độ trong ngày, xuất hiện thêm biểu hiện đi tiểu đêm. Ánh ấy hay thức khuya đi rước vợ làm ca đêm. Cháu rất mong nhận được sự giải đáp của các bác sĩ.

Cháu xin chân thành cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Với các biểu hiện của anh trai bạn, nổi bật lên là 2 vấn đề chính. Đó là bệnh viêm xoang và chế độ sinh hoạt, làm việc không điều độ. Các xoang là các hốc tự nhiên ở vùng đầu, mặt, bên trong được lót bởi lớp niêm mạc giống niêm mạc đường hô hấp. Khi bị viêm xoang, niêm mạc sưng nề, chảy mủ, đau nhức làm cho người bệnh rất khó chịu. Những tình huống viêm xoang nặng có thể có sốt, chảy dịch mủ ra mũi, họng, sưng nề mặt. Do các xoang thông với mũi họng nên bất kì các viêm nhiễm nào vùng mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, viêm quanh răng,…) đều làm tăng nguy cơ bị viêm xoang. Nếu viêm xoang chữa trị không tốt, trở thành viêm mãn tính, rất hay chảy dịch mủ tác động tới sinh hoạt và làm việc hàng ngày của bệnh nhân. Nhiều người khó chịu dẫn tới, ăn kém, ngủ kém và dẫn tới một loạt các rối loạn khác.

Anh trai bạn có chế độ sinh hoạt và làm việc không điều độ: sử dụng máy tính nhiều, rất hay thức khuya, ăn uống kém, ít vận động thể dục thể thao… làm cho cơ thể luôn trong trạng thái thần kinh căng thẳng, thiếu năng lượng để cho cơ thể làm việc. Khi tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây ra hiện tượng co thắt mạch máu não cục bộ làm giảm tưới máu não và gây đau đầu. Bệnh viêm xoang cộng với chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc không hợp lý, nếu không chữa trị tốt sẽ trở thành vòng xoắn bệnh lý làm cho bệnh càng ngày càng nặng. Vì vậy, anh trai bạn cần phải đi khám để chữa trị ổn định bệnh viêm xoang đồng thời cần tăng thời gian nghỉ ngơi, dành thời gian ăn uống, tập luyện thể dục thể thao cho hệ thần kinh bớt căng thẳng.

Chúc anh bạn khỏe!

Hay đi tiểu đêm,uống nước 10 – 15 phút là đi tiểu, chóng mặt, buồn nôn, đau và buốt sống lưng


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, cháu là nữ, năm nay cháu 30 tuổi. Gần đây cháu hay đi tiểu về ban đêm, ban ngày thì cứ uống nước xong khoảng 10 đến 15 phút là đi vệ sinh, hay chóng mặt và buồn nôn, lưng thì hay bị đau và buốt ở sống lưng. Cho cháu hỏi đây có phải là dấu hiệu của bệnh thận không ạ?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ là một than phiền thường gặp. Ở nữ giới, có rất nhiều lí do có thể gây ra tình trạng này.

1. Nhóm lí do tại chỗ:

Nhiễm trùng tiết niệu: Tại thận, bàng quang, niệu đạo.

Viêm bàng quang mô kẽ.

Sa sàn chậu: Có thể sa bàng quang, tử cung, ruột…

2. Nhóm toàn thân:

Nội tiết: Đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tuyến giáp.

Tăng cân.

Ngừng thở lúc ngủ.

Đối với tình trạng của bạn, bạn nên đến khám tại chuyên khoa Thận-tiết niệu để được làm các xét nghiệm như: Nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp hệ tiết niệu, siêu âm thận…Như vậy vừa có thể tìm lí do, vừa có thể loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.

Chúc bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl