Lưu ý cần biết về hiện tượng điếc đột ngột


4,226
1
1
Xu
53
Điếc đột ngột là bệnh điếc thể tiếp nhận, còn gọi là điếc thể thần kinh hoặc điếc tai trong, xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn vài giờ hoặc vài ngày. Vậy nguyên nhân là gì? Cần lưu ý gì về căn bệnh này?

Đối tượng bị bệnh Điếc đột ngột.


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ: Con trai tôi 15 tuổi, cháu khỏe mạnh phát triển bình thường. Vào khoảng thời gian tháng 12 năm 2015 cháu có biểu hiện nghe kém. Tôi đã cho cháu đi khám tuyến huyện, tuyến tỉnh và bv Tai mũi họng trung ương, bv kết luận cháu bị điếc đột ngột. Hiện nay cháu nghe rất kém. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp cháu .
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Bác sĩ Chử Thế Lợi


Chào bạn,
Nếu đã được kết luận điếc đột ngột, và đã được điều trị nội khoa đầy đủ mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì bạn có thể cho con đi khám và tư vấn đeo máy trợ thính cũng ở BV TMH để góp phần cải thiện (1 phần) khả năng nghe cho con. Nó sẽ bù trừ, nâng khả năng thính lực cho con. Tuy nhiên không thể về được như bình thường trước lúc bị bệnh
Điếc đột ngột vẫn là 1 thách thức của y học, do nguyên nhân cơ chế bệnh chưa rõ ràng, điều trị muộn màng (chỉ muộn 1 ngày là tỷ lệ khỏi giảm đi nhiều). Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy bạn nhé
Chúc bạn luôn khỏe !

Tư vấn về bệnh điếc đột ngột


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, năm nay em 22t. Năm 20t e bị ù tai và mất thính lực 1 tai em co khám ở bv TMH tp được chuẩn đoán bị điếc đột ngột. Em có điều trị ở bv được 10ngay và thở oxy cao áp được khoảng 20 ngày. Nhưng giờ tai em vẫn ù và thính lực vẫn còn rất kém. Cho em hỏi tình trạng của em có chữa trị được k ạ. Em mong nhận được sự giúp đỡ từ bác sĩ. Em xin cảm ơn ạ!

Bác sĩ Chử Thế Lợi


Chào bạn,

Nếu đã được chẩn đoán điếc đột ngột và điều trị theo phác đồ nhưng bệnh không đỡ thì nói chung khả năng phục hồi thính giác như cũ là không thể. Đây vẫn là 1 chứng bệnh nan y thách thức trong y học trên thế giới. Do tổn thương thần kinh , tế bào thần kinh của tai trong là tổn thương không hồi phục nên khả năng cải thiện là gần như không thể.

Tuy nhiên bạn có thể đi khám và tư vấn đeo máy trợ thính tại BV TMH TW hoặc bệnh viện Việt Xô để có thể trợ giúp (1 phần) khả năng nghe cho bạn đồng thời làm lấn át đi những tiếng ù gây khó chịu trong tai của bạn

Chúc bạn sức khỏe.

Bị ù tai buổi sáng là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em hay bị ù tai buổi sáng. Xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện của bệnh gì?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Bạn bao nhiêu tuổi? Ù tai lâu chưa? Ù tai buổi sáng nhưng có nghe được bên tai đó không? Nếu có ù tai kèm nghe kém 1 bên tai, khả năng bạn bị điếc đột ngột. Bạn phải đến ngay khoa Tai Mũi Họng các bệnh viện để được điều trị kịp thời nhằm giúp bạn nghe lại và giảm ù tai bạn nhé. Trường hợp khác là bạn bị ứ dịch trong tai giữa: phải khám tai, soi màng nhĩ mới biết được. Nếu có phải lấy dịch ra khỏi tai mới hết ù.

Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Bệnh điếc đột ngột kèm theo ù tai


Câu hỏi bởi: Lê Văn Đức

Thưa bác sỹ, bố cháu năm nay 55 tuổi, cách đây 3 tuần bố cháu tự dưng ko nghe thấy gì, cháu có đưa bố cháu đến bệnh viện TMH trung ương khám BS chuẩn đoán là bệnh điếc đột ngột và cho về BV Đa khoa tỉnh Hà Nam điều trị, bố cháu đã điều trị ở đó xong mà vẫn chưa khỏi BS trả lời ko khỏi được phải lắp máy trợ thính, nhưng hiện giờ tai bố cháu vẫn bị ù và chưa nghe được, cháu muốn BS tư vấn giúp cháu với, cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Chử Thế Lợi


Chào bạn,

Điếc đột ngột là bệnh lý tổn thương đến tai trong, điếc thần kinh nên nếu đã điều trị nội khoa tích cực mà không đỡ thì có thể tư vấn và đeo máy trợ thính
Bạn nên đưa bác đi khám lại, đo lại thính lực nhĩ lượng xác định mức độ cải thiện và lựa chọn máy trợ thính phù hợp nhất với bạn. Bạn nên cho bố khám chuyên khoa sâu về thính học để có các vi hiệu chỉnh chuẩn nhất cho tai của bố bạn
Khả năng hồi phục sức nghe sau điếc đột ngột là rất thấp, vấn để này cần thời gian sẽ có sự bù trừ. Nếu điều trị nội khó không dứt điểm được thì nên đeo máy trợ thính sẽ hỗ trợ phần nào
Điếc đột ngột là 1 cấp cứu trong TMH, hay gặp cần phải xử trí nhanh ngay sau khi có triệu chứng , không nên để muộn quá vì khả năng hồi phục sức nghe của người bệnh là thấp. Bạn nên cho bố nghỉ ngơi, tránh vận động gắng sức nữa.

Thân ái.

Bị ù tai đã 1 năm và có dấu hiệu bị điếc có chữa được không?


Câu hỏi bởi: do thi xinh

Chào bác sĩ.

Năm nay tôi 40 tuổi bị ù tai đã 1 năm nay có dấu hiệu bị điếc. Xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi có chữa được không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Ù tai là một biểu hiện gặp trong rất nhiều bệnh. Trong số các tình huống có thể tìm ra lí do, các lí do thường gặp nhất là:

Do tuổi cao gây thoái hóa của thần kinh liên quan đến thính giác.

Do tác động của tiếng ồn quá độ.

Bệnh Méniere, là một bệnh của tai trong, với các cơn chóng mặt, mất thính lực, ù tai.

Do ráy tai hoặc dị vật làm nghẹt tai.

Bất thường của ống tai.

Viêm tai giữa đi kèm với tràn dịch gây ra điếc do tổn thương sự dẫn truyền tiếng động trong tai.

Xơ cứng các xương tai, cũng là một lí do gây điếc, do tổn thương sự dẫn truyền tiếng động trong tai.

Do thay đổi của huyết áp.

Các bệnh nội tiết, như bệnh tiểu đường hay các bất thường của tuyến giáp

Tổn thương vùng đầu cổ.

Bất thường của vùng khớp hàm thái dương.

Thuốc cũng là một trong các thủ phạm rất thường gặp gây ra ù tai.

Bướu thần kinh thính giác, nếu không được cắt bỏ kịp thời, có thể chèn ép thần kinh, gây điếc.

Ngoài ra các lí do khác như:

Cảm lạnh gây viêm mũi

Họng xuất tiết.

Viêm tắc vòi tai (vòi Eustachi), viêm tai giữa, viêm áp-xe amidan, đau răng số 8 hàm trên.

Đi máy bay ở độ cao.

Chấn thương sọ não, chấn động mạnh vào tai như tát mạnh.

Mất máu nhiều, đột ngột, chóng mặt, hoa mắt.

Quá trình lão hóa cơ quan thính giác, gây hiện tượng thoái hóa, xơ xốp, ù tai, nghễnh ngãng, điếc…

Một số bệnh hiểm nghèo kèm theo như tiểu đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc các bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư sàng hàm, các khối u ở não.

Ù tai có thể do một số lí do không nguy hiểm như ống tai bị bít do ráy tai, nước… Song có một số vấn đề khác phức tạp hơn như nhiễm trùng, xơ cứng chuỗi xương con trong tai.

