Đau răng không chỉ gây cảm giác không thoải mái cho các chi cơ mặt, xương hàm mà còn nhiều bộ phận khác trên gương mặt. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng và mức độ nguy hiểm của các cơn đau răng.
Đau 1 bên đầu từng cơn, đau chỗ thái dương bên trái liệu có liên quan tới sâu răng không?
Câu hỏi bởi: Thảo ngọc
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi, mấy tháng gần đây cháu hay đau đầu, đau từng cơn mỗi cơn gần 1h. Cháu chỉ đau 1 bên đầu, đau ngay chỗ thái dương bên trái nhiều nhất. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị đau gì và cách chữa trị như thế nào? Cháu có 1 cái răng sâu trong cùng bên trái. Nó có tác động gì tới bệnh đau đầu của cháu không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu nói là cháu bị đau nửa đầu bên trái vùng thái dương, nhưng cháu cũng có cái răng sâu ở trong cùng bên hàm trái. Cháu không nói rõ là chiếc răng sâu đó có bị đau không, thông thường răng sâu ở phần men răng và ở phần ngà răng chưa sâu thủng vào phần tuỷ thì chưa gây đau. Nếu răng sâu thủng chạm tuỷ răng gây viêm tuỷ răng làm người bệnh rất đau nhức, nó tác động đến dây thần kinh số VII và số V, đôi khi gây đau lên nửa đầu phía răng sâu. Do vậy nếu cháu có đau răng thì nên tới phòng khám Răng khám xem răng sâu đã chạm tuỷ chưa và chữa trị ngay, răng hết đau thì đầu cũng hết đau.
Nếu răng sâu nhưng không đau, thì đau nửa đầu của cháu có thể là bệnh đau nửa đầu Migraine. Bệnh này lí do là do sự co giãn bất thường của mạch máu vùng đầu và trong sọ não sinh ra các cơn đau đầu. Thông thường hay gặp là sự co mạch ở vùng thái dương nên gây những cơn đau ở vùng thái dương một bên đầu. Cơn đau thường kéo dài vài giờ thậm trí là 2-3 ngày làm người bệnh rất khó chịu. Bệnh đau nửa đầu Migraine mang yếu tố gia đình tức là bố mẹ bị đau nửa đầu thì con cũng rất rễ bị bệnh đau nử đầu. Các phương pháp chữa trị:
Nội khoa: Nếu nhẹ sử dụng các thuốc giản đau thông thường như Paracetamol, Aspirin, Indomethacin…. Nếu không đỡ uống thuốc cắt cơn đặc hiệu là dẫn chất của Ergotamine…
Ngoại khoa: Khi chữa trị nội khoa thất bại thì có thể phẫu thuật cắt động mạch thái dương nông, áp lạnh động mạch thái dương
Một số yếu tố thuận lợi để phát sinh cơn đau hay gặp nhất là căng thẳng tâm lý.
Do vậy cháu phải loại bỏ các lí do gây căng thẳng tâm lý như áp lực công việc hoặc học tập, tạo môi trường và cuộc sống thoải mái vui vẻ ở mọi lúc và mọi nơi. Bệnh đau nửa đầu Migraine do chuyên khoa Thần kinh khám và chữa trị. Cháu có thể tới khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám và chữa trị nhé.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Đau răng cấm làm đau các dây thần kinh 1 bên đầu có phải đau dây thần kinh V không?
Câu hỏi bởi: văn Lợi
Thưa bác sĩ!
Người thân của tôi 20 tuổi, là nữ, bị đau răng cấm nên dẫn đến các dây thần kinh 1 bên đầu bị đau dữ dội. Nhiều lúc bị đau 1 chỗ, nhiều lúc lại lên gần đỉnh đầu. Ban ngày cơn đau xuất hiện rất ít nhưng đến tối lại đau dữ dội. Răng thì không thấy dấu hiệu bị sâu răng, chân răng lại hay đau nhức, viêm lợi bình thường. Tôi muốn hỏi bác sĩ đấy có phải là đau dây thần kinh V hay không và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết vài điều về bệnh lý dây thần kinh số V. Dây thần kinh V là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ của người. Dây thần kinh này thực hiện cả hai chức năng vừa cảm giác vừa vận động. Tuy vậy, chức năng chính là cảm giác, và mỗi dây V sẽ tiếp nhận cảm giác cho một bên mặt. Dây V được hợp thành từ 3 nhánh thần kinh là V1 – V2 – V3, mỗi nhánh nhỏ này cảm giác cho một phần của nửa mặt (do đó dây V còn gọi là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sinh ba). Đau dây thần kinh V là cảm giác đau một nửa mặt tại vùng chi phối của dây V.
Đặc điểm cơn đau:
– Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. Tần suất của cơn đau quyết định độ năng của bệnh. Cơn đau thường xuất hiện vào ban ngày là nhiều.
– Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.
– Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
Ngoài biểu hiện đau thì bệnh nhân không thấy dấu hiệu bất thường nào khác. Đây là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán bệnh. Người thân của bạn là nữ, 20 tuổi, bị đau răng cấm nên dẫn đến các dây thần kinh 1 bên đầu bị đau dữ dội. Nhiều lúc bị đau 1 chỗ, nhiều lúc lại lên gần đỉnh đầu. Ban ngày cơn đau xuất hiện rất ít nhưng đến tối lại đau dữ dội. Răng thì không thấy dấu hiệu bị sâu răng, chân răng lại hay đau nhức, viêm lợi bình thường. Như vậy có thể là người thân của bạn đã bị viêm dây thần kinh số V. Tuy nhiên cơn đau hơi khác là lại hay nặng về đêm. Do vậy người thân của bạn cần đi khám bác sĩ để xác định lí do và chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sâu răng gây đau lợi, sưng má trong phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thành
Chào bác sĩ.
Tôi có 1 chiếc răng hàm dưới bị sâu nặng nhưng chưa nhổ. Dạo này bị đau lợi và sưng má trong, sờ có cục. Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao? Nhổ chiếc răng hàm sâu đi liệu có hết sưng không? Bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sâu răng là căn bệnh phát triển âm thầm và lâu dài, ở giai đoạn đầu nó cũng không gây bất kỳ khó chịu nào cho mọi người nên mọi người thường không chú ý tới. Cho tới khi trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen mà mắt thường có thể quan sát được thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm rồi. Bệnh sâu răng nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Bệnh nhân cảm thấy đau đớn
Bị áp-xe răng
Bệnh nhân bị mất răng
Bị hỏng răng
Vấn đề ăn nhai gặp rắc rối
Sâu răng gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Với tình trạng hiện tại rất có thể bạn đang bị áp-xe răng, việc chữa trị cần phải kết hợp chữa trị răng bị sâu và chữa trị ổ áp- xe. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để được khám và chữa trị và chú ý không chọc ngoáy hay ảnh hưởng vào chỗ bị sưng có thể làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng thêm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Chảy máu chân răng, đau nhức khớp, chán ăn, chấm đỏ dưới da là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Tuấn Nguyễn
Thưa bác sĩ.
Cháu năm nay 15 tuổi, dạo gần đây cháu thấy bắp đùi, bắp chân và bắp tay xuất hiện các chấm đỏ căng da không mất, nhưng khoảng 1 tuần sau là mất và mấy ngày sau nổi lại, mỗi lần nổi thì mỗi bắp tay hay chân nổi 4-5 nốt không gây ngứa. Cháu bị đau các khớp tay chân và các đốt khớp nhỏ, người lâu lâu sốt nhẹ, mới bị khoảng 3-4 ngày. Cháu đánh răng có chảy máu nhưng các lần sau không bị nữa. Buổi trưa cháu ăn rất nhiều nhưng cứ chiều tối là mệt không ăn được mấy nhưng trưa ăn rất ngon miệng. Người cháu ở mông có 1 chỗ bầm, các nơi khác không có gì. 2-3 tháng trước cháu cũng đau khớp nhưng xét nghiệm máu thì bị viêm khớp dạng thấp. Cháu không đau đầu dữ dội và chảy máu cam. Cháu chia sẻ ra đây mong bác cho cháu ý kiến, cháu có nguy cơ ung thư máu không.
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Cháu bị xuất hiện nhiều chấm đỏ căng da không mất kèm theo chảy máu chân răng và đau các khớp nhỏ, các nốt chấm đỏ dưới da không đau không ngứa. Với các biểu hiên như cháu mô tả nghĩ nhiều đến lí do bệnh lý về máu như: giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu; rối loạn các yếu tố đông máu, bệnh đa hồng cầu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải. Ngoài ra có thể do bệnh Scobut (bệnh thiếu vitamin C)… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da và trong một số ít tình huống đó có thể là triệu chứng của ung thư máu.
Để chẩn đoán chính xác cần thăm khám trực tiếp kết hợp với một số xét nghiệm, với tình trạng hiện tại cháu nên đi khám chuyên khoa Huyết học ở các cơ sở uy tín như Bệnh viện Huyết học Trung ương, khoa Huyết học Bệnh viện Bạch Mai để tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu sức khỏe!
Bị đau gần vùng chân răng, sưng vùng miệng dưới mũi và má là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Lúc đầu em bị đau chân răng, đau dựt dựt trên vùng gần chân răng. Sau đó em đi mua thuốc đau chân răng về uống, tối đó vẫn còn đau, nhưng khi ngủ dậy thì răng đỡ đau nhưng lại bị sưng vùng miệng phía dưới mũi, rồi đến chiều lại bị sưng lên má. Sang hôm sau lại bị sưng lên nhiều hơn và sưng gần híp mắt lại luôn. Như vậy là bị bệnh gì thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.
Em xin cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: Viêm nhiễm vùng hàm mặt lí do do răng (biến chứng của sâu răng, viêm quanh răng, biến chứng mọc răng khôn), viêm nhiễm vùng hàm mặt lí do không do răng (nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn từ các khối u lành tính và ác tính trong xương hàm, gãy xương hàm hở…), áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng…. Với tình trạng bệnh như hiện tại, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau 1 bên đầu từng cơn, đau chỗ thái dương bên trái liệu có liên quan tới sâu răng không?
Câu hỏi bởi: Thảo ngọc
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi, mấy tháng gần đây cháu hay đau đầu, đau từng cơn mỗi cơn gần 1h. Cháu chỉ đau 1 bên đầu, đau ngay chỗ thái dương bên trái nhiều nhất. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị đau gì và cách chữa trị như thế nào? Cháu có 1 cái răng sâu trong cùng bên trái. Nó có tác động gì tới bệnh đau đầu của cháu không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu nói là cháu bị đau nửa đầu bên trái vùng thái dương, nhưng cháu cũng có cái răng sâu ở trong cùng bên hàm trái. Cháu không nói rõ là chiếc răng sâu đó có bị đau không, thông thường răng sâu ở phần men răng và ở phần ngà răng chưa sâu thủng vào phần tuỷ thì chưa gây đau. Nếu răng sâu thủng chạm tuỷ răng gây viêm tuỷ răng làm người bệnh rất đau nhức, nó tác động đến dây thần kinh số VII và số V, đôi khi gây đau lên nửa đầu phía răng sâu. Do vậy nếu cháu có đau răng thì nên tới phòng khám Răng khám xem răng sâu đã chạm tuỷ chưa và chữa trị ngay, răng hết đau thì đầu cũng hết đau.
Nếu răng sâu nhưng không đau, thì đau nửa đầu của cháu có thể là bệnh đau nửa đầu Migraine. Bệnh này lí do là do sự co giãn bất thường của mạch máu vùng đầu và trong sọ não sinh ra các cơn đau đầu. Thông thường hay gặp là sự co mạch ở vùng thái dương nên gây những cơn đau ở vùng thái dương một bên đầu. Cơn đau thường kéo dài vài giờ thậm trí là 2-3 ngày làm người bệnh rất khó chịu. Bệnh đau nửa đầu Migraine mang yếu tố gia đình tức là bố mẹ bị đau nửa đầu thì con cũng rất rễ bị bệnh đau nử đầu. Các phương pháp chữa trị:
Nội khoa: Nếu nhẹ sử dụng các thuốc giản đau thông thường như Paracetamol, Aspirin, Indomethacin…. Nếu không đỡ uống thuốc cắt cơn đặc hiệu là dẫn chất của Ergotamine…
Ngoại khoa: Khi chữa trị nội khoa thất bại thì có thể phẫu thuật cắt động mạch thái dương nông, áp lạnh động mạch thái dương
Một số yếu tố thuận lợi để phát sinh cơn đau hay gặp nhất là căng thẳng tâm lý.
Do vậy cháu phải loại bỏ các lí do gây căng thẳng tâm lý như áp lực công việc hoặc học tập, tạo môi trường và cuộc sống thoải mái vui vẻ ở mọi lúc và mọi nơi. Bệnh đau nửa đầu Migraine do chuyên khoa Thần kinh khám và chữa trị. Cháu có thể tới khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám và chữa trị nhé.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Đau răng cấm làm đau các dây thần kinh 1 bên đầu có phải đau dây thần kinh V không?
Câu hỏi bởi: văn Lợi
Thưa bác sĩ!
Người thân của tôi 20 tuổi, là nữ, bị đau răng cấm nên dẫn đến các dây thần kinh 1 bên đầu bị đau dữ dội. Nhiều lúc bị đau 1 chỗ, nhiều lúc lại lên gần đỉnh đầu. Ban ngày cơn đau xuất hiện rất ít nhưng đến tối lại đau dữ dội. Răng thì không thấy dấu hiệu bị sâu răng, chân răng lại hay đau nhức, viêm lợi bình thường. Tôi muốn hỏi bác sĩ đấy có phải là đau dây thần kinh V hay không và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết vài điều về bệnh lý dây thần kinh số V. Dây thần kinh V là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ của người. Dây thần kinh này thực hiện cả hai chức năng vừa cảm giác vừa vận động. Tuy vậy, chức năng chính là cảm giác, và mỗi dây V sẽ tiếp nhận cảm giác cho một bên mặt. Dây V được hợp thành từ 3 nhánh thần kinh là V1 – V2 – V3, mỗi nhánh nhỏ này cảm giác cho một phần của nửa mặt (do đó dây V còn gọi là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sinh ba). Đau dây thần kinh V là cảm giác đau một nửa mặt tại vùng chi phối của dây V.
Đặc điểm cơn đau:
– Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. Tần suất của cơn đau quyết định độ năng của bệnh. Cơn đau thường xuất hiện vào ban ngày là nhiều.
– Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.
– Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
Ngoài biểu hiện đau thì bệnh nhân không thấy dấu hiệu bất thường nào khác. Đây là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán bệnh. Người thân của bạn là nữ, 20 tuổi, bị đau răng cấm nên dẫn đến các dây thần kinh 1 bên đầu bị đau dữ dội. Nhiều lúc bị đau 1 chỗ, nhiều lúc lại lên gần đỉnh đầu. Ban ngày cơn đau xuất hiện rất ít nhưng đến tối lại đau dữ dội. Răng thì không thấy dấu hiệu bị sâu răng, chân răng lại hay đau nhức, viêm lợi bình thường. Như vậy có thể là người thân của bạn đã bị viêm dây thần kinh số V. Tuy nhiên cơn đau hơi khác là lại hay nặng về đêm. Do vậy người thân của bạn cần đi khám bác sĩ để xác định lí do và chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sâu răng gây đau lợi, sưng má trong phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thành
Chào bác sĩ.
Tôi có 1 chiếc răng hàm dưới bị sâu nặng nhưng chưa nhổ. Dạo này bị đau lợi và sưng má trong, sờ có cục. Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao? Nhổ chiếc răng hàm sâu đi liệu có hết sưng không? Bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sâu răng là căn bệnh phát triển âm thầm và lâu dài, ở giai đoạn đầu nó cũng không gây bất kỳ khó chịu nào cho mọi người nên mọi người thường không chú ý tới. Cho tới khi trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen mà mắt thường có thể quan sát được thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm rồi. Bệnh sâu răng nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Bệnh nhân cảm thấy đau đớn
Bị áp-xe răng
Bệnh nhân bị mất răng
Bị hỏng răng
Vấn đề ăn nhai gặp rắc rối
Sâu răng gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Với tình trạng hiện tại rất có thể bạn đang bị áp-xe răng, việc chữa trị cần phải kết hợp chữa trị răng bị sâu và chữa trị ổ áp- xe. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để được khám và chữa trị và chú ý không chọc ngoáy hay ảnh hưởng vào chỗ bị sưng có thể làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng thêm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Chảy máu chân răng, đau nhức khớp, chán ăn, chấm đỏ dưới da là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Tuấn Nguyễn
Thưa bác sĩ.
Cháu năm nay 15 tuổi, dạo gần đây cháu thấy bắp đùi, bắp chân và bắp tay xuất hiện các chấm đỏ căng da không mất, nhưng khoảng 1 tuần sau là mất và mấy ngày sau nổi lại, mỗi lần nổi thì mỗi bắp tay hay chân nổi 4-5 nốt không gây ngứa. Cháu bị đau các khớp tay chân và các đốt khớp nhỏ, người lâu lâu sốt nhẹ, mới bị khoảng 3-4 ngày. Cháu đánh răng có chảy máu nhưng các lần sau không bị nữa. Buổi trưa cháu ăn rất nhiều nhưng cứ chiều tối là mệt không ăn được mấy nhưng trưa ăn rất ngon miệng. Người cháu ở mông có 1 chỗ bầm, các nơi khác không có gì. 2-3 tháng trước cháu cũng đau khớp nhưng xét nghiệm máu thì bị viêm khớp dạng thấp. Cháu không đau đầu dữ dội và chảy máu cam. Cháu chia sẻ ra đây mong bác cho cháu ý kiến, cháu có nguy cơ ung thư máu không.
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Cháu bị xuất hiện nhiều chấm đỏ căng da không mất kèm theo chảy máu chân răng và đau các khớp nhỏ, các nốt chấm đỏ dưới da không đau không ngứa. Với các biểu hiên như cháu mô tả nghĩ nhiều đến lí do bệnh lý về máu như: giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu; rối loạn các yếu tố đông máu, bệnh đa hồng cầu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải. Ngoài ra có thể do bệnh Scobut (bệnh thiếu vitamin C)… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da và trong một số ít tình huống đó có thể là triệu chứng của ung thư máu.
Để chẩn đoán chính xác cần thăm khám trực tiếp kết hợp với một số xét nghiệm, với tình trạng hiện tại cháu nên đi khám chuyên khoa Huyết học ở các cơ sở uy tín như Bệnh viện Huyết học Trung ương, khoa Huyết học Bệnh viện Bạch Mai để tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu sức khỏe!
Bị đau gần vùng chân răng, sưng vùng miệng dưới mũi và má là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Lúc đầu em bị đau chân răng, đau dựt dựt trên vùng gần chân răng. Sau đó em đi mua thuốc đau chân răng về uống, tối đó vẫn còn đau, nhưng khi ngủ dậy thì răng đỡ đau nhưng lại bị sưng vùng miệng phía dưới mũi, rồi đến chiều lại bị sưng lên má. Sang hôm sau lại bị sưng lên nhiều hơn và sưng gần híp mắt lại luôn. Như vậy là bị bệnh gì thưa bác sĩ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.
Em xin cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: Viêm nhiễm vùng hàm mặt lí do do răng (biến chứng của sâu răng, viêm quanh răng, biến chứng mọc răng khôn), viêm nhiễm vùng hàm mặt lí do không do răng (nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn từ các khối u lành tính và ác tính trong xương hàm, gãy xương hàm hở…), áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng…. Với tình trạng bệnh như hiện tại, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare