Tê chân khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu và bất tiện, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua tuyển tập câu hỏi bên dưới.
Tê chân phải
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ tôi năm nay 61 tuổi 4 ngày nay tôi thấy hơi tưng tức ở mông bên phải sau 2 ngày thì thấy tê cả chân phải (nếu nằm hoặc ngồi thì đỡ tê nhiều). Tôi xin được tư vấn của bác sỹ loại bệnh và cách chữa. Xin chân thành cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Theo sự trao đổi của bạn thì tôi thấy đây là lần đầu tiên mà bạn gặp tình trạng này . Ở tuổi 61 mà như vậy chắc là bạn cũng thường xuyên tập luyện để có một sức khỏe tốt. Vấn đề của bạn là trong thời gian gần đây bị tưc ở mông phải rồi tê chân phải và hiện tượng này thuyên giảm khi nằm hay ngồi. Với các biểu hiện của bạn chúng ta hãy nghĩ nhiề tới tinh trạng thoát vị đĩa đệmlàm chèn ép lên giây thần kinh tọa phải gây tức mông phải và sau đó là tê chân phải.
Đây cũng là một bệnh phổ biến do đĩa đêmk ở giữa 2 đốt sống bị chệch ra ngoài từ đó xuất hiện tức, tê mỏi và đau bạn a.
Đẻ xác định một cáh chính xác và có phương pháp điều trị đúng bạn nên tới khoa xương khớp khám và làm các xét nghiệm từ đó mới có kết quả đúng bạn ạ.
Chào bạn.
Bị tê chân từ lòng bàn chân đến đầu gối, là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới, năm nay 27 tuổi. Thời gian gần đây em hay bị tê chân từ lòng bàn chân đến đầu gối, cảm giác rất khó chịu. Vậy cho em hỏi đó là hiện tượng gì vậy?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em!
Triệu chứng tê chân của em có thể xảy ra sau khi ngồi lâu ở một tư thế hoặc khi ngủ bị đè nặng lên chân. Trong những tình huống này, sau khi vận động đi lại tình trạng tê chân sẽ đỡ giảm. Tuy nhiên, tê chân có thể là do một số bệnh lý như: bệnh lý của dây thần kinh, tủy sống, rối loạn điện giải,… Các bệnh có chèn ép rễ thần kinh ở vùng thắt lưng có thể gây đau và tê chân ở những vùng mà dây thần kinh đó chi phối vận động và cảm giác. Một số bệnh thường gặp như: thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…Để chẩn đoán được các bệnh này, ngoài việc thăm khám lâm sàng còn phải dựa vào phim chụp X-quang cột sống thắt lưng, phim chụp MRI cột sống thắt lưng – cùng. Tùy từng bệnh mà có hướng xử trí và chữa trị khác nhau. Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ trực tiếp thăm khám và chữa trị cho em!
Chúc em mạnh khỏe!
Bị tê chân tay sau khi ngủ dậy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi đang là sinh viên của 1 trường đại học. Ngoài thời gian đi học cháu cũng không phải làm việc gì khác, việc học của cháu cũng không thấy gì là vất vả. Cháu có bị bệnh dạ dày và thiếu máu. Dạo gần đây cháu ngủ dậy hay bị tê chân tay, hầu như hôm nào cũng bị tê tay (chân thì thỉnh thoảng). Trước đây cháu cũng bị tê nhưng hầu như chỉ tê chân thôi. Cháu không biết mình bị làm sao, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị tê chân tay, thường vào lúc sau ngủ dậy nhưng hết sau khi vận động một thời gian, là triệu chứng tăng cảm giác ngoài da, do khi ngủ tuần hoàn giảm, có hiện tượng thiếu máu tạm thời ở nơi xa trung tâm (bàn tay, bàn chân). Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách uống bổ xung can-xi (viên can-xi D) thường xuyên hoặc khi bị tê chân tay nhiều. Nếu sau một thời gian uống can-xi D các dấu hiệu trên không giảm thì cháu đi khám chuyên khoa Thần kinh.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau nhức bắp chân, cổ chân và bị tê chân
Câu hỏi bởi: Phương94
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi. Dạo gần đây cháu thưởng xuyên bị nhức mỏi 2 bắp chân và cổ chân. 2 hôm qua thì bị tê bàn chân bên phải (chỉ tê phần trên bàn chân và trên cổ chân 1 ít), khi đi thì cảm giác như chân bị bị lệch. Trước thì cháu thỉnh thoảng có đi giày quá chật nhưng bây giờ thì không đi nữa. Những triệu chứng như vậy là cháu bị bệnh gì ạ, bệnh này có nguy hiểm lắm không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Có nhiều lí do dẫn tới tê mỏi chân như cường độ vận động cao sẽ làm bắp chân mỏi do sự tích tụ Axit Lactic gây độc cho cơ hoặc ngồi, đứng sai tư thế trong thời gian lâu làm máu lưu thông kém. Với tình huống này em chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng hai bắp chân và bàn chân, ngâm chân nước ấm cho máu lưu thông tốt là được.
Trường hợp mỏi tê chân do bệnh lý có thể có một số lí do như thiếu Canxi, Kali, các Vitamin nhóm B, Axit Folic…do vậy em cần đi xét nghiệm máu để biết kết quả chính xác. Bệnh này không nguy hiểm, em có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị tê chân, đại tiểu tiện không tự chủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Tôi bị chấn thương cột sống và hiện nay tôi bị tê 2 bàn chân, đại tiểu tiện không tự chủ được. Vậy cho tôi hỏi, có phương pháp nào xử lý được tình trạng này không? Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Ở người bệnh bị chấn thương cột sống và liệt tủy, việc chăm sóc là hết sức quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng, cải thiện chất lượng sống và tăng tuổi thọ.
1. Chăm sóc bàng quang:
Với người bị tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu chảy ra thường xuyên, có thể kiểm soát nước tiểu bằng phương pháp đặt thông tiểu sạch cách quãng. Dụng cụ gồm:
Nước
Xà phòng
Bô nhỏ đựng nước tiểu
Ống thông sạch
Vaseline bôi trơn
Không cần đeo găng vô trùng, không cần trải khăn che phủ khi đặt thông, không cần dùng các dung dịch sát trùng. Trước khi đặt thông phải rửa tay thật sạch trong 5 phút với nuớc và xà phòng, rửa bộ phận sinh dục cũng với nước và xà phòng. Đặt ống thông trên 1 khăn sạch, bôi gel Xylocaine lên 10 cm đầu của ống. Tiến hành thông tiểu 4-6 giờ/lần.
Cách đặt thông tiểu đối với phụ nữ:
Ngồi xổm, ban đầu nên đặt 1 cái gương nhỏ bên dưới để dễ nhận ra lỗ tiểu
Hai ngón tay trỏ và giữa vạch môi bé của âm hộ ra để thấy rõ lỗ niệu đạo, nằm ngay bên trên âm đạo
Bàn tay thuận sẽ cầm ống thông, cách đầu ống 4-5 cm, đưa đầu thông về lỗ niệu đạo
Nhẹ nhàng đẩy ống thông vào bàng quang cho đến khi ra nước tiểu (khoảng 5 cm). Đẩy ống thông vào sâu thêm 2-3 cm. Khi nước tiểu ra hết thì rút nhẹ thông ra rồi lại đẩy nhẹ vào 1-2 lần cho thoát hết hẳn nước tiểu. Sau đó rút thông ra.
Ống thông sẽ đem rửa dưới vòi nước và xà phòng cho sạch, lau khô, cất vào bao nylon khô và sạch, có thể dùng cho lần sau miễn là thông còn mềm mại, không bị cứng, cong queo, thay đổi màu. Một ống thông như vậy có thể dùng trong 2-3 ngày
Sau vài lần bệnh nhân sẽ quen và không cần dùng gương nữa, cũng như có thể ngồi trên bàn cầu để đặt thông
Cách đặt thông tiểu đối với đàn ông
Kéo dương vật thẳng đứng lên
Bàn tay thuận cầm ống thông đưa nhẹ nhàng vào niệu đạo, đẩy cho tới khi ra nước tiểu (khoảng 12-15 cm), đẩy ống thông vào thêm 2-3 cm.
Khi đẩy ống thông tới vị trí của tiền liệt tuyến, có thể gặp khó khăn, cần thở sâu nhẹ nhàng, giãn cơ bụng và tiếp tục đẩy thông vào.
Khi nước tiểu ra hết thì rút nhẹ thông ra rồi đẩy vào 1-2 lần cho bảo đảm là nước tiểu đã thoát ra hết. Rút thông ra. Xử lí ống thông như ở trên.
Đầu tiên bạn có thể cần được thầy thuốc hướng dẫn cách đặt thông. Sau đó sẽ tự đặt thông, dưới sự theo dõi của thầy thuốc vài lần, rồi sẽ tự làm lấy tại nhà.
Tập phản xạ đi tiểu, tự thay ống thông. Uống đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo lượng nước tiểu 2 lít/ngày. Uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
2. Giữ cho đường ruột khoẻ mạnh
Ăn nhiều rau, các rau có tác dụng phòng táo bón như rau lang, dền, đay, mồng tơi, các loại quả củ có tác dụng nhuận tràng như đu đủ… Uống đủ lượng nước cần thiết để phòng táo bón, khoảng 2 lít/ngày, mùa hè có thể uống nhiều hơn.
Đi cầu theo lịch 2 ngày/lần, vào một giờ nhất định thuận lợi, thường sau bữa ăn chính: bệnh nhân vào nhà vệ sinh, dùng tay kích thích xung quanh lỗ hậu môn để đi cầu, nếu quá lâu (trên 30 phút) mà không được thì đeo găng, bôi trơn ngón trỏ và thò vào sâu hai đốt ngón tay kích thích trong lỗ hậu môn, nếu không được thì móc lấy phân ra. Làm như vậy bạn sẽ tạo được phản xạ đi cầu có điều kiện
3. Tham gia các hoạt động gia đình và cộng đồng cũng như lao động sản xuất
Bạn có thể tham gia các công việc gia đình như quét nhà, giặt quần áo, chuẩn bị bữa ăn, tham gia các hoạt động cộng đồng như chơi thể thao (cầu lông, bóng bàn); xem phim, biểu diễn văn nghệ,…; tham gia các hoạt động lao động sản xuất như nghề thủ công mỹ nghệ, mở cửa hàng bán tạp hoá…
Nếu có thể được, bạn nên đi khám và chữa trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phục hồi chức năng. Tại đây các bác sĩ, điều dưỡng viên và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho người chăm bệnh và chính bệnh nhân để có thể độc lập trong chăm sóc tại nhà, giảm thiểu được biến chứng và thương tật thứ cấp, nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ của người liệt tuỷ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Tê chân phải
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ tôi năm nay 61 tuổi 4 ngày nay tôi thấy hơi tưng tức ở mông bên phải sau 2 ngày thì thấy tê cả chân phải (nếu nằm hoặc ngồi thì đỡ tê nhiều). Tôi xin được tư vấn của bác sỹ loại bệnh và cách chữa. Xin chân thành cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Theo sự trao đổi của bạn thì tôi thấy đây là lần đầu tiên mà bạn gặp tình trạng này . Ở tuổi 61 mà như vậy chắc là bạn cũng thường xuyên tập luyện để có một sức khỏe tốt. Vấn đề của bạn là trong thời gian gần đây bị tưc ở mông phải rồi tê chân phải và hiện tượng này thuyên giảm khi nằm hay ngồi. Với các biểu hiện của bạn chúng ta hãy nghĩ nhiề tới tinh trạng thoát vị đĩa đệmlàm chèn ép lên giây thần kinh tọa phải gây tức mông phải và sau đó là tê chân phải.
Đây cũng là một bệnh phổ biến do đĩa đêmk ở giữa 2 đốt sống bị chệch ra ngoài từ đó xuất hiện tức, tê mỏi và đau bạn a.
Đẻ xác định một cáh chính xác và có phương pháp điều trị đúng bạn nên tới khoa xương khớp khám và làm các xét nghiệm từ đó mới có kết quả đúng bạn ạ.
Chào bạn.
Bị tê chân từ lòng bàn chân đến đầu gối, là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới, năm nay 27 tuổi. Thời gian gần đây em hay bị tê chân từ lòng bàn chân đến đầu gối, cảm giác rất khó chịu. Vậy cho em hỏi đó là hiện tượng gì vậy?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em!
Triệu chứng tê chân của em có thể xảy ra sau khi ngồi lâu ở một tư thế hoặc khi ngủ bị đè nặng lên chân. Trong những tình huống này, sau khi vận động đi lại tình trạng tê chân sẽ đỡ giảm. Tuy nhiên, tê chân có thể là do một số bệnh lý như: bệnh lý của dây thần kinh, tủy sống, rối loạn điện giải,… Các bệnh có chèn ép rễ thần kinh ở vùng thắt lưng có thể gây đau và tê chân ở những vùng mà dây thần kinh đó chi phối vận động và cảm giác. Một số bệnh thường gặp như: thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…Để chẩn đoán được các bệnh này, ngoài việc thăm khám lâm sàng còn phải dựa vào phim chụp X-quang cột sống thắt lưng, phim chụp MRI cột sống thắt lưng – cùng. Tùy từng bệnh mà có hướng xử trí và chữa trị khác nhau. Vì vậy, em nên đi khám chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ trực tiếp thăm khám và chữa trị cho em!
Chúc em mạnh khỏe!
Bị tê chân tay sau khi ngủ dậy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi đang là sinh viên của 1 trường đại học. Ngoài thời gian đi học cháu cũng không phải làm việc gì khác, việc học của cháu cũng không thấy gì là vất vả. Cháu có bị bệnh dạ dày và thiếu máu. Dạo gần đây cháu ngủ dậy hay bị tê chân tay, hầu như hôm nào cũng bị tê tay (chân thì thỉnh thoảng). Trước đây cháu cũng bị tê nhưng hầu như chỉ tê chân thôi. Cháu không biết mình bị làm sao, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bị tê chân tay, thường vào lúc sau ngủ dậy nhưng hết sau khi vận động một thời gian, là triệu chứng tăng cảm giác ngoài da, do khi ngủ tuần hoàn giảm, có hiện tượng thiếu máu tạm thời ở nơi xa trung tâm (bàn tay, bàn chân). Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách uống bổ xung can-xi (viên can-xi D) thường xuyên hoặc khi bị tê chân tay nhiều. Nếu sau một thời gian uống can-xi D các dấu hiệu trên không giảm thì cháu đi khám chuyên khoa Thần kinh.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau nhức bắp chân, cổ chân và bị tê chân
Câu hỏi bởi: Phương94
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi. Dạo gần đây cháu thưởng xuyên bị nhức mỏi 2 bắp chân và cổ chân. 2 hôm qua thì bị tê bàn chân bên phải (chỉ tê phần trên bàn chân và trên cổ chân 1 ít), khi đi thì cảm giác như chân bị bị lệch. Trước thì cháu thỉnh thoảng có đi giày quá chật nhưng bây giờ thì không đi nữa. Những triệu chứng như vậy là cháu bị bệnh gì ạ, bệnh này có nguy hiểm lắm không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em!
Có nhiều lí do dẫn tới tê mỏi chân như cường độ vận động cao sẽ làm bắp chân mỏi do sự tích tụ Axit Lactic gây độc cho cơ hoặc ngồi, đứng sai tư thế trong thời gian lâu làm máu lưu thông kém. Với tình huống này em chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng hai bắp chân và bàn chân, ngâm chân nước ấm cho máu lưu thông tốt là được.
Trường hợp mỏi tê chân do bệnh lý có thể có một số lí do như thiếu Canxi, Kali, các Vitamin nhóm B, Axit Folic…do vậy em cần đi xét nghiệm máu để biết kết quả chính xác. Bệnh này không nguy hiểm, em có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị tê chân, đại tiểu tiện không tự chủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Tôi bị chấn thương cột sống và hiện nay tôi bị tê 2 bàn chân, đại tiểu tiện không tự chủ được. Vậy cho tôi hỏi, có phương pháp nào xử lý được tình trạng này không? Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Ở người bệnh bị chấn thương cột sống và liệt tủy, việc chăm sóc là hết sức quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng, cải thiện chất lượng sống và tăng tuổi thọ.
1. Chăm sóc bàng quang:
Với người bị tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu chảy ra thường xuyên, có thể kiểm soát nước tiểu bằng phương pháp đặt thông tiểu sạch cách quãng. Dụng cụ gồm:
Nước
Xà phòng
Bô nhỏ đựng nước tiểu
Ống thông sạch
Vaseline bôi trơn
Không cần đeo găng vô trùng, không cần trải khăn che phủ khi đặt thông, không cần dùng các dung dịch sát trùng. Trước khi đặt thông phải rửa tay thật sạch trong 5 phút với nuớc và xà phòng, rửa bộ phận sinh dục cũng với nước và xà phòng. Đặt ống thông trên 1 khăn sạch, bôi gel Xylocaine lên 10 cm đầu của ống. Tiến hành thông tiểu 4-6 giờ/lần.
Cách đặt thông tiểu đối với phụ nữ:
Ngồi xổm, ban đầu nên đặt 1 cái gương nhỏ bên dưới để dễ nhận ra lỗ tiểu
Hai ngón tay trỏ và giữa vạch môi bé của âm hộ ra để thấy rõ lỗ niệu đạo, nằm ngay bên trên âm đạo
Bàn tay thuận sẽ cầm ống thông, cách đầu ống 4-5 cm, đưa đầu thông về lỗ niệu đạo
Nhẹ nhàng đẩy ống thông vào bàng quang cho đến khi ra nước tiểu (khoảng 5 cm). Đẩy ống thông vào sâu thêm 2-3 cm. Khi nước tiểu ra hết thì rút nhẹ thông ra rồi lại đẩy nhẹ vào 1-2 lần cho thoát hết hẳn nước tiểu. Sau đó rút thông ra.
Ống thông sẽ đem rửa dưới vòi nước và xà phòng cho sạch, lau khô, cất vào bao nylon khô và sạch, có thể dùng cho lần sau miễn là thông còn mềm mại, không bị cứng, cong queo, thay đổi màu. Một ống thông như vậy có thể dùng trong 2-3 ngày
Sau vài lần bệnh nhân sẽ quen và không cần dùng gương nữa, cũng như có thể ngồi trên bàn cầu để đặt thông
Cách đặt thông tiểu đối với đàn ông
Kéo dương vật thẳng đứng lên
Bàn tay thuận cầm ống thông đưa nhẹ nhàng vào niệu đạo, đẩy cho tới khi ra nước tiểu (khoảng 12-15 cm), đẩy ống thông vào thêm 2-3 cm.
Khi đẩy ống thông tới vị trí của tiền liệt tuyến, có thể gặp khó khăn, cần thở sâu nhẹ nhàng, giãn cơ bụng và tiếp tục đẩy thông vào.
Khi nước tiểu ra hết thì rút nhẹ thông ra rồi đẩy vào 1-2 lần cho bảo đảm là nước tiểu đã thoát ra hết. Rút thông ra. Xử lí ống thông như ở trên.
Đầu tiên bạn có thể cần được thầy thuốc hướng dẫn cách đặt thông. Sau đó sẽ tự đặt thông, dưới sự theo dõi của thầy thuốc vài lần, rồi sẽ tự làm lấy tại nhà.
Tập phản xạ đi tiểu, tự thay ống thông. Uống đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo lượng nước tiểu 2 lít/ngày. Uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
2. Giữ cho đường ruột khoẻ mạnh
Ăn nhiều rau, các rau có tác dụng phòng táo bón như rau lang, dền, đay, mồng tơi, các loại quả củ có tác dụng nhuận tràng như đu đủ… Uống đủ lượng nước cần thiết để phòng táo bón, khoảng 2 lít/ngày, mùa hè có thể uống nhiều hơn.
Đi cầu theo lịch 2 ngày/lần, vào một giờ nhất định thuận lợi, thường sau bữa ăn chính: bệnh nhân vào nhà vệ sinh, dùng tay kích thích xung quanh lỗ hậu môn để đi cầu, nếu quá lâu (trên 30 phút) mà không được thì đeo găng, bôi trơn ngón trỏ và thò vào sâu hai đốt ngón tay kích thích trong lỗ hậu môn, nếu không được thì móc lấy phân ra. Làm như vậy bạn sẽ tạo được phản xạ đi cầu có điều kiện
3. Tham gia các hoạt động gia đình và cộng đồng cũng như lao động sản xuất
Bạn có thể tham gia các công việc gia đình như quét nhà, giặt quần áo, chuẩn bị bữa ăn, tham gia các hoạt động cộng đồng như chơi thể thao (cầu lông, bóng bàn); xem phim, biểu diễn văn nghệ,…; tham gia các hoạt động lao động sản xuất như nghề thủ công mỹ nghệ, mở cửa hàng bán tạp hoá…
Nếu có thể được, bạn nên đi khám và chữa trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phục hồi chức năng. Tại đây các bác sĩ, điều dưỡng viên và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho người chăm bệnh và chính bệnh nhân để có thể độc lập trong chăm sóc tại nhà, giảm thiểu được biến chứng và thương tật thứ cấp, nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ của người liệt tuỷ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Theo ViCare