Nổi cộm trong mí mắt là như thế nào? Có đáng lo ngại hay không? Tham khảo tuyển tập dưới đây để bổ sung thêm kiến thức về vấn đề này.
Nổi cộm trong mí mắt trên, không đau, vẫn nhìn được bình thường là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Ngọc Anh
Thưa bác sĩ.
Cháu là nữ, 18 tuổi. Hôm nay sau khi ngủ dậy cháu thấy trong mắt nổi cộm rất khó chịu. Lúc soi gương cháu thấy trong phần mí bên mắt phải (ở mí trên ạ) có nổi 1 hạt cộm khoảng 0,3cm (đỉnh hạt cộm khoảng 0,1cm), có màu đỏ bình thường như những chỗ khác, không đau và cháu vẫn nhìn được bình thường. Nhưng lúc ngủ rất gây khó chịu ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là mắt cháu bị làm sao và có nguy hiểm không ạ? Có cách chữa không ạ? Nếu tự khỏi thì mất bao lâu ạ và có tái phát không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu.
Với các biểu hiện cháu mô tả nghĩ nhiều đến bệnh chắp, lẹo ở mắt.
Chắp là do sưng dạng u hạt mãn tính của một tuyến Mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
Triệu chứng: Sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài tháng.
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo thường xuyên tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Triệu chứng: Đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.
Điều trị: Khi bị chắp, lẹo trước hết không trang điểm đến khi nào mụn lành hẳn. Áp dụng nén ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh. Rửa tay sạch sẽ trước khi cháu áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Cháu không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt. Đặt miếng nén trên mắt sau khi cháu đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cháu cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm. Hãy để cho những lẹo mắt/cái chắp trên mí mắt của cháu tự vỡ. Tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng. Sử dụng thuốc mỡ chữa trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Bị nổi mụn thịt ở mi mắt, không đau, mi dưới nổi cộm lên là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Tôi năm nay 24 tuổi, giới tính nam, hiện đang sống và làm việc bên Nhật. Cách đây không lâu lắm, ở gần thái dương bên phải của tôi, cách khoé mắt chừng 2 cm, có nổi lên cục thịt nằm trong lớp da, tôi không rõ lí do. Sau thời gian không chú ý đến, nó biến mất, cách đây 4 tuần, nó lại tái phát nổi ở trong lớp da dưới mi mắt trái, nổi lên như hạt đỗ đen, không hề đau chút nào. Tôi nhìn thì thấy mi dưới nổi cộm lên, bóp tay mi dưới thì cảm nhận rõ. Xin bác sĩ giải đáp giúp xem của tôi có phải bệnh tật gì không?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Với các biểu hiện như bạn mô tả thì theo tôi bạn nên đi khám mắt càng sớm càng tốt vì đây là những triệu chứng bất thường ở mắt. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng đó có thể là triệu chứng của ung thư mi mắt. Triệu chứng của ung thư mi còn phụ thuộc vào loại ung thư mi, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh có thể là:
Một vết loét ở da mi, bờ xung quanh nổi gồ đen, lâu lành mặc dù đã được chữa trị, có thể tạm khỏi rồi lại tái phát, thường nghĩ đến ung thư biểu mô tế bào đáy.
Xuất hiện thành cục ở da mi, có thể có loét hay không có loét da mi, có sắc tố hoặc màu trắng nhợt, có giãn mạch…
Một mảng da mi cứng như tờ bìa, ranh giới với vùng xung quanh không rõ.
Khi một nốt ruồi thay đổi tính chất như to nhanh, ngứa, thay đổi màu sắc hoặc loét rỉ máu thì phải nghĩ đến u hắc tố ác tính.
Đôi khi, bệnh triệu chứng như tồn tại dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần hoặc một lần hoặc một cục làm loét kết mạc mi (mặt trong của mi). Trường hợp này cần nghĩ đến một ung thư biểu mô tuyến bã.
Các tình huống u lymphô ác tính ở mi mắt thường làm cho mi dày lên mà không gây loét da mi cũng như không gây loét kết mạc mi.
Ung thư mi mắt là bệnh ít gặp trong bệnh lý về mắt, ít được mọi người biết đến nên bệnh nhân thường đến chữa trị ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do vậy bạn nên đi khám sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mắt em bị ngứa 2 bờ mi, khóe mắt, ở bờ mi còn nổi mụn nước, rất ngứa, cộm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Naxynh
Chào bác sĩ!
Mắt em một thời gian trước có biểu hiện ngứa 2 bờ mi, khóe mắt, ở bờ mi còn nổi mụn nước, rất ngứa, cộm, kéo mi lên có thể nhìn thấy. Em đã đi mua thuốc uống và hết ngứa, nhưng một thời gian ngắn sau lại bị trở lại, bác sĩ cho em hỏi em đang bị sao. Làm thế nào để trị dứt điểm ạ.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bờ mi mắt có cửa đổ ra của các tuyến bã. Chất bã này thực chất là một dạng mỡ, được tiết vào khe mắt, phủ lên lớp nước mắt, giúp làm giảm sự bốc hơi của nước mắt. Nếu không thấy hoạt động này thì nước mắt sẽ bốc hơi nhanh, tuyến lệ làm việc không kịp, gây khô rát cho giác mạc, kết mạc. Trong một số tình huống, do tạng người hay tính chất công việc, tập quán sinh hoạt, chất bã được tiết ra nhiều. Phần nước của chất bã sẽ bị đẩy ra trước, gây các mụn nước. Nếu gặp bụi bẩn, các nốt đó sẽ viêm, nhiễm trùng, có khi thành mủ, màu vàng. Có khi nước ra hết, chất bã khô lại thành nhân nhọn, kiểu mụn trứng cá, gây cảm giác nhói khi chớp mắt. Thực chất, bệnh chỉ gây phiền chứ không thấy biến chứng gì trầm trọng.
Để phòng bệnh, bạn cần hạn chế ăn đồ gia vị cay nóng (tỏi, tiêu, hành sống, ớt, sả); bảo đảm giấc ngủ, tránh đọc sách quá khuya. Sau một ngày sinh hoạt hoặc làm việc, trước khi ăn cơm tối, bạn nên rửa mặt một lần nữa để lau sạch bụi bặm cho da mặt và vùng mắt. Tuy nhiên bạn nên đi khám mắt để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây tác động đến thị lực.
Chúc bạn sức khỏe!
Ngứa cộm mí mắt, khi dụi thì sưng và tạo mọng nước, mắt bị ghèn dây, là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho cháu hỏi: năm nay cháu 25 tuổi, nữ, làm công việc văn phòng, hiện mắt cận 1 độ. Hai mắt có triệu chứng ngứa vùng mí trên và cả mí dưới, cả 2 mắt, ngứa cộm, khi dụi thì mắt sưng lên vùng mí, tạo mọng giống như khóc cả đêm, khi bị nặng là vùng kết mạc sưng lên, mọng nước luôn. Mỗi lần như vậy, cháu hạn chế dụi mắt để tránh sưng lên. Đôi lúc đang ngồi làm việc thì mắt có cảm giác nóng và ngứa bất chợt, không phải do tiếp xúc gió hay môi trường bụi. Ngoài ra mắt còn bị ghèn dây (dạng sợi ghèn trắng, dài như sợi chỉ), lúc ngứa, cháu dụi mắt và lấy được ghèn dây ra một lúc thì mắt sẽ dịu. Bác sĩ giúp cháu biết đó là triệu chứng của bệnh gì về mắt và có thể hỗ trợ bằng thuốc gì ạ? Cháu bị nhiễm siêu vi B (Dương tính với HBsAg, âm tính với HBeAg, đã xét nghiệm DNA nhưng bác sĩ bảo là ở mức ổn định, ăn uống bình thường, không cần hỗ trợ thuốc ạ).
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là hiện tượng viêm niêm mạc mắt (mặt trong của hai mí mắt). Trước mắt bạn có thể nhỏ các loại thuốc mắt có kháng sinh: Polydexa, Gentamyxin, Clorxit,… Sau 7 – 10 ngày không đỡ thì đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nổi cộm trong mí mắt trên, không đau, vẫn nhìn được bình thường là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Ngọc Anh
Thưa bác sĩ.
Cháu là nữ, 18 tuổi. Hôm nay sau khi ngủ dậy cháu thấy trong mắt nổi cộm rất khó chịu. Lúc soi gương cháu thấy trong phần mí bên mắt phải (ở mí trên ạ) có nổi 1 hạt cộm khoảng 0,3cm (đỉnh hạt cộm khoảng 0,1cm), có màu đỏ bình thường như những chỗ khác, không đau và cháu vẫn nhìn được bình thường. Nhưng lúc ngủ rất gây khó chịu ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là mắt cháu bị làm sao và có nguy hiểm không ạ? Có cách chữa không ạ? Nếu tự khỏi thì mất bao lâu ạ và có tái phát không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu.
Với các biểu hiện cháu mô tả nghĩ nhiều đến bệnh chắp, lẹo ở mắt.
Chắp là do sưng dạng u hạt mãn tính của một tuyến Mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
Triệu chứng: Sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài tháng.
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo thường xuyên tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Triệu chứng: Đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.
Điều trị: Khi bị chắp, lẹo trước hết không trang điểm đến khi nào mụn lành hẳn. Áp dụng nén ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh. Rửa tay sạch sẽ trước khi cháu áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Cháu không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt. Đặt miếng nén trên mắt sau khi cháu đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cháu cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm. Hãy để cho những lẹo mắt/cái chắp trên mí mắt của cháu tự vỡ. Tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng. Sử dụng thuốc mỡ chữa trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Bị nổi mụn thịt ở mi mắt, không đau, mi dưới nổi cộm lên là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Tôi năm nay 24 tuổi, giới tính nam, hiện đang sống và làm việc bên Nhật. Cách đây không lâu lắm, ở gần thái dương bên phải của tôi, cách khoé mắt chừng 2 cm, có nổi lên cục thịt nằm trong lớp da, tôi không rõ lí do. Sau thời gian không chú ý đến, nó biến mất, cách đây 4 tuần, nó lại tái phát nổi ở trong lớp da dưới mi mắt trái, nổi lên như hạt đỗ đen, không hề đau chút nào. Tôi nhìn thì thấy mi dưới nổi cộm lên, bóp tay mi dưới thì cảm nhận rõ. Xin bác sĩ giải đáp giúp xem của tôi có phải bệnh tật gì không?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Với các biểu hiện như bạn mô tả thì theo tôi bạn nên đi khám mắt càng sớm càng tốt vì đây là những triệu chứng bất thường ở mắt. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng đó có thể là triệu chứng của ung thư mi mắt. Triệu chứng của ung thư mi còn phụ thuộc vào loại ung thư mi, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh có thể là:
Một vết loét ở da mi, bờ xung quanh nổi gồ đen, lâu lành mặc dù đã được chữa trị, có thể tạm khỏi rồi lại tái phát, thường nghĩ đến ung thư biểu mô tế bào đáy.
Xuất hiện thành cục ở da mi, có thể có loét hay không có loét da mi, có sắc tố hoặc màu trắng nhợt, có giãn mạch…
Một mảng da mi cứng như tờ bìa, ranh giới với vùng xung quanh không rõ.
Khi một nốt ruồi thay đổi tính chất như to nhanh, ngứa, thay đổi màu sắc hoặc loét rỉ máu thì phải nghĩ đến u hắc tố ác tính.
Đôi khi, bệnh triệu chứng như tồn tại dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần hoặc một lần hoặc một cục làm loét kết mạc mi (mặt trong của mi). Trường hợp này cần nghĩ đến một ung thư biểu mô tuyến bã.
Các tình huống u lymphô ác tính ở mi mắt thường làm cho mi dày lên mà không gây loét da mi cũng như không gây loét kết mạc mi.
Ung thư mi mắt là bệnh ít gặp trong bệnh lý về mắt, ít được mọi người biết đến nên bệnh nhân thường đến chữa trị ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do vậy bạn nên đi khám sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mắt em bị ngứa 2 bờ mi, khóe mắt, ở bờ mi còn nổi mụn nước, rất ngứa, cộm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Naxynh
Chào bác sĩ!
Mắt em một thời gian trước có biểu hiện ngứa 2 bờ mi, khóe mắt, ở bờ mi còn nổi mụn nước, rất ngứa, cộm, kéo mi lên có thể nhìn thấy. Em đã đi mua thuốc uống và hết ngứa, nhưng một thời gian ngắn sau lại bị trở lại, bác sĩ cho em hỏi em đang bị sao. Làm thế nào để trị dứt điểm ạ.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Bờ mi mắt có cửa đổ ra của các tuyến bã. Chất bã này thực chất là một dạng mỡ, được tiết vào khe mắt, phủ lên lớp nước mắt, giúp làm giảm sự bốc hơi của nước mắt. Nếu không thấy hoạt động này thì nước mắt sẽ bốc hơi nhanh, tuyến lệ làm việc không kịp, gây khô rát cho giác mạc, kết mạc. Trong một số tình huống, do tạng người hay tính chất công việc, tập quán sinh hoạt, chất bã được tiết ra nhiều. Phần nước của chất bã sẽ bị đẩy ra trước, gây các mụn nước. Nếu gặp bụi bẩn, các nốt đó sẽ viêm, nhiễm trùng, có khi thành mủ, màu vàng. Có khi nước ra hết, chất bã khô lại thành nhân nhọn, kiểu mụn trứng cá, gây cảm giác nhói khi chớp mắt. Thực chất, bệnh chỉ gây phiền chứ không thấy biến chứng gì trầm trọng.
Để phòng bệnh, bạn cần hạn chế ăn đồ gia vị cay nóng (tỏi, tiêu, hành sống, ớt, sả); bảo đảm giấc ngủ, tránh đọc sách quá khuya. Sau một ngày sinh hoạt hoặc làm việc, trước khi ăn cơm tối, bạn nên rửa mặt một lần nữa để lau sạch bụi bặm cho da mặt và vùng mắt. Tuy nhiên bạn nên đi khám mắt để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây tác động đến thị lực.
Chúc bạn sức khỏe!
Ngứa cộm mí mắt, khi dụi thì sưng và tạo mọng nước, mắt bị ghèn dây, là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho cháu hỏi: năm nay cháu 25 tuổi, nữ, làm công việc văn phòng, hiện mắt cận 1 độ. Hai mắt có triệu chứng ngứa vùng mí trên và cả mí dưới, cả 2 mắt, ngứa cộm, khi dụi thì mắt sưng lên vùng mí, tạo mọng giống như khóc cả đêm, khi bị nặng là vùng kết mạc sưng lên, mọng nước luôn. Mỗi lần như vậy, cháu hạn chế dụi mắt để tránh sưng lên. Đôi lúc đang ngồi làm việc thì mắt có cảm giác nóng và ngứa bất chợt, không phải do tiếp xúc gió hay môi trường bụi. Ngoài ra mắt còn bị ghèn dây (dạng sợi ghèn trắng, dài như sợi chỉ), lúc ngứa, cháu dụi mắt và lấy được ghèn dây ra một lúc thì mắt sẽ dịu. Bác sĩ giúp cháu biết đó là triệu chứng của bệnh gì về mắt và có thể hỗ trợ bằng thuốc gì ạ? Cháu bị nhiễm siêu vi B (Dương tính với HBsAg, âm tính với HBeAg, đã xét nghiệm DNA nhưng bác sĩ bảo là ở mức ổn định, ăn uống bình thường, không cần hỗ trợ thuốc ạ).
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là hiện tượng viêm niêm mạc mắt (mặt trong của hai mí mắt). Trước mắt bạn có thể nhỏ các loại thuốc mắt có kháng sinh: Polydexa, Gentamyxin, Clorxit,… Sau 7 – 10 ngày không đỡ thì đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare