Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường nên cần phải phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường sớm. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ở nam giới trên 50 tuổi.
Thuốc chống biến chứng tiểu đường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ bố tôi năm nay gần 60 tuổi bị tiểu đường tip 2 tôi muốn hỏi về thuốc chống biến chứng tiểu đường và liệu trình trị liệu của thuốc. Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Lê Văn Minh
Chào bạn,
Các biến chứng về tiểu đường thường gặp: xơ vữa và có thể gây viêm tắt động mạch toàn thân ở nhiều cơ quan (mạch vành, mạch chi, mạch não,…), viêm đa dây thần kinh, đục thủy tinh thể…
Thuốc điều trị: trước hết cần kiểm soát đường máu trở về bình thường (thuốc hạ đường máu, Insulin, ăn kiêng, vận động,…)
Thuốc chống xơ vữa động mạch (hạ ỡ máu), chống viêm tắt động mạch (chống ngưng tập tiểu cầu,chống đông)
Liều lượng và thuốc dùng tùy vào từng trường hợp cụ thể, ông/bà nên đi khám bác sĩ để chỉ định điều trị cho phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Đậu tương có tốt cho người bị tiểu đường không?
Câu hỏi bởi: Bé hạt tiêu
Thưa bác sĩ!
Bố tôi năm nay 54 tuổi, và bị tiểu đường. Tôi muốn hỏi những món làm từ đậu tương có tốt cho sức khoẻ người bị bệnh tiểu đường không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Những món làm từ đậu tương không chỉ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn tốt cho cả người mắc bệnh tim mạch, suy thận, huyết áp cao (hay đi kèm với người mắc tiểu đường do biến chứng của tiểu đường gây ra), trong đó phải kể đến là sữa đậu tương vì trong sữa có chứa lượng lớn Cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường nên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đậu tương có khá nhiều chất dinh dưỡng nên dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cho cơ thể giảm cân. Việc giảm cân, giảm mỡ ở vùng bụng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương rất tốt để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chào thân ái!
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường sau khi phẫu thuật như thế nào?
Câu hỏi bởi: Phương Tomato
Chào bác sĩ!
Ông của cháu năm nay 70 tuổi, ông bị bệnh tiểu đường. Ông mới mổ ở vùng hông đùi trái được khoảng 4 ngày, nhưng vết thương mãi chẳng khô lại mà cứ chảy nước tại vị trí phẫu thuật. Cho cháu hỏi là nên cho ông ăn uống cụ thể như thế nào? Nên ăn gì và kiêng gì? Và làm thế nào để vết thương mau lành lại cũng như cần lưu ý những gì để ông mau chóng lành bệnh?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, sau khi phẫu thuật, vết mổ thường khó liền và nguy cơ nhiễm trùng cao do đường huyết trong máu luôn cao sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường lại có chế độ ăn kiêng nên vết mổ cũng lâu liền hơn so với những người bình thường. Vì vậy, với trường hợp của ông bạn cần phải chữa trị bệnh tiểu đường tốt để đưa đường huyết về giới hạn cho phép, không ăn các loại bánh kẹo, các đồ ăn có quá ngọt, nên ăn các thực phẩm giàu đạm để giúp cho vết mổ nhanh liền.
Chúc bạn khỏe!
Chế độ ăn cho người bị tràn dịch màng phổi, tiểu đường như thế nào?
Câu hỏi bởi: MiuTit
Cháu chào bác sĩ?
Bác cho cháu hỏi với ạ? Hiện tại bố cháu đang bị tràn dịch màng phổi, lao màng phổi, tiểu đường, thì nên ăn uống kết hợp thế nào để cho có sức khỏe tốt ạ? Vì cháu thấy bệnh tiểu đường phải kiêng nhiều thức ăn còn bệnh phổi thì lại phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ nên khó quá bác à?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Tình trạng của bố cháu như cháu mô tả, bị tràn dịch màng phổi, lao màng phổi, trên một thể trạng bị bệnh tiểu đường. Không rõ bố cháu bị bệnh tiểu đường lâu chưa và có chữa trị thường xuyên không? Kiểm soát đường huyết tốt hay không vì người bị bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng, gây suy giảm sức khỏe và suy giảm hệ miễn dịch.
Với tình trạng tràn dịch màng phổi và lao màng phổi cho thấy thể trạng sức khỏe, sức đề kháng của bố cháu không được tốt. Do vậy, trước hết bố cháu cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để chữa trị bệnh lao, với tình trạng tràn dịch màng phổi nếu nhiều thì có thể phải chọc hút dịch. Bên cạnh đó, tình trạng đường huyết cần được kiểm soát bằng thuốc chữa trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Để nâng cao thể trạng, bố cháu nên tăng cường ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ,…), tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn nhiều chất tinh bột, hạn chế đồ ngọt. Đồng thời, bố cháu nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ, tập luyện nhẹ nhàng và tránh suy nghĩ căng thẳng, lo âu.
Chúc bố cháu nhanh bình phục sức khỏe!
Thuốc chống biến chứng tiểu đường
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ bố tôi năm nay gần 60 tuổi bị tiểu đường tip 2 tôi muốn hỏi về thuốc chống biến chứng tiểu đường và liệu trình trị liệu của thuốc. Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Lê Văn Minh
Chào bạn,
Các biến chứng về tiểu đường thường gặp: xơ vữa và có thể gây viêm tắt động mạch toàn thân ở nhiều cơ quan (mạch vành, mạch chi, mạch não,…), viêm đa dây thần kinh, đục thủy tinh thể…
Thuốc điều trị: trước hết cần kiểm soát đường máu trở về bình thường (thuốc hạ đường máu, Insulin, ăn kiêng, vận động,…)
Thuốc chống xơ vữa động mạch (hạ ỡ máu), chống viêm tắt động mạch (chống ngưng tập tiểu cầu,chống đông)
Liều lượng và thuốc dùng tùy vào từng trường hợp cụ thể, ông/bà nên đi khám bác sĩ để chỉ định điều trị cho phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Đậu tương có tốt cho người bị tiểu đường không?
Câu hỏi bởi: Bé hạt tiêu
Thưa bác sĩ!
Bố tôi năm nay 54 tuổi, và bị tiểu đường. Tôi muốn hỏi những món làm từ đậu tương có tốt cho sức khoẻ người bị bệnh tiểu đường không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Những món làm từ đậu tương không chỉ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn tốt cho cả người mắc bệnh tim mạch, suy thận, huyết áp cao (hay đi kèm với người mắc tiểu đường do biến chứng của tiểu đường gây ra), trong đó phải kể đến là sữa đậu tương vì trong sữa có chứa lượng lớn Cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường nên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đậu tương có khá nhiều chất dinh dưỡng nên dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cho cơ thể giảm cân. Việc giảm cân, giảm mỡ ở vùng bụng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương rất tốt để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chào thân ái!
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường sau khi phẫu thuật như thế nào?
Câu hỏi bởi: Phương Tomato
Chào bác sĩ!
Ông của cháu năm nay 70 tuổi, ông bị bệnh tiểu đường. Ông mới mổ ở vùng hông đùi trái được khoảng 4 ngày, nhưng vết thương mãi chẳng khô lại mà cứ chảy nước tại vị trí phẫu thuật. Cho cháu hỏi là nên cho ông ăn uống cụ thể như thế nào? Nên ăn gì và kiêng gì? Và làm thế nào để vết thương mau lành lại cũng như cần lưu ý những gì để ông mau chóng lành bệnh?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, sau khi phẫu thuật, vết mổ thường khó liền và nguy cơ nhiễm trùng cao do đường huyết trong máu luôn cao sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường lại có chế độ ăn kiêng nên vết mổ cũng lâu liền hơn so với những người bình thường. Vì vậy, với trường hợp của ông bạn cần phải chữa trị bệnh tiểu đường tốt để đưa đường huyết về giới hạn cho phép, không ăn các loại bánh kẹo, các đồ ăn có quá ngọt, nên ăn các thực phẩm giàu đạm để giúp cho vết mổ nhanh liền.
Chúc bạn khỏe!
Chế độ ăn cho người bị tràn dịch màng phổi, tiểu đường như thế nào?
Câu hỏi bởi: MiuTit
Cháu chào bác sĩ?
Bác cho cháu hỏi với ạ? Hiện tại bố cháu đang bị tràn dịch màng phổi, lao màng phổi, tiểu đường, thì nên ăn uống kết hợp thế nào để cho có sức khỏe tốt ạ? Vì cháu thấy bệnh tiểu đường phải kiêng nhiều thức ăn còn bệnh phổi thì lại phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ nên khó quá bác à?
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Tình trạng của bố cháu như cháu mô tả, bị tràn dịch màng phổi, lao màng phổi, trên một thể trạng bị bệnh tiểu đường. Không rõ bố cháu bị bệnh tiểu đường lâu chưa và có chữa trị thường xuyên không? Kiểm soát đường huyết tốt hay không vì người bị bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng, gây suy giảm sức khỏe và suy giảm hệ miễn dịch.
Với tình trạng tràn dịch màng phổi và lao màng phổi cho thấy thể trạng sức khỏe, sức đề kháng của bố cháu không được tốt. Do vậy, trước hết bố cháu cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để chữa trị bệnh lao, với tình trạng tràn dịch màng phổi nếu nhiều thì có thể phải chọc hút dịch. Bên cạnh đó, tình trạng đường huyết cần được kiểm soát bằng thuốc chữa trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Để nâng cao thể trạng, bố cháu nên tăng cường ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ,…), tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn nhiều chất tinh bột, hạn chế đồ ngọt. Đồng thời, bố cháu nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ, tập luyện nhẹ nhàng và tránh suy nghĩ căng thẳng, lo âu.
Chúc bố cháu nhanh bình phục sức khỏe!
Theo ViCare