Tê tay có thể đi kèm đau nhức xương, mỏi cổ và có thể là triệu chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua tuyển tập câu hỏi bên dưới.
Hay bị tê tay là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Ngô Dương Trúc Ly
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, mẹ cháu nay là 42 tuổi. Mẹ cháu dạo này rất hay bị tê tay khi cầm vật gì đó quá lâu, hoặc đang đi xe khoảng 15 phút thì lại tê, phải dừng xe lại để hết tê rồi mới đi tiếp được. Cháu muốn hỏi là lí do do đâu và làm cách nào để chữa trị ạ?
Cháu cảm ơn ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tê tay là một biểu hiện thường gặp của hội chứng rễ thần kinh cổ. Biểu hiện thường gặp là tê tay tương xứng với vùng đốt sống cổ chi phối bị tổn thương. Hội chứng rễ thần kinh cổ thường do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, u chèn ép vùng tủy cổ, do chấn thương, viêm cột sống cổ, viêm phần mềm cạnh cột sống… Đôi khi tê tay sinh lý có thể gặp do thiếu các vitamin nhóm B, do các mạch máu thần kinh bị chèn ép tạm thời như nằm ngủ lâu đè ép lên tay. Cũng có khi tê tay là triệu chứng của bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường…
Mẹ bạn năm nay đã 42 tuổi, là tuổi cơ thể đã bắt đầu bị thoái hóa nhiều bộ phận. Biểu hiện tê tay của mẹ bạn xuất hiện nếu kèm theo đau, buốt vùng cổ gáy, hoặc cánh tay hoặc cứng vùng cổ, gáy thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý đốt sống cổ mà hay gặp là bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đốt sống cổ. Nếu không kèm theo những biểu hiện này thì triệu chứng tê tay của mẹ bạn chỉ là hiện tượng tê tay sinh lý. Tuy nhiên, dù do lí do nào mẹ bạn cũng có thể thử một số phương pháp sau:
– Xoa bóp vùng cánh tay tê và vùng cổ, gáy. Có thể xoa các thuốc giảm đau chống viêm như Voltarel lên vùng cổ, gáy. Chườm nóng bằng muối rang với ngải cứu hoặc lá đu đủ tươi, chiếu đèn hồng ngoại…
– Tạm thời tránh cầm vật nặng, tránh hoạt động tay nhiều, tập thể dục nhẹ nhàng.
– Bổ sung các loại Vitamin nhóm B. Nếu không đỡ bạn cần đưa mẹ đi khám để loại trừ các bệnh lý cột sống cổ hay bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường.
Chúc mẹ bạn mau khỏi!
Bị đau vai gáy, tê tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sỹ, tôi năm nay 40 tuổi bị tê tay và đau vai gáy thì phải khám những gì ạ? Xin cảm ơn Bác sỹ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị tê tay và đau vai gáy có nguyên nhân chủ yếu là thoái hóa đốt sống cổ. vì vậy việc đầu tiên là bạn cần khám cột sống ở khoa xương khớp của các bệnh viện, và tốt nhất là được chụp MRI cột sống cổ để xác định rõ tổn thương ở cột sống cổ, từ đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nữ 59 tuổi bị tê tay, run tay, ngủ ít phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 59 tuổi. Gần đây mẹ tôi liên tục kêu thỉnh thoảng bị tê tay mà thường xuyên bị run tay. Nhiều khi bê bát cơm hoặc cầm đũa gắp thức ăn bị run tay không thể làm gì được. 1 tháng nay mẹ tôi có mua thuốc ngoài để uống: thuốc bổ sung canxi và thuốc làm lưu thông tuần hoàn máu làm giảm tê bì chân tay. Có đỡ, mẹ tôi thì vẫn ăn uống đầy đủ vẫn ăn được, nhưng ngủ hơi ít. Xin bác sĩ cho lời khuyên!
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Run tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là ở những người trung niên, người già. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ là như nhau. Đặc điểm run ở mỗi người khác nhau tuỳ theo lí do gây bệnh.
*Nguyên nhân gây run:
Thoái hoá nhân xám tế bào thần kinh trương làm thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, gặp trong bệnh Parkinson.
Tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, do thuốc an thần kinh.
Rối loạn thần kinh thực vật.
Lão hoá, thoái hoá não ở người cao tuổi.
Một số lí do khác: hội chứng sau cai rượu, cường giáp, ngộ độc thuỷ ngân….
Theo bác mẹ cháu năm nay ở tuổi 59, bị run và tê tay là do lão hoá, thoái hoá não ở người cao tuổi. Ở lứa tuổi mẹ cháu có thể có cả thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh đám rối cánh tay cũng gây hiện tượng tê tay. Việc sử dụng thuốc bổ tăng cường canxi và thuốc tăng cường tuần hoàn não ở lứa tuổi mẹ cháu cũng rất tốt.
Hiện tượng ít ngủ ở tuổi 59 là hết sức bình thường, thông thường ở lứa tuổi này ngủ 5-6 giờ/24 giờ là được rồi. Nếu thời gian ngủ dưới 5 giờ/24 giờ thì cần sử dụng thêm các vị thuốc nam an thần như tâm sen, lạc tiên, táo nhân, lá vông… để tăng cường thêm cho giấc ngủ đồng thời lựa chọn bài tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khoẻ cũng giúp giấc ngủ tốt hơn.
Chúc mẹ cháu luôn mạnh khoẻ.
Tê tay, viêm cơ, có dịch ở cổ tay chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Khi đá bóng bị ngã và đã chống cổ tay xuống. Cháu đi nắn lại nhưng 4 tháng sau còn bị nặng hơn. Sau đó cháu đi chụp X-quang. Bác sĩ kết luận cháu bị viêm cơ, có dịch ở cổ tay và được kê đơn thuốc về uống. Nhưng đến nay cháu vẫn thấy tê mỏi cả cánh tay, nhói nhói buốt buốt ở cổ tay, tay khó cử động. Mong bác sĩ giải đáp ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
U nang bao hoạt dịch là hiện tượng dịch ở khớp thoát vào các chẽ gân vùng khớp tương ứng, thường hay gặp do các lí do:
Sau chấn thương vùng cổ tay, cổ chân, khớp gối
Sau cử động vận động đột ngột các vùng khớp trên
Sau khi xách nặng, mang vác nặng đột ngột
Trường hợp của cháu có thể là bị u nang bao hoạt dịch sau chấn thương cổ tay. Cháu đi siêu âm và được kết luận có dịch ở cổ tay, dùng thuốc không khỏi. Tình trạng của cháu có thể do khối u phát triển gây chèn ép các tổ chức xung quanh. Cháu cần đi chích hút dịch trong nang, sau đó bơm thuốc để gây dính và băng ép, hạn chế vận động cổ tay 3 tuần. Cũng có thể cần phẫu thuật. Cháu cần đi khám lại để được bác sĩ giải đáp thêm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị tê tay và cổ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho em hỏi, em bị tê 2 bàn tay đã lâu, và ngày càng nặng, bây giờ em bị tê luôn ở cổ. Mỗi lần lái xe hay cầm vật gì có vẻ khó. Em đã đi khám ở BV Đa Khoa HOàn Mỹ thì nói là em bị hội chứng ống cổ tay và bị thoái hóa cổ, có cho uống thuốc nhưng không hết. Em nghe nói bệnh này phải mổ mới hết. Vậy bên BV có phương pháp mổ nào mà không cần nghỉ dưỡng nhiều không?
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn,
Phục hồi chức năng điều trị các triệu chứng do thoái hóa cột sống và hội chứng ống cổ tay rất hiệu quả.
Trước khi nghĩ đến phương án phẫu thuật bạn hãy đến khám và điều trị phục hồi chức năng. Nếu ở Hà nội bạn hãy đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà nội- 35 phố Lê Văn Thiêm, Thanh xuân, Hà Nội.
