Khả năng nhiễm trùng hay nhiễm các bệnh như dại khi bị chó cắn là khá cao. Bệnh nhân cần có sự liên hệ và trợ giúp của bác sĩ để điều trị và phòng ngừa.
Bị chó cắn
Câu hỏi bởi: Ngô Đức Cương
Chào bác sĩ xin tư vấn giúp em. E 34t năng 85kg ngày 13/6 do e muốn bắt con chó ( người ta gửi nhà e nó vừa gửi xong e tháo xích nó chạy đi mất) khoảng 20 ngày sau e gặp và muốn bắt nó thì bị nó ngoạm vào tay phải bị trầy xước một ít vết thương chỉ hơi có máu rịn ra, e đã xử lí rửa vết thương bằng xa bông Lìebouy và có sát khuẩn bằng cồn, sau đó ngày 14/6 e đi tiêm mũi đầu tiên aphayrab trong24h và do e bị quai bị nên tiêm trên mũi thứ hai vào ngày 19/6 , khoảng một tuần sau e ra viện nằm thì vẫn thấy con chó đó chạy ra sân nằm sưởi nắng ơn đó thời gian đến lúc e nhìn thấy nó là khoảng 15 ngày hoắc hơn e thấy thế không đi tiêm mũi thứ ba nữa sau này không biết nó đi đâu, vì e không de y đến nó nữa đến thời gian gần đây do e đọc báo thấy sự nguy hiểm của bệnh dại nên hoang mang lắm đã đi vào Bv nhiệt đới tphcm khám và được chỉ định tiêm huyết thanh và vác xin lại mũi đầu là hôm 19/09 đến nay e đã tiêm mũi thứ 4 vào ngày 03/10 sau khi tiêm e thấy ngứa chủ yếu lở bàn tay phải cũng có khi cả tay trái và cả toàn thân người ko đau đầu không sốt, chỉ mệt mỏi từng cơn, có lúc bị tê bì ngón tay trỏ vào ngày 3/10-4/10 rồi hết , có lúc bị đau khớp ngón tay áp út và giữa e bị cắn ở ngón táy giữa sát móng tay, giờ không nhìn thấy vết nữa, đi lại khoảng 10 phút là e thấy mệt , đã đi truyền nước ở viện quân y thấy khỏe ra, hiện tại trong lòng e rất hoang mang lo sợ không biết mình có bị bệnh dại không, các triệu chứng như vậy e có bị nhiễm dại rồi không, bây giờ để yên tâm e đi xét nghiệm ở đâu cho chắc chắn , e xin cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Khi bị chó mèo cắn, bạn cần quan sát, theo dõi con vật trong vòng 10 ngày và thực hiện tiêm phòng dại theo đúng quy định.
Bệnh dại chủ yếu xuất hiện ở những động vật máu nóng như chó, mèo. Những người mắc bệnh dại là do chó, mèo bị bệnh dại cắn hoặc cào. Nước dãi từ những con vật bị nhiễm bệnh sẽ truyền vi-rút dại sang người thông qua vết cắn, vết cào hoặc những vết thương trầy xước ở trên da.
Cho đến nay, y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi lên cơn thì đều dẫn đến tử vong. Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ gió, sợ nước, co giật, liệt, mắt đỏ. Thời gian ủ bệnh thường là 10 – 120 ngày, tùy thuộc vào vị trí vết cắn và độc lực của vi-rút dại.
Biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị những đối tượng bị động vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi-rút dại hiện nay là tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, không nên tự ý tìm cách chữa bệnh bằng các phương thuốc không rõ nguồn gốc, gây nguy hại đến tính mạng.
Việc tiêm phòng dại đúng đắn và kịp thời là điều cần thiết, giúp con người tránh khỏi những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra khi bị chó, mèo cắn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện đúng việc tiêm phòng dại
Tiêm phòng dại như thế nào cho đúng?
– Những người bị chó cắn không chảy máu: Đối với những người ở địa phương có lưu hành dịch nên tiêm phòng dại và kết hợp việc theo dõi con chó. Nếu sau 10 ngày, con chó không chết thì chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm.
Với đối tượng ở địa phương không có dịch bệnh dại lưu hành, thì cần theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, nếu con chó chết thì cần đi tiêm phòng ngay. Nếu con chó còn sống, bạn không cần đi tiêm phòng.
– Người đã tiêm phòng dại và bị chó nhà cắn: Đối với những người đã tiêm phòng dại, nếu bị chó nhà cắn, cơ thể vẫn còn kháng thể có hiệu lực để bảo vệ với bệnh dại thì có thể không cần tiêm phòng.
Nếu nhận thấy nồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ và con vật nghi bị mắc bệnh dại thì cần tiêm nhắc lại. Theo dõi trong 10 ngày, nếu con vật không bị chết thì không cần tiêm phòng. Nếu con chó bị ốm, bệnh thì cần tìm đến cơ sở y tế dự phòng ở địa phương để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Nếu con chó chưa được tiêm phòng, em có thể tiêm phòng dại ngay . Kết hợp với việc quan sát con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật không chết thì ngừng tiêm phòng hoặc chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm.
Lưu ý: Khi tiêm vắc-xin cần phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất, đúng kĩ thuật và vắc-xin đảm bảo được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 8oC. Phải thực hiện tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Cách chăm sóc sau khi tiêm phòng dại
Không được làm việc quá sức, đảm bảo sức khỏe để sinh hoạt và lao động. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Tuyệt đối không uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích trong thời gian tiêm phòng. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không sử dụng các loại thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng. Nếu sau khi tiêm phòng, bạn gặp các phản ứng phụ như: Tại chỗ tiêm bị ngứa, sưng và đau; toàn thân thấy mệt mỏi, đau nhức, chóng mặt, sốt, đau khớp, dị ứng… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Với trường hợp của em sau khi bị chó cắn 15 ngày chó vẫn sống bình thường như thế em không bị dại.Đến 19 tháng 9 em lại tiêm lần 2, mũi đầu là ngày 19 tháng 9 và được 4 mũi.
Với triệu chứng trên không phải là triệu chứng bệnh dại, em không phải xét nghiệm gì để kiểm tra.Sau khi dừng tiêm phòng một thời gian sẽ hết.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị chó cắn rỉ máu.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cách đây 4 hôm có bị chó nhà hàng xóm cắn ở chân và có bị rỉ máu 1 ít có sưng và bị tím chân có lên đi tiêm phòng luôn bây giờ không ạ? Hay để theo dõi con chó trong vòng 16 ngày ạ. Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em nên đi tiêm phòng sớm, đồng thời theo dõi tình trạng con vật. Nếu sau 15 ngày kể từ khi em bị chó cắn mà con vật còn sống thì có thể ngừng tiêm.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị chó cắn cần phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu vừa bị chó cắn ở đùi hai vết thương nhỏ. Cháu phải làm gì bây giờ ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
Sau khi bị chó cắn, cháu cần sơ cứu vết thương, rửa vết thương với nước và xà phòng trong thời gian 10-15 phút, rửa lại với cồn Betdine hoặc cồn 70 độ. Khuyên cháu nên tới Trung tâm Y tế dự phòng để được giải đáp và tiêm phòng dại, đồng thời theo dõi con vật, nếu sau 10 ngày mà con chó còn sống khỏe mạnh thì có thể xem xét ngừng tiêm.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bị chó cắn thì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: cô bé lọ lem
Cháu chào bác sĩ!
Cháu vừa bị chó cắn, nhưng không biết con chó đó có bị dại hay không? Liệu cháu có phải đi tiêm phòng? Khi nào mới tiêm được và đi tiêm ở đâu ạ? Bác sĩ giải đáp cho cháu.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu không nói chi tiết, con chó cắn cháu như thế nào, ở vị trí nào của cơ thể, sau khi cắn cháu con chó còn sống hay chết. Về nguyên tắc, nếu con chó cắn cháu ở khu vực nhiều dây thần kinh, đặc biệt là bị cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ, kể cả con chó vẫn khỏe vẫn phải đi tiêm phòng dại ngay.
Chó cắn vào các khu vực khác của cơ thể, nếu còn sống nên nhốt chó và theo dõi chó trong 15 ngày, nếu chó vẫn khỏe mạnh cháu không phải đi tiêm phòng. Trường hợp con chó cắn cháu, cháu không theo dõi được con chó 15 ngày sau khi cắn cháu, hoặc trong thời gian đó, con chó ốm, chết, bỏ đi (không biết con chó có bị bệnh dại hay không) cháu phải đi tiêm phòng dại ngay.
Nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Cháu có thể đến các Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện, tỉnh để các bác sĩ khám và giải đáp tiêm phòng dại cho cháu. Nếu cháu phải tiêm phòng dại, cháu nhớ đi tiêm theo đúng lịch hẹn, mới có hiệu quả phòng bệnh dại.
Cháu nên biết, khi bị chó cắn, việc đầu tiên, cháu cần phải xử trí ngay lập tức vết thương. Cháu nên rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, không bóp, nặn làm tăng tổn thương vết cắn. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch i-ốt. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Đi khám bác sĩ ngay để được chữa trị kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn, hoặc phòng uốn ván (nếu vết cắn bẩn, dễ nhiễm trùng, có nguy cơ bị uốn ván), và được giải đáp về tiêm phòng dại.
Chúc sức khỏe!
Cháu bé mới bị chó cắn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, ,cháu nhà e mới bị chó cắn lúc nãy. Bị cắn nhưng k trúng mông. Lúc mới đầu e mở ra ktra thì không thấy chảy máu.tầm 10p sau e mở ra thì thấy vết hơi rớm máu. Có thể do mác quần cọ xát vào
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Tôi cung cấp cách xử trí vết thương khi bị chó cắn
Cách xử trí vết thương khi bị chó cắn, bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến, rất nguy hiểm, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với trẻ nhỏ do rất khó phòng tránh, đã có rất nhiều trường hợp người bị chó cắn đã bị tử vong do không được sơ cứu và điều trị phù hợp. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách xử trí vết thương khi bị chó cắn đóng một vai trò rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và chủ động xử lý hiệu quả.
Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn
Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân.
Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương bị chó cắn
Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.
Các bước sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
– Làm sạch vết thương: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót nhé;
– Tiến hành cầm máu vết thương cho nạn nhân: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.
– Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.
Bị chó cắn đặc biệt là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả, cách xử trí vết thương khi bị chó cắn trên đây sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi người thân hay bất kỳ ai bị chó cắn, có như thế mới có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với nạn nhân đặc biệt là những nơi xa cơ sở y tế. Giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu cẩn thận, từng bước một theo hướng dẫn trên đây sẽ góp phần loại trừ được những tình huống xấu có thể xảy ra. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.
Bị chó cắn
Câu hỏi bởi: Ngô Đức Cương
Chào bác sĩ xin tư vấn giúp em. E 34t năng 85kg ngày 13/6 do e muốn bắt con chó ( người ta gửi nhà e nó vừa gửi xong e tháo xích nó chạy đi mất) khoảng 20 ngày sau e gặp và muốn bắt nó thì bị nó ngoạm vào tay phải bị trầy xước một ít vết thương chỉ hơi có máu rịn ra, e đã xử lí rửa vết thương bằng xa bông Lìebouy và có sát khuẩn bằng cồn, sau đó ngày 14/6 e đi tiêm mũi đầu tiên aphayrab trong24h và do e bị quai bị nên tiêm trên mũi thứ hai vào ngày 19/6 , khoảng một tuần sau e ra viện nằm thì vẫn thấy con chó đó chạy ra sân nằm sưởi nắng ơn đó thời gian đến lúc e nhìn thấy nó là khoảng 15 ngày hoắc hơn e thấy thế không đi tiêm mũi thứ ba nữa sau này không biết nó đi đâu, vì e không de y đến nó nữa đến thời gian gần đây do e đọc báo thấy sự nguy hiểm của bệnh dại nên hoang mang lắm đã đi vào Bv nhiệt đới tphcm khám và được chỉ định tiêm huyết thanh và vác xin lại mũi đầu là hôm 19/09 đến nay e đã tiêm mũi thứ 4 vào ngày 03/10 sau khi tiêm e thấy ngứa chủ yếu lở bàn tay phải cũng có khi cả tay trái và cả toàn thân người ko đau đầu không sốt, chỉ mệt mỏi từng cơn, có lúc bị tê bì ngón tay trỏ vào ngày 3/10-4/10 rồi hết , có lúc bị đau khớp ngón tay áp út và giữa e bị cắn ở ngón táy giữa sát móng tay, giờ không nhìn thấy vết nữa, đi lại khoảng 10 phút là e thấy mệt , đã đi truyền nước ở viện quân y thấy khỏe ra, hiện tại trong lòng e rất hoang mang lo sợ không biết mình có bị bệnh dại không, các triệu chứng như vậy e có bị nhiễm dại rồi không, bây giờ để yên tâm e đi xét nghiệm ở đâu cho chắc chắn , e xin cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Khi bị chó mèo cắn, bạn cần quan sát, theo dõi con vật trong vòng 10 ngày và thực hiện tiêm phòng dại theo đúng quy định.
Bệnh dại chủ yếu xuất hiện ở những động vật máu nóng như chó, mèo. Những người mắc bệnh dại là do chó, mèo bị bệnh dại cắn hoặc cào. Nước dãi từ những con vật bị nhiễm bệnh sẽ truyền vi-rút dại sang người thông qua vết cắn, vết cào hoặc những vết thương trầy xước ở trên da.
Cho đến nay, y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi lên cơn thì đều dẫn đến tử vong. Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ gió, sợ nước, co giật, liệt, mắt đỏ. Thời gian ủ bệnh thường là 10 – 120 ngày, tùy thuộc vào vị trí vết cắn và độc lực của vi-rút dại.
Biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị những đối tượng bị động vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi-rút dại hiện nay là tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, không nên tự ý tìm cách chữa bệnh bằng các phương thuốc không rõ nguồn gốc, gây nguy hại đến tính mạng.
Việc tiêm phòng dại đúng đắn và kịp thời là điều cần thiết, giúp con người tránh khỏi những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra khi bị chó, mèo cắn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện đúng việc tiêm phòng dại
Tiêm phòng dại như thế nào cho đúng?
– Những người bị chó cắn không chảy máu: Đối với những người ở địa phương có lưu hành dịch nên tiêm phòng dại và kết hợp việc theo dõi con chó. Nếu sau 10 ngày, con chó không chết thì chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm.
Với đối tượng ở địa phương không có dịch bệnh dại lưu hành, thì cần theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, nếu con chó chết thì cần đi tiêm phòng ngay. Nếu con chó còn sống, bạn không cần đi tiêm phòng.
– Người đã tiêm phòng dại và bị chó nhà cắn: Đối với những người đã tiêm phòng dại, nếu bị chó nhà cắn, cơ thể vẫn còn kháng thể có hiệu lực để bảo vệ với bệnh dại thì có thể không cần tiêm phòng.
Nếu nhận thấy nồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ và con vật nghi bị mắc bệnh dại thì cần tiêm nhắc lại. Theo dõi trong 10 ngày, nếu con vật không bị chết thì không cần tiêm phòng. Nếu con chó bị ốm, bệnh thì cần tìm đến cơ sở y tế dự phòng ở địa phương để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Nếu con chó chưa được tiêm phòng, em có thể tiêm phòng dại ngay . Kết hợp với việc quan sát con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật không chết thì ngừng tiêm phòng hoặc chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm.
Lưu ý: Khi tiêm vắc-xin cần phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất, đúng kĩ thuật và vắc-xin đảm bảo được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 – 8oC. Phải thực hiện tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
Cách chăm sóc sau khi tiêm phòng dại
Không được làm việc quá sức, đảm bảo sức khỏe để sinh hoạt và lao động. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Tuyệt đối không uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích trong thời gian tiêm phòng. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không sử dụng các loại thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng. Nếu sau khi tiêm phòng, bạn gặp các phản ứng phụ như: Tại chỗ tiêm bị ngứa, sưng và đau; toàn thân thấy mệt mỏi, đau nhức, chóng mặt, sốt, đau khớp, dị ứng… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Với trường hợp của em sau khi bị chó cắn 15 ngày chó vẫn sống bình thường như thế em không bị dại.Đến 19 tháng 9 em lại tiêm lần 2, mũi đầu là ngày 19 tháng 9 và được 4 mũi.
Với triệu chứng trên không phải là triệu chứng bệnh dại, em không phải xét nghiệm gì để kiểm tra.Sau khi dừng tiêm phòng một thời gian sẽ hết.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị chó cắn rỉ máu.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cách đây 4 hôm có bị chó nhà hàng xóm cắn ở chân và có bị rỉ máu 1 ít có sưng và bị tím chân có lên đi tiêm phòng luôn bây giờ không ạ? Hay để theo dõi con chó trong vòng 16 ngày ạ. Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ.
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Em nên đi tiêm phòng sớm, đồng thời theo dõi tình trạng con vật. Nếu sau 15 ngày kể từ khi em bị chó cắn mà con vật còn sống thì có thể ngừng tiêm.
Chúc em mạnh khỏe.
Bị chó cắn cần phải làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu vừa bị chó cắn ở đùi hai vết thương nhỏ. Cháu phải làm gì bây giờ ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu.
Sau khi bị chó cắn, cháu cần sơ cứu vết thương, rửa vết thương với nước và xà phòng trong thời gian 10-15 phút, rửa lại với cồn Betdine hoặc cồn 70 độ. Khuyên cháu nên tới Trung tâm Y tế dự phòng để được giải đáp và tiêm phòng dại, đồng thời theo dõi con vật, nếu sau 10 ngày mà con chó còn sống khỏe mạnh thì có thể xem xét ngừng tiêm.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bị chó cắn thì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: cô bé lọ lem
Cháu chào bác sĩ!
Cháu vừa bị chó cắn, nhưng không biết con chó đó có bị dại hay không? Liệu cháu có phải đi tiêm phòng? Khi nào mới tiêm được và đi tiêm ở đâu ạ? Bác sĩ giải đáp cho cháu.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu không nói chi tiết, con chó cắn cháu như thế nào, ở vị trí nào của cơ thể, sau khi cắn cháu con chó còn sống hay chết. Về nguyên tắc, nếu con chó cắn cháu ở khu vực nhiều dây thần kinh, đặc biệt là bị cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ, kể cả con chó vẫn khỏe vẫn phải đi tiêm phòng dại ngay.
Chó cắn vào các khu vực khác của cơ thể, nếu còn sống nên nhốt chó và theo dõi chó trong 15 ngày, nếu chó vẫn khỏe mạnh cháu không phải đi tiêm phòng. Trường hợp con chó cắn cháu, cháu không theo dõi được con chó 15 ngày sau khi cắn cháu, hoặc trong thời gian đó, con chó ốm, chết, bỏ đi (không biết con chó có bị bệnh dại hay không) cháu phải đi tiêm phòng dại ngay.
Nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Cháu có thể đến các Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện, tỉnh để các bác sĩ khám và giải đáp tiêm phòng dại cho cháu. Nếu cháu phải tiêm phòng dại, cháu nhớ đi tiêm theo đúng lịch hẹn, mới có hiệu quả phòng bệnh dại.
Cháu nên biết, khi bị chó cắn, việc đầu tiên, cháu cần phải xử trí ngay lập tức vết thương. Cháu nên rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, không bóp, nặn làm tăng tổn thương vết cắn. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch i-ốt. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Đi khám bác sĩ ngay để được chữa trị kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn, hoặc phòng uốn ván (nếu vết cắn bẩn, dễ nhiễm trùng, có nguy cơ bị uốn ván), và được giải đáp về tiêm phòng dại.
Chúc sức khỏe!
Cháu bé mới bị chó cắn
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, ,cháu nhà e mới bị chó cắn lúc nãy. Bị cắn nhưng k trúng mông. Lúc mới đầu e mở ra ktra thì không thấy chảy máu.tầm 10p sau e mở ra thì thấy vết hơi rớm máu. Có thể do mác quần cọ xát vào
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Tôi cung cấp cách xử trí vết thương khi bị chó cắn
Cách xử trí vết thương khi bị chó cắn, bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến, rất nguy hiểm, rất dễ gặp phải đặc biệt đối với trẻ nhỏ do rất khó phòng tránh, đã có rất nhiều trường hợp người bị chó cắn đã bị tử vong do không được sơ cứu và điều trị phù hợp. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách xử trí vết thương khi bị chó cắn đóng một vai trò rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và chủ động xử lý hiệu quả.
Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn
Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân.
Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương bị chó cắn
Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.
Các bước sơ cứu vết thương khi bị chó cắn
– Làm sạch vết thương: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót nhé;
– Tiến hành cầm máu vết thương cho nạn nhân: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.
– Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.
Bị chó cắn đặc biệt là chó dại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân nếu chúng ta không biết cách xử lý phù hợp, hiệu quả, cách xử trí vết thương khi bị chó cắn trên đây sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi người thân hay bất kỳ ai bị chó cắn, có như thế mới có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với nạn nhân đặc biệt là những nơi xa cơ sở y tế. Giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu cẩn thận, từng bước một theo hướng dẫn trên đây sẽ góp phần loại trừ được những tình huống xấu có thể xảy ra. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.
Theo ViCare