Ù tai không chỉ thuộc chuyên khoa tai – mũi – họng, mà có liên quan đến nhiều chuyên khoa khác như tim mạch, nội tiết, chấn thương, ung bướu. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám tỉ mỉ để tìm lí do gây bệnh và kịp thời chữa trị, Ù tai có thể xảy ra ở một hay hai tai, xuất hiện đúng thời gian hay bất kỳ lúc nào, có thể chỉ xảy ra trong chốc lát, có thể ngày một nặng hơn, một số ù tai trở nên mãn tính và là nguồn gốc của các biến chứng như mỏi mệt, khó ngủ, mất tập trung, rối loạn trí nhớ, dễ kích thích, trầm cảm…gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Nói chung, cơn ù tai hết tương đối nhanh.

Ngoài ra, ù tai có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: nặng tai, đau trong hay quanh tai, chóng mặt, đi đứng không vững… Tuy vậy, đôi khi ù tai chỉ xảy ra đơn độc. Về thính lực, mặc dù ù tai không làm giảm thính lực nhưng cũng có thể đi kèm với giảm thính lực hay tăng thính lực.

Tăng thính lực xảy ra ở khoảng 40% bệnh nhân, với triệu chứng dễ nhạy cảm hay đau khi nghe những âm thanh lớn. Ù tai thường giảm vào ban ngày do người bệnh chịu tác động của những âm thanh khác đến từ xung quanh, nhưng khi về đêm hay khi ở nơi yên ắng thì tiếng ù trong tai sẽ trở nên rất lớn. Mức độ nặng và tần suất xảy ra ù tai phụ thuộc vào các yếu tố như stress, chế độ ăn, và tiếng ồn. Tiếng ù có thể trở nên lớn đến mức người bệnh không còn nghe được những âm thanh khác từ bên ngoài nữa.

Triệu chứng ù tai có thể gây ra nhiều vấn đề.

Mất ngủ.

Mất tập trung.

Trầm cảm.

Bực bội.

Ngoài ra, các bệnh gây ra ù tai, cũng có thể gây ra điếc, chóng mặt, buồn nôn.

Năm nay bạn 40 tuổi bị ù tai đã 1 năm nay và có dấu hiệu bị điếc. Bệnh của bạn có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào lí do gây ù tai của bạn. Như các lí do ở trên thì có lí do chữa được có lí do không. Vì vậy bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện để xác định lí do gây ù tai của bạn và có biện pháp điều trị kịp thời. Dù do lí do nào bạn cũng cần nên:

Tránh nghe tiếng động quá lớn.

Nếu có cao huyết áp cần chữa trị ổn định huyết áp.

Nên ăn nhạt.

Tránh dùng các chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá…

Tập thể dục thường xuyên.

Tránh làm việc quá mệt mỏi, nghỉ ngơi điều độ.

Đừng lo lắng nhiều về tiếng ù trong tai vì nó không quá nguy hiểm như bạn nghĩ.

Bạn cũng có thể day bấm huyệt để chữa ù tai: các huyệt thường dùng để day bấm chữa ù tai là: huyệt thích cung, huyệt nhĩ môn, huyệt thích hội ở tai, huyệt quan xung, dịch môn, trung chỉ ở bàn tay.

Huyệt thích cung: Ở chỗ lõm giữa nếp tai và khớp hàm dưới khi miệng hơi há.

Huyệt thính hội: Ở phía trước dưới nắp tai, phía trước rãnh dái tai, huyệt ở chỗ lõm khi há miệng.

Huyệt nhĩ môn: Khi há miệng huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước khe trước vành tai và hơi chếch lên trên mỏm lồi cầu xương hàm dưới.

Huyệt quan xung: Ở mé trụ ngón tay đeo nhẫn cách góc móng tay 0,1 tấc về phía sau.

Huyệt dịch môn: Cách 0,5 tấc kẽ ngón tay đeo nhẫn và ngón tay út.

Huyệt trung chữ: về phía mu tay, giữa các đốt xương bàn tay 4 và 5 ở chỗ lõm phía sau khớp xương bàn tay ngón tay. Khi ấn các huyệt nên dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ với lực vừa thỏa đáng cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại.

Hàng ngày, nên day bấm các huyệt trên nhiều lần mỗi lần 5 – 6 phút là được.

Chúc bạn chóng khỏi bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl