Thời tiết chuyển mùa, nắng nóng hay ẩm ướt bất thường rất dễ gây ra các triệu chứng dị ứng. Tuyển chọn câu hỏi sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất về vấn đề này.
Bé bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sĩ, Bé nhà em bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn, cái này em chưa biết là nguyên nhân nào. Nhưng hiện tại bé bị nổi mề đay khắp người, bé hay cho tay vào gãi ngữa, xước hết da. Dị ứng này có phải đi khám k hay tự khỏi? Hiện bé đã bị nổi mề đay khắp người. Mong Bác sĩ tư vấn giúp em ạ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Trường hợp bé nhà bạn phải đưa đi khám ở cơ sở y tế. Từ các triệu chứng trên bé có thể bị nghi là Viêm cầu thận.
Chúc bé mau khỏe.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết hay dị ứng thuốc và cách chữa trị
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em muốn hỏi dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc hay thời tiết. Cách đây khoảng 3 tháng em có uống thuốc chống rụng tóc . Uống được khoảng 1 tuần thì bắt đầu bị mẩn đỏ và ngứa. Chỉ bị trước khi đi ngủ. Đến ban ngày thì lai hết . Em đã đi chữa rất nhiều lần. Bác sĩ kê đơn. Cứ uống thuốc thì K sao. Hễ K uống 2 ngày lại xuất hiện chiều chứng tương tự. Em muốn hỏi nguyên nhân và cách chữa trị. Trân thành cám ơn!
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Với hình ảnh mà em gửi thì đây là em bị bệnh viêm da dị ứng. Tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh để em tham khảo.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
Các y bác sĩ cho biết rằng bệnh viêm da dị ứng thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy mà rất khó để xác định một cách rõ ràng đâu là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định được các yếu tố thường gặp gây nguy cơ cao hình thành bệnh viêm da dị ứng mà bạn nên biết như sau:
Do hóa chất độc hại: Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại từ môi trường làm việc, chất tẩy rửa gia đình, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc….có thể dẫn đến bệnh viêm da dị ứng.
Dị ứng thời tiết: Môi trường thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng khiến nhiều người không thích nghi kịp, bị dị ứng và gây nên tình trạng viêm da.
Do thức ăn: Nhiều người có cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn như: hải sản, phô mai, sữa, thịt bò…nên cũng không loại trừ bị viêm da dị ứng là do nguyên nhân này.
Những yếu tố này khi tiếp xúc với da sẽ gây nên tình trạng dị ứng và gây nên hiện tượng viêm da. Chính những nguyên nhân không mấy cụ thể rõ ràng này mà mọi người khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng thì nên chú ý hơn để phát hiện nguyên nhân gây bệnh cụ thể từ đó việc điều trị bệnh mới cho hiệu quả cao được.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
Ngay khi mắc phải bệnh viêm da dị ứng thì người bệnh sẽ bắt gặp một số dấu hiệu cụ thể như:
– Ngứa là điều không thể tránh khỏi.
– Tiếp đến là các biểu hiện kèm theo như nổi ban đỏ thành từng mảng hoặc một vùng da, xuất hiện mủ trắng trên những mẩn đỏ kèm theo hiện tượng đau nhức khó chịu…
Mức độ của bệnh viêm da dị ứng còn phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với các nguyên nhân gây nên bệnh này.
Điều trị bệnh viêm da dị ứng
Ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng mà bệnh xuất hiện thì mọi người nên điều trị ngay để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Để điều trị viêm da dị ứng thường có thể áp dụng 2 phương pháp đó là dùng thuốc Tây y và thuốc Đông y để điều trị, em có thể tham khảo cả 2 phương pháp này sau đây để cân nhắc điều trị bệnh viêm da dị ứng.
Phương pháp tây y trị viêm da dị ứng
Việc điều trị viêm da dị ứng chủ yếu là xác định được yếu tố gây bệnh cụ thể và cách ly chúng với da người bệnh. Sau đó còn phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau và mức độ tổn thương của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cụ thể
Các nhóm thuốc thường được sử dụng là: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm…trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamin có thể cần thiết để giảm viêm và giảm ngứa dữ dội và tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên các loại thuốc ngoài da thường có chứa hoạt chất corticoid có thể gây nên tác dụng phụ là teo da, gây sẹo, viêm da…..Vì vậy mà khi áp dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi có thể áp dụng trị bệnh em nhé!
Phương pháp Đông y trị viêm da dị ứng
Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc có tính chất giảm viêm trị dị ứng vô cùng hiệu quả, theo đó các bác sĩ Đông y đã nghiên cứu kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau hình thành nên bài thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng cho tác dụng cao. Thông thường, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả cao thì cần dùng thuốc điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là bải thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc dùng ngoài trị viêm da dị ứng
Thành phần: Bao gồm các vị thuốc được chiết xuất từ nghệ vàng, trầu không và một số thành phần khác.Công dụng: Bài thuốc trên có công dụng làm khô tại vùng viêm giúp sát trùng tiêu viêm và tái tạo lại làn da mới rất tốt, sau khi dùng thuốc một thời gian thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và làn da được tái tạo như ban đầu.
Bài thuốc dùng trong trị viêm da dị ứng
Thành phần: Bao gồm các loại dược liệu như: Tang diệp, phật đà, hoắc hương…..các vị thuốc khác.Công dụng: Bài thuốc cho tác dụng tận gốc từ bên trong cơ thể, giúp giải độc gan, thận cực kì hiệu quả, đồng thời giúp tiêu viêm ngay tại vùng bị bệnh, tăng cường sức đề kháng nj chế tác dụng dị ứng dưới da
Khi sử dụng thuốc Đông y trị viêm da dị ứng người bệnh cần lựa chọn đơn vị uy tín, và nhờ các bác sĩ, thầy thuốc giỏi cắt thuốc sẽ giúp điều trị bệnh nhanh. Không nên đến cơ sở kém chất lượng khiến tiền mất tật mang nhé!
Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng
Để thời gian điều trị bệnh viêm da dị ứng được rút ngắn, ngoài việc dùng thuốc điều trị như trên da thì bạn nên áp dụng một số cách phòng ngừa bệnh xuất hiện cũng như hỗ trợ điều trị bệnh bằng các cách sau:
Hạn chế tiếp xúc hóa chất:
Giữ ấm trong thời tiết lạnh: Nên hạn tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông, tránh để cơ thể lạnh đột ngột như vậy sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện viêm da dị ứng do thời tiết.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: các loại mỹ phẩm thường có chứa các chất kích ứng gây da bị dị ứng, vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước khi áp dụng.
Chú ý món ăn dễ gây dị ứng; những người có cơ địa mẩn cảm thì nên hạn chế tiếp xúc với các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, …
Bệnh viêm da dị ứng tuy là căn bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối mọi người không nên xem thường vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của mình thì mọi người nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!
Với trường hợp của em nguyên nhân chưa rõ ràng,không phải do uống thuốc vì uống thì không bị, không uống lại nổi mẩn đỏ.Em có thể đến viện da liễu khám và điều trị
Chúc em mau lành bệnh.
Làm sao để trị dứt hẳn viêm da dị ứng thời tiết trẻ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con gái em hiện tại gần được 12 tháng tuổi, cháu hay bị viêm da. Cách đây 1 tháng da cháu hay mọc những nốt mụn nhỏ, đỏ. Thường thì chỉ mọc vài nốt lặn rồi lại mọc vài nốt khác, bé ngứa ngáy khó chịu. Em đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu thì được chẩn đoán là mắc bệnh viêm da dị ứng do thời tiết. Em đi hai nơi đều chẩn đoán vậy và cùng cho cả thuốc bôi và uống. Đến nay tình trạng của cháu vẫn không khỏi hẳn. Vẫn thỉnh thoảng mọc mấy nốt. Bác sĩ cho em hỏi là làm sao để trị dứt điểm cho cháu, nên dùng những loại thuốc nào? Có nên dùng lá tắm cho bé không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Viêm da dị ứng do thời tiết là bệnh viêm da mãn tính khó chẩn đoán và khó chữa trị. Biểu hiện là dị ứng ở da, do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường. Bệnh hay tái phát. Đa số tình huống bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ.
Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các biểu hiện lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Khi trẻ mắc bệnh, các bác sĩ thường giải đáp cho người nhà và những người chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết như sau:
Không để trẻ chà xát mạnh hoặc gãi giúp tránh làm da bị tổn thương thêm và dễ bị bội nhiễm. Đồng thời sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho trẻ. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vì có tác dụng chống khô da và có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi biểu hiện đã được cải thiện. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng.
Tư vấn cho bố mẹ trẻ không cho trẻ mặc đồ len dạ trực tiếp với da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh mặc đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, nên có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh, nhất là đối với bố mẹ của trẻ bị bệnh. Tuỳ vào giai đoạn của bệnh cấp tính, bán cấp hay mãn tính mà sử dụng thuốc bôi phù hợp. Để phòng bệnh cho trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc hóa chất: không tắm rửa cho trẻ bằng xà phòng; dùng bồ kết, lá bưởi, chanh thay cho dầu gội đầu; dùng các loại sữa tắm trung tính.
Đối phó với thời tiết: tránh để cơ thể trẻ bị lạnh đột ngột, tiếp xúc với phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác.
Cẩn thận khi cho trẻ ăn các món ăn lạ. Nếu trẻ ăn hải sản, đồ tanh,… có biểu hiện viêm da thì cần kiêng hoàn toàn những loại đồ ăn này.
Khi trẻ bị bệnh tránh dùng các loại thuốc đông và tây y, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trôi nổi trên thị trường, dễ làm cho tình trạng bệnh phức tạp thêm, làm khó cho quá trình chữa trị.
Như vậy, việc chữa trị viêm da dị ứng do thời tiết là rất phức tạp nên phải do bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định uống thuốc cũng như theo dõi khi chữa trị. Nếu em đã đưa cháu đi khám 2 lần mà cháu không khỏi hẳn, em nên đưa cháu đi khám tại chuyên khoa Miễn dịch-Dị ứng lâm sàng để xác định lí do và uống thuốc thích hợp với mức độ của bệnh. Em nên nhớ bệnh này hay tái phát, việc chữa trị phải kiên trì, lâu dài, và tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Việc tắm lá (sài đất, lá khế chua) cho cháu cũng chỉ có tác dụng giúp cháu đỡ ngứa, chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Chúc cháu bé chóng khỏi bệnh!
Mặt nóng đỏ, bị tróc vẩy rất nhiều có phải dị ứng thời tiết không?
Câu hỏi bởi: hoa angiela
Chào bác sĩ.
Cho cháu hỏi hiện tại mặt cháu bị bong da chết rất là nhiều. Mỗi khi rửa mặt song cháu cảm giác thấy nóng, căng ra mặt rất là khó chịu. Cháu bị hơn 2 tuần nay rồi. Từ lúc thời tiết bắt đầu se lạnh ban ngày thì bị mẩn đỏ nhất là khi cháu ra gió thì mặt cháu đỏ bừng. Có phải cháu bị dị ứng thời tiết không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, em bị bong da mặt hơn 1 tuần nay từ khi thời tiết se lạnh, ra gió thì triệu chứng nặng hơn,… Điều này gợi ý nhiều tới tình trạng dị ứng với thời tiết, tuy nhiên, có thể còn nhiều lí do khác liên quan cần phải loại trừ, trong đó có có lí do dị ứng tiếp xúc, dị nguyên có thể tồn tại ở dạng bụi, khói, hơi, chất lỏng,… như bụi nhà, bụi phấn hoa, tiếp xúc với hơi sơn, nước rửa mặt, hóa mỹ phẩm,… Ngoài ra, có thể là triệu chứng của một bệnh lý rối loạn tại da hoặc cơ thể (rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan, thận,…).
Do vậy, trước hết em nên lưu ý vệ sinh da mặt, chỉ nên rửa bằng nước sạch, tạm ngừng sử dụng các loại hóa mỹ phẩm trong thời gian này, tránh tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ là dị nguyên, bảo vệ da mặt khi đi ra ngoài đường, gió bụi (khẩu trang, mũ, kính,…), kết hợp với chế độ ăn uống dễ tiêu hóa, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Trong tình huống tình trạng dị ứng không đỡ thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám, chữa trị thích hợp.
Chúc em vui khỏe!
