Phụ nữ liệu có khả năng chủ động điều chỉnh kinh nguyệt theo ý muốn hay không? Câu trả lời là có.
Ước mơ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn xuất phát từ các yêu cầu trong đời sống tình dục. Một cô gái từng than phiền rằng cô rất oán giận chu kỳ nữ tính của mình. Lý do là cô phải sống cách xa người yêu, hai người chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhau như kiểu Ngưu Lang Chức Nữ. Nhưng oái oăm thay, mỗi lần chàng đến thì y như rằng cô gái lại đang "đèn đỏ".
"Thực là hết chịu nổi. Tôi phải thu xếp ra sao để không có tháng thiếc gì nữa?", cô gái than thở.
Ước muốn trên là điều có thể được, với việc dùng thuốc tránh thai liên tục ít nhất trong vòng 30 ngày (thông thường chỉ uống 3 tuần/tháng). Khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ trở lại. Bà Elisabeth Aubeny, Chủ tịch Hiệp hội ngừa thai Pháp, nói: "Giờ đây không còn chuyện kinh nguyệt chi phối các sự kiện trong đời sống chị em nữa, mà chính các sự kiện đó sai khiến, chế ngự ngày đèn đỏ".
Và thế là khởi đầu cuộc cách mạng. Các phòng điều chế đang lao vào cung ứng thuốc và phương tiện ngừa thai giúp phụ nữ trì hoãn việc ra máu theo chu kỳ tự nhiên. Trong số đó, sản phẩm được hứa hẹn có hiệu quả hơn cả là Seasonale. Theo tuần báo Time, viên tránh thai này được đánh giá như phát minh ăn khách nhất trong năm vì nó chỉ gây chảy máu kinh nguyệt chỉ 3 tháng một lần.
Nhưng sẽ là quá sớm khi vội cho rằng giờ đây, những phụ tùng liên quan đến nữ tính phải được cất vào kho. Không nhanh như vậy đâu, vì cách kiểm soát kinh nguyệt như trên không có hiệu quả 100%. Nguyên nhân là cơ thể mỗi người mỗi khác.
Ngoài ra, thái độ đối với chuyện có kinh ở phụ nữ cũng khác nhau, thậm chí đối nghịch hẳn. Nếu như nhiều phụ nữ vui mừng vì có thể được giải phóng khỏi mối phiền toái hằng tháng thì nhiều người khác một mực giữ lấy, thậm chí cố sức sao cho nó được đều đặn.
Agnes, một phụ nữ 37 tuổi đã nói về cảm nhận của chị sau 3 năm dùng thuốc tránh thai để làm ngưng kinh nguyệt: "Tôi cảm thấy hụt hẫng như người bị cắt chân tay, như thể tôi đã mất tiềm năng sinh con đẻ cái, như bị mãn kinh trước tuổi. Nó khiến tôi thấy chao đảo bất an".
Đó cũng là cảm nhận của nhiều phụ nữ khác vì kinh nguyệt là một dấu hiệu của nữ tính, của khả năng làm mẹ. Việc tắt kinh thông thường là sự báo hiệu khả năng sinh sản của người đàn bà đã kết thúc. Nhưng có phải vì vậy mà phụ nữ không còn nữ tính? Câu trả lời là không. Theo nhà triết học kiêm sinh học Henri Alain, chủ động làm ngưng kinh nguyệt là sự tác động đến một trong những biểu hiện của nữ tính chứ không phải đến bản thân nữ tính.
Bà Jacquelines Schaeffer, nhà phân tâm học, viết: "Kinh nguyệt tham gia vào sự lẫn lộn nhập nhằng về thân xác giữa người đàn bà dục tình và người đàn bà sinh sản. Những đứa con sinh ra, dương vật và máu kinh nguyệt đều đi qua cùng một nơi". Tuy nhiên, theo bà, phụ nữ không cần ra máu để cảm thấy mình là đàn bà, bởi lẽ tắt kinh chưa phải là đã mất đi khả năng tình dục. Câu chuyện sau của một phụ nữ đã tắt kinh 4 năm có thể làm bằng chứng: Bà có một mối tình rất đậm đà ở tuổi mãn kinh và nhờ đó đã thấy kinh trở lại.
Bà Jacquelines Schaeffer cho rằng, câu chuyện trên chứng tỏ máu cũng mang cả dục tính lẫn nữ tính. Bộ não và thân xác làm việc tay trong tay.
Ước mơ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn xuất phát từ các yêu cầu trong đời sống tình dục. Một cô gái từng than phiền rằng cô rất oán giận chu kỳ nữ tính của mình. Lý do là cô phải sống cách xa người yêu, hai người chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhau như kiểu Ngưu Lang Chức Nữ. Nhưng oái oăm thay, mỗi lần chàng đến thì y như rằng cô gái lại đang "đèn đỏ".
"Thực là hết chịu nổi. Tôi phải thu xếp ra sao để không có tháng thiếc gì nữa?", cô gái than thở.
Ước muốn trên là điều có thể được, với việc dùng thuốc tránh thai liên tục ít nhất trong vòng 30 ngày (thông thường chỉ uống 3 tuần/tháng). Khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ trở lại. Bà Elisabeth Aubeny, Chủ tịch Hiệp hội ngừa thai Pháp, nói: "Giờ đây không còn chuyện kinh nguyệt chi phối các sự kiện trong đời sống chị em nữa, mà chính các sự kiện đó sai khiến, chế ngự ngày đèn đỏ".
Và thế là khởi đầu cuộc cách mạng. Các phòng điều chế đang lao vào cung ứng thuốc và phương tiện ngừa thai giúp phụ nữ trì hoãn việc ra máu theo chu kỳ tự nhiên. Trong số đó, sản phẩm được hứa hẹn có hiệu quả hơn cả là Seasonale. Theo tuần báo Time, viên tránh thai này được đánh giá như phát minh ăn khách nhất trong năm vì nó chỉ gây chảy máu kinh nguyệt chỉ 3 tháng một lần.
Nhưng sẽ là quá sớm khi vội cho rằng giờ đây, những phụ tùng liên quan đến nữ tính phải được cất vào kho. Không nhanh như vậy đâu, vì cách kiểm soát kinh nguyệt như trên không có hiệu quả 100%. Nguyên nhân là cơ thể mỗi người mỗi khác.
Ngoài ra, thái độ đối với chuyện có kinh ở phụ nữ cũng khác nhau, thậm chí đối nghịch hẳn. Nếu như nhiều phụ nữ vui mừng vì có thể được giải phóng khỏi mối phiền toái hằng tháng thì nhiều người khác một mực giữ lấy, thậm chí cố sức sao cho nó được đều đặn.
Agnes, một phụ nữ 37 tuổi đã nói về cảm nhận của chị sau 3 năm dùng thuốc tránh thai để làm ngưng kinh nguyệt: "Tôi cảm thấy hụt hẫng như người bị cắt chân tay, như thể tôi đã mất tiềm năng sinh con đẻ cái, như bị mãn kinh trước tuổi. Nó khiến tôi thấy chao đảo bất an".
Đó cũng là cảm nhận của nhiều phụ nữ khác vì kinh nguyệt là một dấu hiệu của nữ tính, của khả năng làm mẹ. Việc tắt kinh thông thường là sự báo hiệu khả năng sinh sản của người đàn bà đã kết thúc. Nhưng có phải vì vậy mà phụ nữ không còn nữ tính? Câu trả lời là không. Theo nhà triết học kiêm sinh học Henri Alain, chủ động làm ngưng kinh nguyệt là sự tác động đến một trong những biểu hiện của nữ tính chứ không phải đến bản thân nữ tính.
Bà Jacquelines Schaeffer, nhà phân tâm học, viết: "Kinh nguyệt tham gia vào sự lẫn lộn nhập nhằng về thân xác giữa người đàn bà dục tình và người đàn bà sinh sản. Những đứa con sinh ra, dương vật và máu kinh nguyệt đều đi qua cùng một nơi". Tuy nhiên, theo bà, phụ nữ không cần ra máu để cảm thấy mình là đàn bà, bởi lẽ tắt kinh chưa phải là đã mất đi khả năng tình dục. Câu chuyện sau của một phụ nữ đã tắt kinh 4 năm có thể làm bằng chứng: Bà có một mối tình rất đậm đà ở tuổi mãn kinh và nhờ đó đã thấy kinh trở lại.
Bà Jacquelines Schaeffer cho rằng, câu chuyện trên chứng tỏ máu cũng mang cả dục tính lẫn nữ tính. Bộ não và thân xác làm việc tay trong tay.
Xã Luận