Phẫu thuật là một phương pháp điều trị u tuyến yên. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ về phương pháp này.
Tư vấn về mổ cắt u tuyến yên
Câu hỏi bởi: Nguyễn Ngọc Sơn
Thưa bác sỹ, tôi là nam giới năm nay 42 tuổi có 2 lần bị cơn cao huyết áp cách nhau 5 năm gây choáng và tê tay chân khi đo HA 150/100mmhg, tháng 1/2016 tôi có chụp cộng hưởng từ tại BV Bạch Mai để kiểm tra xem có bị dị dạng mạch não không. Kết luận của khoa chẩn đoán hình ảnh ” mạch não bình thường có một khối u tuyến yên đường kính 0,7 x1 cm. Tôi đã làm các xét nghiệm về nội tiết tại khoa nội tiết BV Bạch Mai BS kết luận bình thường và hẹn 6 tháng sau chụp lại, ngày 1/8/16 tôi đã chụp lại tại Hòa Bình kết quả khối u tuyến yên 1x1cm sau đó tôi có về BV Bạch Mai làm các XN về nội tiết. BS tại khoa nội tiết nói nội tiết Bình thường và có chuyển tôi sang phòng khám khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Bạch Mai gặp BS chuyên khoa II Việt Phương, BS xem phim chụp và yêu cầu tôi nhập viện ngay để mổ vì còn một số việc nên tôi chưa xin nghỉ để nhập viện mổ được. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp của tôi như vậy đã phải mổ ngay chưa hay có thể tiếp tục theo dõi. Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đại đa số các khối u tuyến yên là u tuyến, không phải ung thư . U tuyến vẫn còn giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến yên thường là cần thiết nếu khối u đã có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh thị giác
Bạn nên thu xếp nhập viện để mổ càng sớm càng tốt theo như quyết định của bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh. Vì bạn đã có thời gian theo dõi hơn 6 tháng thấy khối u to hơn trước, nếu để lâu khối u có thể chèn ép dây thần kinh thị giác gây mất thị giác (mù vĩnh viễn) hoặc khó khăn trong phẫu thuật qua đường xoang mũi.
Chúc bạn mau lành bệnh
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trên thực tế điều trị, cùng một bệnh nhân nhưng lại có nhiều quan điểm xử lý khác nhau do xuất phát từ mục tiêu và quan điểm giải quyết khác nhau, mặc dù bản chất chính của những diễn biến trên bệnh nhân vẫn là một.
Ví dụ: một bệnh nhân bị gãy chân, đã đóng đinh nội tủy, sau 6 tháng xương can tốt, có bác sĩ quyết định rút đinh, có bác sĩ lại bảo không cần. Bác sĩ quyết định không rút vì lý do dụng cụ kết xương là vật liệu trơ có thể tồn tại hòa đồng lâu dài trong cơ thể, đồng thời rút đinh lại phải trải qua một thủ thuật đôi khi cũng khá khó khăn,…. Bác sĩ quyết định rút đinh với lý do xương đã lành tốt thì để đinh lại làm gì? biết đâu trong quá trình nó lại gây ra rắc rối thì sao?
Tương tự như vậy , ở vào trường hợp của bạn, bạn cần tìm hiểu trong những lời giải thích tư vấn của các bác sĩ để biết họ quyết định như vậy vì những lý do và quan điểm như thế nào? từ đó sẽ rút ra được quyết định cho riêng mình.
Chẳng hạn: Bác sĩ ở Bạch Mai quyết định mổ vì lý do như ở bài trên tôi đã viết, theo quan điểm giải quyết triệt để. Còn các bác sĩ ở Việt Đức lại khuyên không mổ vì lý do: khối u tuyến yên thường là lành tính, hiện tại chưa có rối loạn nội tiết,… phẫu thuật phức tạp, nhiều rủi ro nên chỉ tiến hành khi có chỉ định bắt buộc vì khối u tiếp tục to nhanh,…
Như vậy nếu tìm hiểu được cụ thể những lý do mà đưa đến những quyết định khác nhau như vậy thì bạn sẽ lựa chọn được hướng đi cho mình là nên theo sự tư vấn nào? Nếu đúng như giả định đã nêu thì bạn nên nghe theo tư vấn của các bác sĩ bệnh viện Việt Đức
Hy vọng những tư vấn của tôi giúp ích được cho bạn
Bị u tuyến yên ác tính có nên phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị u tuyến yên, và có kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Khoa Ngoại Thần Kinh (60A Lũy Bán Bích, Quận Tân Phú) là u ác tính, em xin hỏi bác sĩ có nên phẫu thuật hay không và nên phẫu thuật ở đâu?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tuyến yên là một cơ quan nằm trong não bộ. Gọi là tuyến yên vì nó nằm trong một hõm xương có hình giống cái yên ngựa. Tuyến yên rất nhỏ, chỉ bé bằng hạt đậu, nặng từ 0,5-1g. U tuyến yên là sự phát triển bất thường của tổ chức tuyến yên. Tức là trong khối sọ chật hẹp tự nhiên mọc ra một khối cứ lớn dần lên tại vùng hố yên.
Bình thường không sao, nhưng khi tuyến yên có u sẽ gây ra những rắc rối như: chèn đẩy tổ chức dần dần làm mất chức năng của vùng tuyến yên và vùng não xung quanh; suy giảm nồng độ hormone (khi đó là u không chế tiết); chế tiết hormone quá nhiều (khi đó là u chế tiết). Những tai hại này gây ra những biến đổi bên ngoài cơ thể. U tuyến yên có tiên lượng khá tốt, nếu được chữa trị bài bản thì người trưởng thành có thể trở lại với hoạt động sống thường ngày, còn trẻ em thì vẫn có thể dậy thì bình thường.
Bạn bị u tuyến yên được xác định là ác tính. Khi bị u loại này bệnh nhân thường cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên việc có mổ được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng khối u và tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể xin giải đáp và phẫu thuật ở nơi đã chẩn đoán cho bạn hoặc nếu không thấy thể đến Khoa Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Chợ Rẫy.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bệnh u tuyến yên
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ tôi bị u tuyến yên 3mm bây giờ tôi muốn có con thì có ảnh hưởng gì không ạ
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
U tuyến yên là khối u tăng trưởng bất thường phát triển trong tuyến yên. Một số khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone điều hoà chức năng quan trọng của cơ thể. Các khối u tuyến yên khác có thể hạn chế chức năng bình thường của tuyến yên, gây ra sản xuất hạn chế của kích thích tố.
Đại đa số các khối u tuyến yên là tăng trưởng không phải ung thư (u tuyến). U tuyến vẫn còn giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Điều trị các khối u tuyến yên liên quan đến việc lựa chọn khác nhau hoặc loại bỏ khối u hoặc kiểm soát sự tăng trưởng của nó. Cũng có thể cần thuốc để điều chỉnh sản xuất hormone quá cao hoặc quá thấp.
Khối u tuyến yên có thể gây ra rắc rối về thể chất và sinh hóa. Các khối u tuyến yên lớn – khoảng 3 / 4 inch (19 mm) hoặc lớn hơn – được gọi là macroadenomas. Khối u nhỏ <10mm được gọi là microadenomas. Macroadenomas có thể gây chèn ép trên phần còn lại của tuyến yên và các cấu trúc gần đó.
Điều trị bằng thuốc có thể giúp ngăn chặn sự tiết hormone dư thừa và đôi khi giảm tiết và kích thước khối u tuyến yên:
Ở phụ nữ, khối u tuyến yên có thể gây ra: Kinh nguyệt không đều (oligomenorrhea). Vô kinh. Sữa chảy ra từ vú (galactorrhea).
Các khối u tiết Prolactin (prolactinomas). Các thuốc bromocripxine (Parlodel) và cabergoline (Dostinex) có thể điều trị các loại khối u bằng cách giảm tiết prolactin và thường làm giảm kích thước của khối u. Các thuốc này thường rất hiệu quả trong điều trị các loại khối u mà phẫu thuật không cần thiết.
Các khối u tiết ra nội tiết tố tăng trưởng. Hai loại thuốc có sẵn cho các loại khối u tuyến yên này. Thuốc được gọi là chất tương tự somatostatin (Sandostatin,…) làm cho giảm sản xuất hormone tăng trưởng và có thể làm giảm kích thước của khối u này. Pegvisomant (Somavert) chặn ảnh hưởng của hormone tăng trưởng dư thừa trên cơ thể. Những thuốc này đặc biệt hữu ích nếu phẫu thuật đã không thành công.
Nếu khối u tuyến yên đã điều trị gây lên giảm sản xuất hormone, hoặc nếu loại bỏ khối u tuyến yên đã giảm sản xuất hormone, có thể cần dùng hormone thay thế để duy trì mức hormone bình thường. Tất nhiên lkaf còn có các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật nội soi, xạ trị ..v.v.
Với yêu cầu của bạn thì tôi chỉ biết là bạn muốn có thai. Nhưng thục sự ảnh hửng của u với bạn như thế nào tôi không rõ và với cơ quan sinh dục của bạn như thế nào nữa . Bạn phải tới BV Phụ sản để khám thêm và được sự tư vấn nhé.
Chào bạn.
Thỉnh thoảng lại bị khó thở, sau đó mắt tối sầm lại, mặt xanh, chân tay cảm giác không còn sức, như sắp ngất là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi (nữ). Từ cách đây 3 năm cháu thỉnh thoảng lại bị khó thở, sau đó mắt tối sầm lại, mặt xanh, chân tay cảm giác không còn sức, như sắp ngất ạ. May mắn là lần nào bị cháu cũng có người ở cùng nên xoa dầu gió vào tay chân thái dương thì cháu đỡ dần. Cách đây 1 năm cháu có mổ u tuyến yên, nhưng dù trước hay sau khi mổ thì thỉnh thoảng cháu vẫn bị như trên. Không biết là có phải cháu bị tác động bởi u tuyến yên không ạ? Xin bác sĩ giải đáp cho cháu đó là triệu chứng của bệnh gì ạ?
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
U tuyến yên là khối u tăng trưởng bất thường phát triển trong tuyến yên. Một số khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone điều hoà chức năng quan trọng của cơ thể. Các khối u tuyến yên khác có thể hạn chế chức năng bình thường của tuyến yên, gây ra sản xuất hạn chế của kích thích tố. Các biểu hiện của bạn có thể do bệnh u tuyến yên gây giảm nồng độ hoocmon tuyến, tuy nhiên cũng có thể do một bệnh lý khác gây ra. Thông thường có các lí do sau hay gây tình trạng khó thở:
– Bệnh lý của phổi: viêm phế quản, viêm phổi hoặc nhiễm trùng kéo dài như lao phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khó thở trong tình huống này thường đi kèm với sốt hoặc sự thay đổi màu sắc của đờm. Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang. Khó thở thường thấy kèm theo thở khò khè. Ung thư phổi hoặc có khối u tại phổi: khó thở thường kèm theo ăn kém, gầy sút nhiều. Bệnh nhân thường từng nghiện thuốc lá nặng. Tổn thương phổi diện lớn: ví dụ như áp-xe phổi, hoặc bệnh bụi phổi. Tắc mạch phổi: khó thở thường xảy ra đột ngột và thường phối hợp với khó thở nhanh nông và đi kèm với đau ngực.
– Bệnh cơ hoành và thành ngực: liệt cơ hoành sau phẫu thuật ngực hoặc béo phì đều có thể gây khó thở.
– Bệnh tim mạch, ví dụ suy tim: khó thở trong suy tim là do giảm khả năng giãn nở của cơ tim làm tăng áp lực máu quanh phổi. – Thiếu máu: lượng hồng cầu giảm làm oxy không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
– Tình trạng tăng chuyển hóa như bệnh Basedow, sốc, nhiễm trùng máu.
– Bệnh thận và gan mạn tính: do tăng lượng dịch đến phổi làm giảm trao đổi oxy tại phổi gây khó thở.
– Viêm đa khớp.
– Có vấn đề về hệ thống thần kinh: tăng áp lực sọ não do chấn thương sọ não, khối u não, tai biến mạch não, chảy máu não. Khó thở thường xảy ra khi não bị chèn ép ở vùng điều hòa hô hấp. Triệu chứng hô hấp thường xảy ra sau các biểu hiện thần kinh.
– Rối loạn thần kinh cơ gây tác động đến giãn nở lồng ngực và có thể tác động đến di động của cơ hoành làm cho bệnh nhân khó thở. Khó thở là một tình trạng nặng không thể coi thường vì vậy bạn nên tái khám sớm để tìm lí do chính xác và chữa trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Tư vấn về mổ cắt u tuyến yên
Câu hỏi bởi: Nguyễn Ngọc Sơn
Thưa bác sỹ, tôi là nam giới năm nay 42 tuổi có 2 lần bị cơn cao huyết áp cách nhau 5 năm gây choáng và tê tay chân khi đo HA 150/100mmhg, tháng 1/2016 tôi có chụp cộng hưởng từ tại BV Bạch Mai để kiểm tra xem có bị dị dạng mạch não không. Kết luận của khoa chẩn đoán hình ảnh ” mạch não bình thường có một khối u tuyến yên đường kính 0,7 x1 cm. Tôi đã làm các xét nghiệm về nội tiết tại khoa nội tiết BV Bạch Mai BS kết luận bình thường và hẹn 6 tháng sau chụp lại, ngày 1/8/16 tôi đã chụp lại tại Hòa Bình kết quả khối u tuyến yên 1x1cm sau đó tôi có về BV Bạch Mai làm các XN về nội tiết. BS tại khoa nội tiết nói nội tiết Bình thường và có chuyển tôi sang phòng khám khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Bạch Mai gặp BS chuyên khoa II Việt Phương, BS xem phim chụp và yêu cầu tôi nhập viện ngay để mổ vì còn một số việc nên tôi chưa xin nghỉ để nhập viện mổ được. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp của tôi như vậy đã phải mổ ngay chưa hay có thể tiếp tục theo dõi. Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đại đa số các khối u tuyến yên là u tuyến, không phải ung thư . U tuyến vẫn còn giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến yên thường là cần thiết nếu khối u đã có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh thị giác
Bạn nên thu xếp nhập viện để mổ càng sớm càng tốt theo như quyết định của bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh. Vì bạn đã có thời gian theo dõi hơn 6 tháng thấy khối u to hơn trước, nếu để lâu khối u có thể chèn ép dây thần kinh thị giác gây mất thị giác (mù vĩnh viễn) hoặc khó khăn trong phẫu thuật qua đường xoang mũi.
Chúc bạn mau lành bệnh
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trên thực tế điều trị, cùng một bệnh nhân nhưng lại có nhiều quan điểm xử lý khác nhau do xuất phát từ mục tiêu và quan điểm giải quyết khác nhau, mặc dù bản chất chính của những diễn biến trên bệnh nhân vẫn là một.
Ví dụ: một bệnh nhân bị gãy chân, đã đóng đinh nội tủy, sau 6 tháng xương can tốt, có bác sĩ quyết định rút đinh, có bác sĩ lại bảo không cần. Bác sĩ quyết định không rút vì lý do dụng cụ kết xương là vật liệu trơ có thể tồn tại hòa đồng lâu dài trong cơ thể, đồng thời rút đinh lại phải trải qua một thủ thuật đôi khi cũng khá khó khăn,…. Bác sĩ quyết định rút đinh với lý do xương đã lành tốt thì để đinh lại làm gì? biết đâu trong quá trình nó lại gây ra rắc rối thì sao?
Tương tự như vậy , ở vào trường hợp của bạn, bạn cần tìm hiểu trong những lời giải thích tư vấn của các bác sĩ để biết họ quyết định như vậy vì những lý do và quan điểm như thế nào? từ đó sẽ rút ra được quyết định cho riêng mình.
Chẳng hạn: Bác sĩ ở Bạch Mai quyết định mổ vì lý do như ở bài trên tôi đã viết, theo quan điểm giải quyết triệt để. Còn các bác sĩ ở Việt Đức lại khuyên không mổ vì lý do: khối u tuyến yên thường là lành tính, hiện tại chưa có rối loạn nội tiết,… phẫu thuật phức tạp, nhiều rủi ro nên chỉ tiến hành khi có chỉ định bắt buộc vì khối u tiếp tục to nhanh,…
Như vậy nếu tìm hiểu được cụ thể những lý do mà đưa đến những quyết định khác nhau như vậy thì bạn sẽ lựa chọn được hướng đi cho mình là nên theo sự tư vấn nào? Nếu đúng như giả định đã nêu thì bạn nên nghe theo tư vấn của các bác sĩ bệnh viện Việt Đức
Hy vọng những tư vấn của tôi giúp ích được cho bạn
Bị u tuyến yên ác tính có nên phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị u tuyến yên, và có kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Khoa Ngoại Thần Kinh (60A Lũy Bán Bích, Quận Tân Phú) là u ác tính, em xin hỏi bác sĩ có nên phẫu thuật hay không và nên phẫu thuật ở đâu?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Tuyến yên là một cơ quan nằm trong não bộ. Gọi là tuyến yên vì nó nằm trong một hõm xương có hình giống cái yên ngựa. Tuyến yên rất nhỏ, chỉ bé bằng hạt đậu, nặng từ 0,5-1g. U tuyến yên là sự phát triển bất thường của tổ chức tuyến yên. Tức là trong khối sọ chật hẹp tự nhiên mọc ra một khối cứ lớn dần lên tại vùng hố yên.
Bình thường không sao, nhưng khi tuyến yên có u sẽ gây ra những rắc rối như: chèn đẩy tổ chức dần dần làm mất chức năng của vùng tuyến yên và vùng não xung quanh; suy giảm nồng độ hormone (khi đó là u không chế tiết); chế tiết hormone quá nhiều (khi đó là u chế tiết). Những tai hại này gây ra những biến đổi bên ngoài cơ thể. U tuyến yên có tiên lượng khá tốt, nếu được chữa trị bài bản thì người trưởng thành có thể trở lại với hoạt động sống thường ngày, còn trẻ em thì vẫn có thể dậy thì bình thường.
Bạn bị u tuyến yên được xác định là ác tính. Khi bị u loại này bệnh nhân thường cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên việc có mổ được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng khối u và tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể xin giải đáp và phẫu thuật ở nơi đã chẩn đoán cho bạn hoặc nếu không thấy thể đến Khoa Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Chợ Rẫy.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bệnh u tuyến yên
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ tôi bị u tuyến yên 3mm bây giờ tôi muốn có con thì có ảnh hưởng gì không ạ
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
U tuyến yên là khối u tăng trưởng bất thường phát triển trong tuyến yên. Một số khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone điều hoà chức năng quan trọng của cơ thể. Các khối u tuyến yên khác có thể hạn chế chức năng bình thường của tuyến yên, gây ra sản xuất hạn chế của kích thích tố.
Đại đa số các khối u tuyến yên là tăng trưởng không phải ung thư (u tuyến). U tuyến vẫn còn giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Điều trị các khối u tuyến yên liên quan đến việc lựa chọn khác nhau hoặc loại bỏ khối u hoặc kiểm soát sự tăng trưởng của nó. Cũng có thể cần thuốc để điều chỉnh sản xuất hormone quá cao hoặc quá thấp.
Khối u tuyến yên có thể gây ra rắc rối về thể chất và sinh hóa. Các khối u tuyến yên lớn – khoảng 3 / 4 inch (19 mm) hoặc lớn hơn – được gọi là macroadenomas. Khối u nhỏ <10mm được gọi là microadenomas. Macroadenomas có thể gây chèn ép trên phần còn lại của tuyến yên và các cấu trúc gần đó.
Điều trị bằng thuốc có thể giúp ngăn chặn sự tiết hormone dư thừa và đôi khi giảm tiết và kích thước khối u tuyến yên:
Ở phụ nữ, khối u tuyến yên có thể gây ra: Kinh nguyệt không đều (oligomenorrhea). Vô kinh. Sữa chảy ra từ vú (galactorrhea).
Các khối u tiết Prolactin (prolactinomas). Các thuốc bromocripxine (Parlodel) và cabergoline (Dostinex) có thể điều trị các loại khối u bằng cách giảm tiết prolactin và thường làm giảm kích thước của khối u. Các thuốc này thường rất hiệu quả trong điều trị các loại khối u mà phẫu thuật không cần thiết.
Các khối u tiết ra nội tiết tố tăng trưởng. Hai loại thuốc có sẵn cho các loại khối u tuyến yên này. Thuốc được gọi là chất tương tự somatostatin (Sandostatin,…) làm cho giảm sản xuất hormone tăng trưởng và có thể làm giảm kích thước của khối u này. Pegvisomant (Somavert) chặn ảnh hưởng của hormone tăng trưởng dư thừa trên cơ thể. Những thuốc này đặc biệt hữu ích nếu phẫu thuật đã không thành công.
Nếu khối u tuyến yên đã điều trị gây lên giảm sản xuất hormone, hoặc nếu loại bỏ khối u tuyến yên đã giảm sản xuất hormone, có thể cần dùng hormone thay thế để duy trì mức hormone bình thường. Tất nhiên lkaf còn có các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật nội soi, xạ trị ..v.v.
Với yêu cầu của bạn thì tôi chỉ biết là bạn muốn có thai. Nhưng thục sự ảnh hửng của u với bạn như thế nào tôi không rõ và với cơ quan sinh dục của bạn như thế nào nữa . Bạn phải tới BV Phụ sản để khám thêm và được sự tư vấn nhé.
Chào bạn.
Thỉnh thoảng lại bị khó thở, sau đó mắt tối sầm lại, mặt xanh, chân tay cảm giác không còn sức, như sắp ngất là bị gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 20 tuổi (nữ). Từ cách đây 3 năm cháu thỉnh thoảng lại bị khó thở, sau đó mắt tối sầm lại, mặt xanh, chân tay cảm giác không còn sức, như sắp ngất ạ. May mắn là lần nào bị cháu cũng có người ở cùng nên xoa dầu gió vào tay chân thái dương thì cháu đỡ dần. Cách đây 1 năm cháu có mổ u tuyến yên, nhưng dù trước hay sau khi mổ thì thỉnh thoảng cháu vẫn bị như trên. Không biết là có phải cháu bị tác động bởi u tuyến yên không ạ? Xin bác sĩ giải đáp cho cháu đó là triệu chứng của bệnh gì ạ?
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
U tuyến yên là khối u tăng trưởng bất thường phát triển trong tuyến yên. Một số khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone điều hoà chức năng quan trọng của cơ thể. Các khối u tuyến yên khác có thể hạn chế chức năng bình thường của tuyến yên, gây ra sản xuất hạn chế của kích thích tố. Các biểu hiện của bạn có thể do bệnh u tuyến yên gây giảm nồng độ hoocmon tuyến, tuy nhiên cũng có thể do một bệnh lý khác gây ra. Thông thường có các lí do sau hay gây tình trạng khó thở:
– Bệnh lý của phổi: viêm phế quản, viêm phổi hoặc nhiễm trùng kéo dài như lao phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khó thở trong tình huống này thường đi kèm với sốt hoặc sự thay đổi màu sắc của đờm. Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang. Khó thở thường thấy kèm theo thở khò khè. Ung thư phổi hoặc có khối u tại phổi: khó thở thường kèm theo ăn kém, gầy sút nhiều. Bệnh nhân thường từng nghiện thuốc lá nặng. Tổn thương phổi diện lớn: ví dụ như áp-xe phổi, hoặc bệnh bụi phổi. Tắc mạch phổi: khó thở thường xảy ra đột ngột và thường phối hợp với khó thở nhanh nông và đi kèm với đau ngực.
– Bệnh cơ hoành và thành ngực: liệt cơ hoành sau phẫu thuật ngực hoặc béo phì đều có thể gây khó thở.
– Bệnh tim mạch, ví dụ suy tim: khó thở trong suy tim là do giảm khả năng giãn nở của cơ tim làm tăng áp lực máu quanh phổi. – Thiếu máu: lượng hồng cầu giảm làm oxy không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
– Tình trạng tăng chuyển hóa như bệnh Basedow, sốc, nhiễm trùng máu.
– Bệnh thận và gan mạn tính: do tăng lượng dịch đến phổi làm giảm trao đổi oxy tại phổi gây khó thở.
– Viêm đa khớp.
– Có vấn đề về hệ thống thần kinh: tăng áp lực sọ não do chấn thương sọ não, khối u não, tai biến mạch não, chảy máu não. Khó thở thường xảy ra khi não bị chèn ép ở vùng điều hòa hô hấp. Triệu chứng hô hấp thường xảy ra sau các biểu hiện thần kinh.
– Rối loạn thần kinh cơ gây tác động đến giãn nở lồng ngực và có thể tác động đến di động của cơ hoành làm cho bệnh nhân khó thở. Khó thở là một tình trạng nặng không thể coi thường vì vậy bạn nên tái khám sớm để tìm lí do chính xác và chữa trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Theo ViCare