Thuốc Tân Dược –
Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu một thành tựu to lớn trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, vậy nguyên nhân này do đâu?
Kháng sinh là những hợp chất có nguồn gốc từ vi sinh vât, được tổng hợp, bán tổng hợp hóa học với mục đích ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở nồng độ thấp. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu một thành tựu to lớn của y học trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên do việc lạm dụng kháng sinh mà tỷ lệ kháng kháng sinh ngày một gia tăng với tốc độ đáng báo động. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Sự kháng thuốc kháng sinh càng gia tăng khi đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn có khả năng kháng lại tất cả các loại thuốc. Đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Bởi lẽ kháng kháng sinh sẽ gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt thuốc trong điều trị đặc biệt đối với những bệnh nhân bị nhiễm các loại siêu vi khuẩn đa kháng sinh. Điều đó gây ra mối đe dọa nghiệm trọng tạo nên sự thách thức đối với đội ngũ y, bác sỹ, dược sỹ trong tương lai. Không những vậy, kháng kháng sinh còn tác động lớn đến kinh tế, sự phát triển chung của xã hội . Nó làm cho thời gian điều trị kéo dài, bênh nhân tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, chi phí cho điều trị cao tạo gánh nặng kinh tế cho cá nhân, cho gia đình và cho cả xã hội. Như vậy, vấn đề kháng kháng sinh là vấn đề toàn cầu chứ không riêng của Việt nam.
Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh
Theo Dược sĩ Trần Nam Anh hiện đang giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Có 5 nguyên nhân chính gây ra sự kháng kháng sinh:
1. Do sự kém hiểu biết của bệnh nhân về thuốc:
Bệnh nhân quan niệm kháng sinh là thần dược có thể chữa được bách bệnh nên tự ý kê đơn, mua kháng sinh để sử dụng trong khi đó kháng sinh là thuốc bắt buộc phải có sự chỉ định của thầy thuốc . Một số bệnh lý không do vi khuẩn gây ra và không cần kháng sinh nhưng người dân vẫn sử dụng khiến cho vi khuẩn kháng thuốc.
Bệnh nhân dùng thuốc không đúng liều hướng dẫn, dùng không đủ thời gian quy định
Việc kê đơn của thầy thuốc :
2. Do tâm lý của bệnh nhân lười tái khám, muốn khỏi nhanh nên gây ra áp lực đối với đội ngũ y, bác sỹ dẫn đến việc kê kháng sinh mạnh tay tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc
Một số các cơ sở y tế tuyến xã, phường, quận huyện, vùng sâu, vùng xa – những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, không có đầy đủ trang thiết bị để nuôi cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ nên y, bác sỹ thường kê kháng sinh theo kinh nghiệm dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh tăng cao ( do sử dụng kháng sinh không phù hợp với loại, chủng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra… )
Nhiều bệnh truyền nhiễm chưa có đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa được cập nhật. Quy định sử dụng kháng sinh, làm kháng sinh đồ, xét nghiệm vi sinh chưa hoàn thiện, việc giám sát trong quá trình thực hiện tại các địa phương cũng chưa được thực hiện đầy đủ.
3. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: Việc làm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng chưa có kiểm soát tạo điều kiện cho vi khuẩn nâng cao sức đề kháng nên có khả năng kháng lại kháng sinh ở người
4. Tình trạng lây chéo tại bệnh viện: Công tác phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả. Bệnh nhân có 1 vi khuẩn kháng kháng sinh có thể chuyển vi khuẩn đó sang cho người khác làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
5. Công tác quản lý nhà thuốc, quầy thuốc còn nhiều hạn chế
Việc kiểm soát chất lượng thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc còn nhiều lỏng lẻo. Chất lượng thuốc không đảm bảo dẫn đến tăng nguy cơ kháng thuốc
Do áp lực về cạnh tranh giữa các quầy thuốc, nhà thuốc với nhau mà các quầy thuốc, nhà thuốc có thể bán thuốc dễ dàng theo yêu cầu của bệnh nhân khi không có đơn của bác sỹ
Dược sĩ Cao đẳng hay Đại học tại nhà thuốc hiện nay do tiếp xúc trong môi trường bệnh viện ít nên khả năng cập nhật các thông tin về tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn còn hạn chế
Biện pháp hạn chế
Theo lời khuyên của các giảng viên Cao đẳng Dược: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Bệnh nhân chỉ mua và sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ. Dược sỹ quầy thuốc, nhà thuốc chỉ bán kháng sinh theo đơn
Bác sỹ khi kê kháng sinh phải lựa chọn kháng sinh hợp lý phụ thuộc và loại vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn và cơ địa của từng bệnh nhân
Phải dùng kháng sinh đúng liều
Dùng kháng đủ thời gian
Nâng cao công tác quản lý chất lượng thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc
Giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Nâng cao chất lượng y tế ở các tuyến xã, phường, vùng xâu, vùng xa. Đầu tư các trang thiêt bị máy móc để làm nuôi cấy tìm vi khuẩn, kháng sinh đồ ….
Cán bộ y bác sỹ phải thường xuyên cập nhật thông tin về sự kháng kháng sinh để có sự lựa chọn kháng sinh phù hợp
Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu một thành tựu to lớn trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, vậy nguyên nhân này do đâu?
Xuất hiện ngày càng nhiều vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Kháng sinh là những hợp chất có nguồn gốc từ vi sinh vât, được tổng hợp, bán tổng hợp hóa học với mục đích ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở nồng độ thấp. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu một thành tựu to lớn của y học trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên do việc lạm dụng kháng sinh mà tỷ lệ kháng kháng sinh ngày một gia tăng với tốc độ đáng báo động. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Sự kháng thuốc kháng sinh càng gia tăng khi đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn có khả năng kháng lại tất cả các loại thuốc. Đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Bởi lẽ kháng kháng sinh sẽ gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt thuốc trong điều trị đặc biệt đối với những bệnh nhân bị nhiễm các loại siêu vi khuẩn đa kháng sinh. Điều đó gây ra mối đe dọa nghiệm trọng tạo nên sự thách thức đối với đội ngũ y, bác sỹ, dược sỹ trong tương lai. Không những vậy, kháng kháng sinh còn tác động lớn đến kinh tế, sự phát triển chung của xã hội . Nó làm cho thời gian điều trị kéo dài, bênh nhân tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, chi phí cho điều trị cao tạo gánh nặng kinh tế cho cá nhân, cho gia đình và cho cả xã hội. Như vậy, vấn đề kháng kháng sinh là vấn đề toàn cầu chứ không riêng của Việt nam.
Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh
Theo Dược sĩ Trần Nam Anh hiện đang giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Có 5 nguyên nhân chính gây ra sự kháng kháng sinh:
1. Do sự kém hiểu biết của bệnh nhân về thuốc:
Bệnh nhân quan niệm kháng sinh là thần dược có thể chữa được bách bệnh nên tự ý kê đơn, mua kháng sinh để sử dụng trong khi đó kháng sinh là thuốc bắt buộc phải có sự chỉ định của thầy thuốc . Một số bệnh lý không do vi khuẩn gây ra và không cần kháng sinh nhưng người dân vẫn sử dụng khiến cho vi khuẩn kháng thuốc.
Bệnh nhân dùng thuốc không đúng liều hướng dẫn, dùng không đủ thời gian quy định
Việc kê đơn của thầy thuốc :
2. Do tâm lý của bệnh nhân lười tái khám, muốn khỏi nhanh nên gây ra áp lực đối với đội ngũ y, bác sỹ dẫn đến việc kê kháng sinh mạnh tay tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc
Một số các cơ sở y tế tuyến xã, phường, quận huyện, vùng sâu, vùng xa – những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, không có đầy đủ trang thiết bị để nuôi cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ nên y, bác sỹ thường kê kháng sinh theo kinh nghiệm dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh tăng cao ( do sử dụng kháng sinh không phù hợp với loại, chủng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra… )
Nhiều bệnh truyền nhiễm chưa có đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa được cập nhật. Quy định sử dụng kháng sinh, làm kháng sinh đồ, xét nghiệm vi sinh chưa hoàn thiện, việc giám sát trong quá trình thực hiện tại các địa phương cũng chưa được thực hiện đầy đủ.
3. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: Việc làm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng chưa có kiểm soát tạo điều kiện cho vi khuẩn nâng cao sức đề kháng nên có khả năng kháng lại kháng sinh ở người
4. Tình trạng lây chéo tại bệnh viện: Công tác phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả. Bệnh nhân có 1 vi khuẩn kháng kháng sinh có thể chuyển vi khuẩn đó sang cho người khác làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
5. Công tác quản lý nhà thuốc, quầy thuốc còn nhiều hạn chế
Việc kiểm soát chất lượng thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc còn nhiều lỏng lẻo. Chất lượng thuốc không đảm bảo dẫn đến tăng nguy cơ kháng thuốc
Do áp lực về cạnh tranh giữa các quầy thuốc, nhà thuốc với nhau mà các quầy thuốc, nhà thuốc có thể bán thuốc dễ dàng theo yêu cầu của bệnh nhân khi không có đơn của bác sỹ
Dược sĩ Cao đẳng hay Đại học tại nhà thuốc hiện nay do tiếp xúc trong môi trường bệnh viện ít nên khả năng cập nhật các thông tin về tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn còn hạn chế
Biện pháp hạn chế sự kháng kháng sinh của vi khuẩn
Biện pháp hạn chế
Theo lời khuyên của các giảng viên Cao đẳng Dược: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Bệnh nhân chỉ mua và sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ. Dược sỹ quầy thuốc, nhà thuốc chỉ bán kháng sinh theo đơn
Bác sỹ khi kê kháng sinh phải lựa chọn kháng sinh hợp lý phụ thuộc và loại vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn và cơ địa của từng bệnh nhân
Phải dùng kháng sinh đúng liều
Dùng kháng đủ thời gian
Nâng cao công tác quản lý chất lượng thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc
Giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Nâng cao chất lượng y tế ở các tuyến xã, phường, vùng xâu, vùng xa. Đầu tư các trang thiêt bị máy móc để làm nuôi cấy tìm vi khuẩn, kháng sinh đồ ….
Cán bộ y bác sỹ phải thường xuyên cập nhật thông tin về sự kháng kháng sinh để có sự lựa chọn kháng sinh phù hợp
Nguồn: thuocviet.edu.vn