Nạn nghiện rượu là bức xúc đối với rất nhiều người. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cách đẩy lùi vấn nạn này.
Làm thế nào để cai rượu thành công ạ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ: “Với người nghiện rượu thì phải làm thế nào để cai rượu thành công ạ?”
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Nghiện rượu là một tệ nạn xã hội. Người nghiện rượu gây ra nhiều vấn đề cho an ninh xã hội, hạnh phúc gia đình và sức khoẻ bản thân. Họ đã thực sự trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trước hết, tôi xin khẳng định với bạn là hiệu quả của việc cai rượu phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm cai nghiện của người nghiện rượu, đồng thời cai rượu cho một người phải là quyết tâm của cả gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi có uy tín trong gia đình.
Để chữa nghiện rượu, thuốc phải dùng lâu dài (để đạt phản xạ có điều kiện, nhìn thấy rượu là sợ) và đòi hỏi người nghiện phải có ý chí, quyết tâm bỏ rượu. Để cai rượu thường phải phối hợp một số loại thuốc: Thuốc an thần, thuốc bổ trợ cơ thể (vitamin, muối khoáng, bổ gan, tăng cường tuần hoàn não) và thuốc gây phản xạ chán rượu (esperal). Thuốc cai rượu có nhiều tác dụng phụ và tai biến, vì vậy để cai nghiện rượu nên đến bệnh viện và các trung tâm cai nghiện để được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa tai biến trầm trọng có thể xảy ra.
Chúc bạn vui khỏe!
Bệnh tâm thần rượu?
Câu hỏi bởi: myphuongmyyen
Chào bác sĩ!
Bố cháu năm nay 52 tuổi. Bình thường bố cháu là người rất biết lo cho gia đình và không phải là người nghiện rượu. Nhưng gần 5 năm nay bố cháu rất hay uống rượu 1 mình và lượng rượu uống ngày 1 tăng lên. Bố cháu có khám và dùng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Khoảng thời gian đầu bố cháu có ngưng uống và hoạt bát được 1 thời gian (do ý chí và bố cháu tự bỏ). Nhưng thời gian sau thì vẫn quay lại như vậy. Nghĩa là có giai đoạn bố cháu bình thường và có giai đoạn lại trở chứng, nhất là thời gian gần đây, bệnh tái lại và bố cháu không tự bỏ được rượu mà lượng uống tăng rất nhiều. Uống rượu và chỉ ngủ, không nói chuyện tới ai và cũng không lo việc gì nữa nhưng bố cháu không chịu đi bệnh viện. Nên cháu vừa tự mình đi đến Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, cháu định khai bệnh để bác sĩ kê toa thuốc cho bố uống đỡ trước, để bớt thì khuyên. Nhưng bác sĩ không đồng ý, yêu cầu phải có bệnh nhân.
Bác sĩ cho cháu hỏi, trong trường hợp của bố cháu như vậy có phải là bệnh tâm thần rượu không? Có thể khám và kê toa theo hình thức khai bệnh tạm thời để bố cháu bớt rồi đi được không? Nếu được, cháu có thể liên hệ với bác sĩ nào chuyên trị về bệnh này.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Nghiện rượu là một bệnh mãn tính, do nhu cầu uống rượu không được thoả mãn một cách rất hay, gây thèm rượu bắt buộc làm tác động đến hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Một người được coi là nghiện rượu khi có từ 3 biểu hiện dưới đây trở lên:
Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu.
Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc rất khó khăn.
Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng li.
Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.
Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó.
Theo như các triệu chứng cháu mô tả thì bố cháu đang có biểu hiện của bệnh nghiện rượu. Những triệu chứng của rối loạn tâm thần do rượu chưa rõ. Cháu nên khuyên bố cai rượu. Cháu cần cho bố đi khám bệnh và cai rượu. Nếu chưa đi được cháu có thể mua thuốc cho bố cháu uống tạm như sau: Nootropil 800 mg ngày 2 viên; Haloperidol ngày 2 viên; Magie B6 ngày 4 viên và Fortec ngày 4 viên.
Chúc bố con cháu mạnh khỏe!