Ngứa sau khi tắm có phải do dị ứng thời tiết không?
Câu hỏi bởi: N2T2
Chào bác sĩ!
Tôi 22 tuổi, nữ giới. Gần đây sau khi tắm xong tôi hay bị ngứa 1 số chỗ ở vùng dưới cổ và ít ở bắp tay (ngứa từng vùng nhỏ). Nó nổi hạt nhỏ như kiến đốt và đỏ sau khi gãi nhẹ. Khoảng nửa tiếng sau thì giảm ngứa và hết ngứa, không để lại dấu. Tôi không biết là có phải dị ứng thời tiết hay không? Mong bác sĩ cho lời khuyên ạ!
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng tắm xong và bị ngứa cơ thể như em mô tả, trước hết cần nghĩ tới và loại trừ lí do do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc cơ thể dị ứng với thành phần có trong nước, đặc biệt hệ thống nước mắc mới. Tiếp đến lí do do kích ứng da, viêm da dị ứng với xà phòng tắm, dầu gội, khăn tắm,… Ngoài ra, còn có thể do tình trạng nổi mề đay do tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu trên cơ địa hay dị ứng thì lí do dị ứng do tắm xong rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu cơ thể hay bị nổi mẩn ngứa do thời tiết thay đổi (nóng, lạnh).
Do vậy, trước hết em nên loại trừ các yếu tố từ nguồn nước, các tác nhân tiếp xúc nêu trên bằng cách tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này, như chỉ tắm bằng nước sạch, không dùng dầu gội, xà phòng, dầu tắm,… hoặc chỉ dùng khăn tắm đã giặt sạch, phơi nắng khô, sấy khô,… Ngoài ra, trong giai đoạn này, em cũng nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua biển, nhộng tằm,… Việc thực hiện các điều trên có thể giúp tìm ra tác nhân gây dị ứng và phòng ngừa.
Trong tình huống không tìm ra được lí do và tình trạng ngứa ngày càng nặng, tác động tới cuộc sống thì em nên tới chuyên khoa Dị ứng hoặc Da liễu để khám và có hướng khắc phục thích hợp.
Chúc em vui khỏe!
Bé bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sĩ, Bé nhà em bị dị ứng thời tiết hoặc thức ăn, cái này em chưa biết là nguyên nhân nào. Nhưng hiện tại bé bị nổi mề đay khắp người, bé hay cho tay vào gãi ngữa, xước hết da. Dị ứng này có phải đi khám k hay tự khỏi? Hiện bé đã bị nổi mề đay khắp người. Mong Bác sĩ tư vấn giúp em ạ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Trường hợp bé nhà bạn phải đưa đi khám ở cơ sở y tế. Từ các triệu chứng trên bé có thể bị nghi là Viêm cầu thận.
Chúc bé mau khỏe.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết hay dị ứng thuốc và cách chữa trị
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em muốn hỏi dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc hay thời tiết. Cách đây khoảng 3 tháng em có uống thuốc chống rụng tóc . Uống được khoảng 1 tuần thì bắt đầu bị mẩn đỏ và ngứa. Chỉ bị trước khi đi ngủ. Đến ban ngày thì lai hết . Em đã đi chữa rất nhiều lần. Bác sĩ kê đơn. Cứ uống thuốc thì K sao. Hễ K uống 2 ngày lại xuất hiện chiều chứng tương tự. Em muốn hỏi nguyên nhân và cách chữa trị. Trân thành cám ơn!
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Với hình ảnh mà em gửi thì đây là em bị bệnh viêm da dị ứng. Tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh để em tham khảo.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
Các y bác sĩ cho biết rằng bệnh viêm da dị ứng thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy mà rất khó để xác định một cách rõ ràng đâu là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định được các yếu tố thường gặp gây nguy cơ cao hình thành bệnh viêm da dị ứng mà bạn nên biết như sau:
Do hóa chất độc hại: Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại từ môi trường làm việc, chất tẩy rửa gia đình, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc….có thể dẫn đến bệnh viêm da dị ứng.
Dị ứng thời tiết: Môi trường thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng khiến nhiều người không thích nghi kịp, bị dị ứng và gây nên tình trạng viêm da.
Do thức ăn: Nhiều người có cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn như: hải sản, phô mai, sữa, thịt bò…nên cũng không loại trừ bị viêm da dị ứng là do nguyên nhân này.
Những yếu tố này khi tiếp xúc với da sẽ gây nên tình trạng dị ứng và gây nên hiện tượng viêm da. Chính những nguyên nhân không mấy cụ thể rõ ràng này mà mọi người khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng thì nên chú ý hơn để phát hiện nguyên nhân gây bệnh cụ thể từ đó việc điều trị bệnh mới cho hiệu quả cao được.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
Ngay khi mắc phải bệnh viêm da dị ứng thì người bệnh sẽ bắt gặp một số dấu hiệu cụ thể như:
– Ngứa là điều không thể tránh khỏi.
– Tiếp đến là các biểu hiện kèm theo như nổi ban đỏ thành từng mảng hoặc một vùng da, xuất hiện mủ trắng trên những mẩn đỏ kèm theo hiện tượng đau nhức khó chịu…
Mức độ của bệnh viêm da dị ứng còn phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với các nguyên nhân gây nên bệnh này.
Điều trị bệnh viêm da dị ứng
Ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng mà bệnh xuất hiện thì mọi người nên điều trị ngay để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Để điều trị viêm da dị ứng thường có thể áp dụng 2 phương pháp đó là dùng thuốc Tây y và thuốc Đông y để điều trị, em có thể tham khảo cả 2 phương pháp này sau đây để cân nhắc điều trị bệnh viêm da dị ứng.
Phương pháp tây y trị viêm da dị ứng
Việc điều trị viêm da dị ứng chủ yếu là xác định được yếu tố gây bệnh cụ thể và cách ly chúng với da người bệnh. Sau đó còn phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau và mức độ tổn thương của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cụ thể
Các nhóm thuốc thường được sử dụng là: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm…trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamin có thể cần thiết để giảm viêm và giảm ngứa dữ dội và tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên các loại thuốc ngoài da thường có chứa hoạt chất corticoid có thể gây nên tác dụng phụ là teo da, gây sẹo, viêm da…..Vì vậy mà khi áp dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi có thể áp dụng trị bệnh em nhé!
Phương pháp Đông y trị viêm da dị ứng
Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc có tính chất giảm viêm trị dị ứng vô cùng hiệu quả, theo đó các bác sĩ Đông y đã nghiên cứu kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau hình thành nên bài thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng cho tác dụng cao. Thông thường, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả cao thì cần dùng thuốc điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là bải thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc dùng ngoài trị viêm da dị ứng
Thành phần: Bao gồm các vị thuốc được chiết xuất từ nghệ vàng, trầu không và một số thành phần khác.Công dụng: Bài thuốc trên có công dụng làm khô tại vùng viêm giúp sát trùng tiêu viêm và tái tạo lại làn da mới rất tốt, sau khi dùng thuốc một thời gian thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và làn da được tái tạo như ban đầu.
Bài thuốc dùng trong trị viêm da dị ứng
Thành phần: Bao gồm các loại dược liệu như: Tang diệp, phật đà, hoắc hương…..các vị thuốc khác.Công dụng: Bài thuốc cho tác dụng tận gốc từ bên trong cơ thể, giúp giải độc gan, thận cực kì hiệu quả, đồng thời giúp tiêu viêm ngay tại vùng bị bệnh, tăng cường sức đề kháng nj chế tác dụng dị ứng dưới da
Khi sử dụng thuốc Đông y trị viêm da dị ứng người bệnh cần lựa chọn đơn vị uy tín, và nhờ các bác sĩ, thầy thuốc giỏi cắt thuốc sẽ giúp điều trị bệnh nhanh. Không nên đến cơ sở kém chất lượng khiến tiền mất tật mang nhé!
Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng
Để thời gian điều trị bệnh viêm da dị ứng được rút ngắn, ngoài việc dùng thuốc điều trị như trên da thì bạn nên áp dụng một số cách phòng ngừa bệnh xuất hiện cũng như hỗ trợ điều trị bệnh bằng các cách sau:
Hạn chế tiếp xúc hóa chất:
Giữ ấm trong thời tiết lạnh: Nên hạn tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông, tránh để cơ thể lạnh đột ngột như vậy sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện viêm da dị ứng do thời tiết.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: các loại mỹ phẩm thường có chứa các chất kích ứng gây da bị dị ứng, vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước khi áp dụng.
Chú ý món ăn dễ gây dị ứng; những người có cơ địa mẩn cảm thì nên hạn chế tiếp xúc với các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, …
Bệnh viêm da dị ứng tuy là căn bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối mọi người không nên xem thường vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của mình thì mọi người nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!
Với trường hợp của em nguyên nhân chưa rõ ràng,không phải do uống thuốc vì uống thì không bị, không uống lại nổi mẩn đỏ.Em có thể đến viện da liễu khám và điều trị
Chúc em mau lành bệnh.
Làm sao để trị dứt hẳn viêm da dị ứng thời tiết trẻ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con gái em hiện tại gần được 12 tháng tuổi, cháu hay bị viêm da. Cách đây 1 tháng da cháu hay mọc những nốt mụn nhỏ, đỏ. Thường thì chỉ mọc vài nốt lặn rồi lại mọc vài nốt khác, bé ngứa ngáy khó chịu. Em đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu thì được chẩn đoán là mắc bệnh viêm da dị ứng do thời tiết. Em đi hai nơi đều chẩn đoán vậy và cùng cho cả thuốc bôi và uống. Đến nay tình trạng của cháu vẫn không khỏi hẳn. Vẫn thỉnh thoảng mọc mấy nốt. Bác sĩ cho em hỏi là làm sao để trị dứt điểm cho cháu, nên dùng những loại thuốc nào? Có nên dùng lá tắm cho bé không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Viêm da dị ứng do thời tiết là bệnh viêm da mãn tính khó chẩn đoán và khó chữa trị. Biểu hiện là dị ứng ở da, do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường. Bệnh hay tái phát. Đa số tình huống bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ.
Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các biểu hiện lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Khi trẻ mắc bệnh, các bác sĩ thường giải đáp cho người nhà và những người chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết như sau:
Không để trẻ chà xát mạnh hoặc gãi giúp tránh làm da bị tổn thương thêm và dễ bị bội nhiễm. Đồng thời sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho trẻ. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vì có tác dụng chống khô da và có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi biểu hiện đã được cải thiện. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng.
Tư vấn cho bố mẹ trẻ không cho trẻ mặc đồ len dạ trực tiếp với da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh mặc đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, nên có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh, nhất là đối với bố mẹ của trẻ bị bệnh. Tuỳ vào giai đoạn của bệnh cấp tính, bán cấp hay mãn tính mà sử dụng thuốc bôi phù hợp. Để phòng bệnh cho trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc hóa chất: không tắm rửa cho trẻ bằng xà phòng; dùng bồ kết, lá bưởi, chanh thay cho dầu gội đầu; dùng các loại sữa tắm trung tính.
Đối phó với thời tiết: tránh để cơ thể trẻ bị lạnh đột ngột, tiếp xúc với phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác.
Cẩn thận khi cho trẻ ăn các món ăn lạ. Nếu trẻ ăn hải sản, đồ tanh,… có biểu hiện viêm da thì cần kiêng hoàn toàn những loại đồ ăn này.
Khi trẻ bị bệnh tránh dùng các loại thuốc đông và tây y, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trôi nổi trên thị trường, dễ làm cho tình trạng bệnh phức tạp thêm, làm khó cho quá trình chữa trị.
Như vậy, việc chữa trị viêm da dị ứng do thời tiết là rất phức tạp nên phải do bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định uống thuốc cũng như theo dõi khi chữa trị. Nếu em đã đưa cháu đi khám 2 lần mà cháu không khỏi hẳn, em nên đưa cháu đi khám tại chuyên khoa Miễn dịch-Dị ứng lâm sàng để xác định lí do và uống thuốc thích hợp với mức độ của bệnh. Em nên nhớ bệnh này hay tái phát, việc chữa trị phải kiên trì, lâu dài, và tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Việc tắm lá (sài đất, lá khế chua) cho cháu cũng chỉ có tác dụng giúp cháu đỡ ngứa, chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Chúc cháu bé chóng khỏi bệnh!
Mặt nóng đỏ, bị tróc vẩy rất nhiều có phải dị ứng thời tiết không?
Câu hỏi bởi: hoa angiela
Chào bác sĩ.
Cho cháu hỏi hiện tại mặt cháu bị bong da chết rất là nhiều. Mỗi khi rửa mặt song cháu cảm giác thấy nóng, căng ra mặt rất là khó chịu. Cháu bị hơn 2 tuần nay rồi. Từ lúc thời tiết bắt đầu se lạnh ban ngày thì bị mẩn đỏ nhất là khi cháu ra gió thì mặt cháu đỏ bừng. Có phải cháu bị dị ứng thời tiết không ạ?
Cháu cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, em bị bong da mặt hơn 1 tuần nay từ khi thời tiết se lạnh, ra gió thì triệu chứng nặng hơn,… Điều này gợi ý nhiều tới tình trạng dị ứng với thời tiết, tuy nhiên, có thể còn nhiều lí do khác liên quan cần phải loại trừ, trong đó có có lí do dị ứng tiếp xúc, dị nguyên có thể tồn tại ở dạng bụi, khói, hơi, chất lỏng,… như bụi nhà, bụi phấn hoa, tiếp xúc với hơi sơn, nước rửa mặt, hóa mỹ phẩm,… Ngoài ra, có thể là triệu chứng của một bệnh lý rối loạn tại da hoặc cơ thể (rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan, thận,…).
Do vậy, trước hết em nên lưu ý vệ sinh da mặt, chỉ nên rửa bằng nước sạch, tạm ngừng sử dụng các loại hóa mỹ phẩm trong thời gian này, tránh tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ là dị nguyên, bảo vệ da mặt khi đi ra ngoài đường, gió bụi (khẩu trang, mũ, kính,…), kết hợp với chế độ ăn uống dễ tiêu hóa, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Trong tình huống tình trạng dị ứng không đỡ thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám, chữa trị thích hợp.
Chúc em vui khỏe!
Ngứa sau khi tắm có phải do dị ứng thời tiết không?
Câu hỏi bởi: N2T2
Chào bác sĩ!
Tôi 22 tuổi, nữ giới. Gần đây sau khi tắm xong tôi hay bị ngứa 1 số chỗ ở vùng dưới cổ và ít ở bắp tay (ngứa từng vùng nhỏ). Nó nổi hạt nhỏ như kiến đốt và đỏ sau khi gãi nhẹ. Khoảng nửa tiếng sau thì giảm ngứa và hết ngứa, không để lại dấu. Tôi không biết là có phải dị ứng thời tiết hay không? Mong bác sĩ cho lời khuyên ạ!
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Tình trạng tắm xong và bị ngứa cơ thể như em mô tả, trước hết cần nghĩ tới và loại trừ lí do do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc cơ thể dị ứng với thành phần có trong nước, đặc biệt hệ thống nước mắc mới. Tiếp đến lí do do kích ứng da, viêm da dị ứng với xà phòng tắm, dầu gội, khăn tắm,… Ngoài ra, còn có thể do tình trạng nổi mề đay do tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu trên cơ địa hay dị ứng thì lí do dị ứng do tắm xong rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu cơ thể hay bị nổi mẩn ngứa do thời tiết thay đổi (nóng, lạnh).
Do vậy, trước hết em nên loại trừ các yếu tố từ nguồn nước, các tác nhân tiếp xúc nêu trên bằng cách tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này, như chỉ tắm bằng nước sạch, không dùng dầu gội, xà phòng, dầu tắm,… hoặc chỉ dùng khăn tắm đã giặt sạch, phơi nắng khô, sấy khô,… Ngoài ra, trong giai đoạn này, em cũng nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua biển, nhộng tằm,… Việc thực hiện các điều trên có thể giúp tìm ra tác nhân gây dị ứng và phòng ngừa.
Trong tình huống không tìm ra được lí do và tình trạng ngứa ngày càng nặng, tác động tới cuộc sống thì em nên tới chuyên khoa Dị ứng hoặc Da liễu để khám và có hướng khắc phục thích hợp.
Chúc em vui khỏe!
Theo ViCare