Những điều cần biết về mụn cóc ở chân


4,226
1
1
Xu
53
Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân. Cùng bổ sung kiến thức tổng quan về vấn đề này qua tuyển tập câu hỏi bên dưới.

Mụn cóc to bằng ngón tay cái ở lòng bàn chân


Câu hỏi bởi: hoàng như

Chào bác sĩ!

Em giới tính nữ, năm nay 20 tuổi. Em bị mụn cóc ở dưới lòng bàn chân, nó bự như ngón tay cái làm chân em nó nhức đau nhiều khi còn bị sưng nữa. Xin bác sĩ giải đáp giúp em.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Bị mụn cóc gan bàn chân là bệnh hay gặp, lí do do vi-rút HPV, rất dễ gây viêm nhiễm và phát trển thành nhiều mụn khác, càng ngày càng lớn sẽ gây chèn ép đi lại bị đau. Có rất nhiều phương pháp điều trị, vì ở bàn chân lớp da dày nên phương pháp tốt nhất là đốt điện em nên đốt sớm để lâu sẽ lây lan nhiều mụn khác!

Chúc em khỏe mạnh!

Mụn cóc ở chân


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Em bị mọc mụn ở chân người ta thường nói là mụn cóc. Xin bác sĩ giải đáp giùm em các loại thuốc để chữa vì em đi khám thì nói là bị viêm da cơ địa nhưng mà chỉ bôi thuốc không có khỏi.

Em cảm ơn

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Bệnh viêm da cơ địa và bệnh mụn cóc là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về lí do gây bệnh, triệu chứng lâm sàng và phương pháp chữa trị.

Bệnh viêm da cơ địa là do dị ứng, tiếp xúc với xà phòng, hoá chất, xi măng, vôi, vữa… Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể tuỳ theo độ tuổi, nghề nghiệp… như: mặt, tay, chân, bụng, lưng, sinh dục, hậu môn… Bệnh triệu chứng có thể là các mụn nước, mụn mủ (khi có bội nhiễm), vẩy da, vẩy tiết, da dày lên, khô nứt nẻ (tuỳ từng giai đoạn của bệnh), có tính chất đối xứng, hay tái phát ở trên một cơ địa dị ứng hoặc gia đình có người bị dị ứng. Điều trị bệnh cũng phải tuỳ từng giai đoạn của bệnh để uống thuốc phù hợp. Về nguyên tắc chung: uống thuốc toàn thân kháng histamin, kháng sinh chống bội nhiễm, bổ sung các vitamin; tại chỗ các thuốc dạng hồ, dung dịch, cream, mỡ có corticoid và kháng sinh, ngoài ra bệnh nhân còn phải rất hay sử dụng kem làm mềm da. Bệnh nhân cần chữa trị kiên trì, xác định lí do để loại bỏ lí do thì mới chữa trị triệt để được.

Bệnh mụn cóc (hạt cơm) là do vi rút gây nên, bệnh dễ lây và tự lây nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện ở mặt, thân mình (hạt cơm phẳng), ở bộ phận sinh dục (sùi mào gà), ở bàn tay, bàn chân (mụn cóc). Bệnh mụn cóc ở lòng bàn chân triệu chứng là các sẩn sùi (làm cho bàn chân đau khi đi lại), u sừng nhân màu vàng đục, đôi khi trong; tổn thương có thể một vài cái hoặc rất nhiều tập trung thành đám dày sừng. Điều trị mụn cóc có thể dùng các phương pháp như đốt điện, laser CO2, chấm axit tricloacetic, podophylin… Em đã đi khám bác sĩ và được chẩn đoán là viêm da cơ địa, thì em nên chữa trị theo phương pháp chữa trị viêm da cơ địa.

Chúc em chóng khỏi bệnh!

Trị mụn cóc mụn mắt cá ở chân


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, mình bị một số mụn ở chân nghi là mụn cóc. mong Bác sĩ gợi ý cách điều trị

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào em,
Có thể dùng thuốc làm cháy mụn cóc nhưng lâu hơn bôi khảng 7 đến 10 ngày nó mới rụng.
Đơn giản nhất em đến viện da liễu đốt 1 lần là hết nhé.
Chúc em sức khỏe!

Bị mắt cá chân nên dùng loại thuốc nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi em bị mắt cá chân, đã đi đốt 3 lần rồi, cứ đi được một thời gian lại bị mọc lại các nốt con ạ. Em đọc trên này thấy bác sĩ có giải đáp chấm Acid, em tìm hiểu thì thấy thuốc này có các dạng thuốc mỡ, gel, miếng dán vậy em nên dùng loại nào thì tốt ạ? Dung dịch này bôi thì gây tác dụng phụ gì không ạ?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Các phương pháp chữa trị phổ biến đối với mụn cóc:

Tự điều chỉnh tại nhà

Chấm acid

Chấm Nitơ lỏng

Đốt điện (Electrosurgery)

Tiểu phẫu (gây tê tại chỗ)

Đối với biện pháp chấm Acid như bạn nói có thể áp dụng khi mụn dưới 0,5 cm sử dụng dung dịch Acid Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack). Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn.

Bệnh nhân có thể dùng những chế phẩm này tại nhà, nhưng để sử dụng thuốc hiệu quả, cần:

Rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng.

Cọ xát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… để loại bỏ lớp tế bào chết (do lần thoa thuốc ngày hôm trước)

Thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống (mụn cóc hình dây) của mụn. Hạn chế tối đa việc để thuốc dính ra vùng xung quanh. Thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng. Đậy kín nắp chai thuốc ngay sau khi thoa và để chỗ mát, vì thuốc dễ bay hơi, thoa mỗi ngày 1 lần sau khi tắm.

Tuy nhiên, không được tự sử dụng thuốc khi có các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim – mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm trùng…Bạn có thể sử dụng dạng thuốc mỡ hoặc gel sẽ tiện lợi hơn nhé.

Chúc bạn sống khỏe!

Nguyên nhân mọc mắt cá ở ngón chân?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ ơi cho cháu hỏi, bạn cháu bị mọc mắt cá ở ngón chân và đã đi viện chích đến nay đã được hơn 1 tháng rồi, vết thương thì đã khỏi hẳn nhưng tại sao vẫn thấy đau mà nó còn mọc thêm 1 cái nữa bên cạnh cái vừa chích. Bây giờ bạn cháu phải làm như thế nào hả bác sĩ? Bác sĩ cho cháu hỏi thêm là lí do gây ra mọc mắt cá chân là từ đâu ạ?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Bệnh mắt cá là một bệnh dày sừng khu trú ở bàn chân. Tổn thương có bề mặt nhẵn hoặc trên có vảy da, thường phẳng so với mặt da. Có nhiều lí do và yếu tố thuận lợi có thể hình thành mắt cá. Trước hết có thể do dị vật ở bàn chân như gai, dằm, đầu đinh,…. khiến cho các tổ chức xung quanh bị xơ hóa hình thành nên mắt cá.

Mắt cá có thể hình thành từ mụn cóc ở bàn chân, do sự tì đè hình thành lớp sừng dầy phía ngoài bao bọc mụn cóc. Thói quen đi giày quá chật cũng là lí do và yếu tố thuận lợi gây bệnh mắt cá. Mắt cá giống với chai chân là thường xuất hiện ở vùng tỳ đè, chịu ma sát nhưng khác ở chỗ mắt cá không thấy những đường vân trên da, có nhân bên trong, đau khi va chạm hoặc tỳ đè.

Chính từ các lí do trên, nên mắt cá thường xuất hiện 1-2 nốt ở những nơi mà bàn chân tiếp xúc với dầy dép như cạnh bàn chân, gót chân, quanh vùng tỳ đè của ngón chân cái và ngón chân út. Nếu mắt cá hình thành do lí do mụn cóc thì có thể sinh sôi và hình thành mắt cá khác.

Trường hợp bạn của em mặc dù đã đi khám và được chữa trị mắt cá, nhưng sau đó lại xuất hiện mắt cá mới. Qua đây cũng chưa thể xác định mắt cá hình thành do lí do nào nêu trên, vì xuất hiện cạnh nhau nên có thể do lí do tì đè, nhưng cũng có thể do lí do từ mụn cóc. Trường hợp hình thành từ mụn cóc phải chữa trị triệt để, lấy hết nhân nếu không sẽ có thể hình thành thêm mắt cá mới.

Một số biện pháp chữa trị có thể áp dụng với bệnh mắt cá như: sử dụng Axit Salycylic để tiêu sừng, chấm Azote lỏng, đốt (bằng điện hoặc bằng laser), tiểu phẫu cắt bỏ mắt cá. Việc áp dụng biện pháp nào tuỳ thuộc theo mức độ tổn thương, lí do gây mắt cá và cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, em nên khuyên bạn sớm tới cơ sở y tế chuyên về Da liễu để xác định chính xác tình trạng mắt cá hiện tại và có biện pháp chữa trị thích hợp nhất.

Thân ái.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl