Hỏi Bác Sĩ - Điều trị tắc nghẽn phổi mãn tính tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dưới đây là những lời giải thích chi tiết của bác sĩ về những cách điều trị này.
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính giai đoạn cuối điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Phan Lài
Chào bác sĩ!
Bị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối chữa trị tại nhà như thế nào? Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do đâu? Khi ở giai đoạn cuối, không muốn đến viện chữa trị thì cần phải chữa trị bệnh này tại nhà như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là lí do hàng đầu gây COPD. COPD xảy ra ở khoảng 15% người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này. Hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.
Ô nhiễm không khí: Người ta vẫn chưa xác định được chắc chắn việc ô nhiễm không khí có gây COPD hay không. Tuy nhiên, nếu có thì hậu quả của nó cũng nhỏ so với thuốc lá.
Tăng nhạy cảm đường hô hấp. Một số bệnh nhân COPD bị tăng nhạy cảm đường hô hấp, là tình trạng đường hô hấp phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm. Vai trò làm yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này đối với COPD ở những người hút thuốc vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.Tuy nhiên, theo một giả thiết, bệnh nhân tăng nhạy cảm đường hô hấp và có hút thuốc sẽ tăng nguy cơ bị COPD và tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi.
Thiếu men Alpha 1-antitrypsin Men alpha 1-antitrypsin là một loại protein của cơ thể được gan sản xuất để giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương. Thiếu men alpha 1-antitrypsin là khi gan không sản xuất đủ loại protein này. Thiếu men alpha 1-antitrypsin có tính chất di truyền, và nó là yếu tố nguy cơ di truyền duy nhất của COPD được biết đến. Nó chiếm khoảng dưới 1% số tình huống bị COPD ở Hoa Kỳ. Thiếu men alpha 1 -antitrypsin nặng có thể dẫn đến khí phế thũng ở những người trẻ tuổi, và ở những người không hút thuốc, độ tuổi khởi phát trung bình của khí phế thũng là 53 tuổi, đối với những người hút thuốc là 40 tuổi.
Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà cần lưu ý những điều sau:
Tránh tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp.
Bỏ thuốc và tránh các nơi có nhiều khói thuốc lá.
Tránh làm các việc quét dọn, lau bụi, tránh tiếp xúc với sơn, các bình xịt gia dụng, chất tẩy và các chất kích thích niêm mạc hô hấp khác.
Không nên ở trong điều kiện khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tăng sản sinh đờm và co thắt phế quản.
Dùng khẩu trang miệng mũi để sưởi ấm không khí trong thời tiết lạnh.
Tránh ở các đám đông và nơi kém không khí.
Tiêm phòng cúm và phế cầu.
Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp: đau ngực, thay đổi các đặc điểm độ dính, khối lượng, màu sắc đờm, ho nhiều hơn, khó khạc đờm hơn, cò cử, khó thở tăng lên.
Dùng thuốc kháng sinh được kê ngay khi mới có dấu hiệu nhiễm trùng.
Giảm dịch tiết phế quản, ăn uống đủ nước.
Dùng thuốc giãn phế quản theo chỉ định.
Dẫn lưu tư thế theo chỉ định: mỗi tư thế 5 – 15 phút, ho điều khiển sau mỗi tư thế.
Cải thiện thông khí, sử dụng bình phun xịt đúng cách để thuốc tới được phế quản: thở ra – cho bình thuốc vào miệng – hít vào dần dần, sâu và bơm thuốc lúc mới bắt đầu hít vào. Nín thở ở cuối lúc hít vào trong 10 giây, rồi thở ra từ từ.
Dùng các dụng cụ “bình chứa khí” cho người bệnh sử dụng bình phun xịt không hiệu quả, hoặc dùng máy khí dung.
Tập thở – thở cơ hoành và thở mím môi trong các giai đoạn khó thở theo như hướng dẫn của nhân viên y tế.
Tăng trương lực cơ bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn.
Chế độ ăn giàu đạm và đủ nước, vitamin, chất khoáng. Ăn 5 – 6 bữa nhỏ để làm giảm khó thở trong và sau khi ăn.
Nên nghỉ ngơi trước và sau khi ăn nếu ăn làm khó thở.
Sống với khó thở, thư giãn và làm việc ở nhịp độ thấp hơn.
Chọn các nghề nghiệp không cần gắng sức chân tay. Tránh làm việc quá sức, mà nên làm với mức độ vừa phải tùy theo mức độ mệt của từng người.
Kìm chế các stress về tâm lý.
Chúc bạn sức khỏe!
Tư vấn các thuốc cải thiện các phế nang cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Câu hỏi bởi: HuuSo
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 71 tuổi (nam), cân nặng: 54 kg, chiều cao 1,68 m. Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã hơn 10 năm nay. Mỗi khi có triệu chứng khó thở cấp tính thì vào viện 7-10 ngày. Tôi thường khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Hiện nay tôi đã điều trị tại bệnh viện Anh-Đức thành phố MỹTho. Mỗi khi nhập viện đều có xét nghiệm máu, có khi chụp X-quang. Do thời tiết lúc này ấm áp, thường ngày tôi phun khí dung Ventolin 5mg 2 lần, xịt Seretide 3 lần, nếu cần tôi xịt thêm Berodual 1 hoặc 2 lần. Thuốc tôi dùng tối thiểu là: Theostat 100mg x 2, Acemuc x 2, Serratiopeptidase 10mg x 2. Tôi rất quan tâm là nếu bệnh tiến triển sau này các phế nang sẽ hư và tôi phải thở oxy liên tục. Mong bác sĩ tư vấn tôi về các thuốc mới có thể cải thiện các phế nang. Mấy năm trước, tôi có xem trên HTV7 có chiếu bên Anh có chế được một dung dịch phun khí dung hồi phục được phần nào các phế nang DHS mã số 68a.
Cám ơn bác sĩ.
Kính chào bác.
Trước hết, chúng tôi xin chia sẻ với bác sự lo lắng quan tâm đến tình trạng bệnh của mình – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài hơn 10 năm nay.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (gọi tắt là COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease), là tình trạng viêm mãn tính đường thở – bệnh lý gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ COPD ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do tiếp xúc các yếu tố độc hại, đứng đầu là khói thuốc lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường.
Quá trình viêm mãn tính làm đường thở bị sưng nề, sau đó là xơ hóa, tăng tiết đờm nhớt và co thắt cơ trơn phế quản làm đường thở tắc nghẽn, thành vách phế nang bị phá hủy làm các phế nang bị căng giãn bất thường, gây nên ứ khí trong phổi. Vì vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh không hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là ho, khạc đờm mãn tính, khò khè, nặng ngực, khó thở khi gắng sức và ho mãn tính thường là triệu chứng đầu tiên, đờm có đặc điểm là nhầy trắng, không có mủ, không có máu và lượng đờm thường ít. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là: thuốc làm giãn phế quản, Glucocorticoid, long đờm và oxygen.
Thuốc giãn phế quản là thuốc làm thay đổi trương lực cơ trơn đường dẫn khí, được dùng khi có cơn khó thở, hoặc dùng đều đặn hàng ngày để phòng ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các thuốc giãn phế quản có thể được sử dụng đường toàn thân hoặc tại chỗ:
Đường toàn thân (uống hoặc tiêm): thuốc sẽ được hấp thu vào toàn cơ thể rồi sau đó sẽ đến phế quản phát huy tác dụng.
Ðường tại chỗ: thuốc được sử dụng bằng cách hít hay phun khí dung. Thuốc sẽ trực tiếp đi vào phế quản phát huy tác dụng.
Các loại thuốc giãn phế quản được sử dụng trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Kích thích thụ thể β2 tác dụng ngắn: kéo dài 4-6 giờ nhưng khởi phát tác dụng nhanh (trong vài phút) còn gọi là thuốc cấp cứu bệnh nhân nên đem theo thuốc nhóm này bên mình để dùng khi bị khó thở. Các thuốc thuộc nhóm này là: Albuterol (Ventolin, Salbair), Terbutaline (Bricanyl), Fenoterol
Kích thích thụ thể β2 tác dụng dài: khởi phát tác dụng thường chậm, thời gian tác dụng kéo dài từ 12 đến 24 giờ, và dùng 1 đến 2 lần/ngày. Nhóm thuốc này được dùng đều đặn mỗi ngày vì thời gian khởi phát tác dụng thường chậm. Các thuốc thường dùng là: Salmeterol (Serevent), Formoterol (Forandil).
Kháng Cholinergic tác dụng ngắn: khởi phát tác dụng trong 5 đến 15 phút và thời gian tác dụng kéo dài 4-6 giờ. Đây không phải là các thuốc cấp cứu. Thuốc thuộc nhóm này là: Ipratropium (Atrovent), Oxitropium
Kháng Cholinergic tác dụng dài: Tiotropium (Spiriva): Chỉ dùng ngày 1 lần.
Kết hợp kích thích thụ thể β2 và kháng Cholinergic. Thuốc thuộc nhóm này là: Ipratropium và Albuterol (Combivent), Ipratropium và Fenoterol (Berodual).
Nhóm Methylxanthine: làm giãn cơ trơn đường dẫn khí và giúp cho cử động vòm hoành được tốt hơn: Theophyline…
Kích thích thụ thể β2 tác dụng dài kết hợp Glucocorticoid gồm Salmeterol kết hợp Fluticasone (Seretide); Formoterol kết hợp Budesonide (Symbicort).
Các thuốc bác đang sử dụng gồm: Ventolin (kích thích thụ thể β2 tác dụng ngắn), Seretide (kích thích thụ thể β2 tác dụng dài kết hợp Glucocorticoid), Berodual (kết hợp kích thích thụ thể β2 và kháng Cholinergic), Theostat (nhóm Methylxanthine ).
Do đây là bệnh lý tiến triển ngày càng nặng dần nên việc điều trị tuân thủ những nguyên tắc chung sau đây:
Dùng nhiều thuốc hơn khi tình trạng bệnh xấu hơn.
Liều điều trị hàng ngày tùy thuộc vào độ nặng của bệnh , nhưng cần được duy trì ở cùng một mức độ trong thời gian dài nếu như không có tác dụng phụ đáng kể hoặc bệnh không nặng hơn.
Bác cần chú ý khi sử dụng thuốc đường hít, vì cách dùng thuốc và kỹ thuật hít rất quan trọng. Nếu phải dùng hơn 12 lần/ngày loại hít cắt cơn, tức là bệnh chưa được kiểm soát tốt, hãy lập tức báo cho thầy thuốc. Hiện tại, không có thuốc nào làm thay đổi được sự sụt giảm lâu dài trong chức năng phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng thuốc giúp phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng, giảm tần suất và độ nặng của các đợt kịch phát cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe chung và cải thiện khả năng gắng sức.
Kính chúc sức khỏe bác!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa BS tôi tên hùng 57 tuổi cách nay khoảng 1 tháng tôi cảm thấy lói phía sau lưng và nặng vùng ngực trước đôi lúc có ho nhẹ . Mới đây cach 1 tuần tôi đi KHám bệnh ở BV 115 BS cho chụp XQuang kết luận Khí phế thủng vùng đáy hai bên phế trường .BS có cho 2 loại thuốc uống là Vacomuc 200 và Auclanityl1 g uống 1 tuần rồi nhưng không thấy giảm bệnh ( hơn 3 tháng nay tôi sụt mất 3 kg ) hiện tôi vẩn bao nhẹ nhưng không có đàm . Thưa BS bệnh lý này có điều trị hết không và điều trị như thế nào . Xin BS tư vấn giúp tôi xin chân thành cảm ơn
Bác sĩ Trần Minh Trí
Chào anh,
Hiện tại anh có 2 vấn đề là ho kéo dài và có sụt cân. Nguyên nhân gây ra ho kéo dài có rất nhiều nguyên nhân như: viêm phế quản, viêm họng , hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư phế quản phổi,… Theo tôi, anh nên đi khám lại tại bệnh viện có chuyên khoa Hô Hấp để chúng tôi kiểm tra lại cho anh.
Chúc anh mau khỏe !
Em có bị bệnh phổi gi ko ạ
Câu hỏi bởi: Đức
Em đi khám xquang Phổi. O bệnh viện tràng an. Ho kêt luận . Có dải mờ dưới đòn(p) vậy cho em hoi đó là bệnh gì. Va kê cho em uống x choay và daclarit
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trên phim X quang thăng phổi thấy có dải mờ ở dưới xương đòn thì đây chủ yếu là hình ảnh của tổn thương lao phổi. Nếu dải mờ mảnh độ đậm rõ thì là những dải xơ của tổn thương lao cũ, nếu là những dải mờ không liên tục có điểm nốt mờ rải rác là tổn thương lao mới, bệnh lao đang tiến triển.
Vì vậy bạn nên tái khám lại ở các trung tâm hoặc bệnh viện lao và phổi, phải phát hiện sớm bệnh lao để chữa trị kịp thời và dứt điểm theo đúng phác đồ chữa lao kéo dài 4 hoặc 6 tháng thì bệnh mới khỏi. Chỉ không điều trị lao khi có kết luận chắc chắn không phải bệnh lao. Bạn không nên chỉ uống 1-2 loại thuốc đơn độc như bác sĩ đã kê toa.
Chúc bạn mạnh khỏe
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính giai đoạn cuối điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Phan Lài
Chào bác sĩ!
Bị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối chữa trị tại nhà như thế nào? Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do đâu? Khi ở giai đoạn cuối, không muốn đến viện chữa trị thì cần phải chữa trị bệnh này tại nhà như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là lí do hàng đầu gây COPD. COPD xảy ra ở khoảng 15% người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này. Hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.
Ô nhiễm không khí: Người ta vẫn chưa xác định được chắc chắn việc ô nhiễm không khí có gây COPD hay không. Tuy nhiên, nếu có thì hậu quả của nó cũng nhỏ so với thuốc lá.
Tăng nhạy cảm đường hô hấp. Một số bệnh nhân COPD bị tăng nhạy cảm đường hô hấp, là tình trạng đường hô hấp phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm. Vai trò làm yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này đối với COPD ở những người hút thuốc vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.Tuy nhiên, theo một giả thiết, bệnh nhân tăng nhạy cảm đường hô hấp và có hút thuốc sẽ tăng nguy cơ bị COPD và tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi.
Thiếu men Alpha 1-antitrypsin Men alpha 1-antitrypsin là một loại protein của cơ thể được gan sản xuất để giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương. Thiếu men alpha 1-antitrypsin là khi gan không sản xuất đủ loại protein này. Thiếu men alpha 1-antitrypsin có tính chất di truyền, và nó là yếu tố nguy cơ di truyền duy nhất của COPD được biết đến. Nó chiếm khoảng dưới 1% số tình huống bị COPD ở Hoa Kỳ. Thiếu men alpha 1 -antitrypsin nặng có thể dẫn đến khí phế thũng ở những người trẻ tuổi, và ở những người không hút thuốc, độ tuổi khởi phát trung bình của khí phế thũng là 53 tuổi, đối với những người hút thuốc là 40 tuổi.
Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà cần lưu ý những điều sau:
Tránh tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp.
Bỏ thuốc và tránh các nơi có nhiều khói thuốc lá.
Tránh làm các việc quét dọn, lau bụi, tránh tiếp xúc với sơn, các bình xịt gia dụng, chất tẩy và các chất kích thích niêm mạc hô hấp khác.
Không nên ở trong điều kiện khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tăng sản sinh đờm và co thắt phế quản.
Dùng khẩu trang miệng mũi để sưởi ấm không khí trong thời tiết lạnh.
Tránh ở các đám đông và nơi kém không khí.
Tiêm phòng cúm và phế cầu.
Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp: đau ngực, thay đổi các đặc điểm độ dính, khối lượng, màu sắc đờm, ho nhiều hơn, khó khạc đờm hơn, cò cử, khó thở tăng lên.
Dùng thuốc kháng sinh được kê ngay khi mới có dấu hiệu nhiễm trùng.
Giảm dịch tiết phế quản, ăn uống đủ nước.
Dùng thuốc giãn phế quản theo chỉ định.
Dẫn lưu tư thế theo chỉ định: mỗi tư thế 5 – 15 phút, ho điều khiển sau mỗi tư thế.
Cải thiện thông khí, sử dụng bình phun xịt đúng cách để thuốc tới được phế quản: thở ra – cho bình thuốc vào miệng – hít vào dần dần, sâu và bơm thuốc lúc mới bắt đầu hít vào. Nín thở ở cuối lúc hít vào trong 10 giây, rồi thở ra từ từ.
Dùng các dụng cụ “bình chứa khí” cho người bệnh sử dụng bình phun xịt không hiệu quả, hoặc dùng máy khí dung.
Tập thở – thở cơ hoành và thở mím môi trong các giai đoạn khó thở theo như hướng dẫn của nhân viên y tế.
Tăng trương lực cơ bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn.
Chế độ ăn giàu đạm và đủ nước, vitamin, chất khoáng. Ăn 5 – 6 bữa nhỏ để làm giảm khó thở trong và sau khi ăn.
Nên nghỉ ngơi trước và sau khi ăn nếu ăn làm khó thở.
Sống với khó thở, thư giãn và làm việc ở nhịp độ thấp hơn.
Chọn các nghề nghiệp không cần gắng sức chân tay. Tránh làm việc quá sức, mà nên làm với mức độ vừa phải tùy theo mức độ mệt của từng người.
Kìm chế các stress về tâm lý.
Chúc bạn sức khỏe!
Tư vấn các thuốc cải thiện các phế nang cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Câu hỏi bởi: HuuSo
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 71 tuổi (nam), cân nặng: 54 kg, chiều cao 1,68 m. Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã hơn 10 năm nay. Mỗi khi có triệu chứng khó thở cấp tính thì vào viện 7-10 ngày. Tôi thường khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Hiện nay tôi đã điều trị tại bệnh viện Anh-Đức thành phố MỹTho. Mỗi khi nhập viện đều có xét nghiệm máu, có khi chụp X-quang. Do thời tiết lúc này ấm áp, thường ngày tôi phun khí dung Ventolin 5mg 2 lần, xịt Seretide 3 lần, nếu cần tôi xịt thêm Berodual 1 hoặc 2 lần. Thuốc tôi dùng tối thiểu là: Theostat 100mg x 2, Acemuc x 2, Serratiopeptidase 10mg x 2. Tôi rất quan tâm là nếu bệnh tiến triển sau này các phế nang sẽ hư và tôi phải thở oxy liên tục. Mong bác sĩ tư vấn tôi về các thuốc mới có thể cải thiện các phế nang. Mấy năm trước, tôi có xem trên HTV7 có chiếu bên Anh có chế được một dung dịch phun khí dung hồi phục được phần nào các phế nang DHS mã số 68a.
Cám ơn bác sĩ.
Kính chào bác.
Trước hết, chúng tôi xin chia sẻ với bác sự lo lắng quan tâm đến tình trạng bệnh của mình – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài hơn 10 năm nay.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (gọi tắt là COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease), là tình trạng viêm mãn tính đường thở – bệnh lý gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ COPD ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do tiếp xúc các yếu tố độc hại, đứng đầu là khói thuốc lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường.
Quá trình viêm mãn tính làm đường thở bị sưng nề, sau đó là xơ hóa, tăng tiết đờm nhớt và co thắt cơ trơn phế quản làm đường thở tắc nghẽn, thành vách phế nang bị phá hủy làm các phế nang bị căng giãn bất thường, gây nên ứ khí trong phổi. Vì vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh không hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là ho, khạc đờm mãn tính, khò khè, nặng ngực, khó thở khi gắng sức và ho mãn tính thường là triệu chứng đầu tiên, đờm có đặc điểm là nhầy trắng, không có mủ, không có máu và lượng đờm thường ít. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là: thuốc làm giãn phế quản, Glucocorticoid, long đờm và oxygen.
Thuốc giãn phế quản là thuốc làm thay đổi trương lực cơ trơn đường dẫn khí, được dùng khi có cơn khó thở, hoặc dùng đều đặn hàng ngày để phòng ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các thuốc giãn phế quản có thể được sử dụng đường toàn thân hoặc tại chỗ:
Đường toàn thân (uống hoặc tiêm): thuốc sẽ được hấp thu vào toàn cơ thể rồi sau đó sẽ đến phế quản phát huy tác dụng.
Ðường tại chỗ: thuốc được sử dụng bằng cách hít hay phun khí dung. Thuốc sẽ trực tiếp đi vào phế quản phát huy tác dụng.
Các loại thuốc giãn phế quản được sử dụng trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Kích thích thụ thể β2 tác dụng ngắn: kéo dài 4-6 giờ nhưng khởi phát tác dụng nhanh (trong vài phút) còn gọi là thuốc cấp cứu bệnh nhân nên đem theo thuốc nhóm này bên mình để dùng khi bị khó thở. Các thuốc thuộc nhóm này là: Albuterol (Ventolin, Salbair), Terbutaline (Bricanyl), Fenoterol
Kích thích thụ thể β2 tác dụng dài: khởi phát tác dụng thường chậm, thời gian tác dụng kéo dài từ 12 đến 24 giờ, và dùng 1 đến 2 lần/ngày. Nhóm thuốc này được dùng đều đặn mỗi ngày vì thời gian khởi phát tác dụng thường chậm. Các thuốc thường dùng là: Salmeterol (Serevent), Formoterol (Forandil).
Kháng Cholinergic tác dụng ngắn: khởi phát tác dụng trong 5 đến 15 phút và thời gian tác dụng kéo dài 4-6 giờ. Đây không phải là các thuốc cấp cứu. Thuốc thuộc nhóm này là: Ipratropium (Atrovent), Oxitropium
Kháng Cholinergic tác dụng dài: Tiotropium (Spiriva): Chỉ dùng ngày 1 lần.
Kết hợp kích thích thụ thể β2 và kháng Cholinergic. Thuốc thuộc nhóm này là: Ipratropium và Albuterol (Combivent), Ipratropium và Fenoterol (Berodual).
Nhóm Methylxanthine: làm giãn cơ trơn đường dẫn khí và giúp cho cử động vòm hoành được tốt hơn: Theophyline…
Kích thích thụ thể β2 tác dụng dài kết hợp Glucocorticoid gồm Salmeterol kết hợp Fluticasone (Seretide); Formoterol kết hợp Budesonide (Symbicort).
Các thuốc bác đang sử dụng gồm: Ventolin (kích thích thụ thể β2 tác dụng ngắn), Seretide (kích thích thụ thể β2 tác dụng dài kết hợp Glucocorticoid), Berodual (kết hợp kích thích thụ thể β2 và kháng Cholinergic), Theostat (nhóm Methylxanthine ).
Do đây là bệnh lý tiến triển ngày càng nặng dần nên việc điều trị tuân thủ những nguyên tắc chung sau đây:
Dùng nhiều thuốc hơn khi tình trạng bệnh xấu hơn.
Liều điều trị hàng ngày tùy thuộc vào độ nặng của bệnh , nhưng cần được duy trì ở cùng một mức độ trong thời gian dài nếu như không có tác dụng phụ đáng kể hoặc bệnh không nặng hơn.
Bác cần chú ý khi sử dụng thuốc đường hít, vì cách dùng thuốc và kỹ thuật hít rất quan trọng. Nếu phải dùng hơn 12 lần/ngày loại hít cắt cơn, tức là bệnh chưa được kiểm soát tốt, hãy lập tức báo cho thầy thuốc. Hiện tại, không có thuốc nào làm thay đổi được sự sụt giảm lâu dài trong chức năng phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng thuốc giúp phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng, giảm tần suất và độ nặng của các đợt kịch phát cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe chung và cải thiện khả năng gắng sức.
Kính chúc sức khỏe bác!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh phổi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa BS tôi tên hùng 57 tuổi cách nay khoảng 1 tháng tôi cảm thấy lói phía sau lưng và nặng vùng ngực trước đôi lúc có ho nhẹ . Mới đây cach 1 tuần tôi đi KHám bệnh ở BV 115 BS cho chụp XQuang kết luận Khí phế thủng vùng đáy hai bên phế trường .BS có cho 2 loại thuốc uống là Vacomuc 200 và Auclanityl1 g uống 1 tuần rồi nhưng không thấy giảm bệnh ( hơn 3 tháng nay tôi sụt mất 3 kg ) hiện tôi vẩn bao nhẹ nhưng không có đàm . Thưa BS bệnh lý này có điều trị hết không và điều trị như thế nào . Xin BS tư vấn giúp tôi xin chân thành cảm ơn
Bác sĩ Trần Minh Trí
Chào anh,
Hiện tại anh có 2 vấn đề là ho kéo dài và có sụt cân. Nguyên nhân gây ra ho kéo dài có rất nhiều nguyên nhân như: viêm phế quản, viêm họng , hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư phế quản phổi,… Theo tôi, anh nên đi khám lại tại bệnh viện có chuyên khoa Hô Hấp để chúng tôi kiểm tra lại cho anh.
Chúc anh mau khỏe !
Em có bị bệnh phổi gi ko ạ
Câu hỏi bởi: Đức
Em đi khám xquang Phổi. O bệnh viện tràng an. Ho kêt luận . Có dải mờ dưới đòn(p) vậy cho em hoi đó là bệnh gì. Va kê cho em uống x choay và daclarit
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trên phim X quang thăng phổi thấy có dải mờ ở dưới xương đòn thì đây chủ yếu là hình ảnh của tổn thương lao phổi. Nếu dải mờ mảnh độ đậm rõ thì là những dải xơ của tổn thương lao cũ, nếu là những dải mờ không liên tục có điểm nốt mờ rải rác là tổn thương lao mới, bệnh lao đang tiến triển.
Vì vậy bạn nên tái khám lại ở các trung tâm hoặc bệnh viện lao và phổi, phải phát hiện sớm bệnh lao để chữa trị kịp thời và dứt điểm theo đúng phác đồ chữa lao kéo dài 4 hoặc 6 tháng thì bệnh mới khỏi. Chỉ không điều trị lao khi có kết luận chắc chắn không phải bệnh lao. Bạn không nên chỉ uống 1-2 loại thuốc đơn độc như bác sĩ đã kê toa.
Chúc bạn mạnh khỏe
Theo ViCare