Chúc bạn sức khỏe!
Hay bị tê tay là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Ngô Dương Trúc Ly
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, mẹ cháu nay là 42 tuổi. Mẹ cháu dạo này rất hay bị tê tay khi cầm vật gì đó quá lâu, hoặc đang đi xe khoảng 15 phút thì lại tê, phải dừng xe lại để hết tê rồi mới đi tiếp được. Cháu muốn hỏi là lí do do đâu và làm cách nào để chữa trị ạ?
Cháu cảm ơn ạ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tê tay là một biểu hiện thường gặp của hội chứng rễ thần kinh cổ. Biểu hiện thường gặp là tê tay tương xứng với vùng đốt sống cổ chi phối bị tổn thương. Hội chứng rễ thần kinh cổ thường do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, u chèn ép vùng tủy cổ, do chấn thương, viêm cột sống cổ, viêm phần mềm cạnh cột sống… Đôi khi tê tay sinh lý có thể gặp do thiếu các vitamin nhóm B, do các mạch máu thần kinh bị chèn ép tạm thời như nằm ngủ lâu đè ép lên tay. Cũng có khi tê tay là triệu chứng của bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường…
Mẹ bạn năm nay đã 42 tuổi, là tuổi cơ thể đã bắt đầu bị thoái hóa nhiều bộ phận. Biểu hiện tê tay của mẹ bạn xuất hiện nếu kèm theo đau, buốt vùng cổ gáy, hoặc cánh tay hoặc cứng vùng cổ, gáy thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý đốt sống cổ mà hay gặp là bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đốt sống cổ. Nếu không kèm theo những biểu hiện này thì triệu chứng tê tay của mẹ bạn chỉ là hiện tượng tê tay sinh lý. Tuy nhiên, dù do lí do nào mẹ bạn cũng có thể thử một số phương pháp sau:
– Xoa bóp vùng cánh tay tê và vùng cổ, gáy. Có thể xoa các thuốc giảm đau chống viêm như Voltarel lên vùng cổ, gáy. Chườm nóng bằng muối rang với ngải cứu hoặc lá đu đủ tươi, chiếu đèn hồng ngoại…
– Tạm thời tránh cầm vật nặng, tránh hoạt động tay nhiều, tập thể dục nhẹ nhàng.
– Bổ sung các loại Vitamin nhóm B. Nếu không đỡ bạn cần đưa mẹ đi khám để loại trừ các bệnh lý cột sống cổ hay bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường.
Chúc mẹ bạn mau khỏi!
Bị đau vai gáy, tê tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sỹ, tôi năm nay 40 tuổi bị tê tay và đau vai gáy thì phải khám những gì ạ? Xin cảm ơn Bác sỹ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bị tê tay và đau vai gáy có nguyên nhân chủ yếu là thoái hóa đốt sống cổ. vì vậy việc đầu tiên là bạn cần khám cột sống ở khoa xương khớp của các bệnh viện, và tốt nhất là được chụp MRI cột sống cổ để xác định rõ tổn thương ở cột sống cổ, từ đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nữ 59 tuổi bị tê tay, run tay, ngủ ít phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 59 tuổi. Gần đây mẹ tôi liên tục kêu thỉnh thoảng bị tê tay mà thường xuyên bị run tay. Nhiều khi bê bát cơm hoặc cầm đũa gắp thức ăn bị run tay không thể làm gì được. 1 tháng nay mẹ tôi có mua thuốc ngoài để uống: thuốc bổ sung canxi và thuốc làm lưu thông tuần hoàn máu làm giảm tê bì chân tay. Có đỡ, mẹ tôi thì vẫn ăn uống đầy đủ vẫn ăn được, nhưng ngủ hơi ít. Xin bác sĩ cho lời khuyên!
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Run tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là ở những người trung niên, người già. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ là như nhau. Đặc điểm run ở mỗi người khác nhau tuỳ theo lí do gây bệnh.
*Nguyên nhân gây run:
Thoái hoá nhân xám tế bào thần kinh trương làm thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, gặp trong bệnh Parkinson.
Tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, do thuốc an thần kinh.
Rối loạn thần kinh thực vật.
Lão hoá, thoái hoá não ở người cao tuổi.
Một số lí do khác: hội chứng sau cai rượu, cường giáp, ngộ độc thuỷ ngân….
Theo bác mẹ cháu năm nay ở tuổi 59, bị run và tê tay là do lão hoá, thoái hoá não ở người cao tuổi. Ở lứa tuổi mẹ cháu có thể có cả thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh đám rối cánh tay cũng gây hiện tượng tê tay. Việc sử dụng thuốc bổ tăng cường canxi và thuốc tăng cường tuần hoàn não ở lứa tuổi mẹ cháu cũng rất tốt.
Hiện tượng ít ngủ ở tuổi 59 là hết sức bình thường, thông thường ở lứa tuổi này ngủ 5-6 giờ/24 giờ là được rồi. Nếu thời gian ngủ dưới 5 giờ/24 giờ thì cần sử dụng thêm các vị thuốc nam an thần như tâm sen, lạc tiên, táo nhân, lá vông… để tăng cường thêm cho giấc ngủ đồng thời lựa chọn bài tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khoẻ cũng giúp giấc ngủ tốt hơn.
Chúc mẹ cháu luôn mạnh khoẻ.
Tê tay, viêm cơ, có dịch ở cổ tay chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Khi đá bóng bị ngã và đã chống cổ tay xuống. Cháu đi nắn lại nhưng 4 tháng sau còn bị nặng hơn. Sau đó cháu đi chụp X-quang. Bác sĩ kết luận cháu bị viêm cơ, có dịch ở cổ tay và được kê đơn thuốc về uống. Nhưng đến nay cháu vẫn thấy tê mỏi cả cánh tay, nhói nhói buốt buốt ở cổ tay, tay khó cử động. Mong bác sĩ giải đáp ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
U nang bao hoạt dịch là hiện tượng dịch ở khớp thoát vào các chẽ gân vùng khớp tương ứng, thường hay gặp do các lí do:
Sau chấn thương vùng cổ tay, cổ chân, khớp gối
Sau cử động vận động đột ngột các vùng khớp trên
Sau khi xách nặng, mang vác nặng đột ngột
Trường hợp của cháu có thể là bị u nang bao hoạt dịch sau chấn thương cổ tay. Cháu đi siêu âm và được kết luận có dịch ở cổ tay, dùng thuốc không khỏi. Tình trạng của cháu có thể do khối u phát triển gây chèn ép các tổ chức xung quanh. Cháu cần đi chích hút dịch trong nang, sau đó bơm thuốc để gây dính và băng ép, hạn chế vận động cổ tay 3 tuần. Cũng có thể cần phẫu thuật. Cháu cần đi khám lại để được bác sĩ giải đáp thêm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị tê tay và cổ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho em hỏi, em bị tê 2 bàn tay đã lâu, và ngày càng nặng, bây giờ em bị tê luôn ở cổ. Mỗi lần lái xe hay cầm vật gì có vẻ khó. Em đã đi khám ở BV Đa Khoa HOàn Mỹ thì nói là em bị hội chứng ống cổ tay và bị thoái hóa cổ, có cho uống thuốc nhưng không hết. Em nghe nói bệnh này phải mổ mới hết. Vậy bên BV có phương pháp mổ nào mà không cần nghỉ dưỡng nhiều không?
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn,
Phục hồi chức năng điều trị các triệu chứng do thoái hóa cột sống và hội chứng ống cổ tay rất hiệu quả.
Trước khi nghĩ đến phương án phẫu thuật bạn hãy đến khám và điều trị phục hồi chức năng. Nếu ở Hà nội bạn hãy đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà nội- 35 phố Lê Văn Thiêm, Thanh xuân, Hà Nội.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare