Tay chân nổi đốm đỏ cần biết những điều này


4,226
1
1
Xu
53
Đốm đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể chúng ta. Một trong những khu vực dễ gặp nhất chính là tay và chân.

Bị nổi mề đay, uống chanh mật ong thấy đỡ nhưng bị nổi thêm đốm đỏ ở tay là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 20 tuổi. Em đang bị mề đay mặc dù trước đây hay bị nổi mẩn đỏ ở khắp người người không ngứa lắm. Từ lúc em uống nước chanh mật ong vào buổi sáng và tối thì cũng thấy đỡ hơn nhưng lại bị nổi 1 đốm đỏ ở tay như hình. Liệu em bị bệnh gì không ạ?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em.

Em bị mề đay uống chanh với mật ong là tốt vì nó tăng cường sức đề kháng và giải độc. Còn đốm đỏ xuất hiện ở tay không thấy liên quan gì, cần theo dõi vài ngày nếu có tiến triển không tốt em đi bác sĩ Da liễu khám thực tế mới biết được.

Chúc em khỏe mạnh!

Bị nổi đốm đỏ trên da ở 2 bên bẹn chân và bẹn nách, là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi hỏi, tự dưng tôi bị nổi những đốm đỏ trên da ở 2 bên bẹn chân và bẹn nách. Bình thường thì không ngứa, nhưng khi sờ vào thì lại bị ngứa. Các đốm đỏ nổi lên như bị nổi mề đay. Vậy xin hỏi bác sĩ, hiện tượng đó là bị làm sao? Nguyên nhân và cách điều tri như thế nào?

Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Qua thông tin bạn cung cấp, bạn có xuất hiện những đốm đỏ trên da ở bẹn và nách, ngứa,… Nhưng không rõ có vảy da hay không? Tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa, mà không thấy vảy da thì trước hết nghĩ tới lí do do viêm da dị ứng. Trong tình huống này, bạn nên lưu ý tới các yếu tố dị nguyên. Ngoài ra, tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa có thể do nấm, ký sinh trùng, côn trùng,… Do vậy, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu khám nhằm xác định rõ lí do và có hướng chữa trị thích hợp. Ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ có thể cho làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm bệnh phẩm da, vảy da, xét nghiệm máu, nước tiểu,… Để xác định tổn thương.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Khi ăn nước mắm, mắm nêm hoặc hải sản bị ngứa chân, nổi đốm đỏ tròn tròn như đồng tiền là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 19 tuổi, bị ngứa chân, nhưng chỉ ngứa 1 chân phải, em chỉ cần ăn thức ăn nào có nước mắm, mắm nêm và cá biển là bị ngứa không chịu nổi, chân em bị nổi từng đốm tròn tròn giống đồng tiền ấy, ban đầu nhỏ nhưng lâu ngày to dần, xin hỏi bác sĩ em bị mắc bệnh gì và cách chữa trị ạ?

Em xin cám ơn!

Bác sĩ Đặng Phương Liên


Chào bạn!

Theo như thông tin trong thư, có thể bạn bị dị ứng thức ăn, đặc biệt là hải sản. Dị ứng là bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đó là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với các tác nhân bị coi là có hại đối với cơ thể. Thông thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập như vi khuẩn, virut và các chất gây hại khác và không phản ứng đối với các chất lạ nhưng lành tính có trong không khí, đồ ăn, thức uống, thuốc men…

Tuy nhiên, ở một số người, hệ thống miễn dịch lại hoạt động bảo vệ quá mức cần thiết, nhận biết sai các tín hiệu và phản ứng cả với những tác nhân lành tính mà nó tưởng là có hại cho cơ thể và gây nên tình trạng dị ứng. Biểu hiện của dị ứng thức ăn là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa ngáy, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… xuất hiện sau khi ăn phải những thực phẩm gây dị ứng.

Khi thấy da có triệu chứng bị dị ứng, mẩn ngứa thì bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng, tránh gãi hay chà xát mạnh để tránh làm da xây sát, chảy nước, nhiễm trùng. Với dị ứng nhẹ, bạn có thể chữa trị tại nhà bằng thuốc chống dị ứng (Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên/ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày), bổ sung vitamin C, axit Folic. Về chế độ ăn, bạn phải chú ý ghi nhớ tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng cho mình, nên ăn nhiều rau xanh và quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.

Tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao phù hợp với sức khỏe và sở thích của bản thân, sinh hoạt điều độ, cùng với chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể trạng toàn thân, giúp cơ thể bạn có sức đề kháng với bệnh tật nói chung và dị ứng nói riêng. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn như dị ứng toàn thân, đau bụng, nôn, tiêu chảy… bạn cần đến ngay cơ sở y tế khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn chữa trị và phòng bệnh. Do có cơ địa dị ứng, bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng, tránh làm dị ứng nặng thêm mà nên dùng theo đơn thuốc do bác sĩ kê.

Chúc bạn sức khỏe!

Nổi đốm nhỏ ở ngón chân cái, sau đó lan rộng, gây đau, chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 20 tuổi. Mấy hôm trước cháu có bị 1 chấm nhỏ đỏ nổi dưới da, ở ngón chân cái. Sau đó mấy hôm thì đốm nhỏ ban đầu bằng đầu kim lan ra gây đau. Bác sĩ giải thích giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Có thể đây chỉ là viêm nang lông ở chỗ có một chùm lông mặt trên đốt 2 ngón cái. Bạn có thể uống kháng sinh kết hợp bôi thuốc mỡ ngoài da có kháng sinh và kháng viêm Cortebios.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị mọc đốm đỏ ở 2 cánh tay giống như máu tích tụ


Câu hỏi bởi: Trần Thành

Thưa bác sĩ!

Mẹ cháu 57 tuổi, hôm trước khi mẹ cháu ngủ dậy thì 2 cánh tay của mẹ bị các đốm đỏ nhỏ (vòng tròn) rất nhiều, giống như máu tích tụ từng tí từng tí vậy. Bác sĩ có thể giải đáp giúp cháu làm cách trị bệnh này được không?

Cháu cám ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo mô tả mẹ em bị vỡ mao mạch, xuất huyết dưới da. Bệnh này hay xảy ra ở phụ nữ, tổn thương thường có ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, mặt trong đùi. Nguyên nhân thường do máu bị giảm các yếu tố đông máu, thành mạch kém bền vững… Em nên động viên mẹ đi bệnh viện khám, xét nghiệm để tìm lí do chữa trị.

Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 

Q

Quang Khải

Khách
Thưa bác sĩ!

em bị xuất hiện các vết đỏ dưới da (giống vết bầm) ở ngón cái nhưng không gây ngứa. Xin bác sĩ tư vấn cho em biết đây là bệnh gì ạ!
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl