Nhiều người băn khoăn không biết bệnh nhân sởi có cần một khẩu phần ăn đặc biệt hay không. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tự trả lời điều đó.
Chế độ dinh dưỡng cho bé sau sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, em có một cháu gái được hơn 2 tuổi vừa chữa trị sởi, viêm phổi tại Xanh Pôn từ ngày 14/4 đến ngày 23/4. Hiện tại, cháu đã khỏi viêm phổi và được xuất viện về nhà, các nốt ban sởi đã bay nhưng vẫn còn vảy đen ở thân và chân tay. Em có hỏi qua các bà thì các bà bảo cháu phải kiêng đồ tanh như trứng, cá, tôm cua… trong vòng 4 tháng. Em xin hỏi bác sĩ điều đó có đúng không? Có cần kiêng như thế không vì ngày nào con cũng ăn thịt thì cháu sẽ chán ăn lắm và còn thiếu chất nữa. Rất mong bác sĩ hướng dẫn em về chế độ dinh dưỡng cho cháu sau bị sởi như thế nào là tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Với trẻ khi mắc sởi thì sức đề kháng của cháu bị suy giảm, nên việc chăm sóc cháu bé sau mắc sởi rất quan trọng. Đặc biệt, bệnh sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Phác đồ chữa trị bệnh sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau: Trẻ trên 12 tháng: uống 200.000 đơn vị 1 ngày, 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có triệu chứng thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần. Nếu ở bệnh viện các bác sĩ chưa cho cháu uống thì em nên cho cháu uống bổ sung vitamin A theo quy định của Bộ Y tế. Chế độ dinh dưỡng cho cháu sau khi mắc sởi em có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho cháu dưới đây: Em nên xây dựng chế độ ăn nhằm nâng cao miễn dịch cho cháu:
Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Ăn đa dạng thực phẩm: thay đổi các loại thực phẩm mỗi ngày.
Cháu đang ở trong độ tuổi bú mẹ: em cần tiếp tục cho cháu bú, cho bú nhiều lần hơn, kết hợp với ăn bổ sung hợp lý.
Cho cháu ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15-20 loại thực phẩm), không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.
Cần cho cháu ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.
Cần cho cháu ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh…) vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho cháu như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.
Không nên dùng các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…, hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
Em nên lựa chọn thực phẩm như sau:
Sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A trong các bữa ăn: Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A như gan, thịt và lòng đỏ trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm như rau ngót, rau dền, rau cải xanh, rau muống, rau đay, rau mồng tơi…, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Vitamin A tan trong chất béo nên chế độ ăn cần có đủ dầu ăn/mỡ để giúp hấp thu và chuyển tiền vitamin A sang dạng vitamin A.
Lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn: Kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virút từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Liều bổ sung kẽm: 20 mg/ngày cho trẻ trên 6 tháng cho đợt chữa trị 14 ngày. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Bữa ăn cần có các thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như: Cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau như rau ngót, rau dền, rau đay, mồng tơi. rau muống. Em nên cho cháu uống nước quả chín (từ 1-2 cốc 1 ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C giúp nâng cao miễn dịch. Em nên chú ý về cách chế biến:
Em cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị nhưng thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc trẻ khỏe.
Thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Tránh các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
Khi chế biến tránh làm rau bị dập nát, cắt hoặc thái và cho rau vào nấu khi nước đã sôi, nấu xong ăn ngay để tránh mất các vitamin, nhất là vitamin C và tiền vitamn A.
Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Nên bổ sung đa vitamin, khoáng chất mà trong thành phần có vitamin A, E, C, kẽm, selen…, trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm giúp cho cháu nâng cao miễn dịch. Cháu mới khỏi ốm, em không nên cho cháu ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm càng, cá diếc, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, kén nhộng, các loại rau kích thích như, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…
Chúc sức khỏe!
Bệnh sởi cần kiêng những gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ban sởi bay hết 1 tuần tuần rồi liệu còn phải kiêng gió và nước với ăn kiêng không ạ? Em năm nay 24 tuổi rồi mà vẫn mắc sởi, liệu 1 tuần nữa em đi làm được chưa ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, gây thành dịch. Người bệnh phát tán vi rút mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có ban sởi mọc và 04 ngày sau khi phát ban sởi, thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Bệnh thường triệu chứng bằng triệu chứng: sốt cao, ho, hắt hơi, chảy nước mũi , viêm kết mạc mắt, có hạt koplick ở miệng họng.
Ban sởi thường xuất hiện theo trình tự từ tai, gáy, mọc toàn bộ vùng đầu, mặt cổ rồi xuống thân mình, ban không ngứa, dạng dát sẩn, sờ mịn như nhung. Ban bay hết để lại vết thâm trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trông giống như vết vằn da hổ. Qua mô tả của bạn, ban sởi đã bay hết, bạn không phải kiêng gió, kiêng nước. Bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống mềm, dễ tiêu, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể hàng ngày. Và hy vọng 1 tuần nữa bạn có thể khỏe và đi làm. Ngoài ra bạn có thể đi khám thêm chuyên khoa Truyền nhiễm để có thể giải đáp thêm.
Chúc bạn mau khỏe.
Phòng bệnh sởi như thế nào cho trẻ 6 tuổi và 3 tháng tuổi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có 4 đứa cháu là 2 cặp sinh đôi. 1 cặp trai 6 tuổi và 1 cặp 1 trai 1 gái 1 tháng tuổi. Bác sĩ có thể chia sẻ cho em cách phòng bệnh sởi cho 2 lứa tuổi như trên được không ạ? Nhất là 2 bé 3 tháng tuổi. Và gia đình phải làm như thế nào nếu trẻ mắc bệnh sởi ạ?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm. Sởi có thể gây nên dịch nên việc phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng. Qua câu hỏi của bạn, đối với 2 lứa tuổi trên có một số biện pháp phòng ngừa như sau để bạn có thể tham khảo:
1. Đối với cặp 3 tháng tuổi: Nhìn chung, trong giai đoạn này (trẻ dưới 9 tháng tuổi), trẻ vẫn còn sức đề kháng do mẹ truyền cho với điều kiện mẹ của trẻ trước đó đã tiêm phòng sởi, hoặc mắc sởi mới có miễn dịch tự nhiên này. Chính vì thế bạn cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, bàn tay và vệ sinh môi trường sống thông thoáng sạch sẽ, không tiếp xúc với người bệnh sởi hoặc nghi mắc bệnh sởi…
2. Đối với cặp 6 tuổi: phòng chủ động bằng vắc xin, tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tối đa tiếp xúc nguồn bệnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin. Bạn có thể đến các trung tâm y tế dự phòng để có thể được giải đáp cụ thể hơn.
Chúc bạn và các cháu luôn khỏe!
Cách phòng tránh bệnh sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em muốn hỏi bác sĩ cách phòng bệnh sởi ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, gây dịch, do virus sởi gây nên. Bệnh có thể gây nên dịch, và tử vong ở trẻ em. Chính vì thế mà biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh sởi rất quan trọng trong cộng đồng.
1. Đối với bệnh nhân mắc sởi:
Phải cách ly, tránh nơi đông người.
Nằm ở trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.
Vệ sinh răng miệng, và thân thể.
Ăn lỏng dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giàu vitamin đặc biệt vitamin A.
Cho bệnh nhân (trẻ) uống đủ nước hoa quả, Oresol. Khi trẻ tiêu chảy, chú ý bù nước và điện giải.
Chườm ấm khi bệnh nhân sốt nhẹ, dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
Chỉ định dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để khám và chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nặng của trẻ em: trẻ mệt, li bì, kích thích, bỏ bú, sốt cao, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy. Ban sởi đã bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.
2. Phòng bệnh:
Phòng chủ động bằng vắc xin:
+ Tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
+ Tiêm phòng vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
Phòng bệnh chung:
+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.
+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên ngành Truyền nhiễm hoặc Nhi khoa để có thể được giải đáp thêm.
Chúc bạn khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cho bé sau sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, em có một cháu gái được hơn 2 tuổi vừa chữa trị sởi, viêm phổi tại Xanh Pôn từ ngày 14/4 đến ngày 23/4. Hiện tại, cháu đã khỏi viêm phổi và được xuất viện về nhà, các nốt ban sởi đã bay nhưng vẫn còn vảy đen ở thân và chân tay. Em có hỏi qua các bà thì các bà bảo cháu phải kiêng đồ tanh như trứng, cá, tôm cua… trong vòng 4 tháng. Em xin hỏi bác sĩ điều đó có đúng không? Có cần kiêng như thế không vì ngày nào con cũng ăn thịt thì cháu sẽ chán ăn lắm và còn thiếu chất nữa. Rất mong bác sĩ hướng dẫn em về chế độ dinh dưỡng cho cháu sau bị sởi như thế nào là tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Với trẻ khi mắc sởi thì sức đề kháng của cháu bị suy giảm, nên việc chăm sóc cháu bé sau mắc sởi rất quan trọng. Đặc biệt, bệnh sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Phác đồ chữa trị bệnh sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau: Trẻ trên 12 tháng: uống 200.000 đơn vị 1 ngày, 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có triệu chứng thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần. Nếu ở bệnh viện các bác sĩ chưa cho cháu uống thì em nên cho cháu uống bổ sung vitamin A theo quy định của Bộ Y tế. Chế độ dinh dưỡng cho cháu sau khi mắc sởi em có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho cháu dưới đây: Em nên xây dựng chế độ ăn nhằm nâng cao miễn dịch cho cháu:
Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Ăn đa dạng thực phẩm: thay đổi các loại thực phẩm mỗi ngày.
Cháu đang ở trong độ tuổi bú mẹ: em cần tiếp tục cho cháu bú, cho bú nhiều lần hơn, kết hợp với ăn bổ sung hợp lý.
Cho cháu ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15-20 loại thực phẩm), không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.
Cần cho cháu ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.
Cần cho cháu ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh…) vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho cháu như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.
Không nên dùng các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…, hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
Em nên lựa chọn thực phẩm như sau:
Sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A trong các bữa ăn: Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A như gan, thịt và lòng đỏ trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm như rau ngót, rau dền, rau cải xanh, rau muống, rau đay, rau mồng tơi…, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Vitamin A tan trong chất béo nên chế độ ăn cần có đủ dầu ăn/mỡ để giúp hấp thu và chuyển tiền vitamin A sang dạng vitamin A.
Lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn: Kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virút từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Liều bổ sung kẽm: 20 mg/ngày cho trẻ trên 6 tháng cho đợt chữa trị 14 ngày. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Bữa ăn cần có các thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như: Cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau như rau ngót, rau dền, rau đay, mồng tơi. rau muống. Em nên cho cháu uống nước quả chín (từ 1-2 cốc 1 ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C giúp nâng cao miễn dịch. Em nên chú ý về cách chế biến:
Em cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị nhưng thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc trẻ khỏe.
Thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Tránh các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
Khi chế biến tránh làm rau bị dập nát, cắt hoặc thái và cho rau vào nấu khi nước đã sôi, nấu xong ăn ngay để tránh mất các vitamin, nhất là vitamin C và tiền vitamn A.
Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Nên bổ sung đa vitamin, khoáng chất mà trong thành phần có vitamin A, E, C, kẽm, selen…, trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm giúp cho cháu nâng cao miễn dịch. Cháu mới khỏi ốm, em không nên cho cháu ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm càng, cá diếc, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, kén nhộng, các loại rau kích thích như, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…
Chúc sức khỏe!
Bệnh sởi cần kiêng những gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ban sởi bay hết 1 tuần tuần rồi liệu còn phải kiêng gió và nước với ăn kiêng không ạ? Em năm nay 24 tuổi rồi mà vẫn mắc sởi, liệu 1 tuần nữa em đi làm được chưa ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, gây thành dịch. Người bệnh phát tán vi rút mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có ban sởi mọc và 04 ngày sau khi phát ban sởi, thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Bệnh thường triệu chứng bằng triệu chứng: sốt cao, ho, hắt hơi, chảy nước mũi , viêm kết mạc mắt, có hạt koplick ở miệng họng.
Ban sởi thường xuất hiện theo trình tự từ tai, gáy, mọc toàn bộ vùng đầu, mặt cổ rồi xuống thân mình, ban không ngứa, dạng dát sẩn, sờ mịn như nhung. Ban bay hết để lại vết thâm trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trông giống như vết vằn da hổ. Qua mô tả của bạn, ban sởi đã bay hết, bạn không phải kiêng gió, kiêng nước. Bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống mềm, dễ tiêu, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể hàng ngày. Và hy vọng 1 tuần nữa bạn có thể khỏe và đi làm. Ngoài ra bạn có thể đi khám thêm chuyên khoa Truyền nhiễm để có thể giải đáp thêm.
Chúc bạn mau khỏe.
Phòng bệnh sởi như thế nào cho trẻ 6 tuổi và 3 tháng tuổi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có 4 đứa cháu là 2 cặp sinh đôi. 1 cặp trai 6 tuổi và 1 cặp 1 trai 1 gái 1 tháng tuổi. Bác sĩ có thể chia sẻ cho em cách phòng bệnh sởi cho 2 lứa tuổi như trên được không ạ? Nhất là 2 bé 3 tháng tuổi. Và gia đình phải làm như thế nào nếu trẻ mắc bệnh sởi ạ?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm. Sởi có thể gây nên dịch nên việc phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng. Qua câu hỏi của bạn, đối với 2 lứa tuổi trên có một số biện pháp phòng ngừa như sau để bạn có thể tham khảo:
1. Đối với cặp 3 tháng tuổi: Nhìn chung, trong giai đoạn này (trẻ dưới 9 tháng tuổi), trẻ vẫn còn sức đề kháng do mẹ truyền cho với điều kiện mẹ của trẻ trước đó đã tiêm phòng sởi, hoặc mắc sởi mới có miễn dịch tự nhiên này. Chính vì thế bạn cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, bàn tay và vệ sinh môi trường sống thông thoáng sạch sẽ, không tiếp xúc với người bệnh sởi hoặc nghi mắc bệnh sởi…
2. Đối với cặp 6 tuổi: phòng chủ động bằng vắc xin, tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tối đa tiếp xúc nguồn bệnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin. Bạn có thể đến các trung tâm y tế dự phòng để có thể được giải đáp cụ thể hơn.
Chúc bạn và các cháu luôn khỏe!
Cách phòng tránh bệnh sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em muốn hỏi bác sĩ cách phòng bệnh sởi ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, gây dịch, do virus sởi gây nên. Bệnh có thể gây nên dịch, và tử vong ở trẻ em. Chính vì thế mà biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh sởi rất quan trọng trong cộng đồng.
1. Đối với bệnh nhân mắc sởi:
Phải cách ly, tránh nơi đông người.
Nằm ở trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.
Vệ sinh răng miệng, và thân thể.
Ăn lỏng dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giàu vitamin đặc biệt vitamin A.
Cho bệnh nhân (trẻ) uống đủ nước hoa quả, Oresol. Khi trẻ tiêu chảy, chú ý bù nước và điện giải.
Chườm ấm khi bệnh nhân sốt nhẹ, dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
Chỉ định dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để khám và chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nặng của trẻ em: trẻ mệt, li bì, kích thích, bỏ bú, sốt cao, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy. Ban sởi đã bay hết mà trẻ vẫn còn sốt.
2. Phòng bệnh:
Phòng chủ động bằng vắc xin:
+ Tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
+ Tiêm phòng vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
Phòng bệnh chung:
+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.
+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên ngành Truyền nhiễm hoặc Nhi khoa để có thể được giải đáp thêm.
Chúc bạn khỏe.
Theo ViCare