Đối tượng nghiện cần sa và rượu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu có ông anh trai năm nay 34 tuổi, thường hay uống rượu lúc nào căng thẳng đầu óc thì có hiện tượng hoang tưởng, ảo giác. Những lần trước nhà cháu có cho đi viện khám thì các bác sĩ kết luận là bị loạn thần do rượu. Nhưng cách đây 2 hôm gia đình đưa đi khám và xét nghiện lại thì bác sĩ bảo là anh cháu bị nghiện cần sa và rượu. Bác sĩ hỏi anh nghiện cần sa lâu chưa thì anh bảo anh ấy nghiện lâu rồi và liều lượng anh ấy hút thì không cố định lúc có thì ngày có thể hút 5,6 điều không có thì ngày hút 1-2 điếu. Vậy cháu muốn hỏi như trường hợp anh trai của cháu bên mình có phác đồ điều trị như thế nào? và chi phí cho một đớt điều trị khoảng bao nhiêu? Cháu xin cảm ơn ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
-Rượu (hợp chất chứa cồn) là một hợp chất hữu cơ do sự lên men của tinh bột và đường bằng một loại men rượu mà thành.Người uống nhiều rượu (lạm dụng rượu) có thể đưa tới nghiện rượu.Rượu gây ra viêm gan, xơ cứng gan, viêm loét bao tử, viêm tụy tạng, cao huyết áp, suy nhược cơ tim, hư hao xương, giảm tình dục, viêm dây thần kinh ngoại vi, tăng nguy cơ bị ung thư cuống họng, thực quản, gan và ruột già…Phụ thuộc vào rượu có ảnh hưởng xấu cho bản thân, gia đình và xã hội.Nghiện rượu có thể chữa được bằng dược phẩm, tư vấn tâm lý, hỗ trợ của gia đình, bạn bè, xã hội. Hiệu quả của điều trị (cai rượu) tùy thuộc ý chí người nghiện chiếm 80% các yếu tố khác(thuốc men,gia đình ,xã hội) chiếm 20%.
– Cần sa là ma túy tự nhiên. Người nghiện cần sa có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nghiện cần sa là một bệnh loạn thần nhiễm độc, các rối loạn nhất thời, khỏi hoàn toàn khi được cai nghiện đúng quy trình , nếu không chữa sớm sẽ thành bệnh tâm thần hoang tưởng rất khó chữa khỏi./.
– .Phương pháp cai nghiện: ngừng ngay các chất gây nghiện vào cơ thể. Bản thân hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, hậu quả, mà quyết tâm, dứt khoát không bao giờ sử dụng bất kỳ một loại chất gây nghiện nào khác, phải chấp hành điều trị, để bệnh khỏi hoàn toàn, tái hội nhập.Trong đó các thành viên trong gia đình cùng giúp đỡ người nghiện cai nghiện, vừa cai nghiện vừa tái hội nhập, “đối mặt thực tế” mà không tái nghiện, có sự hỗ trợ chuyên môn của bác sỹ.
– Phác đồ điều trị: Cắt cơn; giải độc; phục hồi sức khỏe; điều trị các bệnh kèm theo; điều trị duy trì dự phòng tái nghiện.Thời gian cắt cơn,giải độc, phục hồi sức khỏe khoảng từ 7- 10 ngày;thời gian điều trị duy trì dự phòng tái nghiện khoảng 30 ngày (thời gian này có thể điều trị nội trú hoặc ngoại trú)
– Chi phí chữa bệnh: phụ thuộc vào bạn sự lựa chọn tuyến trung ương hay tuyến tỉnh,lựa chọn thuốc thế hệ mới hay thuốc kinh điển, xét nghiệm chung và xét nghiệm liên quan của từng người bệnh, tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo …
Chúc bạn sức khỏe và có lựa chọn phù hợp.
Chứng tay chân run đi kèm với biểu hiện hồi hộp khi căng thẳng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: doanchef
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 33 tuổi, là nam. Tôi bị chứng tay chân run đi kèm với biểu hiện hồi hộp khi căng thẳng, bệnh diễn tiến từ nhiều năm nay. Xin bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì? Xin nói thêm tôi cao 1m63, nặng 60kg.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn.
Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Run có thể xảy ra khi nghỉ hoặc khi vận động. Run không phải là biến cố nguy hiểm về sức khỏe nhưng lại gây cản trở vận động và sinh hoạt. Có nhiều lí do gây run tay:
Rối loạn thần kinh thực vật: Run tay xảy ra khi xúc động, sợ hãi, khi tập trung làm việc gì đó hay đứng trước đông người. Khi nghỉ ngơi, tinh thần thoái mải thì run giảm. Run do rối loạn thần kinh thực vật là khá phổ biến, có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, trong đó thường xuyên gặp ở người trẻ tuổi.
Do bệnh nội tiết: Thường gặp ở bệnh cường giáp, Basedow.
Do suy giảm chức năng não bộ: Do chức năng não bộ bị suy giảm gây rối loạn điều hoà vận động. Run xuất hiện ở người cao tuổi khi tập trung chú ý, càng chú ý càng run. Cũng có thể gặp ở những tình huống nghiện rượu, uống quá nhiều thuốc chống động kinh loại Phenytoin, hội chứng cận u hay teo não bệnh lý thứ phát.
Nghiện rượu: Số người nghiện rượu nặng cũng bị run tay nhất là khi thiếu rượu. Hoặc run do hội chứng sau cai rượu gặp ở người nghiện rượu ở thời gian đầu sau khi cai rượu.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa run tay:
Hạn chế rượu, bia vì rượu, bia làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh – cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh.
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Ðặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như: rau ngót, rau cải, súp lơ, bắp cải, su su, cải cúc, các loại quả có màu sặc sỡ như: Gấc, bí ngô, cam, cà rốt… vì chúng là nguồn chứa các hoạt chất chống ôxy hoá tự nhiên được cho là có tác dụng chậm lại sự suy thoái của bộ não.
Giảm căng thẳng, lo âu vì căng thẳng, lo âu là một yếu tố tâm lý tác động nhiều đến mức độ run. Càng lo nghĩ càng run, càng cố gắng điều chỉnh thì càng làm tăng cường độ. Trong các tình huống run do suy giảm chức năng não bộ thì vấn đề tâm lý càng đóng vai trò tác động lớn. Chúng ta cần hết sức giúp đỡ để những yếu tố tâm lý không làm trầm trọng thêm bệnh.
Thường xuyên tập thể dục, đủ cường độ, đều đặn để làm tăng lưu thông máu lên não. Các bài tập dành cho đầu và cổ có tác dụng làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Triệu chứng run tay của bạn diễn biến đã nhiều năm, bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh hoặc chuyên khoa Nội tiết để tìm lí do và điều trị theo lí do mới đạt kết quả tốt.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Làm thế nào để cai rượu thành công ạ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ: “Với người nghiện rượu thì phải làm thế nào để cai rượu thành công ạ?”
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Nghiện rượu là một tệ nạn xã hội. Người nghiện rượu gây ra nhiều vấn đề cho an ninh xã hội, hạnh phúc gia đình và sức khoẻ bản thân. Họ đã thực sự trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trước hết, tôi xin khẳng định với bạn là hiệu quả của việc cai rượu phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm cai nghiện của người nghiện rượu, đồng thời cai rượu cho một người phải là quyết tâm của cả gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi có uy tín trong gia đình.
Để chữa nghiện rượu, thuốc phải dùng lâu dài (để đạt phản xạ có điều kiện, nhìn thấy rượu là sợ) và đòi hỏi người nghiện phải có ý chí, quyết tâm bỏ rượu. Để cai rượu thường phải phối hợp một số loại thuốc: Thuốc an thần, thuốc bổ trợ cơ thể (vitamin, muối khoáng, bổ gan, tăng cường tuần hoàn não) và thuốc gây phản xạ chán rượu (esperal). Thuốc cai rượu có nhiều tác dụng phụ và tai biến, vì vậy để cai nghiện rượu nên đến bệnh viện và các trung tâm cai nghiện để được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa tai biến trầm trọng có thể xảy ra.
Chúc bạn vui khỏe!
Bệnh tâm thần rượu?
Câu hỏi bởi: myphuongmyyen
Chào bác sĩ!
Bố cháu năm nay 52 tuổi. Bình thường bố cháu là người rất biết lo cho gia đình và không phải là người nghiện rượu. Nhưng gần 5 năm nay bố cháu rất hay uống rượu 1 mình và lượng rượu uống ngày 1 tăng lên. Bố cháu có khám và dùng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Khoảng thời gian đầu bố cháu có ngưng uống và hoạt bát được 1 thời gian (do ý chí và bố cháu tự bỏ). Nhưng thời gian sau thì vẫn quay lại như vậy. Nghĩa là có giai đoạn bố cháu bình thường và có giai đoạn lại trở chứng, nhất là thời gian gần đây, bệnh tái lại và bố cháu không tự bỏ được rượu mà lượng uống tăng rất nhiều. Uống rượu và chỉ ngủ, không nói chuyện tới ai và cũng không lo việc gì nữa nhưng bố cháu không chịu đi bệnh viện. Nên cháu vừa tự mình đi đến Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, cháu định khai bệnh để bác sĩ kê toa thuốc cho bố uống đỡ trước, để bớt thì khuyên. Nhưng bác sĩ không đồng ý, yêu cầu phải có bệnh nhân.
Bác sĩ cho cháu hỏi, trong trường hợp của bố cháu như vậy có phải là bệnh tâm thần rượu không? Có thể khám và kê toa theo hình thức khai bệnh tạm thời để bố cháu bớt rồi đi được không? Nếu được, cháu có thể liên hệ với bác sĩ nào chuyên trị về bệnh này.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Nghiện rượu là một bệnh mãn tính, do nhu cầu uống rượu không được thoả mãn một cách rất hay, gây thèm rượu bắt buộc làm tác động đến hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Một người được coi là nghiện rượu khi có từ 3 biểu hiện dưới đây trở lên:
Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu.
Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc rất khó khăn.
Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng li.
Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.
Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó.
Theo như các triệu chứng cháu mô tả thì bố cháu đang có biểu hiện của bệnh nghiện rượu. Những triệu chứng của rối loạn tâm thần do rượu chưa rõ. Cháu nên khuyên bố cai rượu. Cháu cần cho bố đi khám bệnh và cai rượu. Nếu chưa đi được cháu có thể mua thuốc cho bố cháu uống tạm như sau: Nootropil 800 mg ngày 2 viên; Haloperidol ngày 2 viên; Magie B6 ngày 4 viên và Fortec ngày 4 viên.
Chúc bố con cháu mạnh khỏe!
Đối tượng nghiện cần sa và rượu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu có ông anh trai năm nay 34 tuổi, thường hay uống rượu lúc nào căng thẳng đầu óc thì có hiện tượng hoang tưởng, ảo giác. Những lần trước nhà cháu có cho đi viện khám thì các bác sĩ kết luận là bị loạn thần do rượu. Nhưng cách đây 2 hôm gia đình đưa đi khám và xét nghiện lại thì bác sĩ bảo là anh cháu bị nghiện cần sa và rượu. Bác sĩ hỏi anh nghiện cần sa lâu chưa thì anh bảo anh ấy nghiện lâu rồi và liều lượng anh ấy hút thì không cố định lúc có thì ngày có thể hút 5,6 điều không có thì ngày hút 1-2 điếu. Vậy cháu muốn hỏi như trường hợp anh trai của cháu bên mình có phác đồ điều trị như thế nào? và chi phí cho một đớt điều trị khoảng bao nhiêu? Cháu xin cảm ơn ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
-Rượu (hợp chất chứa cồn) là một hợp chất hữu cơ do sự lên men của tinh bột và đường bằng một loại men rượu mà thành.Người uống nhiều rượu (lạm dụng rượu) có thể đưa tới nghiện rượu.Rượu gây ra viêm gan, xơ cứng gan, viêm loét bao tử, viêm tụy tạng, cao huyết áp, suy nhược cơ tim, hư hao xương, giảm tình dục, viêm dây thần kinh ngoại vi, tăng nguy cơ bị ung thư cuống họng, thực quản, gan và ruột già…Phụ thuộc vào rượu có ảnh hưởng xấu cho bản thân, gia đình và xã hội.Nghiện rượu có thể chữa được bằng dược phẩm, tư vấn tâm lý, hỗ trợ của gia đình, bạn bè, xã hội. Hiệu quả của điều trị (cai rượu) tùy thuộc ý chí người nghiện chiếm 80% các yếu tố khác(thuốc men,gia đình ,xã hội) chiếm 20%.
– Cần sa là ma túy tự nhiên. Người nghiện cần sa có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nghiện cần sa là một bệnh loạn thần nhiễm độc, các rối loạn nhất thời, khỏi hoàn toàn khi được cai nghiện đúng quy trình , nếu không chữa sớm sẽ thành bệnh tâm thần hoang tưởng rất khó chữa khỏi./.
– .Phương pháp cai nghiện: ngừng ngay các chất gây nghiện vào cơ thể. Bản thân hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, hậu quả, mà quyết tâm, dứt khoát không bao giờ sử dụng bất kỳ một loại chất gây nghiện nào khác, phải chấp hành điều trị, để bệnh khỏi hoàn toàn, tái hội nhập.Trong đó các thành viên trong gia đình cùng giúp đỡ người nghiện cai nghiện, vừa cai nghiện vừa tái hội nhập, “đối mặt thực tế” mà không tái nghiện, có sự hỗ trợ chuyên môn của bác sỹ.
– Phác đồ điều trị: Cắt cơn; giải độc; phục hồi sức khỏe; điều trị các bệnh kèm theo; điều trị duy trì dự phòng tái nghiện.Thời gian cắt cơn,giải độc, phục hồi sức khỏe khoảng từ 7- 10 ngày;thời gian điều trị duy trì dự phòng tái nghiện khoảng 30 ngày (thời gian này có thể điều trị nội trú hoặc ngoại trú)
– Chi phí chữa bệnh: phụ thuộc vào bạn sự lựa chọn tuyến trung ương hay tuyến tỉnh,lựa chọn thuốc thế hệ mới hay thuốc kinh điển, xét nghiệm chung và xét nghiệm liên quan của từng người bệnh, tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo …
Chúc bạn sức khỏe và có lựa chọn phù hợp.
Chứng tay chân run đi kèm với biểu hiện hồi hộp khi căng thẳng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: doanchef
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 33 tuổi, là nam. Tôi bị chứng tay chân run đi kèm với biểu hiện hồi hộp khi căng thẳng, bệnh diễn tiến từ nhiều năm nay. Xin bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì? Xin nói thêm tôi cao 1m63, nặng 60kg.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn.
Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Run có thể xảy ra khi nghỉ hoặc khi vận động. Run không phải là biến cố nguy hiểm về sức khỏe nhưng lại gây cản trở vận động và sinh hoạt. Có nhiều lí do gây run tay:
Rối loạn thần kinh thực vật: Run tay xảy ra khi xúc động, sợ hãi, khi tập trung làm việc gì đó hay đứng trước đông người. Khi nghỉ ngơi, tinh thần thoái mải thì run giảm. Run do rối loạn thần kinh thực vật là khá phổ biến, có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, trong đó thường xuyên gặp ở người trẻ tuổi.
Do bệnh nội tiết: Thường gặp ở bệnh cường giáp, Basedow.
Do suy giảm chức năng não bộ: Do chức năng não bộ bị suy giảm gây rối loạn điều hoà vận động. Run xuất hiện ở người cao tuổi khi tập trung chú ý, càng chú ý càng run. Cũng có thể gặp ở những tình huống nghiện rượu, uống quá nhiều thuốc chống động kinh loại Phenytoin, hội chứng cận u hay teo não bệnh lý thứ phát.
Nghiện rượu: Số người nghiện rượu nặng cũng bị run tay nhất là khi thiếu rượu. Hoặc run do hội chứng sau cai rượu gặp ở người nghiện rượu ở thời gian đầu sau khi cai rượu.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa run tay:
Hạn chế rượu, bia vì rượu, bia làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh – cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh.
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Ðặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như: rau ngót, rau cải, súp lơ, bắp cải, su su, cải cúc, các loại quả có màu sặc sỡ như: Gấc, bí ngô, cam, cà rốt… vì chúng là nguồn chứa các hoạt chất chống ôxy hoá tự nhiên được cho là có tác dụng chậm lại sự suy thoái của bộ não.
Giảm căng thẳng, lo âu vì căng thẳng, lo âu là một yếu tố tâm lý tác động nhiều đến mức độ run. Càng lo nghĩ càng run, càng cố gắng điều chỉnh thì càng làm tăng cường độ. Trong các tình huống run do suy giảm chức năng não bộ thì vấn đề tâm lý càng đóng vai trò tác động lớn. Chúng ta cần hết sức giúp đỡ để những yếu tố tâm lý không làm trầm trọng thêm bệnh.
Thường xuyên tập thể dục, đủ cường độ, đều đặn để làm tăng lưu thông máu lên não. Các bài tập dành cho đầu và cổ có tác dụng làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Triệu chứng run tay của bạn diễn biến đã nhiều năm, bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh hoặc chuyên khoa Nội tiết để tìm lí do và điều trị theo lí do mới đạt kết quả tốt.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Theo ViCare