Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do một loại amíp hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Nguyên nhân của chứng kiết lỵ thường là do ăn phải thực phẩm bị hư hỏng hoặc do uống phải nước bị nhiễm khuẩn. Để hiểu hơn về bệnh, hãy cùng đọc những chia sẻ sau.
Bé 1 tuổi bỏ ăn, đi phân nhầy do kiết lỵ hay mọc răng?
Câu hỏi bởi: mẹ thảo
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi 1 tuổi. 2 hôm nay cháu bỏ ăn và có dấu hiệu đi ngoài nhiều phân nhầy có màu xanh. Tôi không biết bé có bị kiết lỵ không? Tôi thấy chân răng cháu sưng 4 chiếc, chắc sắp mọc răng và phải làm gì cho con tôi ăn nhiều hơn để cháu khỏi bỏ ăn nữa?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Như bạn kể thì: Bé nhà bạn 1 tuổi, 2 hôm nay cháu bỏ ăn và có dấu hiệu đi ngoài nhiều phân nhầy có màu xanh bạn muốn biết cháu có bị kiết lỵ không?
Chúng tôi xin giải đáp như sau: Có hai bệnh kiết lỵ: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không biểu hiện, một số triệu chứng ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh lỵ là:
• Tiêu chảy có nhiều nước lúc đầu, sau đó phân có thể có đàm, máu lượng ít và nhiều lần.
• Đau bụng nhiều, nhất là khi đi tiêu.
• Sốt cao.
• Ói, biếng ăn.
Việc chữa trị kiết lỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.
• Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như: hạ natri máu, hạ canxi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết.
• Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.
• Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh (việc uống thuốc cần theo chỉ định bác sĩ)
• Không nên sử dụng các chất làm chậm nhu động ruột vì có nguy cơ làm bệnh kéo dài thêm.
Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng (nhiễm trùng huyết, co giật do rối loạn điện giải hoặc do sốt cao); ngoài ra trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân, suy nhược cơ thể…
Đối chiếu với tình huống con của bạn mặc dù không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi thấy bệnh của cháu không phải kiết lỵ mà chỉ là do rối loạn tiêu hóa thông thường. Bạn cần cho cháu ăn uống đủ chất dinh dưỡng không phải kiêng khem gì. Có thể cho cháu uống bổ sung men tiêu hóa, các loại vitamin B1, vitamin D và canxi… Nếu cháu không đỡ bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ và làm thêm xét nghiệm phân để chẩn đoán chắc chắn và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏe!
Đi ngoài nhiều lần chỉ ra chất nhày và nước có phải bị kiết lỵ?
Câu hỏi bởi: Meo con123
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 28 tuổi, là nữ. Hiện tại tôi thường đi đại tiện rất nhiều lần (5 – 10 lần) nhưng tôi không có đau bụng, không máu, chỉ là cứ muốn đi đại tiên hoài. Mỗi lần đi thường rất ít phân và có chất nhày, có bọt, có lúc chỉ có nước không. Tôi đã ra nhà thuốc mua thuốc để uống nhưng điều không hết, chỉ thấy giảm bớt thôi khi hết thuốc lại như cũ. Xin các bác sĩ cho tôi biết có phải tôi đang bị bệnh kiết lỵ không và cách chữa trị thế nào ạ? Hiện nay tôi đang bị gãy chân không đi lại được và có dùng thuốc của bệnh viện Chỉnh hình.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng đi ngoài nhiều lần như em mô tả (5 – 10 lần) có thể do rất nhiều lí do gây ra, trước hết có thể do rối loạn cơ năng của ruột (do yếu tố tâm lý, nhu động ruột nhạy cảm hơn bình thường), nhưng cũng có thể là rối loạn tiêu hóa do nhiễm mầm bệnh (vi khuẩn, vi-rút, nấm, ký sinh trùng,…), có thể do tổn thương viêm loét, u cục trong ruột, hoặc do uống một số thuốc,…
Tuy nhiên, tình huống của em có thể là do rối loạn cơ năng ruột và cũng có thể liên quan tới các thuốc đang uống chữa trị. Vì vậy trước hết em không nên lo lắng quá mức vì tâm lý có thể là một lí do kích thích tăng nhu động ruột. Đồng thời, em cũng nên trình bày với bác sĩ đang chữa trị về tình trạng rối loạn, qua đó bác sĩ có thể loại trừ tác dụng phụ của thuốc, thay đổi loại thuốc cũng như tìm hiểu rõ lí do gây rối loạn nhu động ruột và khắc phục thích hợp.
Chúc em vui khỏe!
Trẻ 5 tuổi bị kiết lỵ kèm theo sốt, đã uống thuốc thì có được ăn bột sắn dây không?
Câu hỏi bởi: Nguyễn hoàng
Chào bác sĩ!
Con nhà cháu 5 tuổi, bị kiết lỵ ngày đi 10 đến 20 lần kèm theo sốt, cháu đã cho uống hạ sốt và thuốc chữa trị, cháu chỉ ăn cháo loãng. Cho cháu hỏi cháu có thể cho con ăn bột sắn dây được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị bệnh kiết lỵ, ngày đi 10 đến 20 lần kèm theo sốt. Bạn không nên chỉ cho bé ăn cháo loãng. Trẻ bị lỵ cần được cho uống nước đầy đủ và ăn giàu chất dinh dưỡng, sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu năng lượng (giàu glucid, lipid và protein) bằng cách cho trẻ ăn thêm 1 bữa hàng ngày so với bình thường trong 2 tuần để tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bé nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua phân (đi đại tiện càng nhiều lần, lượng nước cơ thể mất đi càng lớn), có thể uống dung dịch oresol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,… uống càng nhiều càng tốt tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể.
Vì bé đang bị đi ngoài nhiều lần nên cũng không nên cho cháu ăn bột sắn dây dù sắn dây có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các biểu hiện: đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Đi ngoài phân sống là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Nhi
Chào bác sĩ!
Bác ơi cháu bị đi ngoài phân sống hơn 1 tháng nay, phân lúc nát lúc rắn lổn nhổn. Có thấy máu kết vào đờm rất ít xuất hiện vài lần. Cháu bị gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào cháu!
Triệu chứng cháu kể tuy còn thiều nhưng rất có thể cháu bị hội chứng lỵ. Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba Histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không biểu hiện, một số triệu chứng ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn Shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm Shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng… Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…
Biểu hiện bệnh: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau nhiều nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần. Ðau bụng thường ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ lầm với loét dạ dày). Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Mót rặn: đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Sốt cao nếu là do Shigella.
Điều trị:
Các loại thuốc diệt lỵ Amibe:
Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt chữa trị là 45 ngày.
Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để chữa trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-Émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn Émetine, khoảng cách giữa hai đợt chữa trị là 15 ngày.
Các loại thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh Shigella: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.
Phòng ngừa bệnh kiết lỵ:
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
Trên đây là một số triệu chứng, lí do gây bệnh, cách phòng ngừa và chữa trị của bệnh để cháu tham khảo, tuy nhiên trước khi chữa trị cháu cần phải khám bác sĩ, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Thân chào cháu! Chúc cháu mau khỏi!
Bé 1 tuổi bỏ ăn, đi phân nhầy do kiết lỵ hay mọc răng?
Câu hỏi bởi: mẹ thảo
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi 1 tuổi. 2 hôm nay cháu bỏ ăn và có dấu hiệu đi ngoài nhiều phân nhầy có màu xanh. Tôi không biết bé có bị kiết lỵ không? Tôi thấy chân răng cháu sưng 4 chiếc, chắc sắp mọc răng và phải làm gì cho con tôi ăn nhiều hơn để cháu khỏi bỏ ăn nữa?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Như bạn kể thì: Bé nhà bạn 1 tuổi, 2 hôm nay cháu bỏ ăn và có dấu hiệu đi ngoài nhiều phân nhầy có màu xanh bạn muốn biết cháu có bị kiết lỵ không?
Chúng tôi xin giải đáp như sau: Có hai bệnh kiết lỵ: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không biểu hiện, một số triệu chứng ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh lỵ là:
• Tiêu chảy có nhiều nước lúc đầu, sau đó phân có thể có đàm, máu lượng ít và nhiều lần.
• Đau bụng nhiều, nhất là khi đi tiêu.
• Sốt cao.
• Ói, biếng ăn.
Việc chữa trị kiết lỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.
• Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như: hạ natri máu, hạ canxi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết.
• Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.
• Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh (việc uống thuốc cần theo chỉ định bác sĩ)
• Không nên sử dụng các chất làm chậm nhu động ruột vì có nguy cơ làm bệnh kéo dài thêm.
Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng (nhiễm trùng huyết, co giật do rối loạn điện giải hoặc do sốt cao); ngoài ra trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân, suy nhược cơ thể…
Đối chiếu với tình huống con của bạn mặc dù không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi thấy bệnh của cháu không phải kiết lỵ mà chỉ là do rối loạn tiêu hóa thông thường. Bạn cần cho cháu ăn uống đủ chất dinh dưỡng không phải kiêng khem gì. Có thể cho cháu uống bổ sung men tiêu hóa, các loại vitamin B1, vitamin D và canxi… Nếu cháu không đỡ bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ và làm thêm xét nghiệm phân để chẩn đoán chắc chắn và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏe!
Đi ngoài nhiều lần chỉ ra chất nhày và nước có phải bị kiết lỵ?
Câu hỏi bởi: Meo con123
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 28 tuổi, là nữ. Hiện tại tôi thường đi đại tiện rất nhiều lần (5 – 10 lần) nhưng tôi không có đau bụng, không máu, chỉ là cứ muốn đi đại tiên hoài. Mỗi lần đi thường rất ít phân và có chất nhày, có bọt, có lúc chỉ có nước không. Tôi đã ra nhà thuốc mua thuốc để uống nhưng điều không hết, chỉ thấy giảm bớt thôi khi hết thuốc lại như cũ. Xin các bác sĩ cho tôi biết có phải tôi đang bị bệnh kiết lỵ không và cách chữa trị thế nào ạ? Hiện nay tôi đang bị gãy chân không đi lại được và có dùng thuốc của bệnh viện Chỉnh hình.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng đi ngoài nhiều lần như em mô tả (5 – 10 lần) có thể do rất nhiều lí do gây ra, trước hết có thể do rối loạn cơ năng của ruột (do yếu tố tâm lý, nhu động ruột nhạy cảm hơn bình thường), nhưng cũng có thể là rối loạn tiêu hóa do nhiễm mầm bệnh (vi khuẩn, vi-rút, nấm, ký sinh trùng,…), có thể do tổn thương viêm loét, u cục trong ruột, hoặc do uống một số thuốc,…
Tuy nhiên, tình huống của em có thể là do rối loạn cơ năng ruột và cũng có thể liên quan tới các thuốc đang uống chữa trị. Vì vậy trước hết em không nên lo lắng quá mức vì tâm lý có thể là một lí do kích thích tăng nhu động ruột. Đồng thời, em cũng nên trình bày với bác sĩ đang chữa trị về tình trạng rối loạn, qua đó bác sĩ có thể loại trừ tác dụng phụ của thuốc, thay đổi loại thuốc cũng như tìm hiểu rõ lí do gây rối loạn nhu động ruột và khắc phục thích hợp.
Chúc em vui khỏe!
Trẻ 5 tuổi bị kiết lỵ kèm theo sốt, đã uống thuốc thì có được ăn bột sắn dây không?
Câu hỏi bởi: Nguyễn hoàng
Chào bác sĩ!
Con nhà cháu 5 tuổi, bị kiết lỵ ngày đi 10 đến 20 lần kèm theo sốt, cháu đã cho uống hạ sốt và thuốc chữa trị, cháu chỉ ăn cháo loãng. Cho cháu hỏi cháu có thể cho con ăn bột sắn dây được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị bệnh kiết lỵ, ngày đi 10 đến 20 lần kèm theo sốt. Bạn không nên chỉ cho bé ăn cháo loãng. Trẻ bị lỵ cần được cho uống nước đầy đủ và ăn giàu chất dinh dưỡng, sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu năng lượng (giàu glucid, lipid và protein) bằng cách cho trẻ ăn thêm 1 bữa hàng ngày so với bình thường trong 2 tuần để tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bé nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua phân (đi đại tiện càng nhiều lần, lượng nước cơ thể mất đi càng lớn), có thể uống dung dịch oresol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,… uống càng nhiều càng tốt tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể.
Vì bé đang bị đi ngoài nhiều lần nên cũng không nên cho cháu ăn bột sắn dây dù sắn dây có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các biểu hiện: đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Đi ngoài phân sống là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Nhi
Chào bác sĩ!
Bác ơi cháu bị đi ngoài phân sống hơn 1 tháng nay, phân lúc nát lúc rắn lổn nhổn. Có thấy máu kết vào đờm rất ít xuất hiện vài lần. Cháu bị gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào cháu!
Triệu chứng cháu kể tuy còn thiều nhưng rất có thể cháu bị hội chứng lỵ. Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba Histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không biểu hiện, một số triệu chứng ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn Shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm Shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng… Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…
Biểu hiện bệnh: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau nhiều nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần. Ðau bụng thường ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ lầm với loét dạ dày). Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Mót rặn: đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Sốt cao nếu là do Shigella.
Điều trị:
Các loại thuốc diệt lỵ Amibe:
Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt chữa trị là 45 ngày.
Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để chữa trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-Émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn Émetine, khoảng cách giữa hai đợt chữa trị là 15 ngày.
Các loại thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh Shigella: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.
Phòng ngừa bệnh kiết lỵ:
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
Trên đây là một số triệu chứng, lí do gây bệnh, cách phòng ngừa và chữa trị của bệnh để cháu tham khảo, tuy nhiên trước khi chữa trị cháu cần phải khám bác sĩ, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Thân chào cháu! Chúc cháu mau khỏi!
Theo ViCare