Đắng miệng có nhiều nguyên nhân gây ra và khiến chúng ta ăn không ngon, gián tiếp trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu về triệu chứng này là một cách hay để bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất.
Đắng miệng, tưa lưỡi, sốt có phải nhiễm HIV?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cách đây 4 tháng cháu có quan hệ với gái mại dâm và sử dụng bao cao su, nhưng quan hệ bằng miệng thì không dùng. Sau đó khoảng sau 4 tháng cháu có đi uống rượu lúc trời gió lạnh. Sáng hôm sau dậy thấy miệng đắng và phát hiện có vẩy trắng và chấm nhỏ li ti màu đỏ và đó là tưa lưỡi. Cháu có sử dụng mật ong thì hôm sau không bị đắng miệng nữa là hoàn toàn không khó chịu và ăn uống bình thường nhưng tưa lưỡi thì vẫn còn.
Cháu rất lo lắng bị HIV, hôm bị đắng mồm cháu có bị mệt, sốt 2 hôm xong hết. Ngoài ra không có triệu chứng gì thêm. Vậy cho cháu hỏi theo như nhận định thì cháu có bị HIV không ạ và tưa lưỡi ở HIV thì xảy ra ở giai đoạn mấy và triệu chứng của nó như thế nào? Nếu chỉ đơn giản bị tưa lưỡi thì cháu lên dùng loại thuốc nào vì cháu cũng có sử dụng thuốc B1 sữa chua và bôi mật ong nhưng không đỡ. Cháu mong bác sĩ hồi âm sớm cho cháu ạ.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi, thường xảy ra ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV (giai đoạn nhiễm trùng có biểu hiện), giai đoạn HIV chuyển thành AIDS. Qua mô tả của cháu, bác sĩ không nghĩ cháu có nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên cháu cần xét nghiệm HIV để khẳng định, vì biểu hiện của nhiễm HIV là không đặc hiệu có thể nhầm lẫn trong các bệnh khác. Trong tình huống nếu đúng là cháu bị tưa lưỡi bác sĩ sẽ cho cháu sử dụng kháng sinh chống nấm. Cháu nên đi khám, làm xét nghiệm test nhanh HIV để giải tỏa lo lắng.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Miệng đắng sau khi ngủ dậy là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là học sinh lớp 11. Dạo gần đây cháu cảm thấy nhiệt độ cơ thể cháu cao hơn mức bình thường của mình và các bạn. Thêm vào đó, cháu luôn cảm thấy miệng mình đắng, nhất là khi mới ngủ dậy. Cháu cũng thỉnh thoảng đau đầu, nó xuất hiện với tần suất tăng. lúc đầu, cơn đau chỉ kéo dài 1 phút nhưng dạo này có khi kéo dài 5 phút. Cháu có đi khám ở bệnh viện nhưng các bác sĩ nói cháu vẫn bình thường. Bác sĩ có thể cho cháu giải pháp nào không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Đắng miệng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dịch mật. Một số dấu hiệu khác của trào ngược dịch mật là:
Thường xuyên ợ nóng. Buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng Ho hay khàn giọng do dịch mật dâng lên và đốt niêm mạc cổ họng. Giảm cân ngoài ý muốn.
Ngoài ra đắng miệng cũng còn gặp ở các tình huống chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc các tình huống gan phải làm việc quá tải trong thời gian dài.
Cháu ngoài đắng miệng còn có triệu chứng nhiệt độ cơ thể tăng cao… nhiều khả năng là có bệnh lý về gan. Theo tôi, cháu nên đi khám để sàng lọc những bệnh này. Bên cạnh đó cháu vẫn cần có một số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm thiểu biểu hiện đắng miệng:
Ăn ít hơn và chia làm nhiều bữa nhỏ Đứng thẳng sau khi ăn: Sau khi ăn, cần khoảng 2 – 3 giờ để làm rỗng dạ dày trước khi nằm xuống. Hạn chế thức ăn béo: Bữa ăn giàu chất béo làm giãn cơ vòng thực quản dưới và làm chậm tốc độ rỗng dạ dày. Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hại: Các loại thực phẩm làm tăng sản xuất acid dạ dày và có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới bao gồm thức uống có gas, caffe, sô cô la, các loại thực phẩm và nước trái cây họ cam quýt, hành tây, cà chua, thức ăn cay và bạc hà.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị vướng họng và đắng miệng sau khi cắt amidan phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Tâm tư
Chào bác sĩ.
Chị gái cháu năm nay 32 tuổi. Vừa rồi chị cháu bị viêm amidan hốc mủ và đã cắt amidan tại bệnh viên Tai Mũi Họng Trung ương. Nay vết mổ được 15 ngày, đã đỡ đau nhưng cổ họng cảm thấy vướng. Bây giờ chị cháu cứ ăn đồ ngọt và cảm thấy đắng trong họng. Tình trạng của chị ấy như vậy là bị sao và có biện pháp nào cải thiện tình trạng vướng họng và đắng miệng không ạ? Cháu mong bác sĩ giải đáp để chị cháu có hướng chữa trị tốt nhất.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau phẫu thuật cắt amidan, vùng cắt còn sưng nề nhiều, phải được chữa trị tích cực bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và vệ sinh răng miệng tốt để diện cắt nhanh liền và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Các biểu hiện đau nhức, khó chịu cũng như vết mổ phải có đủ thời gian mới đỡ và trở về bình thường được. Chị gái bạn cần tiếp tục uống thuốc sau mổ theo đơn của bác sĩ, hết thuốc thì nên tái khám đồng thời kết hợp với súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn tế bào ngày 2 – 3 lần. Ngoài ra, cần theo dõi các dấu hiệu như: đau tăng lên, sốt, chảy dịch chảy mủ hay chảy máu từ diện cắt,… nếu có thì phải khám lại ngay.
Chúc bạn khỏe!
Bị vướng họng và đắng miệng sau khi cắt amidan phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Tâm tư
Chào bác sĩ.
Chị gái cháu năm nay 32 tuổi. Vừa rồi chị cháu bị viêm amidan hốc mủ và đã cắt amidan tại bệnh viên Tai Mũi Họng Trung ương. Nay vết mổ được 15 ngày, đã đỡ đau nhưng cổ họng cảm thấy vướng. Bây giờ chị cháu cứ ăn đồ ngọt và cảm thấy đắng trong họng. Tình trạng của chị ấy như vậy là bị sao và có biện pháp nào cải thiện tình trạng vướng họng và đắng miệng không ạ? Cháu mong bác sĩ giải đáp để chị cháu có hướng chữa trị tốt nhất.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau phẫu thuật cắt amidan, vùng cắt còn sưng nề nhiều, phải được chữa trị tích cực bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và vệ sinh răng miệng tốt để diện cắt nhanh liền và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Các biểu hiện đau nhức, khó chịu cũng như vết mổ phải có đủ thời gian mới đỡ và trở về bình thường được. Chị gái bạn cần tiếp tục uống thuốc sau mổ theo đơn của bác sĩ, hết thuốc thì nên tái khám đồng thời kết hợp với súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn tế bào ngày 2 – 3 lần. Ngoài ra, cần theo dõi các dấu hiệu như: đau tăng lên, sốt, chảy dịch chảy mủ hay chảy máu từ diện cắt,… nếu có thì phải khám lại ngay.
Chúc bạn khỏe!
Đắng miệng, tưa lưỡi, sốt có phải nhiễm HIV?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Cách đây 4 tháng cháu có quan hệ với gái mại dâm và sử dụng bao cao su, nhưng quan hệ bằng miệng thì không dùng. Sau đó khoảng sau 4 tháng cháu có đi uống rượu lúc trời gió lạnh. Sáng hôm sau dậy thấy miệng đắng và phát hiện có vẩy trắng và chấm nhỏ li ti màu đỏ và đó là tưa lưỡi. Cháu có sử dụng mật ong thì hôm sau không bị đắng miệng nữa là hoàn toàn không khó chịu và ăn uống bình thường nhưng tưa lưỡi thì vẫn còn.
Cháu rất lo lắng bị HIV, hôm bị đắng mồm cháu có bị mệt, sốt 2 hôm xong hết. Ngoài ra không có triệu chứng gì thêm. Vậy cho cháu hỏi theo như nhận định thì cháu có bị HIV không ạ và tưa lưỡi ở HIV thì xảy ra ở giai đoạn mấy và triệu chứng của nó như thế nào? Nếu chỉ đơn giản bị tưa lưỡi thì cháu lên dùng loại thuốc nào vì cháu cũng có sử dụng thuốc B1 sữa chua và bôi mật ong nhưng không đỡ. Cháu mong bác sĩ hồi âm sớm cho cháu ạ.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi, thường xảy ra ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV (giai đoạn nhiễm trùng có biểu hiện), giai đoạn HIV chuyển thành AIDS. Qua mô tả của cháu, bác sĩ không nghĩ cháu có nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên cháu cần xét nghiệm HIV để khẳng định, vì biểu hiện của nhiễm HIV là không đặc hiệu có thể nhầm lẫn trong các bệnh khác. Trong tình huống nếu đúng là cháu bị tưa lưỡi bác sĩ sẽ cho cháu sử dụng kháng sinh chống nấm. Cháu nên đi khám, làm xét nghiệm test nhanh HIV để giải tỏa lo lắng.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Miệng đắng sau khi ngủ dậy là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là học sinh lớp 11. Dạo gần đây cháu cảm thấy nhiệt độ cơ thể cháu cao hơn mức bình thường của mình và các bạn. Thêm vào đó, cháu luôn cảm thấy miệng mình đắng, nhất là khi mới ngủ dậy. Cháu cũng thỉnh thoảng đau đầu, nó xuất hiện với tần suất tăng. lúc đầu, cơn đau chỉ kéo dài 1 phút nhưng dạo này có khi kéo dài 5 phút. Cháu có đi khám ở bệnh viện nhưng các bác sĩ nói cháu vẫn bình thường. Bác sĩ có thể cho cháu giải pháp nào không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Đắng miệng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dịch mật. Một số dấu hiệu khác của trào ngược dịch mật là:
Thường xuyên ợ nóng. Buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng Ho hay khàn giọng do dịch mật dâng lên và đốt niêm mạc cổ họng. Giảm cân ngoài ý muốn.
Ngoài ra đắng miệng cũng còn gặp ở các tình huống chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc các tình huống gan phải làm việc quá tải trong thời gian dài.
Cháu ngoài đắng miệng còn có triệu chứng nhiệt độ cơ thể tăng cao… nhiều khả năng là có bệnh lý về gan. Theo tôi, cháu nên đi khám để sàng lọc những bệnh này. Bên cạnh đó cháu vẫn cần có một số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm thiểu biểu hiện đắng miệng:
Ăn ít hơn và chia làm nhiều bữa nhỏ Đứng thẳng sau khi ăn: Sau khi ăn, cần khoảng 2 – 3 giờ để làm rỗng dạ dày trước khi nằm xuống. Hạn chế thức ăn béo: Bữa ăn giàu chất béo làm giãn cơ vòng thực quản dưới và làm chậm tốc độ rỗng dạ dày. Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hại: Các loại thực phẩm làm tăng sản xuất acid dạ dày và có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới bao gồm thức uống có gas, caffe, sô cô la, các loại thực phẩm và nước trái cây họ cam quýt, hành tây, cà chua, thức ăn cay và bạc hà.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị vướng họng và đắng miệng sau khi cắt amidan phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Tâm tư
Chào bác sĩ.
Chị gái cháu năm nay 32 tuổi. Vừa rồi chị cháu bị viêm amidan hốc mủ và đã cắt amidan tại bệnh viên Tai Mũi Họng Trung ương. Nay vết mổ được 15 ngày, đã đỡ đau nhưng cổ họng cảm thấy vướng. Bây giờ chị cháu cứ ăn đồ ngọt và cảm thấy đắng trong họng. Tình trạng của chị ấy như vậy là bị sao và có biện pháp nào cải thiện tình trạng vướng họng và đắng miệng không ạ? Cháu mong bác sĩ giải đáp để chị cháu có hướng chữa trị tốt nhất.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau phẫu thuật cắt amidan, vùng cắt còn sưng nề nhiều, phải được chữa trị tích cực bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và vệ sinh răng miệng tốt để diện cắt nhanh liền và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Các biểu hiện đau nhức, khó chịu cũng như vết mổ phải có đủ thời gian mới đỡ và trở về bình thường được. Chị gái bạn cần tiếp tục uống thuốc sau mổ theo đơn của bác sĩ, hết thuốc thì nên tái khám đồng thời kết hợp với súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn tế bào ngày 2 – 3 lần. Ngoài ra, cần theo dõi các dấu hiệu như: đau tăng lên, sốt, chảy dịch chảy mủ hay chảy máu từ diện cắt,… nếu có thì phải khám lại ngay.
Chúc bạn khỏe!
Bị vướng họng và đắng miệng sau khi cắt amidan phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Tâm tư
Chào bác sĩ.
Chị gái cháu năm nay 32 tuổi. Vừa rồi chị cháu bị viêm amidan hốc mủ và đã cắt amidan tại bệnh viên Tai Mũi Họng Trung ương. Nay vết mổ được 15 ngày, đã đỡ đau nhưng cổ họng cảm thấy vướng. Bây giờ chị cháu cứ ăn đồ ngọt và cảm thấy đắng trong họng. Tình trạng của chị ấy như vậy là bị sao và có biện pháp nào cải thiện tình trạng vướng họng và đắng miệng không ạ? Cháu mong bác sĩ giải đáp để chị cháu có hướng chữa trị tốt nhất.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau phẫu thuật cắt amidan, vùng cắt còn sưng nề nhiều, phải được chữa trị tích cực bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề và vệ sinh răng miệng tốt để diện cắt nhanh liền và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Các biểu hiện đau nhức, khó chịu cũng như vết mổ phải có đủ thời gian mới đỡ và trở về bình thường được. Chị gái bạn cần tiếp tục uống thuốc sau mổ theo đơn của bác sĩ, hết thuốc thì nên tái khám đồng thời kết hợp với súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn tế bào ngày 2 – 3 lần. Ngoài ra, cần theo dõi các dấu hiệu như: đau tăng lên, sốt, chảy dịch chảy mủ hay chảy máu từ diện cắt,… nếu có thì phải khám lại ngay.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare