Biến chứng có thể gặp ở người mắc bệnh tiểu đường


4,226
1
1
Xu
53
Cùng tìm hiểu những biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn chặn biến chứng bệnh tiểu đường qua một số câu hỏi được bác sĩ giải đáp dưới đây.

Biến chứng của bệnh tiểu đường


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Mẹ tôi năm nay 49 tuổi, bị bệnh tiểu đường đã 2 năm. Mẹ tôi bị biến chứng như: ngứa ngáy, nổi rôm sảy, ngứa toàn cơ thể. Xin hỏi chữa trị và thuốc trị ngứa như thế nào? Địa điểm bán các loại thuốc này?

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những tổn thương trên da của mẹ bạn. Mẹ bạn bị tiểu đường và bị biến chứng ngứa ngáy, nổi rôm sảy, ngứa toàn cơ thể, bạn cần đưa mẹ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hoặc Da liễu ngay để được chẩn đoán đúng và chữa trị kịp thời các biến chứng về da.

Mẹ bạn có thể dùng các thuốc chống dị ứng để giảm ngứa (phải theo chỉ định của bác sĩ), sử dụng xà phòng nhẹ khi tắm và bôi kem dưỡng ẩm da, mặc quần áo thông thoáng, dễ thấm mồ hôi. Mẹ bạn có thể dùng lá khế chua để tắm, có tác dụng giảm ngứa. Bạn mua lá khế chua 1 bó to, rửa sạch, cho vào nồi khoảng 2 lít nước, đun sôi để ấm rồi tắm hoặc lấy lá khế đó sát vào chỗ ngứa, lau khô rồi mặc quần áo, nhớ là không tắm lại bằng nước lạnh vì sẽ mất tác dụng).

Để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất mẹ bạn cần làm là phải giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Đồng thời mẹ bạn phải thường xuyên kiểm tra hàng ngày, nhằm phát hiện kịp thời bất kỳ những thay đổi hay dấu hiệu lạ nào trên da, để được chữa trị sớm, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh.

Thuốc chống biến chứng tiểu đường


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ bố tôi năm nay gần 60 tuổi bị tiểu đường tip 2 tôi muốn hỏi về thuốc chống biến chứng tiểu đường và liệu trình trị liệu của thuốc. Cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Lê Văn Minh


Chào bạn,
Các biến chứng về tiểu đường thường gặp: xơ vữa và có thể gây viêm tắt động mạch toàn thân ở nhiều cơ quan (mạch vành, mạch chi, mạch não,…), viêm đa dây thần kinh, đục thủy tinh thể…
Thuốc điều trị: trước hết cần kiểm soát đường máu trở về bình thường (thuốc hạ đường máu, Insulin, ăn kiêng, vận động,…)
Thuốc chống xơ vữa động mạch (hạ ỡ máu), chống viêm tắt động mạch (chống ngưng tập tiểu cầu,chống đông)
Liều lượng và thuốc dùng tùy vào từng trường hợp cụ thể, ông/bà nên đi khám bác sĩ để chỉ định điều trị cho phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!

Dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi do biến chứng tiểu đường như thế nào?


Câu hỏi bởi: bidolucky

Chào bác sĩ.

Mẹ con năm nay 57 tuổi, bị tiểu đường đã 22 năm, lượng đường trung bình là 130, bị lao phổi được 2 tháng, đang chữa trị, bác cho con hỏi, nên cho mẹ ăn uống như thế nào. Phòng ngừa bệnh thận và gan. Mỗi ngày mẹ đều uống nước quýt (có đường tiểu đường) có tác động tới thận không?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Người mắc bệnh đái tháo đường có tần xuất mắc bệnh lao cao hơn so với người không mắc bệnh. Về việc ăn uống mẹ cháu cần tuân thủ chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường và đảm bảo đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết. Thuốc chống lao do phải chữa trị kéo dài và có thể có tác dụng phụ với chức năng gan, do đó mẹ cháu nên định kỳ khám bác sĩ để được kiểm tra chức năng gan trong quá trình chữa trị.

Bác sĩ có thể kê đơn để mẹ cháu sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ, cải thiện chức năng gan, đề phòng viêm gan do thuốc. Thuốc chống lao nhìn chung ít có tác động lên chức năng thận. Mẹ cháu uống nước quýt không làm tác động chức năng thận. Mẹ cháu vẫn nên ăn hoa quả để cung cấp các vitamin, tuy nhiên nên ăn ít những loại hoa quả giàu đường Gluocose như nho, xoài, chuối, dưa hấu, hồng xiêm.

Chúc mẹ cháu sớm khỏe.

Tiểu đường bị phù chân là dấu hiệu của bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Thiên Bình

Thưa Bác sĩ! Chồng tôi năm nay 44 tuổi nị tiểu đường từ 2003 đến nay. Gần đây chồng tôi bị phù chân? Tôi rất lo lắng.
Xin nhờ Bác Sĩ tư vấn giúp

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:

Tôi giới thiệu biến chứng phù chân ở người tiểu đường để bạn tham khảo.

Biến chứng tiểu đường bị phù chân do bệnh gây ra những biến chứng ở gan, thận, tuần hoàn… hệ thống tuần hoàn trong cơ thể bị ứ nước gây phù thũng và dễ nhận biết nhất là phù chân. Những biến chứng gây phù ở bệnh tiểu đường báo hiện những dấu hiệu về biến chứng của bệnh, vì vậy khi bệnh nhân có những hiện tượng phù nên đi khám để có những chuẩn đoán chính xác tránh biến chứng nặng hơn.
Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường phù chân
Biến chứng tiểu đường phù chân là những biến chứng kéo theo của những biến chứng sau:
Biến chứng thận gây tiểu đường phù chân
Biến chứng gây suy thận có thể nói là một trong những nguy hiểm của bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm. Hiện tượng tiểu đường phù chân xảy ra do thận bị tổn thương và không loại bỏ được chất lỏng và natri ra khỏi hệ tuần hoàn, lúc này cơ thể bị thừa nước và natri làm tăng áp lực lên mạch máu, đặc biệt là hệ thông mạch máu dưới chân và quanh mắt gây hiện tượng phù nề.

Xơ gan

Bệnh tiểu đường làm tổn thương gan gây ra những tổn thương, thay đổi việc tiết các hormon có nhiệm vụ điều tiết chất dịch của cơ thể, gây tăng áp lực của chất lỏng lên hệ thống mạch máu, nhất là hệ thống mạch máu ở bụng và chân. Vì vậy khi bệnh nhân tiểu đường bị phù ở bụng nên đi khám và xét nghiệm chức năng gan để có chuẩn đoán, điều trị sớm nhất.

Tim sung huyết, nguyên nhân tiểu đường bị phù

Lượng đường trong máu cao làm tổn thương hệ thống tuần hoàn và là nguyên nhân gây tim sung huyết làm khả năng bơm máu từ các bộ phận trong cơ thể về tim cũng như từ tim đi các bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng. Lúc này máu bị giữ lại trong chân, gây áp lực lên chân và mắt cá chân, nguyên nhân tiểu đường phù chân.

Tổn thương tĩnh mạch chân
Tổn thương tĩnh mạch chân ở bệnh nhân tiểu đường làm chân bị phù
Bệnh nhân tiểu đường với lượng đường trong máu cao làm tĩnh mạch và van bơm tĩnh mạch bị suy yếu, từ đó máu từ chân không thể bơm về tim mà bị ứ ở chân, gây áp lực lên hệ thống mạch máu ở chân, nguyên nhân của hiện tượng tiểu đường phù chân.

Tránh biến chứng tiểu đường phù chân bằng chế độ sinh hoạt hợp lý
Tập luyện: bệnh nhân nên có chế độ tập luyện, vận động ở chân, việc vận động này giúp máu không bị ứ lại và có thể bơm trở lại tim.
Tập luyện thể dục giúp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường
Nâng cao chân so với tim: bệnh nhân bị tiểu đường phù chân nên để chân lên vị trí cao hơn tim khoảng 30 phút một lần và nên làm 3- 4 lần/ ngày. Việc nâng cao chân giúp máu từ chân đi về tim dễ dàng hơn.
Xoa bóp nhẹ nhàng: massage nhẹ nhàng giúp tăng áp lực lên phần máu bị tồn đọng. Việc này giúp giúp lượng máu tồn đọng trong chân có thể di chuyển lên tim.
Dùng tất chật: tác dụng như việc chèn ép lên vùng bị phù, giúp tống máu ra ngoài và ngăn không cho máu bị ứ đọng gây phù.
Ăn ít muối: việc ăn nhiều muối là nguyên nhân tiếp tay cho tiểu đường phù chân. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên giảm lượng muối cho vào cơ thể, bằng cách ăn nhạt và thực phẩm ít muối.
Thường xuyên kiểm tra chân: bệnh nhân nên kiểm tra chân hàng ngày, theo dõi các biến đổi của bàn chân hoặc có thể nhờ người khác xem hộ, phát hiện sớm tiểu đường phù chân cụ thể là khi bệnh nhân đi bộ lâu, đi giày mới.

Khám chân ít nhất 6 tháng/ lần: việc khám chân giúp bác sỹ nhận ra những thay đổi và có những phương pháp xét nghiệm và điều trị tránh biến chứng bệnh tiểu đường quá nặng.

Bảo vệ bàn chân của mình: bảo vệ bàn chân bằng cách đi lại nhẹ nhàng, ngâm chân bằng nước ấm, lau khô chân, kiểm tra chân thường xuyên và giầy nên dùng loại cho bệnh nhân tiểu đường giúp bảo vệ bàn chân, tránh vết thương, vết loét bàn chân dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử vết thương.
Giày dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường
Khi có vết thương nên rửa sạch bằng nước muối sinh lý, lau khô và xịt băng vết thương dạng xịt Nacurgo lên vết thương.

Băng vết thương dạng xịt Nacurgo với màng sinh học Polyesteramide được ví như một màng da nhân tạo, là một thành tựu của y học thế giới trong việc làm lành các tổn thương .

Vậy bạn hãy thực hiện các biện pháp tránh biến chứng phù chân cho chồng bạn bằng chế độ sinh hoạt hợp lý.
Đi khám bệnh theo đúng lịch trình
Uống thuốc theo đúng hướng dấn bệnh tiểu đường

Chúc bạn và chồng bạn mạnh khỏe.

Tham khảo ý kiến chuyên gia về tiểu đường bị phù và băng vết thương dạng xịt Nacurgo, liên hệ tổng đài m


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl