Phương pháp điều trị hẹp khí quản được nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm. Sau đây các bác sĩ sẽ cùng bạn tìm hiểu về những phương pháp này.
Điều trị hẹp khí quản như thế nào?
Câu hỏi bởi: Tho Dang
Cháu chào bác sĩ!
Bố cháu bị hẹp khí quản đôi lúc thở rất khó khăn không phải bị từ ngày xưa mà bố cháu mới bị cách đây 5 năm. Không phải lúc nào bố cháu cũng khó thở mà chỉ do thời tiết thay đổi hay làm việc nặng thì mới khó thở. Đi khám ở bệnh viện Đại học Y và bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ chẩn đoán bố cháu bị hẹp khí quản và phải sống chung với thuốc. Nhưng dạo gần đây cháu có đọc được thông tin về đặt stent silicone cho người hẹp khí quản. Cháu chỉ thấy các lí do là do tai nạn hay u làm hẹp khí quản chứ bố cháu không bị như vậy. Ông nội cháu cũng bị căn bệnh khó thở và do ngày xưa y học chưa phát triển nên không biết là bệnh gì. Có khả năng bố cháu bị di truyền từ ông cháu. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu bố cháu có thể đặt stent silicone và có khỏi dứt điểm bệnh của bố cháu không ạ.
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân hẹp khí quản bao gồm:
Bệnh lý ác tính: Ung thư nguyên phát nội mạc khí – phế quản, ung thư di căn khí phế quản (ung thư da, vú, thận, đại tràng), ung thư xâm lấn trực tiếp như ung thư thực quản, tuyến giáp.
Bệnh lý lành tính: Do đặt nội khí quản kéo dài sau chấn thương sọ não, ngộ độc, do mở khí quản ra da, sau lao khí – phế quản, nhiễm trùng, phỏng đường hô hấp Papiloma nội khí phế quản, ghép phổi, không rõ lí do, điều trị hẹp khí quản bằng đặt stent.
Mục đích chữa trị: tái lập lại sự thông thoáng của đường thở chính.
Điều trị đặc hiệu: nong và đặt stent bằng ống soi cứng.
– Nong khí quản và đặt silicone stent được thực hiện trong phòng mổ, gây mê.
– Nong hẹp khí quản bằng các dụng cụ có sẵn, đường kính tăng dần.
– Chọn stent : dài hơn mổi đầu đọan hẹp 5mm (đề phòng u hoặc mô hạt mọc qua đầu stent) đường kính stent bằng khí phế quản đọan rộng nhất.
– Lắp và bắn stent bằng dụng cụ chuyên dụng, đặt qua ống cứng.
– Điều chỉnh stent bằng forcep.
– Kiểm tra lại vị trí stent bằng ống soi mềm. – Hút sạch đàm nhớt bằng ống soi mềm
Điều trị hỗ trợ:
– Hẹp khí quản do ung thư : nên xạ trị, hóa trị trước, đánh giá lại tình trạng hẹp, lựa chọn stent
– Để tránh tắc đàm nhớt , bệnh nhân được phun khí dung Nacl 0,9% 3-4 lần/ ngày.
– Soi kiểm tra sau đặt stent 1 ngày và kiểm tra 1 tháng 1 lần. Theo dõi và tái khám
Biến chứng trong thủ thuật:
– Do gây mê
– Thủng đường thở: do mô hẹp xấu như lao, ung thư…gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Biến chứng này xảy ra bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay như dẫn lưu màng phổi, mở lồng ngực vá chổ thủng.
Biến chứng sau thủ thuật:
– Di lệch stent: đôi khi gây khó thở cấp, cần can thiệp ngay
– Tái hẹp stent do mô hạt, ung thư, tắc đàm. – Nhiễm trùng quanh stent : thay stent khác hoặc xông khí dung bằng kháng sinh. Hiện nay ở Việt nam kỹ thuật này còn chưa phổ biến, bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện Việt Đức để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nhé.
Chúc bố bạn sớm bình phục!
Chữa trị cho người bị hẹp khí quản như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thanh Thế
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 55 tuổi, mẹ em trước đây có tiền sử bệnh viêm thanh quản và có điều trị, thời gian sau này má em có biểu hiện khó thở, thở nông như hụt hơi, thường hay chống tay vào thành. Mẹ em có đi khám tim, xét nghiệm phổi, máu thì kết quả máu nhiễm mỡ nhẹ, tim và phổi bình thường nhưng về dùng thuốc vãn không khỏi. Em có tìm hiểu thì có được nói là có thể mẹ em bị về hẹp khí quản hoặc thực quản. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Mẹ em thường xuất hiện khó thở khi nào? Nếu là khó thở thành cơn, giữa các cơn khó thở mẹ em sinh hoạt bình thường. Khó thở thường xuất hiện bào ban đêm? Khó thở thì thở ra, trong cơn khó thở có thể thấy tiếng rít ở phế quản, cơn khó thở có thể tự hết hoặc đáp ứng với các thuốc giãn phế quản thì nhiều khả năng mẹ em có biểu hiện của hen phế quản.
Nếu khó thở xuất hiện sau khi lao động thể lực hoặc các hoạt động thể lực như leo cầu thang, mang vác nặng…v.v. thì đó có thể là triệu chứng khó thở do suy tim, tâm phế mãn..v.v.. Tuy nhiên mẹ em đã đi khám tim, phổi thì không thấy bất thường nên có thể không nghĩ đến lí do này.
Nếu là khó thở do khối u thực quản mà chè ép vào khí quản: các biểu hiện của u thực quản sẽ nổi bật: triệu chứng gầy sút cân, nuốt nghẹn, chụp X-quang thực quản cản quang phát hiện u thực quản.
Nếu khó thở do u ở khí quản làm hẹp lòng khí quản hoặc u phổi chèn ép, co kéo làm hẹp lòng khí quản sẽ có biểu hiện lâm sàng của khối u, các xét nghiệm X-quang, chụp cắt lớp sẽ phát hiện khối bất thường. Khuyên mẹ em đi khám bác sĩ để chẩn đoán xác định lí do và chữa trị phù hợp.
Chúc em mạnh khỏe!
Mổ mở khí quản, thường xuyên ho dữ dội, tím tái mặt, nhiều đờm, có nên dùng thêm kháng sinh?
Câu hỏi bởi: Tuấn Anh
Thưa bác sĩ.
Cậu của cháu năm nay 44 tuổi, bị tai nạn phải nằm viện đã nửa tháng. Do bất tỉnh quá lâu nên bác sĩ chữa trị đã mổ mở khí quản để đưa ống thở và ống dẫn thức ăn (cháo) ở cổ để tránh mất tiếng sau khi bình phục. Hiện tại cậu cháu có phản ứng sắp tỉnh, tuy nhiên hằng ngày vì đưa thức ăn qua khí quản nên có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi, thường xuyên ho dữ dội, tím tái mặt, nhiều đờm. Cháu băn khoăn không biết có nên yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hay chống viêm kèm theo thêm hay không vì lo cậu cháu khi bình phục hẳn sẽ viêm phổi nặng tác động tới sức khỏe lâu dài. Hi vọng bác sĩ cho cháu lời khuyên để gia đình yên tâm.
Cháu vô cùng biết ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Trước hết cháu cần hiểu một đôi điều về mở khí quản và những biến chứng của mở khí quản. Mở khí quản là vết rạch ở khí quản tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da qua canule krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn cho phép không khí đi qua khi có tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản, giúp việc cai máy thở (do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở), cho phép giúp thở nhân tạo dài ngày. Nơi mở thường ở đốt 2, 3, 4 vòng sụn khí quản.
Biến chứng:
Tắc nghẽn đường thở: do cục máu đông trong những giờ đầu sau mổ, trong giai đoạn này điều dưỡng hút đàm mỗi 5-10 phút/lần để tránh máu cục làm tắc nghẽn đường thở.
Chảy máu: nên quan sát và thăm khám để phát hiện chảy máu, thường có nguy cơ chảy máu trong những giờ đầu sau mổ. Theo dõi số lượng máu chảy và báo bác sĩ.
Tắc nghẽn đường thở do đàm nhớt: hút đàm nhớt thường xuyên, nên nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Vật lý trị liệu giúp tống xuất đàm nhớt dễ dàng.
Tràn khí dưới da: theo dõi khó thở, da phù nề, tiếng nổ dưới da khi thăm khám, người bệnh đau, theo dõi hô hấp và thực hiện phụ bác sĩ dẫn lưu khí.
Nhiễm trùng chân mở khí quản: nhận thấy vùng chung quanh chân nơi mở khí quản đỏ, sưng, đau phù nề, tiết dịch. Điều dưỡng rửa sạch vết thương và thay băng khi ẩm ướt, cấy mủ, thực hiện kháng sinh, theo dõi viêm phổi.
Viêm phổi: hút đàm, bảo đảm hệ thống hút đàm vô trùng, hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thay định kỳ ống mở khí quản hay khi ống bị nghẹt. Nghe phổi mỗi 2 giờ, theo dõi nhiệt độ người bệnh thường xuyên.
Dò khí thực quản: phòng ngừa bằng cách theo dõi áp lực bóng chèn, thay ống mở khí quản định kỳ. Biểu hiện dò nơi mở khí quản là người bệnh ăn sặc, thở khó.
Hẹp khí quản: thường xuất hiện ở người bệnh đặt canule lâu ngày, sẹo có sau khi rút ống mở khí quản ở trẻ em. Biểu hiện người bệnh thở khó, nói khó, thở có tiếng rít.
Trường hợp của cậu cháu còn đang nằm viện vì vậy nên cháu không nên lo lắng quá. Các y bác sĩ sẽ có trách nhiệm chăm sóc và theo dõi cho cậu của cháu. Tuy nhiên cháu cũng cần biết rằng nếu như chỉ nhiều đờm mà không có triệu chứng nhiễm trùng thì chỉ cần hút đờm nhớt thường xuyên. Vật lý trị liệu giúp tống xuất đờm nhớt dễ dàng.
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có triệu chứng nhiễm trùng như sốt hay bạch cầu tăng… vì vậy nếu như cháu chưa thực sự yên tâm thì cháu có thể giải đáp trực tiếp bác sĩ chữa trị cho cậu cháu.
Chúc cậu cháu chóng bình phục!
Hay bị ngứa ở cổ họng, ngay chỗ khí quản nối với thực quản
Câu hỏi bởi: thuyphung
Chào bác sĩ.
Con tên Phụng, nữ giới, năm nay con 24 tuổi. Trước đây từ hồi học cấp 3 con đã hay bị viêm họng vào mùa lạnh. Sau hơn một năm con làm trong công ty sản xuất hàng điện tử của Nhật và hay thường phải hít một số mùi hóa chất là chì và nước rửa chì, hiện con đã nghi việc một năm nhưng hơn 1 năm nay từ khi con đi làm con hay bị ngứa ở cổ họng, ngay chỗ khí quản nối với thực quản nhiều khi còn bị ngứa từ từ lên tai, cảm giác như có con gì đang bò từ cổ họng lên ống tai vậy, cảm thấy rất khó chịu phải ho mạnh ra cả nước mắt mới đỡ ngứa. Khi con nuốt thức ăn dù cứng hay mềm đều hay bị mắc lại trong khí quản cảm giác rất khó nuốt, lâu lâu vào buổi sáng ngủ dậy khi con đánh răng con hay khạc ra một ít thức ăn trong khí quản và nhất là khi con nói chuyện hơi nhiều một chút là con thấy khó thở tức ngực. Con xin thông tin thêm là trước đây con từng có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày và đã chữa trị hết. Bác sĩ có thể cho con biết có khả năng con đang bị bệnh gì và phải đi khám như thế nào ạ?
Con cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như mô tả thì có thể bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản kết hợp với tình trạng viêm họng mãn tính. Bạn nên đến bệnh viện uy tín khám chuyên Nội, có thể cần phải soi dạ dày và soi họng để chẩn đoán. Tùy kết quả thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cho bạn biện pháp chữa trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Điều trị hẹp khí quản như thế nào?
Câu hỏi bởi: Tho Dang
Cháu chào bác sĩ!
Bố cháu bị hẹp khí quản đôi lúc thở rất khó khăn không phải bị từ ngày xưa mà bố cháu mới bị cách đây 5 năm. Không phải lúc nào bố cháu cũng khó thở mà chỉ do thời tiết thay đổi hay làm việc nặng thì mới khó thở. Đi khám ở bệnh viện Đại học Y và bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ chẩn đoán bố cháu bị hẹp khí quản và phải sống chung với thuốc. Nhưng dạo gần đây cháu có đọc được thông tin về đặt stent silicone cho người hẹp khí quản. Cháu chỉ thấy các lí do là do tai nạn hay u làm hẹp khí quản chứ bố cháu không bị như vậy. Ông nội cháu cũng bị căn bệnh khó thở và do ngày xưa y học chưa phát triển nên không biết là bệnh gì. Có khả năng bố cháu bị di truyền từ ông cháu. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu bố cháu có thể đặt stent silicone và có khỏi dứt điểm bệnh của bố cháu không ạ.
Cháu cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân hẹp khí quản bao gồm:
Bệnh lý ác tính: Ung thư nguyên phát nội mạc khí – phế quản, ung thư di căn khí phế quản (ung thư da, vú, thận, đại tràng), ung thư xâm lấn trực tiếp như ung thư thực quản, tuyến giáp.
Bệnh lý lành tính: Do đặt nội khí quản kéo dài sau chấn thương sọ não, ngộ độc, do mở khí quản ra da, sau lao khí – phế quản, nhiễm trùng, phỏng đường hô hấp Papiloma nội khí phế quản, ghép phổi, không rõ lí do, điều trị hẹp khí quản bằng đặt stent.
Mục đích chữa trị: tái lập lại sự thông thoáng của đường thở chính.
Điều trị đặc hiệu: nong và đặt stent bằng ống soi cứng.
– Nong khí quản và đặt silicone stent được thực hiện trong phòng mổ, gây mê.
– Nong hẹp khí quản bằng các dụng cụ có sẵn, đường kính tăng dần.
– Chọn stent : dài hơn mổi đầu đọan hẹp 5mm (đề phòng u hoặc mô hạt mọc qua đầu stent) đường kính stent bằng khí phế quản đọan rộng nhất.
– Lắp và bắn stent bằng dụng cụ chuyên dụng, đặt qua ống cứng.
– Điều chỉnh stent bằng forcep.
– Kiểm tra lại vị trí stent bằng ống soi mềm. – Hút sạch đàm nhớt bằng ống soi mềm
Điều trị hỗ trợ:
– Hẹp khí quản do ung thư : nên xạ trị, hóa trị trước, đánh giá lại tình trạng hẹp, lựa chọn stent
– Để tránh tắc đàm nhớt , bệnh nhân được phun khí dung Nacl 0,9% 3-4 lần/ ngày.
– Soi kiểm tra sau đặt stent 1 ngày và kiểm tra 1 tháng 1 lần. Theo dõi và tái khám
Biến chứng trong thủ thuật:
– Do gây mê
– Thủng đường thở: do mô hẹp xấu như lao, ung thư…gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Biến chứng này xảy ra bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay như dẫn lưu màng phổi, mở lồng ngực vá chổ thủng.
Biến chứng sau thủ thuật:
– Di lệch stent: đôi khi gây khó thở cấp, cần can thiệp ngay
– Tái hẹp stent do mô hạt, ung thư, tắc đàm. – Nhiễm trùng quanh stent : thay stent khác hoặc xông khí dung bằng kháng sinh. Hiện nay ở Việt nam kỹ thuật này còn chưa phổ biến, bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện Việt Đức để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nhé.
Chúc bố bạn sớm bình phục!
Chữa trị cho người bị hẹp khí quản như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thanh Thế
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 55 tuổi, mẹ em trước đây có tiền sử bệnh viêm thanh quản và có điều trị, thời gian sau này má em có biểu hiện khó thở, thở nông như hụt hơi, thường hay chống tay vào thành. Mẹ em có đi khám tim, xét nghiệm phổi, máu thì kết quả máu nhiễm mỡ nhẹ, tim và phổi bình thường nhưng về dùng thuốc vãn không khỏi. Em có tìm hiểu thì có được nói là có thể mẹ em bị về hẹp khí quản hoặc thực quản. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Mẹ em thường xuất hiện khó thở khi nào? Nếu là khó thở thành cơn, giữa các cơn khó thở mẹ em sinh hoạt bình thường. Khó thở thường xuất hiện bào ban đêm? Khó thở thì thở ra, trong cơn khó thở có thể thấy tiếng rít ở phế quản, cơn khó thở có thể tự hết hoặc đáp ứng với các thuốc giãn phế quản thì nhiều khả năng mẹ em có biểu hiện của hen phế quản.
Nếu khó thở xuất hiện sau khi lao động thể lực hoặc các hoạt động thể lực như leo cầu thang, mang vác nặng…v.v. thì đó có thể là triệu chứng khó thở do suy tim, tâm phế mãn..v.v.. Tuy nhiên mẹ em đã đi khám tim, phổi thì không thấy bất thường nên có thể không nghĩ đến lí do này.
Nếu là khó thở do khối u thực quản mà chè ép vào khí quản: các biểu hiện của u thực quản sẽ nổi bật: triệu chứng gầy sút cân, nuốt nghẹn, chụp X-quang thực quản cản quang phát hiện u thực quản.
Nếu khó thở do u ở khí quản làm hẹp lòng khí quản hoặc u phổi chèn ép, co kéo làm hẹp lòng khí quản sẽ có biểu hiện lâm sàng của khối u, các xét nghiệm X-quang, chụp cắt lớp sẽ phát hiện khối bất thường. Khuyên mẹ em đi khám bác sĩ để chẩn đoán xác định lí do và chữa trị phù hợp.
Chúc em mạnh khỏe!
Mổ mở khí quản, thường xuyên ho dữ dội, tím tái mặt, nhiều đờm, có nên dùng thêm kháng sinh?
Câu hỏi bởi: Tuấn Anh
Thưa bác sĩ.
Cậu của cháu năm nay 44 tuổi, bị tai nạn phải nằm viện đã nửa tháng. Do bất tỉnh quá lâu nên bác sĩ chữa trị đã mổ mở khí quản để đưa ống thở và ống dẫn thức ăn (cháo) ở cổ để tránh mất tiếng sau khi bình phục. Hiện tại cậu cháu có phản ứng sắp tỉnh, tuy nhiên hằng ngày vì đưa thức ăn qua khí quản nên có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi, thường xuyên ho dữ dội, tím tái mặt, nhiều đờm. Cháu băn khoăn không biết có nên yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hay chống viêm kèm theo thêm hay không vì lo cậu cháu khi bình phục hẳn sẽ viêm phổi nặng tác động tới sức khỏe lâu dài. Hi vọng bác sĩ cho cháu lời khuyên để gia đình yên tâm.
Cháu vô cùng biết ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Trước hết cháu cần hiểu một đôi điều về mở khí quản và những biến chứng của mở khí quản. Mở khí quản là vết rạch ở khí quản tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da qua canule krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn cho phép không khí đi qua khi có tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản, giúp việc cai máy thở (do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở), cho phép giúp thở nhân tạo dài ngày. Nơi mở thường ở đốt 2, 3, 4 vòng sụn khí quản.
Biến chứng:
Tắc nghẽn đường thở: do cục máu đông trong những giờ đầu sau mổ, trong giai đoạn này điều dưỡng hút đàm mỗi 5-10 phút/lần để tránh máu cục làm tắc nghẽn đường thở.
Chảy máu: nên quan sát và thăm khám để phát hiện chảy máu, thường có nguy cơ chảy máu trong những giờ đầu sau mổ. Theo dõi số lượng máu chảy và báo bác sĩ.
Tắc nghẽn đường thở do đàm nhớt: hút đàm nhớt thường xuyên, nên nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Vật lý trị liệu giúp tống xuất đàm nhớt dễ dàng.
Tràn khí dưới da: theo dõi khó thở, da phù nề, tiếng nổ dưới da khi thăm khám, người bệnh đau, theo dõi hô hấp và thực hiện phụ bác sĩ dẫn lưu khí.
Nhiễm trùng chân mở khí quản: nhận thấy vùng chung quanh chân nơi mở khí quản đỏ, sưng, đau phù nề, tiết dịch. Điều dưỡng rửa sạch vết thương và thay băng khi ẩm ướt, cấy mủ, thực hiện kháng sinh, theo dõi viêm phổi.
Viêm phổi: hút đàm, bảo đảm hệ thống hút đàm vô trùng, hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thay định kỳ ống mở khí quản hay khi ống bị nghẹt. Nghe phổi mỗi 2 giờ, theo dõi nhiệt độ người bệnh thường xuyên.
Dò khí thực quản: phòng ngừa bằng cách theo dõi áp lực bóng chèn, thay ống mở khí quản định kỳ. Biểu hiện dò nơi mở khí quản là người bệnh ăn sặc, thở khó.
Hẹp khí quản: thường xuất hiện ở người bệnh đặt canule lâu ngày, sẹo có sau khi rút ống mở khí quản ở trẻ em. Biểu hiện người bệnh thở khó, nói khó, thở có tiếng rít.
Trường hợp của cậu cháu còn đang nằm viện vì vậy nên cháu không nên lo lắng quá. Các y bác sĩ sẽ có trách nhiệm chăm sóc và theo dõi cho cậu của cháu. Tuy nhiên cháu cũng cần biết rằng nếu như chỉ nhiều đờm mà không có triệu chứng nhiễm trùng thì chỉ cần hút đờm nhớt thường xuyên. Vật lý trị liệu giúp tống xuất đờm nhớt dễ dàng.
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có triệu chứng nhiễm trùng như sốt hay bạch cầu tăng… vì vậy nếu như cháu chưa thực sự yên tâm thì cháu có thể giải đáp trực tiếp bác sĩ chữa trị cho cậu cháu.
Chúc cậu cháu chóng bình phục!
Hay bị ngứa ở cổ họng, ngay chỗ khí quản nối với thực quản
Câu hỏi bởi: thuyphung
Chào bác sĩ.
Con tên Phụng, nữ giới, năm nay con 24 tuổi. Trước đây từ hồi học cấp 3 con đã hay bị viêm họng vào mùa lạnh. Sau hơn một năm con làm trong công ty sản xuất hàng điện tử của Nhật và hay thường phải hít một số mùi hóa chất là chì và nước rửa chì, hiện con đã nghi việc một năm nhưng hơn 1 năm nay từ khi con đi làm con hay bị ngứa ở cổ họng, ngay chỗ khí quản nối với thực quản nhiều khi còn bị ngứa từ từ lên tai, cảm giác như có con gì đang bò từ cổ họng lên ống tai vậy, cảm thấy rất khó chịu phải ho mạnh ra cả nước mắt mới đỡ ngứa. Khi con nuốt thức ăn dù cứng hay mềm đều hay bị mắc lại trong khí quản cảm giác rất khó nuốt, lâu lâu vào buổi sáng ngủ dậy khi con đánh răng con hay khạc ra một ít thức ăn trong khí quản và nhất là khi con nói chuyện hơi nhiều một chút là con thấy khó thở tức ngực. Con xin thông tin thêm là trước đây con từng có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày và đã chữa trị hết. Bác sĩ có thể cho con biết có khả năng con đang bị bệnh gì và phải đi khám như thế nào ạ?
Con cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như mô tả thì có thể bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản kết hợp với tình trạng viêm họng mãn tính. Bạn nên đến bệnh viện uy tín khám chuyên Nội, có thể cần phải soi dạ dày và soi họng để chẩn đoán. Tùy kết quả thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cho bạn biện pháp chữa trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Theo ViCare