Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh – Thông tin thuốc


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Tân Dược –


Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả điều trị, hầu hết các loại thuốc kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng phụ.




  1. Tác dụng phụ:
Hầu hết các thuốc sử dụng đều gây ra tác dụng phụ, một số tác dụng phụ có hại và được xem là một dạng biểu hiện của ADR (tác dụng không mong muốn).

Ví dụ: dùng Diclofenac gây xót ruột: đây là tác dụng phụ, không phải là ADR. Nhưng nếu xảy ra xuất huyết tiêu hóa thì đây là ADR.

  1. Quá mẫn:
Là sự tăng dần tính nhạy cảm đối với một thuốc nào đó. Giống với dị ứng, quá mẫn thường không xuất hiện ở lần dùng thuốc đầu tiên.

Mức độ tác hại của quá mẫn tăng dần theo số lần dùng thuốc chứ không xảy ra đột ngột.

  1. Phản ứng quá liều:
Phản ứng quá liều có thể xảy ra khi dùng liều cao hơn bình thường nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả ở liều điều trị. Ví dụ:

  • Dùng chung Digoxin với cam thảo, sâm sẽ làm tăng nồng độ Digoxin trong máu lên nhiều lần do đó nguy cơ ngộ độc Digoxin do quá liều rất cao.
  • Chlorpropamid dùng chung với rượu có tác động “Disulfiram” …
  1. Đặc ứng:
Đặc ứng là sự bất dung nạp mang tính bẩm sinh. Phản ứng có hại xảy ra ngay lần sử dụng thuốc đầu tiên. Ngược lại với dung nạp thuốc, một số cá thể phản ứng mạnh với thuốc ngay ở lần dùng thuốc đầu tiên hoặc ở liều điều trị bình thường cũng đã có những biểu hiện của triệu chứng ngộ độc.

Đặc ứng và dị ứng là 2 biểu hiện thường rất nặng của ADR.

  1. Dị ứng:
Dị ứng thuốc là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc lần thứ hai hoặc những lần sau với một thứ thuốc mà một trong những thành phần của nó có tính dị nguyên. Dị ứng thuốc là một phản ứng độc hại, không mong muốn có thể xảy ra ngay cả khi sử dụng thuốc đúng chỉ định và chỉ xảy ra ở những lần sau, không bao giờ xảy ra ở lần dùng đầu tiên.



Mọi loại thuốc đều có thể gây dị ứng, thường gặp nhất là kháng sinh và đây cũng là nhóm thuốc gây tử vong cao nhất khi dị ứng.

  1. Phản ứng dị ứng giả (Pseudoallergic reaction):
Phản ứng có biểu hiện giống hệt dị ứng thật nhưng không liên quan đến miễn dịch.

  1. Dung nạp thuốc:
Là tình trạng giảm đáp ứng với thuốc khi sử dụng nhiều lần.

  • Lạm dụng: là tình trạng sử dụng thuốc với liều lượng quá mức ngoài mục đích điều trị và ngoài sự chấp nhận của y học.
  • Lệ thuộc thuốc: là tình trạng sử dụng thuốc lặp lại một cách bắt buộc vì tác dụng gây khoái cảm của thuốc hoặc để tránh sự khó chịu do thiếu thuốc.
  • Lệ thuộc thân thể: là sự thay đổi sinh lý hay thích nghi sinh lý do dùng thuốc lặp lại.
  • Lệ thuộc tâm lý: được thể hiện bởi hành vi tìm kiếm thuốc một cách bắt buộc vì cảm giác dễ chịu do thuốc mang tới, bất chấp các tác hại có thể xảy ra.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl