Để dụ con uống thuốc, nhiều bậc cha mẹ đã sáng tạo ra những cách 'đặc biệt' nhưng lại gây phản tác dụng.
Con cô bạn mới hơn 3 tuổi bị ốm nên mẹ Num tranh thủ ghé qua thăm. Ngồi chơi một lúc thấy bạn ‘rục rịch’ đi lấy thuốc cho con. Lát sau, bạn cầm ra cốc sữa, giọng vừa đe dọa, vừa nịnh nọt 'Con không uống hết, mẹ không chơi với con...'. Thế là bé mặt mày bí xị, rùng mình uống cố hết cốc sữa. Cô bạn quay sang phân bua với mình ‘Phải dùng chiêu này chị ạ...!'.
Mẹ Num biết, việc cho trẻ uống thuốc là một vấn đề đầy thử thách với các bậc cha mẹ. Thế nên, để ‘dụ’ con, nhiều người đã sáng tạo ra những cách ‘đặc biệt’ như: trộn thuốc vào sữa hay đồ ăn hoặc nói rằng thuốc là kẹo… thậm chí, có người con ép con uống bằng cách bóp mũi, cạy miệng con… Nhưng những cách đó rất dễ gây phản tác dụng, khiến bé sợ thuốc.
Cần chọn đúng dạng thuốc thích hợp cho trẻ khi bị ốm.
(Ảnh minh họa)
Để trẻ uống thuốc dễ dàng hơn và không sợ hãi, tôi xin chia sẻ một số điều:
- Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Đó là dạng thuốc lỏng như siro, hỗn hợp, nhũ dịch (hỗn hợp, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống. Ngoài các thuốc này còn có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ. Thuốc dạng viên uống chỉ nên dùng cho những trẻ lớn.
- Không trộn thuốc vào thức ăn hoặc sữa nếu đó chưa phải biện pháp duy nhất để tre uống thuốc. Thuốc vào cơ thể trẻ cùng với sữa hoặc thức ăn sẽ chuyển hóa chậm hơn và có nhiều trường hợp, trẻ sợ thuốc sợ luôn cả thức ăn. Đặc biệt lưu ý, khi nghiền thuốc trộn với thức ăn, bạn phải điều chỉnh lượng thức ăn sao cho trẻ ăn hết, nếu không sẽ không đủ liều thuốc.
- Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm trẻ sợ hãi.
- Không được gọi thuốc là kẹo. Trẻ không được nghĩ rằng thuốc là thứ ăn được. Lưu ý cất giữ thuốc ở những nơi trẻ không thể với tới.
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trường hợp trẻ phải uống nhiều loại thuốc, các bà mẹ nên phân chia thời gian uống thuốc cho con em mình, mỗi loại thuốc nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.
- Không phải tất cả các thìa cà phê đều có khối lượng giống nhau. Hãy sử dụng thìa tiêu chuẩn ở các hiệu thuốc.
- Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.
Lưu ý: Với những trẻ mà bất kỳ loại thuốc nào cũng không dung nạp được và nôn mửa thì cần đưa đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.
AloBacsi.
Con cô bạn mới hơn 3 tuổi bị ốm nên mẹ Num tranh thủ ghé qua thăm. Ngồi chơi một lúc thấy bạn ‘rục rịch’ đi lấy thuốc cho con. Lát sau, bạn cầm ra cốc sữa, giọng vừa đe dọa, vừa nịnh nọt 'Con không uống hết, mẹ không chơi với con...'. Thế là bé mặt mày bí xị, rùng mình uống cố hết cốc sữa. Cô bạn quay sang phân bua với mình ‘Phải dùng chiêu này chị ạ...!'.
Mẹ Num biết, việc cho trẻ uống thuốc là một vấn đề đầy thử thách với các bậc cha mẹ. Thế nên, để ‘dụ’ con, nhiều người đã sáng tạo ra những cách ‘đặc biệt’ như: trộn thuốc vào sữa hay đồ ăn hoặc nói rằng thuốc là kẹo… thậm chí, có người con ép con uống bằng cách bóp mũi, cạy miệng con… Nhưng những cách đó rất dễ gây phản tác dụng, khiến bé sợ thuốc.
Cần chọn đúng dạng thuốc thích hợp cho trẻ khi bị ốm.
(Ảnh minh họa)
Để trẻ uống thuốc dễ dàng hơn và không sợ hãi, tôi xin chia sẻ một số điều:
- Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Đó là dạng thuốc lỏng như siro, hỗn hợp, nhũ dịch (hỗn hợp, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống. Ngoài các thuốc này còn có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ. Thuốc dạng viên uống chỉ nên dùng cho những trẻ lớn.
- Không trộn thuốc vào thức ăn hoặc sữa nếu đó chưa phải biện pháp duy nhất để tre uống thuốc. Thuốc vào cơ thể trẻ cùng với sữa hoặc thức ăn sẽ chuyển hóa chậm hơn và có nhiều trường hợp, trẻ sợ thuốc sợ luôn cả thức ăn. Đặc biệt lưu ý, khi nghiền thuốc trộn với thức ăn, bạn phải điều chỉnh lượng thức ăn sao cho trẻ ăn hết, nếu không sẽ không đủ liều thuốc.
- Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm trẻ sợ hãi.
- Không được gọi thuốc là kẹo. Trẻ không được nghĩ rằng thuốc là thứ ăn được. Lưu ý cất giữ thuốc ở những nơi trẻ không thể với tới.
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trường hợp trẻ phải uống nhiều loại thuốc, các bà mẹ nên phân chia thời gian uống thuốc cho con em mình, mỗi loại thuốc nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.
- Không phải tất cả các thìa cà phê đều có khối lượng giống nhau. Hãy sử dụng thìa tiêu chuẩn ở các hiệu thuốc.
- Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.
Lưu ý: Với những trẻ mà bất kỳ loại thuốc nào cũng không dung nạp được và nôn mửa thì cần đưa đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.
AloBacsi.