Hỏi Bác Sĩ - Chứng khó nuốt có nghĩa là phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để di chuyển thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Những câu hỏi sau sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Hay bị khô họng, khó nuốt và có triệu chứng sưng amidan, hơi thở khó là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạo gần đây em hay bị khô họng, khó nuốt và có biểu hiện sưng amidan hơi thở khó hay uống nước để dễ thở. Vài bữa trước thì bị trong thời gian ngắn nhưng bây giờ thời gian kéo dài hơn. Xin hỏi bác sĩ bệnh em là bệnh gì có nghiêm trọng lắm không ạ? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ bác sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo bạn mô tả có thể bạn bị viêm amidan cấp. Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39oC. Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Đại tiện thường táo. Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amidan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Điều trị bệnh này cần dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để chữa trị. Ngoài ra có một số biện pháp hạn chế viêm amidan tái phát bạn cần lưu ý: giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh ăn uống, giữ ấm vùng mũi họng, tránh nơi ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước ấm). Không nên pha quá mặn sẽ làm tổn hại niêm mạc họng.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Bị khó nuốt là do ảnh hưởng tâm lí hay bệnh gì?
Câu hỏi bởi: táo tàu
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 52 tuổi. Trước kia có lần mẹ tôi dùng thuốc con nhộng, do uống ít nước nên nó không trôi, bị hóc ở cổ họng, mẹ tôi khạc mãi mới ra. Sau này mẹ tôi thấy nuốt những vật to thì cảm khó nuốt, vậy hỏi bác sĩ mẹ tôi liệu có bị tác động tâm lí nên dẫn đến nuốt khó hay không? Hay mẹ tôi bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Khó nuốt là mất nhiều thời gian và nỗ lực để di chuyển thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Đôi khi, khó nuốt không phải là bệnh lý mà do khi ta ăn quá nhanh hoặc không nhai thức ăn đủ. Nhưng khó nuốt dai dẳng có thể là một bệnh lý.
Khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Các lí do gây khó nuốt khác nhau và chữa trị phụ thuộc vào lí do. Biểu hiện của chứng khó nuốt là: Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc dịch xuống dạ dày trong lần nuốt đầu tiên; nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt; thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi nuốt vào; người bệnh cảm thấy thức ăn mắc nghẹt lại ở một phần nào đó của hầu hoặc ngực; bị đau khi nuốt; bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc hội chứng ợ nóng; khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng hoặc cả hai.
Ở người khỏe mạnh, các cơ ở hầu họng, thực quản co thắt để tống thức ăn từ miệng xuống thực quản theo phản xạ nuốt. Khi mắc bệnh khó nuốt thường do rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; hoặc là bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản.
Khó nuốt thường do các lí do sau:
Khó nuốt do uống thuốc uống: Một số người dường như không thể nuốt viên thuốc hoặc thuốc, mặc dù họ không có khó khăn khác khi nuốt. Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày-thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì, đái tháo đường, nhược cơ,… Khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ, càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng. Khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt… Khó nuốt do tắc nghẽn: Do dị vật, túi thừa ở thực quản, hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u, polyp, sẹo do bỏng… Khó nuốt không rõ lí do.
Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho, nghẹn, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức, tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi…
Khi biểu hiện khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa Tiêu hóa hoặc Tai Mũi Họng để tìm hiểu lí do gây bệnh. Việc chữa trị rối loạn khó nuốt tùy thuộc vào lí do và vị trí gây bệnh. Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản. Vậy chứng khó nuốt có rất nhiều lí do.
Với chứng khó nuốt của mẹ bạn, nhất là nuốt những vật to thì cảm thấy khó nuốt, và mẹ bạn cũng là người có tuổi (52 tuổi), theo tôi bạn nên đưa mẹ đi khám để tìm ra lí do và có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Khó nuốt, đầy hơi, hay mất ngủ, hay bị buồn nôn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị đau tức ngực có lúc khó thở khi chơi thể thao nặng, lại khó nuốt đầy hơi, đi lại thì mệt tức ngực nằm xuống thấy đỡ, lại hay mất ngủ, hay bị buồn nôn lúc súc miệng, em đi siêu âm tim và điện tim thì trong giới hạn bình thường, nội soi dạ dày thì bị viêm sung huyết. Bác sĩ cho em hỏi là em đau bệnh gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Với các biểu hiện như bạn mô tả thì có thể là bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Việc chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày, thực quản chủ yếu dựa vào biểu hiện chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện điển hình là ợ nóng. Đó là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ. Ngoài ra có khoảng 2/3 bệnh nhân cũng có biểu hiện ăn không tiêu (đau hoặc khó chịu vùng thượng vị) và khoảng 40% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cũng có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản. Khi bệnh nặng hơn có thể có triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, khó thở về đêm, ói máu hay sụt cân.
Trường hợp của bạn đã đi soi dạ dày và được chẩn đoán là có viêm xung huyết. Như vậy khả năng do trào ngược là nhiều. Bạn nên chữa trị thử một thời gian bằng Nexium 40mg một ngày uống vào buổi sáng trước ăn 30 phút, Gaviscon ngày 2 gói sau ăn trưa và tối. Ngoài ra kết hợp với thay đổi lối sống. Cụ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống: Kiêng các thức ăn gây trào ngược bao gồm thức ăn có nhiều mỡ và gia vị. Một số thức uống có thể làm tăng thêm biểu hiện bao gồm cola, cà phê đậm, nước cà chua và nước cam. Tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều. Tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn. Tránh mặc đồ quá chật ngay sau bữa ăn.
Nâng cao đầu giường: Có thể tốt cho bệnh nhân có biểu hiện xảy ra về đêm hay biểu hiện thanh quản, nhưng không phải bao giờ cũng có hiệu quả và cũng có thể gây khó chịu một cách không cần thiết. Nằm gối cao được ưa chuộng hơn vì không tác động đến người chung giường.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Nếu sau 1 tháng chữa trị bệnh không đỡ bạn cần đi khám tại bệnh viện.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cổ họng có cục gì vướng và khó nuốt có phải là triệu chứng ung thư vòm họng?
Câu hỏi bởi: hoaibung
Chào bác sĩ, bác sĩ làm ơn giúp cháu. Cổ họng cháu cảm giác có cục gì vướng từ khoảng mấy tháng rồi, khó nuốt, hai bên cổ họng chỗ cháu đưa ngón tay vào cảm giác có nhiều nốt, hôm qua cháu thấy một bên amidan to hơn bên còn lại mà bên to hơn đó hồi đến nay cháu bị đau bên ngoài cổ, từ hơn chục năm trước cháu cũng hay bị đau đầu nhưng mấy tháng gần đây cháu cú bị đau rồi giật chỗ chân mày, cảm giác khó chịu, trong 2 bên cổ họng cháu còn có nốt trắng hôi, từ 5 tháng nay nhưng cháu chưa có điều kiện đi khám, mong bác sĩ giúp cháu, có phải cháu có các dấu hiệu của ung thư vòm họng không ạ? Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Theo mô tả của cháu thì hiện tại cháu đang bị viêm amiđan mạn tính, chứ không phải ung thư vòm họng. Các hạt màu trắng, hôi này thường gọi là bã đậu amiđan, tên khoa học gọi là sỏi amiđan, nằm trong trong các ngách của amiđan và được tạo thành từ tế bào lymphô sống hoặc đã bị thoái hóa, cùng với các tế bào biểu mô bong tróc và xác vi khuẩn.
Sỏi amiđan có nhiều khi amiđan bị viêm mãn tính. Trong một số ít tình huống các hạt sỏi này không gây biểu hiện gì. Đa số gây ra nuốt vướng rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, có thể làm hơi thở hôi. Cách chữa trị là súc họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, trong những đợt nhiễm trùng cấp cần sử dụng kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh cứ lặp đi lặp lại gây nhiều phiền toái thì cần phẫu thuật cắt amiđan. Trường hợp của cháu tốt nhất nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ kiểm tra xem có cần mổ cắt amiđan không.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Hay bị khô họng, khó nuốt và có triệu chứng sưng amidan, hơi thở khó là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạo gần đây em hay bị khô họng, khó nuốt và có biểu hiện sưng amidan hơi thở khó hay uống nước để dễ thở. Vài bữa trước thì bị trong thời gian ngắn nhưng bây giờ thời gian kéo dài hơn. Xin hỏi bác sĩ bệnh em là bệnh gì có nghiêm trọng lắm không ạ? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ bác sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo bạn mô tả có thể bạn bị viêm amidan cấp. Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38-39oC. Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Đại tiện thường táo. Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amidan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Điều trị bệnh này cần dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để chữa trị. Ngoài ra có một số biện pháp hạn chế viêm amidan tái phát bạn cần lưu ý: giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh ăn uống, giữ ấm vùng mũi họng, tránh nơi ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước ấm). Không nên pha quá mặn sẽ làm tổn hại niêm mạc họng.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
Bị khó nuốt là do ảnh hưởng tâm lí hay bệnh gì?
Câu hỏi bởi: táo tàu
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 52 tuổi. Trước kia có lần mẹ tôi dùng thuốc con nhộng, do uống ít nước nên nó không trôi, bị hóc ở cổ họng, mẹ tôi khạc mãi mới ra. Sau này mẹ tôi thấy nuốt những vật to thì cảm khó nuốt, vậy hỏi bác sĩ mẹ tôi liệu có bị tác động tâm lí nên dẫn đến nuốt khó hay không? Hay mẹ tôi bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Khó nuốt là mất nhiều thời gian và nỗ lực để di chuyển thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Đôi khi, khó nuốt không phải là bệnh lý mà do khi ta ăn quá nhanh hoặc không nhai thức ăn đủ. Nhưng khó nuốt dai dẳng có thể là một bệnh lý.
Khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Các lí do gây khó nuốt khác nhau và chữa trị phụ thuộc vào lí do. Biểu hiện của chứng khó nuốt là: Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc dịch xuống dạ dày trong lần nuốt đầu tiên; nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt; thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi nuốt vào; người bệnh cảm thấy thức ăn mắc nghẹt lại ở một phần nào đó của hầu hoặc ngực; bị đau khi nuốt; bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc hội chứng ợ nóng; khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng hoặc cả hai.
Ở người khỏe mạnh, các cơ ở hầu họng, thực quản co thắt để tống thức ăn từ miệng xuống thực quản theo phản xạ nuốt. Khi mắc bệnh khó nuốt thường do rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; hoặc là bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản.
Khó nuốt thường do các lí do sau:
Khó nuốt do uống thuốc uống: Một số người dường như không thể nuốt viên thuốc hoặc thuốc, mặc dù họ không có khó khăn khác khi nuốt. Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày-thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì, đái tháo đường, nhược cơ,… Khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ, càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng. Khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt… Khó nuốt do tắc nghẽn: Do dị vật, túi thừa ở thực quản, hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u, polyp, sẹo do bỏng… Khó nuốt không rõ lí do.
Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho, nghẹn, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức, tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi…
Khi biểu hiện khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa Tiêu hóa hoặc Tai Mũi Họng để tìm hiểu lí do gây bệnh. Việc chữa trị rối loạn khó nuốt tùy thuộc vào lí do và vị trí gây bệnh. Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản. Vậy chứng khó nuốt có rất nhiều lí do.
Với chứng khó nuốt của mẹ bạn, nhất là nuốt những vật to thì cảm thấy khó nuốt, và mẹ bạn cũng là người có tuổi (52 tuổi), theo tôi bạn nên đưa mẹ đi khám để tìm ra lí do và có hướng chữa trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Khó nuốt, đầy hơi, hay mất ngủ, hay bị buồn nôn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em bị đau tức ngực có lúc khó thở khi chơi thể thao nặng, lại khó nuốt đầy hơi, đi lại thì mệt tức ngực nằm xuống thấy đỡ, lại hay mất ngủ, hay bị buồn nôn lúc súc miệng, em đi siêu âm tim và điện tim thì trong giới hạn bình thường, nội soi dạ dày thì bị viêm sung huyết. Bác sĩ cho em hỏi là em đau bệnh gì?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Với các biểu hiện như bạn mô tả thì có thể là bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Việc chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày, thực quản chủ yếu dựa vào biểu hiện chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện điển hình là ợ nóng. Đó là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ. Ngoài ra có khoảng 2/3 bệnh nhân cũng có biểu hiện ăn không tiêu (đau hoặc khó chịu vùng thượng vị) và khoảng 40% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cũng có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản. Khi bệnh nặng hơn có thể có triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, khó thở về đêm, ói máu hay sụt cân.
Trường hợp của bạn đã đi soi dạ dày và được chẩn đoán là có viêm xung huyết. Như vậy khả năng do trào ngược là nhiều. Bạn nên chữa trị thử một thời gian bằng Nexium 40mg một ngày uống vào buổi sáng trước ăn 30 phút, Gaviscon ngày 2 gói sau ăn trưa và tối. Ngoài ra kết hợp với thay đổi lối sống. Cụ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống: Kiêng các thức ăn gây trào ngược bao gồm thức ăn có nhiều mỡ và gia vị. Một số thức uống có thể làm tăng thêm biểu hiện bao gồm cola, cà phê đậm, nước cà chua và nước cam. Tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều. Tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn. Tránh mặc đồ quá chật ngay sau bữa ăn.
Nâng cao đầu giường: Có thể tốt cho bệnh nhân có biểu hiện xảy ra về đêm hay biểu hiện thanh quản, nhưng không phải bao giờ cũng có hiệu quả và cũng có thể gây khó chịu một cách không cần thiết. Nằm gối cao được ưa chuộng hơn vì không tác động đến người chung giường.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Nếu sau 1 tháng chữa trị bệnh không đỡ bạn cần đi khám tại bệnh viện.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cổ họng có cục gì vướng và khó nuốt có phải là triệu chứng ung thư vòm họng?
Câu hỏi bởi: hoaibung
Chào bác sĩ, bác sĩ làm ơn giúp cháu. Cổ họng cháu cảm giác có cục gì vướng từ khoảng mấy tháng rồi, khó nuốt, hai bên cổ họng chỗ cháu đưa ngón tay vào cảm giác có nhiều nốt, hôm qua cháu thấy một bên amidan to hơn bên còn lại mà bên to hơn đó hồi đến nay cháu bị đau bên ngoài cổ, từ hơn chục năm trước cháu cũng hay bị đau đầu nhưng mấy tháng gần đây cháu cú bị đau rồi giật chỗ chân mày, cảm giác khó chịu, trong 2 bên cổ họng cháu còn có nốt trắng hôi, từ 5 tháng nay nhưng cháu chưa có điều kiện đi khám, mong bác sĩ giúp cháu, có phải cháu có các dấu hiệu của ung thư vòm họng không ạ? Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Theo mô tả của cháu thì hiện tại cháu đang bị viêm amiđan mạn tính, chứ không phải ung thư vòm họng. Các hạt màu trắng, hôi này thường gọi là bã đậu amiđan, tên khoa học gọi là sỏi amiđan, nằm trong trong các ngách của amiđan và được tạo thành từ tế bào lymphô sống hoặc đã bị thoái hóa, cùng với các tế bào biểu mô bong tróc và xác vi khuẩn.
Sỏi amiđan có nhiều khi amiđan bị viêm mãn tính. Trong một số ít tình huống các hạt sỏi này không gây biểu hiện gì. Đa số gây ra nuốt vướng rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, có thể làm hơi thở hôi. Cách chữa trị là súc họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, trong những đợt nhiễm trùng cấp cần sử dụng kháng sinh phù hợp. Nếu bệnh cứ lặp đi lặp lại gây nhiều phiền toái thì cần phẫu thuật cắt amiđan. Trường hợp của cháu tốt nhất nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ kiểm tra xem có cần mổ cắt amiđan không.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare